Tóm tắt. Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu mối quan hệ giữa phong cách giáo dục
của cha mẹ và trầm cảm (TC) ở học sinh trung học cơ sở (THCS). Tổng số 387 trường
THCS Phan Tây Hồ và trường THCS Nguyễn Văn Trỗi huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam
tham gia vào nghiên cứu thông qua việc trả lời trắc nghiệm TC, Lo âu và Stress (DASS –
21), trắc nghiệm Ký ức của tôi về sự giáo dục (s-EMBU) và phỏng vấn sâu. Kết quả nghiên
cứu cho thấy 41,1% học sinh mắc TC; Có mối tương quan thuận giữa phong cách giáo dục
của cha mẹ “từ chối” và “bảo vệ thái quá” với TC của học sinh THCS. Ngược lại, phong
cách giáo dục của cha mẹ ấm áp tỉ lệ nghịch với TC. Phong cách giáo dục của cha mẹ “từ
chối” và “bảo vệ thái quá” giải thích đến 20,3% sự biến thiên của điểm số TC. Kết quả
nghiên cứu là cơ sở để đề xuất các biện pháp phù hợp trong việc phòng ngừa và hỗ trợ tâm
lí cho học sinh THCS.
10 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 36 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và trầm cảm ở học sinh trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
162
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2020-0037
Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 4C, pp. 162-171
This paper is available online at
MỐI QUAN HỆ GIỮA PHONG CÁCH GIÁO DỤC
CỦA CHA MẸ VÀ TRẦM CẢM Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
Nguyễn Thị Ngọc Bé*, Nguyễn Thị Lan Oanh, Phạm Thị Thuý Hằng,
Mai Thị Thanh Thuỷ và Nguyễn Thị Hà
Khoa Tâm lí - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Tóm tắt. Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu mối quan hệ giữa phong cách giáo dục
của cha mẹ và trầm cảm (TC) ở học sinh trung học cơ sở (THCS). Tổng số 387 trường
THCS Phan Tây Hồ và trường THCS Nguyễn Văn Trỗi huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam
tham gia vào nghiên cứu thông qua việc trả lời trắc nghiệm TC, Lo âu và Stress (DASS –
21), trắc nghiệm Ký ức của tôi về sự giáo dục (s-EMBU) và phỏng vấn sâu. Kết quả nghiên
cứu cho thấy 41,1% học sinh mắc TC; Có mối tương quan thuận giữa phong cách giáo dục
của cha mẹ “từ chối” và “bảo vệ thái quá” với TC của học sinh THCS. Ngược lại, phong
cách giáo dục của cha mẹ ấm áp tỉ lệ nghịch với TC. Phong cách giáo dục của cha mẹ “từ
chối” và “bảo vệ thái quá” giải thích đến 20,3% sự biến thiên của điểm số TC. Kết quả
nghiên cứu là cơ sở để đề xuất các biện pháp phù hợp trong việc phòng ngừa và hỗ trợ tâm
lí cho học sinh THCS.
Từ khóa: trầm cảm, học sinh THCS, phong cách giáo dục của cha mẹ.
1. Mở đầu
Trầm cảm (TC) là một rối loạn tâm thần thường gặp, đặc trưng bởi sự buồn chán, mất hứng
thú hoặc niềm vui, ngủ không yên giấc hoặc chán ăn, cảm giác mệt mỏi và kém tập trung. TC có
thể kéo dài hoặc tái phát, làm suy giảm đáng kể khả năng làm việc, học tập hoặc đương đầu với
cuộc sống hằng ngày của một cá nhân. Ở dạng nặng nhất, TC có thể dẫn đến tự tử. Nếu nhẹ,
người bị TC có thể được chữa trị không cần dùng thuốc. Mức độ vừa và nặng, người bệnh cần
được hỗ trợ điều trị bằng thuốc kết hợp với liệu pháp tâm lí [1]. Theo Tổ chức Y tế thế giới
(WHO), ước tính đến năm 2030, trầm cảm sẽ là nguyên nhân đứng thứ nhất về gánh nặng bệnh
tật cho y tế toàn cầu [2]. Tỉ lệ trầm cảm ở nữ giới cao gấp gần hai lần so với nam giới [3]. Dữ
liệu dịch tễ học cho thấy tỉ lệ TC cao hơn ở Trung Đông, Bắc Phi, Nam Á và Mỹ so với các
quốc gia khác. Ở Bắc Mỹ, xác suất TC trong bất kì khoảng thời gian nào trong năm là 3% đến
5% đối với nam và 8% đến 10% đối với nữ [4].
Thanh thiếu niên là nhóm tuổi có nguy cơ TC cao [5]. Ở Mỹ, tỉ lệ TC ở trẻ từ 13 đến 18
tuổi là 5,9% ở nữ và 4,6% ở nam. Tại bất kể thời điểm nào, ước tính trên thế giới có 1/13 trẻ vị
thành niên mắc TC và gần 7% trẻ mắc TC có nỗ lực tự tử [6]. Ở Việt Nam một số nghiên cứu về
TC ở trẻ vị thành niên đã cho thấy tỉ lệ khá cao học sinh mắc TC. Nghiên cứu của Đỗ Bích
Ngọc (2017), cho thấy 60,8% học sinh THCS trên địa bàn Hà Nội có các biểu hiện TC ở các
mức độ khác nhau [7]. Kết quả nghiên cứu thực trạng TC ở học sinh THPT của tác giả Trần Thị
Mỹ Lương và Phan Diệu Mai (2019) ở địa bàn tỉnh Ninh Bình và thành phố Hà Nội cho thấy tỉ
Ngày nhận bài: 1/2/2020. Ngày sửa bài: 17/3/2020. Ngày nhận đăng: 2/4/2020.
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Ngọc Bé. Địa chỉ e-mail: ngocbe190586@gmail.com
Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và trầm cảm ở học sinh trung học cơ sở
163
lệ học sinh có biểu hiện TC gần 20% (N=708) [8].
Về mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và TC cũng là một vấn đề được các
nhà nghiên cứu ở nước ngoài quan tâm. Theo tác giả Armine Vardanyan (2013), nhân tố quan
trọng ảnh hưởng đến sự phát triển rối loạn TC ở trẻ vị thành niên Mỹ bao gồm giới tính nữ, tình
trạng hôn nhân của bố mẹ, mồ côi bố hoặc mẹ, trải nghiệm các thay đổi tiêu cực về tài chính của
bố mẹ, có rắc rối với bạn cùng lớp, lòng tự trọng thấp, bất mãn với điều kiện nhà ở [6]. Một số
nghiên cứu đã chỉ ra rằng các kiểu nuôi dạy của cha mẹ, đặc trưng bởi sự chăm sóc thấp, sự từ
chối và bảo vệ quá mức, có liên quan đến một loạt các rối loạn tâm lí [9]. Trong các nghiên cứu
trước đây, người ta đã phát hiện ra rằng sự nuôi dưỡng của cha mẹ có ảnh hưởng quan trọng đến
tâm lí của người lớn [10]. Ngoài ra, theo các nghiên cứu trước đây, phương pháp giáo dục “từ
chối” và “bảo vệ quá mức” được xem là thái độ tiêu cực của phụ huynh và nó có liên quan đến
nhiều rối loạn tâm thần bao gồm rối loạn nhân cách ranh giới và rối loạn nhân cách tự ái [11].
Một mối tương quan tích cực mạnh mẽ đã được tìm thấy giữa phong cách giáo dục của cha mẹ
tiêu cực (“từ chối” và “bảo vệ quá mức”) và tâm lí người lớn [12]. Theo kết quả của một trong
những nghiên cứu trước đó, mối quan hệ bền chặt đã được tìm thấy giữa sự “từ chối” và TC.
Ngoài ra, phong cách giáo dục của cha mẹ “ấm áp” đã được tìm thấy như là một cách để bảo vệ
trẻ chống lại TC trong tương lai [13]. Theo kết quả nghiên cứu trước đó, người ta đã phát hiện
ra rằng phong cách giáo dục của cha mẹ (từ chối và bảo vệ quá mức) sẽ dẫn đến rối loạn lo âu,
lo âu lan tỏa và lo âu phân li, đó là những đặc điểm cơ bản của rối loạn nhân cách ranh giới [14-
15]. Phong cách nuôi dạy con cái có thể được định nghĩa là nhận thức của con cái về hành vi
của cha mẹ chúng trong suốt thời thơ ấu.
Mặc dù, đã có khá nhiều đề tài của các nhà khoa học Việt Nam cũng như trên thế giới
nghiên cứu về TC. Tuy nhiên việc nghiên cứu cụ thể trên lứa tuổi học sinh THCS vẫn còn rất
hạn chế và chưa đi sâu vào phân tích mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và TC ở
học sinh. Vì vậy, việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và TC
học sinh THCS là rất cần thiết, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm ngăn ngừa, hỗ trợ học sinh
ứng phó và vượt qua TC, nâng cao sức khoẻ tinh thần.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Để đánh giá mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và TC của học sinh THCS,
chúng tôi đã sử dụng phương pháp trắc nghiệm, phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp
quan sát.
* Phương pháp trắc nghiệm: Các thang đo được sử dụng trong đề tài này bao gồm: Thang
đánh giá Trầm cảm, lo âu và stress (DASS 21), Thang đo Ký ức của tôi về sự giáo dục (s-EMBU)
- Thang đánh giá Trầm cảm, Lo âu và Stress (Depression Anxiety and Stress Scales, DASS-21)
Năm 1995, Lovibond P. F và Lovibond S. H và của khoa Tâm lí học thuộc đại học New
South Wales, Australia đã xây dựng thang đo đánh giá stress, lo âu và TC ký hiệu là DASS –
42. Bên cạnh thang đo DASS – 42 còn có một phiên bản rút gọn là DASS – 21 được xây dựng
năm 1997 [16]. Tính phù hợp của các tiểu mục trong mỗi phần ở cả 2 phiên bản DASS – 42 và
DASS – 21 đều cao. Các nội dung trong thang đo DASS - 21 không có ý nghĩa chẩn đoán phân
biệt người bệnh như các triệu chứng trong các triệu chứng được đưa ra trong hướng dẫn phân
loại bệnh tật quốc tế lần thứ 10 (ICD – 10), mà mục đích là đưa ra một thực trạng trong quần thể
nghiên cứu, giúp cho người nghiên cứu có được cái nhìn tổng quát về tình trạng TC, lo âu và
stress từ đó có những biện pháp giúp đỡ đối tượng nghiên cứu. Đây cũng là thang đo đồng thời
đánh giá được ba loại rối loạn tâm thần phổ biến TC, lo âu và stress. Thang đo này cũng được
sử dụng phổ biến khi đồng thời nghiên cứu cả ba loại rối loạn tâm thần, đặc biệt là ở học sinh.
Nguyễn Thị Ngọc Bé*, Nguyễn Thị Lan Oanh, Phạm Thị Thuý Hằng, Mai Thị Thanh Thuỷ và Nguyễn Thị Hà
164
Từ những lí do trên, thang đo DASS – 21 đã được chọn sử dụng cho nghiên cứu. Thang đo
DASS – 21 gồm 21 item. Mỗi item được tính điểm từ 0 (“Không đúng với tôi chút nào cả”) đến
3 (“Hoàn toàn đúng với tôi, hoặc hầu hết thời gian là đúng”).
Cách tính điểm: Điểm của Trầm cảm, Lo âu và Stress được tính bằng cách cộng điểm các
đề mục thành phần và nhân hệ số 2.
Mức độ Trầm cảm Lo âu Stress
Bình thường 0 – 9 0 – 7 0 – 14
Nhẹ 10 – 13 8 – 9 15 – 18
Vừa 14 – 20 10 – 14 19 – 25
Nặng 21 – 27 15 – 19 26 – 33
Rất nặng ≥ 28 ≥ 20 ≥ 34
Cách đánh giá: Mức độ bình thường: vẫn còn trong giới hạn bình thường, không cần hỗ
trợ; Mức độ nhẹ: có dấu hiệu khó khăn, chú ý thư giãn, giải trí nhẹ nhàng, theo dõi tình trạng
nếu có biểu hiện tăng khó khăn thì tìm đến các dịch vụ chăm sóc hỗ trợ tâm lí; Mức độ vừa,
nặng, rất nặng: tìm đến các dịch vụ tâm lí để được hỗ trợ kịp thời.
* Thang đo Ký ức của tôi về sự giáo dục (Egna Minnen Betraffande Uppfostran- Short
Form, s-EMBU)
Thang đo s-EMBU (Viết tắt của tiếng Thuỵ Điển là Egna Minnen Betraffande Uppfostran-
Short Form, tiếng Anh là My memories of upbringing), đây là thang đo rút gọn của EMBU ban
đầu gồm 81 item [17]. Thang đo s-EMBU bao gồm 23 item được thiết kế để đánh giá nhận thức
về hành vi giáo dục của cha mẹ được chia thành 3 tiểu mục, bao gồm Từ chối (7 item), Ấm áp
(9 item), Bảo vệ thái quá (6 item). Mỗi item được đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 4, tương
ứng với 1 = không bao giờ, 2 = hiếm khi, 3 = thường xuyên, 4 = rất thường xuyên [18]. Thang
đo này đã được chúng tôi khảo sát thử ở 100 học sinh THCS với độ tin cậy cao r = 0,89, với các
câu thành phần đều thoả mãn điều kiện có trọng số lớn hơn 0,3, kết quả chỉ số KMO đạt tiêu
chuẩn, phép thử Barlett với p 50%. Kết quả này chứng tỏ thang đo
có tính hiệu lực và độ tin cậy đáp ứng yêu cầu nghiên cứu. Cách tính điểm: Điểm của 3 tiểu mục
Từ chối, Ấm áp và Bảo vệ thái quá được tính bằng cách cộng điểm các đề mục thành phần.
* Phương pháp phỏng vấn sâu: nhằm bổ sung thông tin và khẳng định về thực trạng TC,
mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và TC ở học sinh THCS. Nội dung phỏng
vấn sâu bao gồm: Thông tin nhân khẩu học, tình trạng TC, nguyên nhân và các yếu tố ảnh
hưởng đến TC, trong đó chú trọng đến phong cách giáo dục của cha mẹ đối với học sinh.
Nghiên cứu được thực hiện ở 387 HS của 2 trường: Trường THCS Phan Tây Hồ và Trường
THCS Nguyễn Văn Trỗi huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, trong đó có 198 HS nam và 189 HS
nữ. Kết quả được sử lí bằng phần mềm SPSS 20.0.
2.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
2.2.1. Khái quát thực trạng trầm cảm của học sinh trung học cơ sở huyện Phú Ninh, tỉnh
Quảng Nam dưới lát cắt tổng quát
Mức độ TC ở học sinh THCS được tính điểm dựa trên kết quả điều tra theo thang đáng giá
DASS – 21 bao gồm 21 item về TC, lo âu và stress. Kết quả nghiên cứu dưới lát cắt tổng quát
được thể hiện ở Biểu đồ 1.
Dữ liệu ở Biểu đồ 1 cho thấy, số học sinh có TC chiếm đến gần một nửa số học sinh tham
gia khảo sát với tỉ lệ 41,1%. Trong đó, số học sinh có mức độ TC “vừa” chiếm tỉ lệ cao nhất với
19,1%. Số học sinh có mức độ TC nặng, rất nặng chiếm tỉ lệ lần lượt là 5,4% và 1,6%. Tỉ lệ TC
trong nghiên cứu này cũng tương đồng với các nghiên cứu về TC trong và ngoài nước.
Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và trầm cảm ở học sinh trung học cơ sở
165
Biểu đồ 1. Tỉ lệ trầm cảm ở học sinh trung học cơ sở huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam
Nghiên cứu của Jane Costello và cộng sự (2006) ở trẻ em và vị thành niên ở Mỹ năm 2006
cho thấy, ước tính có 2,8% trẻ em dưới 13 tuổi và 5,6% trẻ vị thành niên từ 13 - 18 tuổi mắc TC
[19]. Nghiên cứu của Lu Chen và cộng sự (2013) về tỉ lệ và mối tương quan giữa nhân khẩu học
với TC ở sinh viên đại học Trung Quốc, cho thấy tỉ lệ sinh viên có biểu hiện TC chiếm 11,7%
[20]. Theo báo cáo lần thứ 2 của Tổ chức Sức khỏe Tâm thần trẻ em và trẻ vị thành niên của
Australia, năm 2015 có 2,8% trẻ em và trẻ vị thành niên đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán TC.
Nghiên cứu của Khesht-Masjedi và cộng sự (2012) trên trẻ vị thành niên từ 13 đến 19 tuổi ở
Iran cho thấy co 45% học sinh trung học có triệu chứng TC [21]. Trong một nghiên cứu về tỉ lệ
TC và những yếu tố từ trường học ở Chandigard, Ấn Độ trên 542 trẻ vị thành niên từ 13 – 18
tuổi, Singh và cộng sự (2017) chỉ ra rằng có 40% trẻ mắc TC, trong đó 29,7% ở mức độ TC nhẹ,
15,5% ở mức độ vừa, 3,7% ở mức độ nặng, 1,1% ở mức độ rất nặng [22]. Theo các nghiên cứu
ở Việt Nam, số lượng dân số nói chung và số lượng học sinh, sinh viên gặp phải tình trạng TC
có xu hướng ngày càng tăng. Kết quả của tác giả Hoàng Cẩm Tú và cộng sự (2009) khảo sát
thực trạng về sức khoẻ tâm thần ở 1.727 học sinh THCS ở thành phố Hà Nội cho thấy cho thấy
số học sinh có vấn đề về SKTT chiếm 1/4, trong đó 50% có biểu hiện bất thường bệnh lí cần
được hỗ trợ thuộc các vấn đề hướng nội và hướng ngoại. Hướng nội được biểu hiện dưới dạng
rối loạn cảm xúc lo âu - buồn chán (TC) dạng cơ thể và hướng ngoại được biểu hiện dưới dạng
có hành vi hung bạo công kích hoặc làm sai qui tắc xã hội. Yếu tố môi trường gia đình, chấn
thương thể chất và tâm lí tác động đến các vấn đề liên quan đến sức khoẻ tâm thần của học sinh,
trong đó 1/3 học sinh trải qua các biến cố stress [23]. Kết quả nghiên cứu trên 708 học sinh tại 6
trường trung học phổ thông ở hai tỉnh Ninh Bình và Hà Nội của nhóm tác giả Trần Thị Mỵ
Lương và Phan Diệu Mai (2019) cho thấy có khoảng 20% học sinh TC ở các mức độ khác nhau.
Hầu hết học sinh có biểu hiện TC ở mức trầm cảm nhẹ, tỉ lệ TC nặng chỉ chiếm khoảng 1% tổng
số người tham gia khảo sát [24]. Nghiên cứu của Phan Đăng Thân năm 2010 trên 455 học sinh
trung học phổ thông Trần Quang Khải- Hưng Yên khi sử dụng thang đo CES-D với điểm cắt 22
phát hiện được 31,7% học sinh có nguy cơ mắc TC. Hay nghiên cứu của tác giả Tô Thanh
Phương (2016) khảo sát tình hình bệnh nhân TC được điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần
Trung ương I năm 2016 cho thấy, ở nhóm tuổi 16-25 chiếm tỉ lệ TC cao nhất trong các nhóm độ
tuổi còn lại (38,31%) [25]. Nghiên cứu của Đỗ Bích Ngọc (2017) về rối nhiễu TC ở học sinh
THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội, tỉ lệ học sinh có biểu hiện TC là 60,8%, trong đó biểu
hiện TC ở mức độ nhẹ và vừa lần lượt là 32,5% và 24,2%. Giải thích tỉ lệ TC cao ở học sinh
58.9
15
19.1
5.4
1.6
0
10
20
30
40
50
60
70
Bình thường Nhẹ Vừa Nặng Rất nặng
Tỷ lệ trầm cảm (%)
Nguyễn Thị Ngọc Bé*, Nguyễn Thị Lan Oanh, Phạm Thị Thuý Hằng, Mai Thị Thanh Thuỷ và Nguyễn Thị Hà
166
THCS có thể là do sự thay đổi tâm sinh lí mạnh mẽ của lứa tuổi, não bộ vẫn đang phát triển: vỏ
não trước trán, một phần của não kiểm soát sự tự điều chỉnh, chưa được phát triển đầy đủ ở tuổi
thiếu niên. Do đó, điều này dẫn đến các hành vi nguy cơ ở tuổi vị thành niên, chẳng hạn như
lạm dụng chất gây nghiện, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần trong đó có TC. Sự
chênh lệch về tỉ lệ TC so với các nghiên cứu khác có thể do sự khác biệt địa bàn nghiên cứu [7].
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ học sinh THCS mắc TC huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng
Nam là khá cao và đáng báo động. Tỉ lệ học sinh mắc TC là cao và không chỉ ở các mức độ nhẹ
và vừa mà có cả mức độ nặng thậm chí rất nặng. Số học sinh có TC ở mức độ nặng và rất nặng
mặc dù chiếm tỉ lệ thấp (7%) với 27/387 học sinh, nhưng yêu cầu phải có sự can thiệp từ gia
đình và điều trị từ các nhà tham vấn, bác sĩ tâm lí. Ngoài ra, với tỉ lệ học sinh có TC chiếm gần
một nửa trong tổng số số học sinh được khảo sát, điều này đòi hỏi phải có biện pháp hỗ trợ kịp
thời để tránh tình trạng TC phát triển ở mức độ nặng hơn. Đặc biệt là cần có sự giúp đỡ và hỗ
trợ tâm lí của các nhà tham vấn, tư vấn hay cán bộ tâm lí học đường, từ đó giúp học sinh ứng
phó và vượt qua được tình trạng TC.
2.2.2. Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và trầm cảm ở học sinh trung học
cơ sở
2.2.2.1. Phong cách giáo dục của cha mẹ xét trên bình diện có và không có trầm cảm
Để so sánh sự khác biệt về phong cách giáo dục của cha mẹ giữa có và không có rối loạn
TC, chúng tôi sử dụng phần mềm thống kê SPSS phiên bản 20.0 để tiến hành kiểm định hai
nhóm độc lập Independent Samples T-test. Kết quả so sánh điểm trung bình của từng yếu tố ảnh
hưởng xét trên bình diện có và không có TC được trình bày cụ thể ở Bảng 1 dưới đây:
Bảng 1. Phong cách giáo dục của cha mẹ xét trên bình diện có và không có trầm cảm
Loại
TC
N M SD t P
Phương pháp
giáo dục
Từ chối
0 228 7,76 2,036
- 4,242
0,008
1 159 8,74 2,458
Ấm áp
0 228 16,08 3,547
2,811
0,004
1 159 14,95 4,366
Bảo vệ thái
quá
0 228 22,62 4,333
- 2,239
0,005
1 159 23,60 4,083
Chú thích: 0: Không trầm cảm; 1: Trầm cảm
Kết quả kiểm định t – test hai giá trị trung bình trong nghiên cứu này cho thấy, phong cách
giáo dục của cha mẹ giữa có và không có TC có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê. Trong đó,
ở phương pháp giáo dục “từ chối” và “bảo vệ thái quá”, học sinh mắc TC cao hơn nhóm học
sinh không có TC. Ngược lại, ở phong cách giáo dục “ấm áp”, học sinh có TC thấp hơn so với
học sinh không TC. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu ở nước ngoài. Nghiên cứu của Xu,
Fang, Zhang, Lin, & Zhang (2008) cho rằng ở tuổi thanh thiếu niên, các cá nhân phát triển hai
xu hướng độc lập và gắn bó với cha mẹ. Một mặt, thanh thiếu niên tìm kiếm sự tự chủ ngày
càng tăng từ cha mẹ của họ. Mặt khác, thanh thiếu niên vẫn được hưởng lợi từ sự gắn bó an toàn
với cha mẹ vì họ chưa đủ chín chắn để đương đầu với những thách thức trong cuộc sống mà
không có sự hỗ trợ nào. Hai xu hướng mâu thuẫn này dẫn đến những thách thức trong tương tác
giữa cha mẹ và con cái và do đó, các vấn đề tâm lí của trẻ em thường có liên quan đến chất
lượng hoạt động của gia đình. Rối loạn chức năng gia đình (ví dụ: các chiến lược giải quyết vấn
đề kém, giao tiếp không hiệu quả giữa các thành viên trong gia đình) có nghĩa là hệ thống gia
đình không tạo điều kiện cho hoạt động thích hợp [26, 27]. Sheeber, Davis, Leve, Hops, và
Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và trầm cảm ở học sinh trung học cơ sở
167
Tildesley (2007) cho rằng trẻ vị thành niên có những triệu chứng TC ít nhận được sự ủng hộ từ
gia đình và có nhiều bất đồng với cha mẹ hơn so với trẻ không có triệu chứng TC. Khi trẻ cảm
thấy được yêu thương và chăm sóc từ cha mẹ, trẻ sẽ cảm thấy an toàn [28]. Điều đó giúp trẻ ứng
phó với stress và giảm nguy cơ TC [29]. Một mối tương quan tích cực mạnh mẽ đã được tìm
thấy giữa sự chăm sóc của cha mẹ tiêu cực (“từ chối” và “bảo vệ quá mức”) và tâm lí người lớn
[30]. Theo kết quả của một trong những nghiên cứu trước đó cho thấy có mối quan hệ bền chặt
giữa sự “từ chối” và TC. Ngoài ra, phong cách giáo dục gia đình “ấm áp” như là một cách để
bảo vệ trẻ chống lại TC trong tương lai [13]. Nghiên cứu của Daryanavard và cộng sự (2011)
cho rằng hình phạt về thể chất của cha mẹ đối với học sinh là một yếu tố làm tăng tỉ lệ TC và nó
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần của học sinh, những cuộc cãi vã bằng lời nói và thể
chất của phụ huynh có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần của các em và tỉ lệ TC cao hơn
đáng kể ở nhóm học sinh này [31]. Dựa trên mô hình nhận thức xã hội, Yanhui Wang và các
cộng sự (2020) đã kiểm tra vai trò trung gian của lòng tự trọng và sự cô đơn trong việc liên kết
rối loạn chức năng gia đình với sự lo lắng và TC ở thanh thiếu niên. Khách thể được khảo sát
bao gồm 921 học sinh trung học cơ sở (độ tuổi trung bình là 12,98; 51,7% là nữ) từ một thành
phố hạng trung nằm ở phía Bắc Trung Quốc. Học sinh đã hoàn thành câu hỏi trắc nghiệm ở ba
thời điểm, cách nhau sáu tháng và bắt đầu từ trung học cơ sở (lớp 7). Kết quả phân tích mô hình
phương trình cấu trúc cho thấy mức độ rối loạn chức năng gia đình cao ở lần 1 có liên quan
đáng kể đến sự gia tăng lo lắng và TC ở lần 3; lòng tự trọng và sự cô đơn ở thời điểm 2 đóng vai
trò trung gian cho mối quan hệ giữa rối loạn chức năng gia đình ở thời điểm 1 và sự lo lắng và
TC ở thời điểm 3. Những kết quả này cho thấy tầm quan trọng của các nỗ lực đa hệ thống
(nghĩa là giải quyết đồng thời bối cảnh xã hội và các yếu tố nhận thức cá nhân) lo lắng và TC
của thanh thiếu niên [32]. Một nhóm các nhà nghiên cứu do Giáo sư Nishimura Kazuo đứng đầu
tại Trung tâm Đổi mới các hệ thống xã hội của trường đại học Kobe (Nhật Bản), và giáo sư
Yagi Tadashi thuộc khoa kinh tế trường đại học Doshisha đã công bố những kết quả khảo sát
cho