Tóm Tắt
Văn hoá và văn học có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau trong quá trình định hình và phát triển của mỗi
dân tộc. Trong đó, văn học là một trong những kênh để truyền tải đặc trưng của văn hoá, do vậy, ở một
mức độ nào đó, những đặc trưng về tính cách văn hoá của mỗi dân tộc đều sẽ được thể hiện qua các tác
phẩm văn học của dân tộc ấy. Có thể nói rằng, kiểu văn học nào cũng đều là kết quả của quá trình xây
dựng một kiểu tính cách văn hoá cụ thể nào đó; ngược lại, kiểu tính cách văn hoá nào cũng được bộc lộ
qua một kiểu văn học nào đó (nếu có)
10 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối quan hệ giữa kiểu văn học và kiểu tính cách văn hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 14 (39) - Thaùng 3/2016
125
Mối quan hệ giữa kiểu văn học
và kiểu tính cách văn hóa
Relations between literature type and cultural personality type
ThS. Trần Duy Khương
Trường Đại học Thủ Dầu Một
M.A. Tran Duy Khuong
Thu Dau Mot University
Tóm Tắt
Văn hoá và văn học có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau trong quá trình định hình và phát triển của mỗi
dân tộc. Trong đó, văn học là một trong những kênh để truyền tải đặc trưng của văn hoá, do vậy, ở một
mức độ nào đó, những đặc trưng về tính cách văn hoá của mỗi dân tộc đều sẽ được thể hiện qua các tác
phẩm văn học của dân tộc ấy. Có thể nói rằng, kiểu văn học nào cũng đều là kết quả của quá trình xây
dựng một kiểu tính cách văn hoá cụ thể nào đó; ngược lại, kiểu tính cách văn hoá nào cũng được bộc lộ
qua một kiểu văn học nào đó (nếu có).
Từ khoá: kiểu văn học, kiểu tính cách, văn hoá
Abstract
Culture and literature have the mutual ties in the shaping and developing process of every nation.
Among them, literature is one of the channels to transmit cultural characteristic, therefore, to some
extent, the characteristics of the culture of each people will be shown in their literary works. We can say
that any literature type is also a result of the process of building a specific cultural personality type; on
the contrary, any cultural personality type is also shown through a certain literature type (if any).
Keywords: literature type, personality type, culture
1. Khái quát về kiểu văn học và kiểu
tính cách văn hoá
1.1. Kiểu văn hoá và kiểu văn học
Các sự vật hiện tượng trong thế giới
đều rất đa dạng, phức tạp. Tuy nhiên, mỗi
sự vật, hiện tượng đơn lẻ ấy đều có thể tìm
thấy những điểm tương đồng từ những sự
vật, hiện tượng khác. Từ những sự tương
đồng này, chúng ta có thể quy ra các loại,
các ngành, các họ, các nhóm hay các kiểu.
Đối với các nền văn hoá cũng như các nền
văn học trên thế giới, chúng ta cũng đều có
thể phân loại chúng. Kết quả của sự phân
loại ấy chính là sự hiện tồn của các loại
hình văn hoá và các loại hình văn học. Ví
dụ như, chúng ta có loại hình văn hoá
phương Đông và phương Tây (theo
phương vị), văn hoá truyền thống và văn
hoá hiện đại (theo thời gian), văn hoá trọng
động hay trọng dương và văn hoá trọng
tĩnh hay trọng âm (theo tính chất của hoạt
động). Tương tự, chúng ta cũng có loại
126
hình văn học phương Đông và văn học
phương Tây (theo phương vị), loại hình
văn học cổ điển và loại hình văn học hiện
đại/ đương đại (theo thời gian)
Tuy nhiên, trong cùng một loại hình,
chúng ta lại có thể tiếp tục phân chia để
hình thành nên các tiểu loại, ở đây, chúng
tôi tạm gọi là các “kiểu”. Ví dụ như, cùng
là những đất nước thuộc châu Á (phương
Đông), nhưng các nền văn hoá điển hình
ở nơi đây lại mang sắc thái riêng, có thể
được định dạng thành các kiểu khác nhau:
văn hoá sa mạc (vùng Trung Đông, Tây
Á), văn hoá tâm linh (Ấn Độ), văn hoá thần
quyền (Nhật Bản), văn hoá vương quyền –
thế tục (Trung Quốc), văn hoá trọng tình
(Việt Nam) Tương tự, chúng ta có các
kiểu văn học tương ứng như sau: văn học
ẩn ức sa mạc (đại diện là văn học Arap, Ba
Tư), văn học tâm linh (đại diện là văn học
Ấn Độ), văn học thần quyền - ngôn linh
(đại diện là Nhật Bản), văn học thế tục (đại
diện là Trung Quốc), văn học trọng tình
(Việt Nam và những nền văn học Đông
Nam Á).
1.2. Kiểu tính cách văn hoá
Tính cách
1
là khái niệm dùng để chỉ
những đặc trưng trong cách nhận thức, tổ
chức, ứng xử (thể hiện qua bằng hành
động) của một đối tượng người cụ thể. Đối
tượng người này có thể là một người
(mang tư cách là thành viên chính thức của
xã hội) và cũng có thể là nhiều người
(nhóm người, cộng đồng). Thế nhưng, do
mang tính cộng đồng xã hội nên tính cách
của một người cá nhân nào đó cũng chính
là sản phẩm được hình thành từ tính cách
của cộng đồng đó, cho nên khi nói đến tính
cách, người ta thường nghĩ đến tính cách
chung của một cộng đồng mà không phải
là tính cách riêng của từng cá nhân (ngoại
trừ những cá nhân có những nét tính cách
khác cộng đồng, tuy nhiên, trường hợp này
được xem là lập dị và rất dễ bị cộng đồng
cô lập).
Theo cách nói của Trần Ngọc Thêm,
tính cách của cộng đồng ở đây chính là
“tính cách tập thể”. Trong quyển Những
vấn đề Văn hoá học lý luận và ứng dụng,
Trần Ngọc Thêm viết: “Tính cách tập thể là
hệ thống các đặc điểm tương đối bền vững
của một cộng đồng người (chủ thể) trong
điều kiện không gian và thời gian sinh tồn
cụ thể của họ” [6: 207]. Và vì tính cách tập
thể ấy là sản phẩm của một cộng đồng
người cụ thể, cho nên nó mang những giá
trị văn hoá nhất định, tức là, tính cách cộng
đồng cũng chính là tính cách văn hoá.
Xét về tính cách văn hoá, vì mỗi nền
văn hoá đều được xây dựng bởi một cộng
đồng người trong một không gian và một
chuỗi thời gian cụ thể (bối cảnh đặc hữu),
nên những phương thức nhận thức, tổ chức
và ứng xử (thông qua hành động) của họ sẽ
mang đặc trưng riêng. Chính vì điều này
mà tính cách văn hoá cũng được phân loại
thành những loại hình, những nhóm tính
cách khác nhau, ví dụ loại hình tính cách
dương ở phương Tây và loại hình tính cách
âm ở phương Đông. Cùng một loại hình
văn hoá, với những sự khác biệt về mặt
điều kiện tự nhiên, con người và lịch sử
phát triển mà mỗi cộng đồng dân tộc lại có
những kiểu tính cách văn hoá khác nhau, ví
dụ như trong khi người Trung Quốc có
kiểu tính cách văn hoá là bành trướng thì
người Ấn Độ lại có kiểu tính cách văn hoá
là chuộng hoà bình, trọng đời sống tâm
linh, còn người Nhật lại có kiểu tính cách
là lập khuôn hoá tất cả những chuẩn tắc
của cuộc sống thành các đạo (hình thành
nên ý thức thu nhỏ của người Nhật Bản)2
127
1.3. Vị trí của kiểu văn học và kiểu
tính cách văn hoá trong văn hoá
Tuy đều là những thành tố của văn
hoá, nhưng kiểu văn học và kiểu tính cách
văn hoá lại không cùng hàng với nhau.
Kiểu văn học là một chùm đặc trưng về
nghệ thuật ngôn từ trong văn hoá tổ chức
đời sống cá nhân của con người, nó ngang
hàng với các thành tố nội bộ khác (tín
ngưỡng, phong tục, các loại hình nghệ
thuật) hoặc ngang hàng với các thành tố
ngoại bộ của nó (như ăn uống, mặc, đi lại,
cư trú). Trong khi đó, kiểu tính cách văn
hoá lại là một chùm đặc trưng về tính cách
con người trong một nền văn hoá. Tức là,
kiểu tính cách văn hoá là một siêu thành tố,
nó bao trùm lên tất cả các thành tố văn hoá
khác, từ văn hoá nhận thức, văn hoá tổ
chức cho đến văn hoá ứng xử của những
thành viên trong cộng đồng văn hoá ấy.
Tuy không ngang hàng nhau, nhưng cả
hai đều quan hệ rất chặt chẽ với nhau, đặc
biệt do văn học chính là hình thức truyền
tải nhận thức một cách chi tiết nhất và rõ
ràng nhất, nên có thể thông qua kiểu văn
học mà thấy được kiểu tính cách văn hoá
và ngược lại. Vị trí của hai thành tố này có
thể được thể hiện qua sơ đồ như sau:
2. Sự cộng tồn của kiểu văn học và
kiểu tính cách văn hoá
Con người nhận thức như thế nào thì
sẽ hành động như thế đó. Tiếp theo, những
hành động của một người được lặp đi lặp
lại trong quá trình sinh tồn sẽ hình thành
nên những đặc trưng trong tính cách.
Tương tự, nhiều người trong cộng đồng ấy
sẽ bị ảnh hưởng lẫn nhau trong cách quan
niệm về thế giới xung quanh, và do vậy,
những cách suy nghĩ này sẽ tạo ra hàng
loạt những hành động mang tính thống
nhất với nhau trong quá trình các cá nhân
ấy tương tác với nhau. Ngược lại, những
hành động mang tính thống nhất giữa các
thành viên trong cộng đồng được lặp đi
lặp lại trong quá trình họ cùng sinh tồn sẽ
hình thành nên những đặc trưng về tính
cách văn hoá. Có nghĩa là, kiểu nhận thức
nào cũng sẽ có kiểu tính cách văn hoá
tương ứng.
Trong quá trình cùng tồn tại, kiểu nhận
thức của mỗi dân tộc đều sẽ được thể hiện
ra bằng các dạng lăng kính khác nhau: qua
cách tổ chức làng xã, cách tổ chức gia
đình, cách thực hiện các lễ nghi, cách sáng
128
tạo nghệ thuật, cách ứng xử với tự nhiên,
cách ứng xử với người ngoại lai Ví dụ,
do sống trong môi trường cạnh tranh khốc
liệt nên người Hán luôn lấy tiêu chí tự
cường, bành trướng làm tiêu chí hàng đầu
(thể hiện rõ nét qua tiêu chí tu dưỡng của
một người quân tử: tu thân, tề gia, trị quốc,
bình thiên hạ). Nét tính cách này thể hiện
một cách nhất quán qua các lĩnh vực như
sau: trong nhận thức về vũ trụ thì luôn có
tư tưởng bao thâu vũ trụ (nắm lấy thiên cơ
qua các thuật chiêm bốc); trong nhận thức
về bản thân con người thì luôn muốn nắm
lấy tinh hoa của trời và đất (nhấn mạnh vị
trí của con người trong bộ ba thiên - địa -
nhân; nhấn mạnh hành thổ trong bộ năm
kim - mộc - thuỷ - hoả - thổ); trong tổ chức
vĩ mô thì xem người Hán là tinh hoa
(Trung Quốc/ Trung Nguyên), còn tứ
phương đều là man (ở phía Nam), rợ (tức
Địch, ở phía Bắc), di (ở phía Đông), mọi
(tức Nhung, ở phía Tây); trong tổ chức vi
mô thì thường giữ gìn lễ tiết, phép tắc được
đề cao; trong ứng xử với môi trường tự
nhiên thì thường xây dựng những cung
điện, thành quách vô cùng diễm lệ, hoành
tráng; trong ứng xử với người ngoài thì
luôn có khát vọng thôn tính, bành trướng
và đồng hoá. Một trong những lăng kính
soi chiếu một cách sâu sắc về nét tính cách
bành trướng này chính là nghệ thuật văn
chương Trung Hoa. Ngay cả trong thể thơ
súc tích vào thời kỳ cổ đại của Trung Quốc
- thơ Đường, nét tính cách văn hoá này
cũng thể hiện rất rõ qua thi pháp không
gian: nhìn từ gần ra xa, nhìn từ thấp lên
trên cao, nhìn từ một điểm đến hàng vạn
điểm Các bài thơ Vọng Lư sơn bộc bố,
Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi
Quảng Lăng, Hành lộ nan (Lý Bạch); Điểu
minh giản, Cửu nguyệt cửu nhật ức Sơn
Đông bằng hữu (Vương Duy); Khuê oán,
Thanh lâu oán (Vương Xương Linh); Đăng
Quán Tước lâu (Vương Chi Hoán) đều
phảng phất nét tính cách này.
Nói tóm lại, giữa văn học và văn hoá
(cụ thể là tính cách văn hoá) có mối quan
hệ rất mật thiết với nhau. Một khi kiểu văn
hoá (cụ thể là kiểu tính cách văn hoá) bị
thay đổi thì kiểu văn học cũng sẽ bị thay
đổi theo. Sự thay đổi từ kiểu văn học Bắc
Bộ sang kiểu văn học Nam Bộ và sự thay
đổi từ kiểu văn học “văn dĩ tải đạo” thời
trung - cận đại sang kiểu văn học Tây hoá
thời cận - hiện đại ở Việt Nam chính là hệ
quả của sự chuyển đổi tính cách văn hoá từ
tính cách tiểu nông sang tính cách tiểu
thương và sự chuyển đổi từ kiểu tính cách
văn hoá thiên về hình thức sang kiểu tính
cách thiên về nội dung. Trong quyển Mối
quan hệ giữa văn hoá và văn học, Đỗ Thị
Minh Thuý đã chỉ ra hai lần thay đổi kiểu
văn hoá (Hán hoá và Tây hoá) đã dẫn đến
sự hình thành của hai kiểu văn học: văn học
cổ điển và văn học hiện đại [8:128-238].
3. Kiểu văn học nhìn từ kiểu
tính cách văn hoá qua một số đối tượng
văn học cụ thể
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng
tôi chỉ trình bày một số nét khái quát về
mối quan hệ chặt chẽ giữa kiểu văn học và
kiểu tính cách văn hoá qua tác phẩm văn
học Việt Nam Chiếc lược ngà (Nguyễn
Quang Sáng) và đặc trưng trong thơ Haiku
của Nhật Bản.
3.1. Kiểu tính cách Nam Bộ qua tác
phẩm Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)
Để làm rõ những đặc trưng tính cách
người Nam Bộ qua tác phẩm Chiếc lược
ngà, trước hết, chúng ta cần làm rõ những
điều kiện hình thành nên kiểu tính cách
Nam Bộ:
Xét về điều kiện tự nhiên, Nam Bộ là
vùng đất khá rộng, bao gồm hai phân vùng
129
là Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Đây là
nơi có kiểu khí hậu nóng ẩm, sông ngòi
chằng chịt (đặc biệt là Tây Nam Bộ với hệ
thống chi nhánh của hạ lưu sông Mê
Kông), vì thế mà mưa nhiều, đủ sức tưới
cho cây. Hơn nữa, Nam Bộ là nơi có địa
hình thấp, ít núi (chỉ có các dãy núi nhỏ
như núi Bà Đen ở Tây Ninh, núi Chứa
Chan ở Đồng Nai, núi Bao Quan ở Vũng
Tàu, núi Thất Sơn ở An Giang), do vậy,
chất đất ở đây phần nhiều là phù sa màu
mỡ, thứ đến là phù sa cổ và đất đỏ bazan.
Những điều kiện này rất thích hợp cho việc
trồng trọt các loại cây lương thực, hoa
màu, cây ăn trái cũng như đánh bắt và nuôi
thuỷ hải sản. Vì vậy, câu nói “làm chơi ăn
thiệt” phản ánh rất rõ về điều kiện tự nhiên
thuận lợi ở nơi đây. Hơn nữa, Nam Bộ hầu
như không bị bão, do vậy mà nhìn chung,
đời sống vật chất của cư dân là khá thừa
mứa (từ lúa gạo đến hoa quả, tôm cá),
không lo nghĩ nhiều đến sự cạnh tranh,
ganh đua; mà ngược lại, sự khoan dung,
phóng khoáng và đối đãi nhiệt thành trở
thành một trong những tiêu chuẩn sống.
Ngoài ra, do đất rộng người thưa nên
làng xã thường được tổ chức theo nguyên
tắc mở, các thành viên không quá lệ thuộc
vào nhau, kể cả giữa các thành viên trong
tổ chức gia đình. Hơn nữa, dân Nam Bộ
đều là những kẻ tha hương, những khách
giang hồ tứ chiếng, mà những con người từ
tứ phương đến đây sinh cơ lập nghiệp đều
thường có chung một kiểu mặc cảm: ở nhờ
nơi đất khách3. Do vậy, để có thể chung
sống được với nhau, quan hệ giữa người
với người ở nơi đây thường mang tính dân
chủ, bình đẳng; nguyên tắc trọng tình được
thay bằng nguyên tắc trọng nghĩa khí,
trọng uy tín.
Về điều kiện lịch sử - xã hội, theo
quyển Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến
năm 1884 của Nguyễn Phan Quang và Võ
Xuân Đàn, việc khai khẩn vùng đất Nam
Bộ có lẽ được bắt đầu từ sự phân liệt Nam
- Bắc triều và phân liệt Trịnh - Nguyễn. Để
tránh bị sát hại và cũng là để xây dựng lực
lượng riêng cho dòng họ Nguyễn, vào năm
1558, người con thứ của Nguyễn Kim là
Nguyễn Hoàng đã xin vào trấn thủ đất
Thuận Hoá; năm 1614, Nguyễn Phúc
Nguyên nối ngôi cha và tiếp tục sự nghiệp
khai khẩn đất phương Nam; năm 1692,
Nguyễn Phúc Chu lên ngôi và quyết tâm
tách Đàng Trong thành một xứ độc lập
[4] Có thể nói, trong suốt các đời chúa
Nguyễn (tính đến 1802), những nhóm
người Việt khác nhau (nhóm tá điền không
có ruộng đất, nhóm quân sĩ của nhà
Nguyễn, nhóm tù binh trong các trận giao
tranh bị các chúa Nguyễn bắt đày, nhóm
anh hùng và thành phần trí thức bất mãn
với thời thế) đã cùng nhau vượt qua
vùng đất xưa vốn là vương quốc Champa
để vào khai phá đất hoang ở phương Nam.
Họ cộng cư với người Khmer (từ Lục Chân
Lạp sang), người Hoa (từ miền Nam Trung
Quốc đến tị nạn), người Chăm (từ các lân
bang trở về miền Trung rồi quay trở xuống
các tỉnh Đông và Tây Nam Bộ) và trải qua
quá trình Tây hoá mạnh mẽ từ giữa thế kỷ
XIX, từ đó, họ đã tạo dựng nên một diện
mạo văn hoá riêng ở vùng đất Nam Bộ:
văn hoá của những con người lưu tán, tức
là văn hoá của nhóm người giang hồ tứ
chiếng. Chất giang hồ này sẽ quy định nên
nét tính cách cương trực, chất phác,
năng động.
Như vậy, trong khoảng ba trăm năm
khai khẩn và phát triển, người Việt ở Nam
Bộ đã kịp định hình cho mình những nét
tính cách đặc thù, theo Trần Ngọc Thêm,
đó chính là tính thích ứng cao độ với môi
trường sông nước (gọi tắt là tính sông
130
nước), tính trọng nghĩa, tính bộc trực, tính
bao dung, tính thiết thực và tính mở thoáng
[5: 637-832]. Những sản phẩm tính cách
này được hình thành dựa trên các tiền đề
sau đây: 1). Điều kiện tự nhiên đặc hữu ở
Nam Bộ; 2). Cơ tầng văn hoá Việt Nam;
3). Hoàn cảnh lịch sử xứ Đàng Trong cùng
với sự đặc thù của nhóm người lưu tán; 4).
Sự ảnh hưởng từ văn hoá phương Tây.
Những nét đặc thù từ điều kiện tự
nhiên và điều kiện xã hội, cũng như những
nét đặc trưng trong tính cách con người
phương Nam được nêu ra ở trên (thể hiện
trong lối nhận thức, tổ chức và ứng xử) đã
được thể hiện rất rõ trong tác phẩm văn học
Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
Sự tương đồng giữa “kiểu tính cách văn
hoá” và “kiểu văn học” được diễn ra ở
những khía cạnh như sau:
3.1.1. Ý thức cá nhân của nhân vật Thu
Xuất phát từ nhóm người lưu tán,
những con người Nam Bộ thường ít bị lệ
thuộc vào tập thể, lại càng không bị áp đặt
bởi những ràng buộc của tôn ty trật tự. Ở
đây, yếu tố cá nhân có cơ hội được bộc
phát và trở thành động lực để phát triển.
Do vậy, tuy phận là con nhưng bé Thu
không vì lời nói của mẹ mà chịu nhận ba.
Nguyên nhân là người trong hình không hề
giống với người đang đối diện với bé, đặc
biệt là vào lúc ấy, ông Sáu quá xúc động
nên gương mặt ửng đó, vết sẹo giần giật
lên, trông rất đáng sợ. Lập trường này thể
hiện rất rõ qua hàng loạt những hành động
“cứng đầu”: không cho mẹ ngủ với ba bằng
cách kéo ông Sáu ra và cắn vào người ông
Sáu → khi ông Sáu tìm cách vỗ về thì nó
càng tìm cách đẩy ra → phản kháng lại yêu
cầu của mẹ khi buộc phải gọi “ba” vào ăn
cơm → kêu trỏng khi mời ông Sáu ăn cơm
→ gọi trỏng khi nhờ chắt nước cơm → tự
lấy vá múc nước cơm để cơm không bị
nhão → hất cái trứng cá mà ông Sáu gắp
cho → cúi gằm mặt không khóc khi bị
mắng và bị đánh → gắp trứng cá cho lại
vào chén nhưng không ăn → nhảy xuống
xuồng bơi qua nhà bà ngoại. Nếu nhìn từ
bên ngoài, những hành động này có thể bị
xem là hỗn láo, vô lễ, thế nhưng, nếu dựa
vào hệ giá trị của văn hoá Nam Bộ thì
những hành động này hoàn toàn là hợp lẽ
và mang tính tất yếu. Đó là bởi vì Thu dựa
vào lý mà không dựa vào tình (dù đã được
ông Sáu dùng mọi cách làm hoà).
Ngoài ra, việc bé Thu gọi tiếng “ba”
và ôm chặt ông Sáu lúc đoàn người chuẩn
bị lên đường cũng xuất phát từ cái nghĩa
(nghĩa đồng loại), từ chữ tín (ba vẫn là ba
mà không phải là người khác nên bé Thu
thấy có lỗi đối với cách cư xử của mình
trước đó, lúc này, chân lý đã được làm
sáng tỏ nên nó ý thức được là phải thể hiện
sự nhận thức đó ra bằng hành động) chứ
không phải là vì vị nể bà ngoại hay mềm
lòng trước sự chân thành của ông Sáu
Nói tóm lại, những điều này đều xuất
phát từ ý thức cá nhân, tính trọng lẽ phải,
trọng uy tín trong quá trình xây dựng làng
xóm của người Nam Bộ.
3.1.2. Quan hệ gia đình và quan hệ
xã hội
Từ sự yêu thương của ông Sáu dành
cho gia đình, đặc biệt là cho bé Thu, chúng
ta có thể thấy được cách tổ chức gia đình
rất điển hình của cư dân Nam Bộ. Vào
ngày trở về thăm nhà, tuy được cả nhà thừa
nhận nhưng ông Sáu lại không vin vào cái
chứng cứ đó để ép buộc bé Thu nhận mình
là ba, mà ngược lại vẫn xuống nước (tìm
mọi cách để tiếp cận, làm hoà) trước Thu –
con gái ruột của ông. Đây là biểu hiện của
tính dân chủ, bình đẳng và bao dung trong
quan hệ giữa người với người trong xã hội
và trong gia đình. Ở đây, tính tôn ty trật tự
131
dường như bị làm mờ đi để nhường lại cho
mối quan hệ xã hội sòng phẳng – mối quan
hệ vốn được xác lập ngay từ khi người Việt
rời quê hương miền Trung vào phương
Nam mở cõi và bắt đầu cộng cư với các tộc
người khác. Chính vì thế, tuy bé Thu là con
gái và vẫn còn bé nhưng vẫn được xem là
một thành viên độc lập, có tiếng nói trong
gia đình.
Ngoài ra, mối quan hệ gia đình kiểu
mở này còn được thể hiện rõ nét ở thái độ
không phân biệt con trai và con gái, không
phân biệt vai trò dòng nội và dòng ngoại.
Nếu ở Bắc Bộ và Trung Bộ, yếu tố Nho
giáo tác động tương đối mạnh (con trai học
hành, làm quan trong khi con gái chỉ có thể
sinh con đẻ cái và quán xuyến việc nhà)
nên dù ít hay nhiều thì cư dân nơi đây vẫn
có tâm lý “con gái là con người ngoài”,
“cháu ngoại thương dại thương dột”. Trong
khi đó, ngay từ khi vào Nam khai khẩn thì
người con gái có công lao rất lớn trong
việc ổn định gia đình, họ cùng lao động
cực nhọc với đàn ông, còn người đàn ông
chỉ có công việc chính là phát quang, cày
cuốc, làm nhà mà không có được cái “chữ”
như các Nho sĩ Bắc và Trung Bộ. Do vậy,
người Nam Bộ có xu hướng xem con gái
làm trọng, đặc biệt là con gái út (do phải
chăm sóc cha mẹ lúc về già). Mặt khác, do
việc tổ chức làng xã không quá xem trọng
tính ổn định nên con cái có thể không cùng
sống với gia đình, con dâu có thể không
sống với gia đình chồng nên khi sinh nở thì
thường có tâm lý về nhà mẹ ruột. Vai trò
của bà ngoại vì thế mà được khẳng định.
Trong câu chuyện, bà ngoại chính là