Môn hạ sảnh ấn ( Ấn của sảnh Môn Hạ)

Trong số hiện vật ấn chương còn lưu giữ được tới ngày nay thì quả ấn đồng có tên gọi Môn hạ sảnh ấn được coi là quả ấn đồng cổ nhất có niên đại rõ ràng nhất ở Việt Nam. Theo hồ sơ lưu trữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia) và theo cuốn “Ấn chương Việt Nam - từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIX” của tác giả Nguyễn Công Việt, do Nxb KHXH xuất bản năm 2005, cho biết về nguồn gốc của chiếc ấn: được phát hiện tại xã Hương Giang, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh năm 1962. Hiện nay chiếc ấn đang được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

pdf7 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 2040 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môn hạ sảnh ấn ( Ấn của sảnh Môn Hạ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn hạ sảnh ấn ( Ấn của sảnh Môn Hạ) Trong số hiện vật ấn chương còn lưu giữ được tới ngày nay thì quả ấn đồng có tên gọi Môn hạ sảnh ấn được coi là quả ấn đồng cổ nhất có niên đại rõ ràng nhất ở Việt Nam. Theo hồ sơ lưu trữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia) và theo cuốn “Ấn chương Việt Nam - từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIX” của tác giả Nguyễn Công Việt, do Nxb KHXH xuất bản năm 2005, cho biết về nguồn gốc của chiếc ấn: được phát hiện tại xã Hương Giang, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh năm 1962. Hiện nay chiếc ấn đang được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Môn hạ sảnh ấn có kích thước: Cao: 8,5cm; Dài: 7 cm; Rộng: 7 cm; trọng lượng: 1,4kg. Ấn hình vuông, tạo ba cấp. Núm ấn tạo hình chữ nhật, chỏm cong, giống hình bia đá. Hai bên cạnh lưng ấn khắc hai dòng chữ Hán. Bên phải có 4 chữ, phiên âm: “Môn hạ sảnh ấn” (ấn của sảnh Môn hạ). Bên trái khắc 11 chữ, phiên âm: “Long khánh ngũ niên ngũ nguyệt nhị thập tam nhật tạo” (chế tạo vào ngày 23 tháng 5, năm thứ 5 niên hiệu Long Khánh, đời vua Trần Duệ Tông, 1377). Mặt ấn hình vuông, kích thước 7,3cm x 7,3cm, đúc 4 chữ kiểu triện “Môn hạ sảnh ấn”. Ấn được đúc vào ngày 23 tháng 5 năm Long Khánh thứ 5 đời vua Trần Duệ Tông (1377). Dòng chữ khắc trên mặt ấn và hình dấu Môn hạ sảnh ấn đã cho chúng ta biết đây là con dấu của một chức quan thời Trần. Nhưng “Môn hạ sảnh” là cơ quan gì, chức năng nhiệm vụ của nó như thế nào, ai là chủ sở hữu của quả ấn? Đó là điều nan giải khiến chúng ta phải tìm từ cội nguồn của “Môn hạ sảnh”. Môn hạ sảnh là cơ quan Trung ương nằm trong bộ ba “Tam sảnh” gồm: Thượng thư sảnh, Trung thư sảnh và Môn hạ sảnh. Đây là ba cơ quan cao nhất của triều đình nhà Trần. Môn hạ sảnh là cơ quan thân cận của nhà Vua, có nhiệm vụ giữ bảo ấn, chuyển lệnh của Vua tới các quan, nhận lời tấu của Vua và các công việc lễ nghi trong cung. Chức quan này ở triều Trần cũng đều do những đại thần tài giỏi đảm nhiệm như: Năm Khai Thái thứ 6 (1329), đời vua Trần Minh Tông phong cho Vũ Nghiêu Tá làm Nhập Nội Hành Khiển Môn hạ Hữu Ty Lang Trung. Năm Khai Hựu thứ 11 (1399), vua Trần Hiến Tông lấy Trương Hán Siêu làm Môn hạ Hữu Ty Lang Trung rồi sai Trương Hán Siêu cùng Nguyễn Trung Ngạn biên soạn bộ Hoàng Triều Đại Điển và khảo đính bộ Hình Thư để ban hành. Các đại thần tài giỏi này tuy đã làm ở Sảnh rồi vẫn được kiêm nhiệm các chức vụ khác như Hành khiển Phạm Sư Mạnh năm Đại Trị thứ 5 (1362) được vua Trần Dụ Tông phong thêm chức Tri khu mật viện sự... Cũng có người có công với nhà vua nên cũng được giữ chức Hành khiển như Nguyễn Nhiên năm Thiệu Khánh thứ nhất (1370) được vua Trần Nghệ Tông trả ơn cho làm Hành Khiển tả Tham Tri chính sự. Chiếc ấn đồng Môn Hạ Sảnh ấn đúc vào năm 1377 được dùng để đóng trên những văn bản hành chính quan trọng của triều đình bắt đầu từ đời Trần Phế Đế về sau. Cho tới nay, những phát hịên về ấn đồng các triều đại phong kiến Việt Nam trên đất nước ta rất ít, chính vì thế, Môn Hạ Sảnh ấn là chiếc ấn đồng có nội dung rõ ràng nhất, niên đại cụ thể nhất liên quan đến lịch sử hành chính trung ương triều Trần, xứng đáng là Bảo vật Quốc gia của Việt Nam.
Tài liệu liên quan