Mô thần kinh

Có nguồn gốc từ lá phôi ngoài Các tế bào thần kinh đệm lại xuất phát từ các tế bào trung mô, xâm nhập vào mô thần kinh trong quá trình phát triển Mô thần kinh có mặt ở hầu hết các nơi trong cơ thể Tế bào thần kinh chính thức còn được gọi là các nơron là tế bào biệt hóa cao độ, mang hai đặc tính là cảm ứng và dẫn truyền

ppt25 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4498 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mô thần kinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 6: Mô thần kinh 6.1. Nguồn gốc và phân bố Có nguồn gốc từ lá phôi ngoài Các tế bào thần kinh đệm lại xuất phát từ các tế bào trung mô, xâm nhập vào mô thần kinh trong quá trình phát triển Mô thần kinh có mặt ở hầu hết các nơi trong cơ thể 6.2. Nơron Tế bào thần kinh chính thức còn được gọi là các nơron là tế bào biệt hóa cao độ, mang hai đặc tính là cảm ứng và dẫn truyền 6.2.1. Phân loại nơron: Theo hình thái: có bốn loại Nơron đa cực: có nhiều sợi nhánh và một sợi trục (ví dụ: nơron trong chất xám của tủy sống, tế bào Purkinje ở tiểu não…); Nơron hai cực: một sợi nhánh, một sợi trục (ví dụ: có tại võng mạc thị giác, hạc xoắn ốc tai, …) Nơron cực giả: Chỉ có một sợi chạy vòng quanh thân, sau đó chia nhánh thành sợi nhánh và sợi trục (nơron hình chữ T ở hạch gai) Nơron một cực: chỉ có một sợi dài mang tính chất của sợi trục (nơron thần kinh nhai ở cầu não) Theo chức năng: Nơron hướng tâm sinh dưỡng Nơron hướng tâm thực vật Nơron ly tâm sinh dưỡng Nơron ly tâm thực vật Nơron trung gian 6.2.2. Cấu tạo nơron Thân nơron: Có hình cầu, sao hoặc hình thoi Đa dạng về kích thước Là trung tâm dinh dưỡng nhưng cũng là trung tâm thu nhận kích thích Nhân hình cầu, nằm ở trung tâm tế bào Lưới nội bào có hạt phát triển, các túi lưới nội bào xếp song song, xen giữa chúng là các ribosome tự do. Chúng tạo thành thể Nissl Bộ Golgi phát triển Ti thể phân bố đều khắp thân nơron, kích thước tương đối lớn Xơ thần kinh đan xen với nhau tạo thành khung chống đỡ bên trong nơron Có các ống siêu vi có vai trò vận chuyển các ion trong nơron Chất vùi: hạt lipid, glycogen, sắc tố (melanine, lipofushin..) Những nhánh của nơron: - Sợi nhánh: Thường chia nhỏ nhiều lần làm tăng diện tích tiếp xúc của nơron Sợi nhánh truyền xung động về thân nơron Có màng bao ngoài, bề măt không đều có nhiều chồi. Đây là vị trí tiếp xúc, liên hệ vơi các tế bào thần kinh xung quanh Trong bào tương của sơi nhánh có lưới nội bào có hạt, ribosome, ti thể, ống siêu vi và xơ thần kinh Sợi trục: Mỗi nơron có một sợi trục duy nhất Ít chia nhánh Dẫn xung động rời xa thân Kích thước đa dạng Không có chồi hay gai Tận cùng sợi trục chia nhánh nhỏ, tiếp xúc với các nơron tiếp theo Bào tương chứa nhiều xơ thần kinh, ống siêu vi, ti thể, lưới nội bào không hạt và túi synap. Đoạn đầu của sợi trục có lớp đậm đối với dòng điện tử ngay sát dưới màng tế bào Những sợi thần kinh Sợi trục sợi nhánh cấu tạo nên các sợi thần kinh Có ba loại sợi thần kinh: sợi thần kinh trần, sợi thần kinh không myelin và sợi thần kinh có bao myeline. + Sợi trần: Là sợi nhánh hoặc sợi trục không có vỏ bọc. Thường có trong chất xám của những trung tâm thần kinh… Sợi thần kinh không myelin Loại sợi này có trụ trục được bao bọc bởi lớp bào tương mỏng của tế bào Schwann. Trong quá trình hình thành, trụ trục đã ấn lõm vào bào tương của tế bào Schwann hình thành máng. Hai bờ máng tiến lại gần nhau và dài ra tạo thành một mạc treo nhỏ gọi là mạc treo trụ trục. Sợi thần kinh có bao myelin Có trong chất trắng của những trung tâm thần kinh và hệ thần kinh ngọai biên. Bao của những sợi thần kinh này do các tế bào thần kinh đệm ít nhánh tạo nên hoặc các tế bào Schwann tạo nên. Bao myelin bọc xung quanh trụ trục. Dọc trên một sợi có những nơi bị gián đoạn, không bao bọc bởi bao myelin. Những vị trí này gọi là eo Ranvier Các tận cùng thần kinh Synap: là vùng nằm xen giữa hai nơron hoặc giữa nơron với một tế bào hiệu ứng (tế bào cơ hoặc tế bào tuyến), qua đó xung động thần kinh được truyền theo chiều nhất định Cấu trúc synap: - Phần trước synap: là đầu tận cùng của nơron trước; màng bao đầu tận cùng này gọi là màng trước synap. Bào tương chứa nhiều túi synap chứa các chất trung gian hóa học tham gia vào việc dẫn truyền xung động qua synap. Phần sau synap: có thể là đầu tận cùng sợi nhánh, thân hoặc sợi trục của nơron sau. Màng bọc phần sau gọi là màng sau synap. Bào tương không chứa túi synap Khe synap: là khoảng gian bào giữa phần trước và sau synap, có chứa chất đậm đặc đối với dòng điện tử Phân loại synap: Synap điện: sự dẫn truyền xung động qua synap là nhờ sự dịch chuyển của dòng ion gây thay đổi điện thế màng Synap hóa học: sự dẫn truyền xung động cần có sự tham gia của các chất hóa học. Dựa vào thành phần tham gia hình thành synap, có thể chia thành: synap liên nơron: synap trục – nhánh, synap trục – thân, synap trục – trục. Synap liên nơron Sự thoái hóa và tái tạo nơron Nơron bị thoái hóa khi thân hoặc các phần gần thân bị tổn thương Các nơron không có khả năng phân chia Các sợi thần kinh khi bị đứt chỉ có thể tái sinh từ phần thân nơron 6. 3. Tế bào thần kinh đệm Những tế bào thần kinh đệm tập hợp lại tạo thành mô thần kinh đệm, làm nhiệm vụ chống đỡ, dinh dưỡng và bảo vệ hệ thần kinh. Những tế bào thần kinh đệm chính thức: là những tế bào ít nhánh, tế bào hình sao và vi bào đệm. - Tế bào sao: Tế bào sao loại nguyên sinh: có trong chất xám của hệ thần kinh trung ương; Từ thân tỏa ra nhiều nhánh, các nhánh lạichia nhỏ hơn. Tế bào sao loại sợi: có trong chất trắng của hệ thần kinh trung ương, trong bào tương có nhiều sợi nhỏ, nhánh bào tương dài Nhiệm vụ: liên kết cùng với mạng mao mạch tạo thành mạng lưới có vai trò chống đỡ cho mô thần kinh, giữ dạng nguyên cấu trúc của não. - Vi bào đệm: có kích thước nhỏ, thân tế bào hẹp ngang và dài, phân bố cả ở chất xám và chất trắng, có khả năng sinh sản và di động, bào tương chứa nhiểu thể thực bào Tế bào ít nhánh: chiếm tỷ lệ khá cao (3/4 số tế bào thần kinh đệm). Tế bào hình cầu, nhiều lưới nội bào hạt. Nhánh bào tương ít và ngắn, có cả ở chất xám và chất trắng, tạo nên bao myelin của sợi thần kinh có myelin. Những tế bào thần kinh đệm ngoại vi: Những tế bào vệ tinh quay quanh thân các nơron thuộc hạch não tủy, hạch giao cảm; những tế bào Schwann Những tế bào thần kinh đệm dạng biểu mô Tế bào biểu mô ống nội tủy và các não thất Tế bào biểu mô đám rối màng mạch Tế bào biểu mô thể mi
Tài liệu liên quan