1. Lẽ dĩ nhiên: Bản sắc văn hóa tộc người luôn ẩn tàng trong các biểu hiện văn hóa cụ thể của tộc người đó. Cũng có một mỗi liên hệ như thế giữa Hương ước và bản sắc văn hóa Việt Nam. Bởi lẽ, từ Hương ước, toát lên một nét thuộc về tâm thức văn hóa Việt. Tính dung hòa hay khoan hòa. Phần còn lại của bài sẽ gắng chứng minh cho nhận định vừa nêu.
2. Hầu hết các học giả Việt Nam, với điều kiện tư liệu hiện nay, đều xác định mốc xuất hiện của H¬ương ước là từ thế kỉ XV – thời Lê sơ (Hương ước được hiểu như là các văn bản ghi những điều ước của làng bằng chữ Hán hoặc Nôm)... Chí ít thì dưới thời Lê Thánh Tông trị vì (1490 - 1497), trong số các văn kiện về nội chính của triều đinh, có một chỉ dụ nhằm hạn chế việc các làng lập Hương ước . Chứng tỏ bấy giờ, việc lập Hương ước đã khá phổ biến. Các thời kì sau đó, Hương ước tiếp tục tồn tại và nảy nở. Trong bài, người viết chỉ giới hạn việc khảo sát loại hình Hương ước cho đến cuối thế kỉ XIX. Vì từ đó trở về sau, bản thân Hương ước đã phát sinh nhiều yếu tố khác.
Vậy là, Hương ước đã tồn tại quan suốt thời kì phát triển điển hình của chế độ phong kiến tập quyền Việt Nam. Các bối cảnh (context) của Hương ước là như thế. Ấy mà, suốt mấy trăm năm đó, không vì cái bóng của nền quân chủ hắt xuống mà Hương ước nơi làng xã trở nên nhạt mờ. Trái lại, nó vẫn hiện diện một cách sinh động trong đời sống làng, giữ vai trò như một “cương lĩnh tinh thần” (Từ Chi) của cộng đồng thôn ổ.
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2139 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một nét bản sắc văn hóa Việt Nam ( nhìn từ hương ước), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT NÉT BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM
( NHÌN TỪ HƯƠNG ƯỚC)
1. Lẽ dĩ nhiên: Bản sắc văn hóa tộc người luôn ẩn tàng trong các biểu hiện văn hóa cụ thể của tộc người đó. Cũng có một mỗi liên hệ như thế giữa Hương ước và bản sắc văn hóa Việt Nam. Bởi lẽ, từ Hương ước, toát lên một nét thuộc về tâm thức văn hóa Việt. Tính dung hòa hay khoan hòa. Phần còn lại của bài sẽ gắng chứng minh cho nhận định vừa nêu.
2. Hầu hết các học giả Việt Nam, với điều kiện tư liệu hiện nay, đều xác định mốc xuất hiện của Hương ước là từ thế kỉ XV – thời Lê sơ (Hương ước được hiểu như là các văn bản ghi những điều ước của làng bằng chữ Hán hoặc Nôm)... Chí ít thì dưới thời Lê Thánh Tông trị vì (1490 - 1497), trong số các văn kiện về nội chính của triều đinh, có một chỉ dụ nhằm hạn chế việc các làng lập Hương ước Dẫn theo Từ Chi: Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người, Nxb Văn hóa dân tộc – Tạp chí văn hóa nghệ thuật, H. 2001, tr. 352.
. Chứng tỏ bấy giờ, việc lập Hương ước đã khá phổ biến. Các thời kì sau đó, Hương ước tiếp tục tồn tại và nảy nở. Trong bài, người viết chỉ giới hạn việc khảo sát loại hình Hương ước cho đến cuối thế kỉ XIX. Vì từ đó trở về sau, bản thân Hương ước đã phát sinh nhiều yếu tố khác.
Vậy là, Hương ước đã tồn tại quan suốt thời kì phát triển điển hình của chế độ phong kiến tập quyền Việt Nam. Các bối cảnh (context) của Hương ước là như thế. Ấy mà, suốt mấy trăm năm đó, không vì cái bóng của nền quân chủ hắt xuống mà Hương ước nơi làng xã trở nên nhạt mờ. Trái lại, nó vẫn hiện diện một cách sinh động trong đời sống làng, giữ vai trò như một “cương lĩnh tinh thần” Từ Tri, Sđd, tr. 311.
(Từ Chi) của cộng đồng thôn ổ.
Những gì vừa nêu dấy lên trong ta cảm giác về sự tồn tại của một mối mâu thuẫn: Giữa một bên là việc hiện hữu (existence) của Hương ước tượng trưng cho tính tự trị của làng (có câu “phép vua thua lệ làng” _ Hương ước chính là lệ làng đấy thôi); Với một bên là xu hướng TW tập quyền, xu hướng chối bổ mọi biểu hiện cục bộ địa phương chủ nghĩa (Régionaliame), mà cái Hương ước lại có vẻ như “nhuốm” một sắc màu cục bộ! Đãng lẽ có cái này thì phải thôi cái kia: Tập quyền thì không chấp nhận tự trị và đã có tự trị thì tập quyền khó lòng phát triển theo đúng nghĩa của nó. Thế nhưng, trong lịch sử làng xã Việt vẫn không mất hết quyền tự trị, mà xu hướng tập quyền vẫn là một hiện thực khó lòng chối cãi.
Tìm hiểu vấn đề, mới vỡ lẽ ra rằng: Cái gọi là mâu thuẫn ấy chỉ là một ảo giác (illusion). Kì thực, giữa làng với nước đã không có một đường biên ngăn cách đến mức chúng trở thành hai, cực thực thể hoàn toàn biệt lập với nhau: Đã diễn ra một sự nhân nhượng lẫn nhaugiữa nước với làng. Tình hình đó ảnh xạ qua Hương ước.
2.1. Như ta đã biết, từ Lí – Trần trở đi, các ông vua Việt Nam đều muốn tiến hành con đường tập quyền. Nó vừa là một đòi hỏi khách quan, lại vừa là một hiện thực. Trong quá trình đó, có một điều mà các triều đại không thể không tính đến: Sự hiện diện của một biển tiểu nông bao gồm các làng xã với cả sức mạnh truyền thống lẫn hiện tại của nó. Hơn nữa, làng xã lại có vai trò cực kì quan trong đối với Nhà nước: Đó là hạ tầng sản xuất kinh tế nông nghiệp lúa nước nuôi sống cả Quốc gia, là nguồn để Nhà nước thu thuế, bắt phu, huy động lực lượng cho quân đội...
Trên thực tế, bất cứ triều đại nào cũng muốn hút cơ sở về TW. Chức xã quan ra đời có lẽ để thể hiện ý nguyện đó. Nhưng việc thực hiện được đến đâu lại là một chuyện khác, chỉ bởi cái chức quan đó có một thân phận cực kỳ chìm nổi – khác hẳn các chức quan khác trong lịch sử hệ thống quan chức Việt Nam. Theo sử cũ, đời Lý chưa đặt chức xã quan (hay một loại hình quan chức nào tương đương). Sang đời Trần, Thái Tông bắt đầu đặt các chức đại tư xã, tiểu tư xã; quan từ ngũ phẩm trở lên là đại tư xã, lục phẩm trở xuống là tiểu tư xã, cùng với xã trưởng, xã giám đều là xã quan, giữ việc làm hộ tịch, chức vụ cũng xem là quan trọng. Các đời sau noi theo không đổi Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, TII, Quan chức chí – Lễ nghi trí, Nxb Sử học, H. 1961, tr. 31.
. Đến Thuận Tông, trong đời Quang Thái (1397) mới bãi chức xã quan. Vì sao mà bỏ? Phải chăng vì sự có cũng như không (về mặt hiệu năng) của nó khi mà sự kiểm soát của Nhà nước ở vùng trung tâm thời Mạt Trần đầy biến động còn hạn chế nói chi đến các vùng cơ sở, các vùng ngoại vi (suburban) xa xôi! Đên hậu Lê, nhất là dưới thời Lê Thánh Tông, trong nỗ lực xây dựng một mô hình tập quyền cao độ, Nhà nước rất quan tâm đến làng xã và có các chính sách cụ thể. Phan Huy Chú: “Nhà Lê, khi mới dựng Nước, lại đặt xã quan, xã lớn 3 người, xã vừa 2 người, xã nhỏ 1 người. Thánh Tông, trong đời Quang Thuận, đổi xã quan làm xã trưởng. Sự Trung Hưng, trong đời Vĩnh Thọ (1658) lại sai các châu chọn đặt xã trưởng, xã tư, lấy nho sinh, sinh đồ làm các chức ấy, giao cho chỉnh lý việc làng, khám hỏi các việc kiện cáo... Đến giữa đời Cảnh Trị (1663 - 1672), lại sai chọn con em nhà lương thiện cho làm xã trưởng, để dạy dỗ nhân dân trong xã, hạn 3 năm được xét công việc thì thăng làm huyện quan. Trong đời Bảo Thái (1720) lại đinh phép khảo khóa, những xã lớn, xã vừa, xã nhỏ, đều định danh số, giao cho các xã trưởng coi giữ làng mạc, thu nộp thuế điền, thuế đinh, nếu hai lần khảo đều làm việc giỏi, sẽ được cất nhắc cho chức phẩm, lệ cứ ba năm xét công một lần” Pha Huy Chú, Sđd, tr. 32.
.
Nhưng những sự xếp đặt có một bề ngoài rất bài bản đó trong thời Hậu Lê, chỉ đến đây thôi. Vì: “về sau lâu dần bỏ lệ ấy không thi hành nữa. Những đời Long Đức (1732) Vĩnh Hựu (1735) về sau, việc đặt xã trưởng đều do ở dân, phép khảo khóa bỏ đi, mà chức xã quan không coi trọng nữa” Pha Huy Chú, Sđd, tr. 32.
.
Triều Nguyễn cai trị đất nước, với Minh Mạng - Ông vua có khát vọng tái hiện công nghiệp của Lê Thánh Tông bằng cách củng số sức mạnh vào tay Nhà nước tập quyền TW, đã thi hành nhiều chính sách mạnh mẽ đối với các vùng biên: Áp dụng chế độ lưu quan - đưa quan lại của triều Đinh lên cai trị trực tiếp các châu, huyện vùng dân tộc thiểu số (1853), tiến hành cải cách hành chính trên quy mô cả nước (1831 - 1832); Thực hiện chính sách quân điền ở Bình Định (1838). Dưới triều đại Minh Mệnh, nước Đại Nam lộ được nhiều thành tựu trên nhiều mặt; Nhưng – cũng đừng quên rằng: 20 năm Minh Mệnh tại vị (1820 -1840) cũng là khoảng thời gian xuất hiện những phản ứng cực kỳ mạnh mẽ của các tầng lớp ở cơ sở với 250 cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ khác nhau, đã để lại những vết rạn (crack) nhất định trong bộ máy quyền lực của triều Nguyễn sau này. Nên lí giải hiện tượng đó như thế nào? Ở một góc độ nào đó, có thể xem đó như là một ứng phó (Response) của chủ nghĩa địa phương, của tính tự trị làng xã, của cái truyền thống (tradition) trước sự tác động của những thách thức (challenge) mới mẻ về tính chất đến từ chính quyền bên trên. Các chính sách của Minh Mệnh tác động lên các vùng cơ sở, rất có thể, đã rơi vào tình trạng mang tính quy luật mà Ănghen từng chỉ ra một cách tài tình: “Mỗi bước tiến mới sẽ tất yếu biểu hiện ra như là một sự xúc phạm tới cái thiêng liêng, là một sự nổi loạn chống lại trạng thái cũ, đang suy đồi nhưng được tập quán thần thánh hóa”.
Người viết cố ý dông dài (giông dài) bàn luận về sự thăng trầm của chức xã quan qua các triều đại cốt để nói rằng: Dầu sao đi chăng nữa, thì từ thế kỉ XV trở về sau, các ông vua Việt Nam, về đại thể, đã thực hiện một con đường chuyên chế có giới hạn: Họ đã không cho phép mình lãng quyên sự có mặt của một biến làng xã - phải nhân nhượng nó, và vì thế mà Hương ước mới có cơ hội tồn tại chăng?
Phải nói rằng: Hương ước đã phần nào thể hiện tính tự trị của làng. Các bản Hương ước đề cập đến hầu hết những vẫn đề quan trọng của làng xã: Đọc “Hương ước Thái Bình”, “Hương ước Thanh Hóa”, “Hương ước cổ Hà Tây”, ta thấy nội dung của chúng thường hàm chứa các mặt sau:
- Việc bầu báng.
- Việc tế tự.
- Việc canh phòng (tài sản gia đình, của công và hoa màu).
- Các loại hình thưởng phạt.
- Việc khao vọng, biếu xén (lên lão, đỗ đạt, thăng chức).
- Việc chia ruộng...
Nói chung, đó là những vấn đề thiết yếu nhất, thời sự nhất của làng. Mặt khác, những giao ước của làng luôn được bổ sung trong các bản Hương ước – khiến cho nội dung của nó luôn “đầy” lên, luôn bắt kịp các diễn biễn của việc làng. Ví dụ: Hương ước thôn Dương Liễu, xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức – Hà Tây từ 1668 – 1800 đã liên tục được bổ sung đến ít nhất cũng là mười lần. Các khoán ước còn sót lại của Dương Liễu cung cấp các thông tin như sau:
- (I) Khoán ước lập ngày 20 tháng 8 năm Cảch Trị 6 (1668).
- (II) Khoán ước lập ngày 19 tháng 2 năm Cảnh Trị 8 (1670).
- (III) Khoán ước lập ngày 20 tháng 3 năm Cảnh Trị 8 (1670).
- (IV) Khoán ước lập ngày mồng 10 tháng 7 năm Cảnh Trị 4 (1666).
- (V) Khoán ước lập ngày 18 tháng 10 năm chính Hòa 12 (1691).
- (VI) Khoán ước lập ngày 21 tháng giên năm Vĩnh Hựu 5 (1739).
- (VII) Khoán ước lập ngày mồng 1 tháng 4 năm Cảnh Hưng thư 10 (1749)
- (VIII) Khoán ước lập ngày 19 tháng 5 năm Cảnh Hưng thư 15 (1754)
- (IX) Khoán ước lập ngày mồng 8 tháng 10 năm Cảnh Hưng 21 (1760)
- (X) Khoán ước lập tháng 3 năm Cảnh Thịnh 8 (1800) Xem: Hương ước cổ Hà Tây, Sđd, tr. 36 – 59.
.
Các hiện tượng tương tự không hề hiếm trong Hương ước ở các địa phương khác. Vả lại, một phần nội dung của Hương ước là sự cố định trong cộng đồng làng – những giá trị liên quan đến đạo đức, luân lý... trở thành hệ giá trị của cộng đồng. Cho nên, ta bắt gặp bóng dáng của các tập quán pháp xưa phảng phất trong Hương ước, nó thuộc về thế ứng xử ngàn đời của tâm thức Việt: Qui định về thờ tự các đền miếu trong làng – liên quan đến tục thờ cúng tổ tiên của người Việt; Các lệ đối với dân nhập cư, lệ mừng lên lão – gợi nhắc đến tục trọng xỉ, lệ nộp “cheo” cho làng, lệ bảo vệ các công trình của cộng đồng làng. Do đó, trong điều kiện Nhà nước và cơ sở xa cách, phép Vua khó lòng thẩm thấu vào các làng thì Hương ước là công cụ đắc dụng để điều chỉnh những mối qua hệ phức tạp của cộng đồng (mà ta vẫn quen gọi là việc làng). Có lẽ vì thế mà một số người, kể cả các chuyên gia về Luật, xem Hương ước như một bộ Luật, đúng hơn là một bộ “tiểu luật” tồn tại bên cạnh bộ luật của Nhà nước Lê Đức Tiết, Văn hóa pháp lý Việt Nam, Tư pháp, H. 2005, tr. 132 -133.
.
Điều đáng nói là với Hương ước, cá tính của thế giới làng xã vẫn được biểu hiện chứ không đến nỗi bị nhòe mờ đi trước sức hút của bộ luật Nhà nước: Ở chỗ, thống qua bộ tiểu luật, làng tự quản lãnh lấy được chính mình và không quá phụ thuộc vào Nhà nước TW. Chúng ta hãy cảm nhận trích đoạn sau trong Hương ước làng Cổ Ninh – một làng cổ ở châu thổ Bắc Bộ.
“Đại để nghe rằng, Hương đảng là một tiểu triều đình nhỏ. Hương đảng mà có điều ước cũng như triều đình có luật lệ, nếu không nghiêm chỉnh thì ai người ta chịu theo...” Dân theo, Vũ Duy Mền, Hương ước làng xã Bắc Bộ Việt Nam với luật làng Kanto Nhật Bản (thế kỷ XVII - XIX), Viện sử học, H. 2001, tr. 69.
. Người viết chưa được đọc Hương ước (hay là loại hình văn bản có thức năng tương tự) của các nước trong khu vực để có thể tránh rơi vào tình trạng võ đoán. Nhưng theo GS. Phan Đại Doãn thì Hương ước Trung Hoa và Thái Lan, Inđônêxia không có tính ước chế cao như Hương ước Việt Nam.
Như vậy, luận điểm đầu tiên được rút ra là: Chấp nhận sự tồn tại của một bộ tiểu luận song hành với bộ luật Nhà nước là một sự nhân nhượng hay là một biểu hiện nhân nhượng của chính quyền phong kiến đối với làng xã.
2.2. Cho lên, cách nhìn của người Việt là xuất phát từ chính quyền bên trên. Tình hình sẽ khác nếu ta đi từ hệ thống làng xã bên dưới.
Rõ ràng, khi bước vào thời đại phong kiến, làng xã Việt Nam vẫn mang theo vết tích của các công xã tự trị trước đây. Nhưng, trong bối cảnh mới, khi mà con đường tập quyền đó trở thành xu thế khó cưỡng của lịch sử thì liệu làng xã còn tự trị như cũ được nữa chăng? Và nếu tự trị thì tự trị theo kiểu nào?
Trước các thể chế mạnh, làng xã phải “co” mình lại, nói khác đi là phải nhân nhượng – nhân nhượng để tồn tại.
Trước hết, Hương ước, dù thuộc về địa phương, vẫn phải qua sự kiểm soát của Nhà nước. Một văn kiện đời Lê sơ khi chỉ dụ các làng xã lập Hương ước, có qui định:
- Làng xã không nên có khoán ước riêng, bởi lẽ đã có luật pháp chung của Nhà nước.
- Riêng làng xã nào có những tục khoán lạ thì có thể lập khoán ước và cấm lệ.
- Thảo khoán ước cho làng phải là người có chức phận chính thức, có Nho học, có tuồi tác, có đức hạnh.
- Thảo xong, khoán ước của làng xã còn phải được quan lại cấp trên duyệt, và nếu cần thì bác bỏ.
- Một khi làng xã đã có khoán ước rồi, mà vẫn còn những kẻ không chiu theo, cứ nhóm họp riêng, thì những kẻ đó sẽ bị quan trên trị tội Từ Chi, Sđd, tr. 352 – 353.
.
Vả lại, Hương ước không tự giải quyết được các “tình huống” của làng: Nhiều vụ án lớn mang tính đại sự như giết người, làng không đề ra các giả thiết giải quyết trong Hương ước. Nói khác đi, nhiều vấn đề lớn, làng phải nhường lại cho Bộ luật Nhà nước.
Một số Hương ước Nguyễn, ở phần đầu hoặc phần cuối thường có mấy lời trình của những người soạn Hương ước đối với quan sở tại - để xin chứng thực cho việc làng lập Hương ước. Khoán ước xã Ngọc Than – một bản khoán ước hết sức đầy đặn và điển hình, có ghi như sau:... “Chúng tôi, bao gồm chức sắc, lý dịch, kỳ lão, binh hộ và trên dưới trong toàn xã Ngọc Than, tổng Thạch Thán, huyện An Sơn, phủ Quốc Oai xin trình về việc làm lệ làng như sau” (lập năm 1892) Vũ Duy Mền, Sđd, tr. 454.
.
Chỉ khi đó, chỉ khi quan sở tại đã xem qua Hương ước và chấp nhận nó thì Hương ước làng xã mới đủ điều kiện để thực hiện các chức năng trong cộng đồng.
Sự “có mặt” của Nhà nước trong các Hương ước chốn làng xã còn biểu hiện qua nhiều khía cạnh khác. Dẫu vậy, đến đây, luận điểm thứ hai tiếp tục được rút ra là : Sự kiểm soát của Nhà nước với Hương ước cũng là một sự tự “hi sinh” của làng: Nó phải mất đi các quyền lợi riêng trước kia để được sồng với cái lệ làng của mình, tức là tồn tại với mức độ tự trị có giới hạn.
2.3. Như vậy, qua Hương ước đã diễn ra một sự nhân nhượng: Về phía Nhà nước là chấp nhận hay châm chước ít nhiều quyền lợi riêng của làng, về phía làng xã, nó vẫn ít nhiều được sống với cái cá tính của nó để tạo ra một “nền dân chủ làng mạc” nhưng không được phép vượt ra ngoài khuôn khổ của phép nước.
Kết quả là Hương ước, một mặt: Vẫn thỏa mãn nhu cầu của cộng đồng làng (con người vẫn được sống và chịu sự chi phối của tục lệ ngàn đời) Từ cuối thế kỷ trước, việc tái lập Hương ưởc trở nên khá phổ biến ở một số vùng nông thôn Việt Nam. Điều đó chứng tỏ: Người nông dân Việt vẫn còn “nhớ” Hương ước, vẫn còn cần đến Hương ước khi mà trên thực tế, trong bối cảnh mới, nó vẫn còn giải quyết được nhiều vấn đề quan hệ làng xã (dĩ nhiên đây là nói đến Hương ước mới tại các làng xã mới so với trước). Chắc hẳn: Hương ước xưa đã giữ một vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng. Bởi nếu không thể, thì nó đã không có cơ hội tái sinh rồi.
; Mặt khác, thông qua Hương ước Nhà nước vẫn nắm được làng vì Hương ước cho phép đảm bảo độ ổn định của làng - điều mong mỏi hàng đầu của bất kể Nhà nước nào. Khoán ước làng Phú Cốc, xã Hạ Hồi, Thường Tín, Hà Tây có đoạn:... “Từng nghe, nước có trăm điều pháp luật để làm cho chính sự được ngay ngắn, xóm làng có từng ước lệ để mà giúp cho phong tục thêm thuần hậu. Gốc của Nước chính là dân này. Trên dưới thuận hòa, anh em thương kính, phong tục dần thêm tốt đẹp, tình người ngày một hòa hợp, giếng đào, ruộng cấy, cùng bước đến cảnh thọ vực xuân dài, người lắm, vật nhiều, cùng sống chốn ấm yên hạnh phúc...” Hương ước cổ Hà Tây, Sđd, tr. 105.
.
3. Chung cuộc, qua Hương ước – vốn là một thành tố văn hóa đã in một vết hằn sâu đậm trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, đã vút lên một nét thuộc về bản sắc văn hóa dân tộc: Tính dung hòa. Thuật ngữ dung hòa hay khoan dung là xuất phát từ Toleration (Anh ngữ) hay Tolérance (Pháp ngữ), mà nội hàm của nó để chỉ thế ứng xử của một thực thể văn hóa: Chấp nhận và chung sống với cái khác biệt (alérité) của Cái Tôi khác (alterego), của một nền văn hóa khác để hướng đến sự tồn tại và phát triển. Nó đưa đến một hiện tượng mà gần đây, có người như GS Phạm Đức Dương gọi là “cộng sinh văn hóa” Phạm Đức Dương, Từ văn hóa đến Văn hóa học, Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa Thông tin, H. 2002, tr 238 – 245.
. Rõ ràng: Rolérance là đặc điểm chiều sâu của văn hóa Việt: Nó dung hòa được những yếu tố tưởng như đối lập (chẳng hạn: Giữa hai thực thể làng – Nước mà ta vừa bàn ở trên), dung hòa các yếu tố nội sinh và ngoại sinh, dung hòa giữa cái cũ và cái mới... từ đó tạo ra nhưng mô hình, dạng thức văn hóa mới. Chính vì vậy, quan sát cấu trúc văn hóa Việt, ta thấy trong nó vừa có cái bản địa thuộc về cơ tầng Đông Nam Á cổ, lại vừa có những yếu tố Ấn Độ, Trung Hoa, phương Tây... có phải vì thế mà Phan Ngọc đã dùng khái niệm Bricolage (lắp ghép) để định danh bản sắc văn hóa dân tộc chăng?
Trong bối cảnh hiện này, khi UNESCO kêu gọi sự dung hòa trong văn hóa giữa các Quốc gia, khi mà giới Văn hóa học phương Tây đang đề ra lý thuyết Liên văn hóa, Đa văn hóa, có lẽ – truyền thống dung hòa lại trở thành một thế mạnh của văn hóa Việt Nam trong công cuộc hội nhập (Integration) với nhân loại./.