Mối quan hệ giữa triết học và các khoa học dưới ánh sáng của khoa học hiện đại và thực tiễn hiện nay

TÓM TẮT Dưới ánh sáng của khoa học hiện đại và thực tiễn hiện nay, mối quan hệ giữa triết học và các khoa học trở thành vấn đề hết sức quan trọng, chứa đựng nội dung phong phú và sâu sắc. Triết học đóng vai trò thế giới quan và phương pháp luận phổ biến cho các khoa học, là cơ sở lý luận để đánh giá thành tựu của các khoa học, vạch ra phương hướng phát triển và phương pháp nghiên cứu của các khoa học. Về phần mình, các khoa học cụ thể cung cấp cho triết học các thành tựu để từ đó triết học khái quát thành quan điểm chung nhất, đồng thời các thành tựu ấy còn có giá trị kiểm chứng những kết luận của triết học.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 124 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối quan hệ giữa triết học và các khoa học dưới ánh sáng của khoa học hiện đại và thực tiễn hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 70 (04/2020) No. 70 (04/2020) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: 14 MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ CÁC KHOA HỌC DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KHOA HỌC HIỆN ĐẠI VÀ THỰC TIỄN HIỆN NAY The relationship between Philosophy and the sciences in the light of modern sciences and current practice PGS.TS. Nguyễn Ngọc Khá Trường Đại học Sư phạm TP.HCM TÓM TẮT Dưới ánh sáng của khoa học hiện đại và thực tiễn hiện nay, mối quan hệ giữa triết học và các khoa học trở thành vấn đề hết sức quan trọng, chứa đựng nội dung phong phú và sâu sắc. Triết học đóng vai trò thế giới quan và phương pháp luận phổ biến cho các khoa học, là cơ sở lý luận để đánh giá thành tựu của các khoa học, vạch ra phương hướng phát triển và phương pháp nghiên cứu của các khoa học. Về phần mình, các khoa học cụ thể cung cấp cho triết học các thành tựu để từ đó triết học khái quát thành quan điểm chung nhất, đồng thời các thành tựu ấy còn có giá trị kiểm chứng những kết luận của triết học. Từ khóa: các khoa học, mối quan hệ, phương pháp luận, thế giới quan, triết học ABSTRACT In the light of modern science and current practice, the relationship between philosophy and the sciences is of utmost importance and contains rich and profound content. Philosophy plays the role of the worldview and popular methodology for the sciences, lays the theoretical basis for evaluating the achievements of the sciences, outlining the development direction and research methods of the sciences. For their part, the specific sciences provide philosophy with achievements from which it generalizes into philosophical perspectives, and these achievements are meant to verify the conclusions of philosophy. Keywords: sciences, relationship, methodology, worldview, philosophy 1. Đặt vấn đề Thời đại ngày nay gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, với những biến đổi hết sức đa dạng và phức tạp trong bối cảnh toàn cầu hóa, quốc tế hóa mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đòi hỏi các nhà triết học và các nhà khoa học cần phải giải quyết đúng đắn, kịp thời những yêu cầu lý luận và thực tiễn cấp bách. Đặc biệt, những thành tựu mới của các khoa học hiện đại và thực tiễn xã hội đang đặt ra những vấn đề mới mà triết học cần phải có sự giải đáp thuyết phục nhất, cũng như đòi hỏi các nhà khoa học cần có sự định hướng đúng đắn về thế giới quan và phương pháp luận trong hoạt động nghiên cứu, xác định đối tượng, nội dung, mục đích nghiên cứu khoa học của mình. Sự giải đáp này chỉ có thể thực hiện được khi một mặt các nhà khoa học cần phải nắm vững và vận dụng Email: khann@hcmue.edu.vn NGUYỄN NGỌC KHÁ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 15 đúng đắn, sáng tạo thế giới quan và phương pháp luận của triết học Mác – Lênin, mặt khác các nhà triết học kịp thời nắm bắt và khái quát các thành tựu mới nhất của các khoa học hiện đại để bổ sung, phát triển lý luận triết học, vận dụng sáng tạo vào trong nhận thức và thực tiễn. Vì vậy, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa triết học và các khoa học có ý nghĩa hết sức quan trọng. 2. Vị trí của mối quan hệ giữa triết học và các khoa học trong nhận thức và thực tiễn Trải qua quá trình lịch sử phát triển lâu dài của triết học và các khoa học, mối quan hệ giữa triết học và các khoa học đã trở thành một trong những “vấn đề triết học” được bàn luận sâu rộng; xung quanh nó luôn luôn tồn tại những quan điểm khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Có quan điểm tuyệt đối hóa vai trò của triết học, hạ thấp hay coi thường vai trò của các khoa học, cho rằng chỉ cần nắm được triết học thì sẽ giải quyết được tất cả các vấn đề cụ thể của đời sống. Ngược lại, có quan điểm tuyệt đối hóa vai trò của các khoa học, hạ thấp hoặc gạt bỏ vai trò của triết học và cho rằng: thứ nhất, triết học nghiên cứu và giải quyết những vấn đề quá chung nên những kết quả của nó không có tác dụng thiết thực; thứ hai, triết học không có phương pháp riêng và trang thiết bị nghiên cứu riêng như các khoa học cụ thể nên tính chân lý của các kết luận triết học không được bảo đảm. Có thể nói, cả hai quan điểm trên đây về mối quan hệ giữa triết học và các khoa học thực chất là cực đoan, sai lầm và đều rơi vào một trong hai thái cực của cùng một lối tư duy siêu hình. Bởi lẽ, để giải quyết một cách có hiệu quả những vấn đề cụ thể mà cuộc sống đặt ra, cần phải có sự kết hợp chặt chẽ cả hai loại tri thức: một là, tri thức lý luận (trong đó có tri thức triết học và tri thức các khoa học chuyên ngành) và hai là, tri thức thực tiễn (trong đó có sự hiểu biết tình hình thực tiễn và trình độ tay nghề, kinh nghiệm được biểu hiện, trải nghiệm qua sự nhạy cảm với thực tiễn). Sự ra đời chủ nghĩa duy vật biện chứng đã đem lại một quan điểm mới, tích cực về mối quan hệ giữa triết học và các khoa học. Trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng, dưới ánh sáng của khoa học hiện đại và thực tiễn xã hội, mối quan hệ giữa triết học và các khoa học được hiểu ở một tầm cao mới, sâu sắc hơn, gắn liền với các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Giải quyết mối quan hệ này có ý nghĩa sâu sắc đối với sự phát triển của bản thân triết học, cũng như của các khoa học, và có tầm quan trọng đặc biệt tác động đến sự phát triển của đời sống xã hội trong giai đoạn hiện nay. Mối quan hệ giữa triết học và các khoa học là mối quan hệ biện chứng, vừa có sự thống nhất vừa có sự khác biệt, tác động qua lại lẫn nhau. Triết học và các khoa học đều là khoa học, thuộc về lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội, là các hình thái ý thức xã hội nên đều là sự phản ánh tồn tại xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Cả triết học, cả các khoa học khác đều có nguồn gốc sâu xa xuất phát từ thực tiễn, là sản phẩm của thực tiễn, do nhu cầu phát triển của sản xuất và đời sống, đều hình thành và phát triển gắn liền với thực tiễn, nhằm đáp ứng nhu cầu tất yếu của con người. Chính điều này đã được Ph. Ăngghen khẳng định trong tác phẩm bút chiến “Chống Đuy-rinh”: “Cũng như tất cả các khoa học khác, toán học sinh ra từ những nhu cầu thực tiễn của con người” (C. Mác và Ph. Ăng-ghen, tập 20, tr.59). Cùng với sự phát triển của sản xuất và SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 70 (04/2020) 16 thực tiễn, đối tượng nghiên cứu của triết học và các khoa học ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp nên triết học cùng các khoa học cũng không ngừng phát triển và đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với đời sống xã hội. Mặt khác, triết học và các khoa học khác có điểm chung là sử dụng các công cụ của tư duy logic, của lý trí, trí tuệ con người thông qua sự khái quát hóa, trừu tượng hóa, hệ thống hóa để thiết lập nên các mệnh đề, nguyên lý, phạm trù, quy luật. Như vậy, cơ sở khách quan của mối quan hệ giữa triết học và các khoa học, đó là thực tiễn. Trên cơ sở thực tiễn mà triết học và các khoa học, hình thành và phát triển. Nhờ có thực tiễn mà các nguyên lý, quy luật, phạm trù của triết học, các kết quả của các khoa học mới thể hiện tính chân lý, thể hiện sự phù hợp với hiện thực. Chính thực tiễn là cơ sở thống nhất giữa triết học và các khoa học. Thực tiễn đã gắn kết triết học và các khoa học trong mối quan hệ biện chứng và tạo thành một chỉnh thể – một hệ thống các khoa học. Tính đặc thù của mối quan hệ giữa triết học và các khoa học là ở chỗ, tùy vào từng giai đoạn phát triển cụ thể mà cái này hay cái kia nổi trội lên hàng đầu đóng vai trò chi phối. Giữa triết học và các khoa học có sự tác động qua lại lẫn nhau; trong đó triết học đóng vai trò là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận cho sự phát triển của các khoa học khác, còn các khoa học cung cấp dữ liệu để từ đó triết học khái quát thành các quan điểm chung nhất, kiểm chứng các luận điểm của nó. 3. Vai trò của triết học đối với các khoa học Trong quá trình hình thành, phát triển trên 2500 năm, triết học đóng vai trò là thế giới quan và phương pháp luận phổ biến cho các khoa học cụ thể, là cơ sở lý luận để đánh giá các thành tựu của các khoa học, vạch ra phương hướng phát triển và phương pháp nghiên cứu của các khoa học. a. Vai trò thế giới quan của triết học đối với các khoa học Theo nghĩa khoa học, thế giới quan là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy, về chính bản thân và cuộc sống của con người và loài người”. Như vậy, trong thế giới quan đã bao hàm nhân sinh quan, tức là toàn bộ những quan niệm về cuộc sống của con người và loài người. Sự hình thành lý tưởng là trình độ phát triển cao của thế giới quan. Thế giới quan là nhân tố định hướng cho quá trình hoạt động sống của con người. Thế giới quan như một “thấu kính” qua đó con người xác định mục đích, ý nghĩa cuộc sống và lựa chọn cách thức đạt mục đích đó. Trình độ phát triển của thế giới quan là tiêu chí quan trọng về sự trưởng thành của mỗi cá nhân và cộng đồng nhất định. Triết học ra đời với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan, làm cho thế giới quan phát triển như một quá trình tự giác dựa trên sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tri thức do các khoa học đưa lại. Triết học là hạt nhân lý luận, là bộ phận quan trọng nhất trong thế giới quan, bởi vì triết học mô tả những vấn đề của thế giới quan bằng hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật; nó chi phối các quan niệm khác của thế giới quan, như quan niệm về đạo đức, văn hóa, chính trị, pháp luật, thẩm mỹ, tôn giáo.v.v. Triết học trang bị cho con người những quan niệm về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy, về chính bản thân và cuộc sống của con người và loài người, và chính là chức năng thế giới quan của triết học. NGUYỄN NGỌC KHÁ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 17 Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là cơ sở lý luận của hai thế giới quan triết học cơ bản đối lập nhau. Vì vậy, chúng đóng vai trò là hạt nhân, là nền tảng thế giới quan của các hệ tư tưởng đối lập nhau. Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học biểu hiện bằng cách này hay cách khác cuộc đấu tranh giữa những giai cấp, những lực lượng xã hội đối lập nhau. Do đó, thế giới quan đúng đắn là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực giúp cho con người sáng tạo trong hoạt động; ngược lại, thế giới quan sai lầm làm cho con người sống thụ động hoặc sai lệch trong hoạt động nói chung, hoạt động khoa học nói riêng. Về vai trò của triết học đối với các khoa học, trước hết là cơ sở để giải thích và định hướng nhận thức và hoạt động của các khoa học. A. Einstein (A. Anh-xtanh) đã từng nhận xét vào năm 1954 rằng, những khó khăn mà nhà vật lý hiện nay đang vấp phải trong lĩnh vực của mình đã buộc ông ta phải đề cập đến những vấn đề triết học nhiều hơn nhiều so với nhà vật lý của các thế hệ trước. M. Plank - nhà vật lý, cha đẻ của cơ học lượng tử khẳng định rằng, thế giới quan của người nghiên cứu luôn tham gia vào việc xác định hướng nghiên cứu của người đó (Xem: Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015, tr.168). Vì vậy, nghiên cứu triết học giúp ta định hướng hoàn thiện thế giới quan. M. Plank cũng có nhận xét tương tự như A. Einstein: “Một tập hợp những sự kiện mới càng rối rắm bao nhiêu, các tư tưởng mới càng nhiều hình nhiều vẻ bao nhiêu thì nhu cầu phải có một thế giới quan liên kết lại càng cảm thấy trở nên bức thiết bấy nhiêu. Xu hướng tìm đến thế giới quan liên kết này có ý nghĩa lớn lao không chỉ đối với vật lý học, mà còn đối với toàn bộ khoa học tự nhiên” (Dẫn theo: Lê Hữu Tầng, 2006, tr.21). Như vậy, khi đi vào giải quyết những vấn đề cụ thể của hoạt động nhận thức và thực tiễn, người nghiên cứu sớm muộn sẽ vấp phải những vấn đề chung, trong đó có những vấn đề triết học mà việc giải quyết chúng là cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề cụ thể của các khoa học. Triết học có vai trò thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của các khoa học. Vai trò thúc đẩy hay kìm hãm của triết học đối với các khoa học tùy thuộc vào nội dung và bản chất của triết học ấy là tiến bộ hay lạc hậu, cách mạng hay phản cách mạng, tích cực hay tiêu cực. Triết học sáng suốt dẫn đường cho các khoa học phát minh, sáng chế. Lịch sử của các khoa học cho thấy tất cả các phát minh khoa học, nhất là những phát minh có ý nghĩa vạch thời đại đều được định hướng hay ảnh hưởng bởi những tư tưởng triết học dẫn đường nào đó. Những hạn chế trong tư tưởng triết học sẽ dẫn tới cản trở sự phát triển của khoa học và thực tiễn. Chính do ảnh hưởng của thế giới quan duy tâm, tôn giáo nên đã xuất hiện thuyết “Địa tâm” của Ptoleme (Ptô-lê-mê). Đặc biệt, trong đêm trường trung cổ ở Tây Âu do sự thống trị của tôn giáo và thần học, do ảnh hưởng, chi phối của thế giới quan duy tâm và chủ nghĩa kinh viện nên khoa học cũng như thực tiễn trở nên trì trệ, không phát triển trong suốt 11 thế kỷ. Như vậy, các nhà khoa học không cần phải nghi ngờ, dao động rằng triết học có cần thiết hay không, mà cần phải tìm kiếm, lựa chọn tư tưởng triết học nào dẫn đường, chỉ lối, như Ph.Ăng-ghen đã nhấn mạnh: “Vấn đề chỉ ở chỗ họ muốn bị chi phối bởi một thứ triết học tồi tệ hợp mốt, hay họ muốn được hướng dẫn bởi một hình thức tư duy lý luận dựa trên sự hiểu biết về lịch SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 70 (04/2020) 18 sử tư tưởng và những thành tựu của nó” (C.Mác và Ph.Ăng-ghen, tập 20, tr.693). Triết học, dù là khác nhau trong các hệ thống hay trường phái khác nhau nhưng đều có cách lý giải nhất định về thế giới, từ đó nội dung cốt lõi của nó bao giờ cũng bao gồm những quan điểm lý luận chung nhất về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó. Trên cơ sở của sự lý giải ấy, triết học trở thành cái định hướng cho con người trong hành động, củng cố và phát triển thế giới quan của mỗi cá nhân và cộng đồng. Các quan điểm triết học giúp con người nhận thức và hoạt động thực tiễn bao giờ cũng xuất phát từ một lập trường nhất định. Lập trường xuất phát ấy giúp con người thấy trước được phương hướng vận động chung của đối tượng, từ đó xác định được con đường cần đi, phương hướng, cách thức giải quyết vấn đề, tránh được những mò mẫm, mù quáng. Và như vậy, xuất phát từ những lập trường triết học khác nhau, con người sẽ đi đến chỗ lựa chọn những phương hướng và cách thức giải quyết vấn đề một cách khác nhau. Điều đó có nghĩa là, việc chấp nhận hay không chấp nhận một lập trường triết học nào đó không chỉ đơn thuần là đối với một thế giới quan nhất định hay một cách lý giải nhất định về thế giới, mà còn là sự chấp nhận hay không chấp nhận một phương pháp luận nhất định chỉ đạo hành động. Vậy là, khi trở thành cái định hướng cho con người trong hành động, triết học thực hiện một chức năng khác - chức năng phương pháp luận. b. Vai trò phương pháp luận của triết học đối với các khoa học Vai trò phương pháp luận của triết học đối với nhận thức và thực tiễn thể hiện ở chỗ, nó đóng vai trò định hướng trong việc chỉ đạo tìm kiếm, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp để thực hiện hoạt động nhận thức và thực tiễn sao cho có hiệu quả nhất. Triết học trang bị cho con người những nguyên tắc phương pháp luận để chỉ đạo hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người; đó chính là chức năng phương pháp luận của triết học. Theo nghĩa khoa học, phương pháp (methodos) là hệ thống những nguyên tắc được rút ra từ tri thức về các quy luật khách quan để điều chỉnh hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm thực hiện mục tiêu nhất định. Trong đời sống xã hội, để đạt được mục đích đề ra, con người có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết một công việc nào đó, nên luôn có xu hướng đi tìm tòi, tìm kiếm các phương pháp tối ưu nhất, giản đơn nhất, tiện lợi nhất, tiết kiệm thời gian nhất, nhưng lại đạt hiệu quả cao nhất. Để thỏa mãn nhu cầu ấy, trong lĩnh vực nhận thức đã xuất hiện một khoa học chuyên nghiên cứu về phương pháp, xác định phạm vi và khả năng áp dụng các phương pháp. Khoa học ấy, chính là phương pháp luận. Phương pháp luận (methodologie) là lý luận về phương pháp, là khoa học về phương pháp, là hệ thống các quan điểm, nguyên lý chỉ đạo để xác định các nguyên tắc hợp thành phương pháp, cũng như xác định phạm vi và khả năng áp dụng các phương pháp. Mỗi luận điểm triết học đồng thời là một nguyên tắc trong việc xác định phương pháp, phạm vi và khả năng áp dụng các phương pháp. Triết học trang bị cho con người có được phương pháp luận chung nhất, giúp con người trở nên năng động sáng tạo, chủ động hơn trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, phù hợp với xu hướng phát triển nói chung. NGUYỄN NGỌC KHÁ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 19 Khi triết học giúp cho con người có được cái nhìn tổng quát, có cách lý giải đúng đắn về chiều hướng và về những biến động trên thế giới, về xã hội, về bản thân mình thì chính triết học đã giúp con người có được sự định hướng đúng đắn trong hành động và củng cố sự quyết tâm hành động để đạt được mục đích của mình. Chính triết học sẽ giúp con người rèn luyện khả năng tư duy mềm dẻo, nhạy bén, vừa là để tự nhận thức bản thân mình, vừa là để nhận thức đúng đắn và chính xác hoàn cảnh khách quan và dự báo được những biến động của xã hội. Triết học không chỉ giúp con người có được cách nhìn nhận đúng đắn thế giới, mà còn giúp con người có được khả năng đánh giá những biến động đang diễn ra, gợi mở cách đi, hướng giải quyết các vấn đề mà cuộc sống đặt ra. Nó vừa thực hiện chức năng giải thích thế giới và vừa góp phần biến đổi thế giới. Khẳng định trên đây cho thấy triết học không phải là một cái gì xa xôi, viển vông; ngược lại, nó gắn bó hết sức mật thiết với cuộc sống, với thực tiễn và đặc biệt có giá trị định hướng cho các khoa học. Sự phân tích, lý giải triết học đối với các dữ liệu khoa học cũng chính là sự nghiên cứu các hiện tượng ở tầm khái quát. Triết học không đi sâu giải quyết các vấn đề khoa học cụ thể, mà đi sâu giải quyết các vấn đề thuộc về lý luận phổ quát. Phát triển song hành cùng các khoa học cụ thể, triết học vạch ra logic của các quá trình nhận thức, trở thành phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học. Thực tiễn phát triển của triết học và các khoa học đã chỉ ra rằng, triết học đi trước các khoa học cụ thể trên nhiều lĩnh vực, bằng những kết luận đúng đắn, bằng những phỏng đoán và dự đoán mang tính vượt thời đại, triết học đã vạch đường, cổ vũ cho các khoa học tiến lên, định hướng cho các khoa học phát triển, trang bị những công cụ nhận thức để các khoa học khắc phục những khó khăn, trở ngại trên con đường phát triển của mình. Chẳng hạn: tư tưởng về tính quy luật của sự phát triển đã được nêu lên trong triết học sớm hơn nhiều thế kỷ trước khi nó được chứng minh trong các khoa học cụ thể; thuyết nguyên tử ra đời sớm hơn hàng nghìn năm trước khi nguyên tử được các khoa học phát hiện ra trong thực tế; tư tưởng của V. I. Lênin về tính vô tận, vô hạn trong cấu trúc vật chất và tính đa dạng về chất của nó là cơ sở lý luận phổ biến cho các khoa học xây dựng bức tranh chung về thế giới. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại với sự phát triển nhanh chóng của khoa học, cũng như những ứng dụng rộng rãi của nó trong thực tiễn đã và đang làm thay đổi sâu sắc đời sống con người. Con đường duy nhất để khắc phục những giáo điều, khuôn sáo, trì trệ là nắm chắc và vận dụng đúng phép biện chứng duy vật, vì phép biện chứng duy vật là phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học và thực tiễn. Không phải ngẫu nhiên, Hồ