Mô phỏng trong dạy học môn giáo dục học ở trường Đại học sư phạm: Những vấn đề lí luận

Tóm tắt. Đổi mới dạy học môn giáo dục học trong trường đại học sư phạm đang đặt ra một yêu cầu cho các nhà giáo dục là cần phải tổ chức quá trình dạy học theo những quan điểm tiếp cận mới. Một trong những quan điểm tiếp cận hiện đại và phổ biến hiện nay, đó là dạy học mô phỏng. Dạy học mô phỏng được xem xét ở cấp độ lí luận và cấp độ phương pháp. Ở cấp độ phương pháp, dạy học mô phỏng bao gồm một tập hợp các phương pháp dạy học tích cực khác nhau, góp phần hình thành và phát triển các năng lực nghề nghiệp ở sinh viên sư phạm.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 127 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô phỏng trong dạy học môn giáo dục học ở trường Đại học sư phạm: Những vấn đề lí luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0215 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp. 241-247 This paper is available online at MÔ PHỎNG TRONG DẠY HỌCMÔN GIÁO DỤC HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN Đào Thị Ngọc Anh Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Đổi mới dạy học môn giáo dục học trong trường đại học sư phạm đang đặt ra một yêu cầu cho các nhà giáo dục là cần phải tổ chức quá trình dạy học theo những quan điểm tiếp cận mới. Một trong những quan điểm tiếp cận hiện đại và phổ biến hiện nay, đó là dạy học mô phỏng. Dạy học mô phỏng được xem xét ở cấp độ lí luận và cấp độ phương pháp. Ở cấp độ phương pháp, dạy học mô phỏng bao gồm một tập hợp các phương pháp dạy học tích cực khác nhau, góp phần hình thành và phát triển các năng lực nghề nghiệp ở sinh viên sư phạm. Từ khóa:Mô phỏng, dạy học mô phỏng, phương pháp dạy học mô phỏng. 1. Mở đầu Bước sang thế kỉ XXI cùng với sự phát triển của xã hội là sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã đặt ra một yêu cầu cấp thiết đối với sự nghiệp giáo dục, trong đó có sự đổi mới căn bản về phương pháp dạy và học. Một trong những xu hướng đổi mới dạy học hiện đại được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau đó là dạy học mô phỏng. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu mô phỏng với tư cách là một phương pháp dạy học đang được quan tâm và triển khai trong một số lĩnh vực nhất là về kĩ thuật, y học, tin học, quân sự. . . Trong lĩnh vực quân sự phải kể đến đề tài khoa học của PGS.TS Nguyễn Đức Luyện “Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ mô phỏng trong kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng” [3]. Đề tài này tập trung nghiên cứu lí thuyết về thực tại ảo – một loại mô phỏng trên máy tính đồng thời thiết kế một số mô phỏng nhằm phục vụ huấn luyện, đào tạo quân sự. Tiếp đến phải kể đến các công trình nghiên cứu về phương pháp mô phỏng trong chuyên ngành sư phạm kĩ thuật: Phương pháp mô phỏng trong giảng dạy các chuyên ngành kĩ thuật của tác giả Ngô Tứ Thành [5]; Xây dựng phần mềm mô phỏng trong dạy học lí thuyết chuyên môn ngành động lực của tác giả Phạm Hữu Truyền [6]; Ứng dụng phương pháp mô phỏng trong dạy học thực hành ngành điện tự động hoá tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định của Nguyễn Tiến Đức [2]; Luận án tiến sĩ “Vận dụng phương pháp mô phỏng vào dạy học môn kĩ thuật công nghiệp ở trường phổ thông” của tác giả Lê Thanh Nhu [4]. . . Những đề tài này nghiên cứu sơ qua lí thuyết về mô phỏng, chủ yếu là thiết kế các mô phỏng phục vụ công tác giảng dạy. Các công trình khoa học nêu trên đã làm cơ sở lí luận cho bài báo của chúng tôi trong việc làm rõ nội dung lí luận của các khái niệm mô phỏng, dạy học mô phỏng, phương pháp mô phỏng và vận dụng lí luận đó để xem xét hệ thống phương pháp mô phỏng trong dạy học môn giáo dục học với những đặc trưng của một môn học nghiệp vụ trong nhà trường sư phạm. Ngày nhận bài: 10/8/2015. Ngày nhận đăng: 15/10/2015. Liên hệ: Đào Thị Ngọc Anh, e-mail: ngocanhsupham@yahoo.com. 241 Đào Thị Ngọc Anh 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái niệm mô phỏng Mô phỏng là một từ hán việt , trong các từ điển tiếng việt thì “mô” có nghĩa “vật mẫu”, còn “phỏng” là bắt chước theo. Mô phỏng có nghĩa là bắt chước theo mẫu. Trong tiếng anh mô phỏng được dịch là Simulation hay Imitation, còn tiếng nga là . Khái niệm mô phỏng (Simulation) được ứng dụng rộng rãi trong kinh tế, kĩ thuật và nhiều lĩnh vực khác. Theo Từ điển chính xác Oxford, bản 1976, "mô phỏng có nghĩa là giả cách, ..., làm ra vẻ như, hành động như, bắt chước giống với, mang hình thức của, giả bộ như..., làm giả các điều kiện của tình huống nào đó thông qua một mô hình với mục đích huấn luyện hoặc tiện lợi". Theo tác giả Lê Thanh Nhu, mô phỏng là thực nghiệm quan sát được và điều khiển được trên mô hình của đối tượng khảo sát [4,tr.4]. Tác giả Nguyễn Tường Dũng cho rằng mô phỏng là việc nghiên cứu trạng thái của mô hình để qua đó hiểu được hệ thống thực, mô phỏng là tiến hành thử nghiệm trên mô hình. Đó là quá trình tiến hành nghiên cứu trên vật thật nhân tạo, tái tạo hiện tượng mà người nghiên cứu cần để quan sát và làm thực nghiệp, từ đó rút ra kết luận tương tự vật thật [1]. Như vậy, ở đây mô phỏng gắn liền với việc tạo ra mô hình của đối tượng thật và dựa vào mô hình đó để nghiên cứu đối tượng đó . Theo quan điểm tiếp cận hệ thống, mô phỏng có thể được định nghĩa là một quá trình tạo một mô hình (chẳng hạn như để mô tả một khái niệm trừu tượng) của một hệ thống có sẵn để xác định và hiểu rõ những nhân tố điều khiển hệ thống, hay dự đoán/dự báo hành vi hoạt động của hệ thống trong tương lai. Hay nói cách khác mô phỏng là quá trình "bắt chước" một hệ thống có thực. Mô phỏng là một phương pháp hiệu quả và quan trọng bởi nó đưa ra phương thức các thiết kế lựa chọn (hoặc kế hoạch, chính sách) có thể được đánh giá mà không cần phải thực nghiệm trên hệ thống thực. 2.2. Dạy học mô phỏng và phương pháp dạy học mô phỏng Qua phân tích tổng hợp các tài liệu cho phép chúng ta khẳng định rằng khái niệm mô phỏng trong khoa học giáo dục được xem xét ở cấp độ lí luận và cấp độ phương pháp. Ở cấp độ lí luận, xem xét trong bối cảnh dạy học nghề nghiệp, các nhà giáo dục Liên bang Nga đã định nghĩa dạy học mô phỏng như là cách thức tổ chức dạy học mà trong đó trong đó sinh viên thực hiện các hành động trong một môi trường mô phỏng thực tế, với các công cụ học tập đặc biệt [9]. Ở đây, bản chất của dạy học mô phỏng là tạo ra mô hình các mối quan hệ và điều kiện của cuộc sống hàng ngày để sinh viên nghiên cứu. Đặc trưng của các giờ học mô phỏng là sự hiện diện của các mô hình của quá trình hay sự vật cần nghiên cứu. Ở cấp độ phương pháp, mô phỏng được xem là phương pháp và công nghệ dạy học tích cực. Theo tác giả Ngô Tứ Thành [5;116], với tư cách là phương pháp, mô phỏng (PPMP) bao gồm: đối tượng cần nghiên cứu, mô hình, kết quả nghiên cứu mô hình (Hình 1). Hình 1. Cấu trúc quá trình mô phỏng 242 Mô phỏng trong dạy học môn Giáo dục học ở trường đại học sư phạm: những vấn đề lí luận Tác giả Ngô Tứ Thành khẳng định, mô phỏng trong dạy học cũng là một dạng mô phỏng của nghiên cứu khoa học (như hình 1), là mô phỏng thế giới nhận thức, nó cho phép tiến hành giảng dạy theo chế độ tương tác, phát triển khả năng học trên các tri thức đã lĩnh hội được. Xem xét mô phỏng với tư cách là phương pháp dạy học, tác giả Ngô Tứ Thành đã đề xuất cấu trúc của mô phỏng trong dạy học, bao gồm cả“ xử lí sư phạm và “tổ chức hoạt động dạy học” nằm xen kẽ nhau như Hình 2. Hình 2. Cấu trúc phương pháp mô phỏng trong dạy học 2.3. Dạy học môn giáo dục học theo phương pháp mô phỏng Hình 3: Các loại giờ học mô phỏng trong dạy học môn giáo dục học 243 Đào Thị Ngọc Anh Từ cách hiểu chung về mô phỏng, chúng ta có thể hiểu mô phỏng trong dạy học môn Giáo dục học là tổ chức các hoạt động học tập của sinh viên trong một môi trường mô phỏng thực tiễn hoạt động sư phạm tương lai của họ với những công cụ, phương pháp và phương tiện đặc biệt. Theo tác giả V. Ia Vulfert [7;6], trong dạy học giáo dục học cho sinh viên cần mô phỏng hai loại hoạt động – hoạt động nghề nghiệp mang tính cá nhân và hoạt động nghề nghiệp mang tính tập thể. Hoạt động nghề nghiệp mang tính chất cá nhân của giáo viên được hiểu là các loại hoạt động được thực hiện bởi một cá nhân còn các loại hoạt động được thực hiện bởi một tập thể sư phạm được gọi là hoạt động mang tính chất tập thể. Dựa vào cách phân chia các phương pháp dạy học mô phỏng của các tác giả V. Ia Vulfert [7;5], G. V. Lavrentev, N. B. Lavrentieva, N. A. Neudakhina [8;29-30], chúng ta có chia các phương pháp mô phỏng trong dạy học giáo dục học chia thành hai nhóm – nhóm phương pháp trò chơi và nhóm phương pháp không phải trò chơi. Các giờ học mô phỏng trong dạy học môn giáo dục học có thể được xây dựng theo sơ đồ sau của tác giả V. Ia Vulfert [7;8] (Hình 3). Dựa theo sơ đồ hình 3, hoạt động nghề nghiệp mang tính chất cá nhân của giáo viên được mô phỏng bởi các phương pháp mô phỏng luyện tập, mô phỏng huấn luyện có sử dụng máy tính và phương pháp phân tích những tình huống cụ thể. Trong số các phương pháp mô phỏng hoạt động nghề nghiệp mang tính chất cá nhân kể trên, phương pháp phân tích tình huống cụ thể là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất. Khái niệm tình huống ở đây có thể được hiểu là những vấn đề mà người giáo viên tương lai có thể gặp phải trong công việc của mình. Những vấn đề đó đòi hỏi họ phải có sự phân tích, đánh giá, ra quyết định hoặc thực hiện những hành động nhất định [7;8]. Tác giả V. Ia Vulfert chia ra bốn cấp độ của tình huống cụ thể: - Tình huống minh họa: Loại tình huống sử dụng để giúp sinh viên hình dung một cách trực quan và tổng quan về cơ chế hoạt động của một đối tượng hay một quá trình nào đó. Đây là những ví dụ để giúp cho giảng viên giảng giải bản chất một vấn đề nào đó. - Tình huống luyện tập: Loại tình huống này được sử dụng để trang bị cho sinh viên những kinh nghiệm áp dụng những quy tắc, giải quyết những nhiệm vụ điển hình; - Tình huống đánh giá: Tình huống này mô tả tình trạng mà khi giải quyết được nó sinh viên có thể tìm thấy một ý nghĩa nào đó. Giảng viên tổ chức cho sinh viên phân tích các quyết định trong việc giải quyết tình huống và đưa ra kết luận cuối cùng; - Tình huống vấn đề: Tình huống này là sự kết hợp của các yếu tố của đời sống thực. Những người tham gia là những diễn viên cố gắng tìm một giải pháp hoặc đi đến kết luận nào đó. Phương pháp phân tích tình huống cụ thể được thực hiện theo các bước sau: 1) Giảng viên trình bày tình huống có chứa đựng vấn đề nghiên cứu cho sinh viên biết; 2) Giảng viên hình thành các câu hỏi kiểm tra về vấn đề nghiên cứu; 3) Các nhóm sinh viên hoặc từng cá nhân sinh viên nghiên cứu đưa ra các phương án giải quyết vấn đề; 4) Các phương án giải quyết được sinh viên và giảng viên phân tích, đánh giá trước toàn lớp; 5) Cuối cùng giảng viên tổng kết và đánh giá toàn bộ các kết quả làm việc của sinh viên. Các bước phân tích tình huống với tư cách là phương pháp dạy học mô phỏng được các tác giả G. V. Lavrentev, N. B. Lavrentieva, N. A. Neudakhina [8;33] mô hình hóa theo sơ đồ ở Hình 4. Thực tế đã chứng minh phương pháp phân tích tình huống cụ thể có khả năng kích thích sinh viên chiếm lĩnh các tri thức khoa học, phát triển ở họ khả năng phân tích, trình bày thông tin cũng như năng lực tư duy sáng tạo trong khi giải quyết vấn đề. 244 Mô phỏng trong dạy học môn Giáo dục học ở trường đại học sư phạm: những vấn đề lí luận Tổ chức cho sinh viên đọc bản mô tả tình huống ↓ Phân tích và tìm ra những vấn đề cần giải quyết trong tình huống đó ↓ Tìm ra những mối liên hệ giữa các vấn đề của tình huống ↓ Tổ chức cho sinh viên xây dựng kế hoạch hành động để giải quyết tình huống, gồm 3 nhóm hành động: - Những hanh động nhanh chóng, trước mắt; - Những hành động xa hơn về thời gian; - Những hành động lâu dài. ↓ Sinh viên tồng hợp các câu trà lời của mình và viết bản báo cáo Hình 4. Các bước phân tích tình huống trong dạy học mô phỏng Theo sơ đồ Hình 3, để mô phỏng hoạt động nghề nghiệp có tính chất tập thể tác giả V. Ia Vulfert cho rằng cần phải sử dụng phương pháp trò chơi công việc, role-playing và thiết kế game. Dựa vào định nghĩa của V. Ia Vulfert [7;11], phương pháp trò chơi công việc trong dạy học môn giáo dục có thể hiểu là hình thức tạo ra nội dung nghề nghiệp và nội dung xã hội của hoạt động sư phạm, là sự tạo ra mô hình các mối quan hệ đặc trưng cho hoạt động nghề nghiệp này. Nội dung nghề nghiệp của các trò chơi này là những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo theo chuyên ngành học, còn nội dung xã hội là những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo trong hoạt động tập thể, trong các mối quan hệ với những người khác. Phương pháp role-playing so với phương pháp trò chơi công việc đơn giản hơn, đỡ tốn thời gian, công sức chuẩn bị và thực hiện hơn. Tuy nhiên, nó là vô cùng hiệu quả trong việc giải quyết những nhiệm vụ lập kế hoạch, thiết kế. Để thực hiện phương pháp này cần có nhưng điều kiện sau: 1) Có sự hiện diện một vấn đề hoặc một thách thức nào đó và có sự phân vai giữa các diễn viên (do sinh viên đóng) để giải quyết vấn đề đó; 2) Có sự khác biệt về hứng thú giữa các thành viên tham gia; 3) Có sự tương tác của những người tham gia, đặc biệt thông qua thảo luận; 4) Có các điều kiện do giảng viên tạo ra 5) Có sự đánh giá kết quả của các cuộc thảo luận và kết luận giảng viên. Phương pháp thứ ba để mô phỏng hoạt động nghề nghiệp mang tính chất tập thể của người giáo viên tương lai trong dạy học môn giáo dục học, đó là phương pháp sử dụng công nghệ game (thiết kế game). Ở đây chúng ta cần phải kể đến một sự kiện là trong những năm 20 của thế kỉ XX tại các trường đại học của Liên Xô [cũ] người ta đã cố gắng thử nghiệm sử dụng các kĩ thuật chơi game trong dạy học nhưng cuộc thử nghiêm đó đã thất bại. Nguyên nhân thất bại nằm ở chỗ tập thể sinh viên chưa phát triển, thiếu sự năng động của các nhóm, các mối quan hệ giữa các cá nhân và nhóm không được thiết lập vững chắc, dẫn đến nhiều sinh viên vẫn hoạt động tư duy thụ động . Việc tổ chức sinh viên học tập có hiệu quả bằng trò chơi với mục đích phát triển toàn diện nhân cách cho họ, theo ý kiến, các tác giả G. V. Lavrentev, N. B. Lavrentieva, N. A. 245 Đào Thị Ngọc Anh Neudakhina[8;50], phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây: 1. Nguyên tắc đảm bảo dạy học mang tính vấn đề: Những vấn đề dạy học được truyền tải trong trò chơi phải khơi gợi hứng thú cho sinh viên và sinh viên phải nảy sinh nhu cầu giải quyết chúng và họ phải tìm thấy được ý nghĩa cá nhân trong việc giải quyết những vấn đề đó 2. Nguyên tắc đảm bảo tương tác giữa các cá nhân: Dạy học thông qua trò chơi đòi hỏi người thiết kế phải chú ý đến việc xây dựng môi trường và các kênh tương tác giữa giảng viên với sinh viên, giữa sinh viên với sinh viên 3. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa sự phát triển của cá nhân và của tập thể: Sự phát triển đầy đủ của mỗi cá nhân sinh viên được thực hiện không chỉ trong quá trình tương tác với giảng viên mà còn trong quá trình giao tiếp với các sinh viên khác. Bởi vì giao tiếp là một phương tiện chính để mỗi cá nhân xây dựng các mối quan hệ đa dạng với chính bản thân mình và với thế giới xung quanh, nhờ đó nhân cách con người được hoàn thiện và phát triển. Vì vậy trong dạy học có sử dụng trò chơi phải chú ý tạo ra bầu không khí giao tiếp giữa các cá nhân, tạo ra sự thống nhất về cảm xúc trong nhóm, trong tập thể sinh viên. 4. Nguyên tắc đảm bảo sự tự học dựa trên sự tự ý thức, tự đánh giá của sinh viên. Phương pháp trò chơi tập trung vào cá nhân hóa hoạt động của mỗi người tham gia trên cơ sở cho phép mỗi thành viên tham gia tự phân tích, tự kiểm tra và tự đánh giá. Bởi vì khi tham gia trò chơi mỗi người có thể đóng các vai trò khác nhau: quản trò, người chơi, người phân tích, khán giả v.v. 3. Kết luận So với dạy học truyền thống chỉ chú trọng vào truyền thụ tri thức, dạy học mô phỏng có nhiều ưu thế hơn, cụ thể là: Tạo ra một môi trường cho sinh viên thực hành các kĩ năng nghề nghiệp từ đó có thể góp phần hình thành ở đó năng lực thích ứng nghề; Dạy học mô phỏng là dạy học tương tác đa chiều : giảng viên với sinh viên, sinh viên với sinh viên trên cả bình diện cá nhân và bình diện tập thể; Dạy học mô phỏng cho phép sinh viên tham gia vào các loại hình hoạt động đa dạng từ đó phát huy ở họ sự tích cực, sáng tạo; Dạy học mô phỏng cho phép người dạy và người học hoạt động trong môi trường đa phương tiện; Sinh viên có thể tích lũy kinh nghiệm khi mà điều kiện thực hành, thực tế còn nhiều khó khăn. Những ưu thế trên cho thấy việc tổ chức dạy học môn giáo dục học theo hướng mô phỏng là một cách để đổi mới dạy học môn học này . TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Tường Dũng. Mô phỏng – Một phương pháp dạy học hiện đại và hiệu quả. Nguồn: =478&a=1964&pid=1 [2] Nguyễn Tiến Đức, 2007. Ứng dụng phương pháp mô phỏng trong dạy học thực hành ngành điện tự động hoá tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định. Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. [3] Nguyễn Đức Luyện, 2002, Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ mô phỏng trong kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng. Đề tài KC.- 01.07. [4] Lê Thanh Nhu, 2001. Vận dụng phương pháp mô phỏng vào dạy học Kĩ thuật công nghiệp ở trường trung học phổ thông. Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [5] Ngô Tứ Thành, 2008. Phương pháp mô phỏng trong giảng dạy các chuyên ngành kĩ thuật. Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ, tập 11, số 10, tr. 114-125. 246 Mô phỏng trong dạy học môn Giáo dục học ở trường đại học sư phạm: những vấn đề lí luận [6] Phạm Thế Truyền, 2006. Xây dựng phần mềm mô phỏng trong dạy học lí thuyết chuyên môn nghành động lực. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. ABSTRACT A simulation in teaching the subject education at teacher training universities: theoretical issues Abstract: Innovating the teaching of “Education” at pedagogical universities is a challenge for educators as they seeks to devise a teaching process with a new approach. One modern and popular perspective and approach is teaching simulation. In terms of methodology, teaching simulation includes various teaching methods, contributing to the formation and development of students’ professional competencies at pedagogical school. Keywords: Simulation, simulation teaching, simulation teaching methods. 247