1. Lí do chọn đề tài
Công tác giáo dục quốc phòng (GDQP) trang bị cho học sinh, sinh viên
những tư duy, lý luận về quốc phòng bảo vệ Tổ quốc, những kiến thức, kỹ năng
cơ bản về quân sự; rèn luyện cho học sinh nếp sống kỷ luật, tác phong nghiêm
túc khoa học, tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể, trách nhiệm cộng đồng, góp phần
vào mục tiêu chiến lược đào tạo con người mới XHCN; giáo dục cho học sinh
nhận thức rõ hai nhiệm vụ chiến lược của Cách mạng nước ta trong giai đoạn
hiện nay là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN nhằm nâng cao lòng
yêu nước, yêu CNXH, nâng cao trách nhiệm của tuổi trẻ đối với nhiệm vụ bảo vệ
Tổ quốc.
Tuy nhiên, công tác dạy và học kỹ thuật tháo lắp súng tiểu liên AK của môn
GDQP khối 11 còn gặp không ít khó khăn về cơ sở vật chất, kiến thức chuyên
môn, kinh nghiệm giảng dạy. Học sinh chưa nắm rõ yếu lĩnh kỹ thuật động tác,
nhiều động tác thừa, thể lực yếu làm ảnh hưởng không tốt đến thành tích tháo
lắp súng tiểu liên AK. Do vậy tôi thực hiện đề tài “Một số bài tập bổ trợ nhằm
nâng cao thành tích tháo lắp súng tiểu liên AK đối với học sinh nam lớp 11
Trường THPT Bùi Thị Xuân Quận I TP HCM ” nhằm nâng cao hiệu quả trong
công tác dạy và học môn GDQP, phù hợp với yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, Bộ Quốc phòng và đặc điểm tâm lý của học sinh.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích tháo lắp súng tiểu liên AK đối với học sinh nam lớp 11 trường THPT Bùi Thị Xuân Quận I thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2009– 2010
89
MỘT SỐ BÀI TẬP BỔ TRỢ NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH
THÁO LẮP SÚNG TIỂU LIÊN AK ĐỐI VỚI HỌC SINH NAM
LỚP 11 TRƯỜNG THPT BÙI THỊ XUÂN QUẬN I TPHCM
Cao Thị Thúy Hoa
(SV năm 4, Khoa GD Thể chất)
GVHD: Thượng tá Nguyễn Mạnh Điềm
1. Lí do chọn đề tài
Công tác giáo dục quốc phòng (GDQP) trang bị cho học sinh, sinh viên
những tư duy, lý luận về quốc phòng bảo vệ Tổ quốc, những kiến thức, kỹ năng
cơ bản về quân sự; rèn luyện cho học sinh nếp sống kỷ luật, tác phong nghiêm
túc khoa học, tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể, trách nhiệm cộng đồng, góp phần
vào mục tiêu chiến lược đào tạo con người mới XHCN; giáo dục cho học sinh
nhận thức rõ hai nhiệm vụ chiến lược của Cách mạng nước ta trong giai đoạn
hiện nay là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN nhằm nâng cao lòng
yêu nước, yêu CNXH, nâng cao trách nhiệm của tuổi trẻ đối với nhiệm vụ bảo vệ
Tổ quốc.
Tuy nhiên, công tác dạy và học kỹ thuật tháo lắp súng tiểu liên AK của môn
GDQP khối 11 còn gặp không ít khó khăn về cơ sở vật chất, kiến thức chuyên
môn, kinh nghiệm giảng dạy. Học sinh chưa nắm rõ yếu lĩnh kỹ thuật động tác,
nhiều động tác thừa, thể lực yếu làm ảnh hưởng không tốt đến thành tích tháo
lắp súng tiểu liên AK. Do vậy tôi thực hiện đề tài “Một số bài tập bổ trợ nhằm
nâng cao thành tích tháo lắp súng tiểu liên AK đối với học sinh nam lớp 11
Trường THPT Bùi Thị Xuân Quận I TP HCM ” nhằm nâng cao hiệu quả trong
công tác dạy và học môn GDQP, phù hợp với yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, Bộ Quốc phòng và đặc điểm tâm lý của học sinh.
2. Mục đích nghiên cứu
Qua quá trình nghiên cứu, tôi muốn tìm hiểu thực trạng dạy và học kỹ thuật
động tác tháo lắp súng tiểu liên AK của môn GDQP để đề xuất một số bài tập bổ
trợ phù hợp với điều kiện thực tế nhằm góp phần sửa chữa những sai lầm đồng
thời nâng cao thành tích tháo lắp súng tiểu liên AK của học sinh nam Trường
THPT Bùi Thị Xuân Q1 TP Hồ Chí Minh.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất một số bài tập bổ trợ để sửa chữa những sai lầm và nâng cao thành
tích tháo lắp súng tiểu liên AK.
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
90
4. Phương pháp và tổ chức nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu trên, đề tài sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau đây:
Phương pháp tham khảo tài liệu;
Phương pháp phỏng vấn;
Phương pháp quan sát sư phạm;
Phương pháp kiểm tra sư phạm;
Phương pháp thực nghiệm sư phạm;
Phương pháp thống kê toán học.
4.2. Đối tượng
Học sinh nam Trường THPT Bùi Thị Xuân Quận 1 TP Hồ Chí Minh.
Số lượng: 30 học sinh.
4.3. Tổ chức thực hiện
Từ ngày 15/8/2009 đến tháng 5/2010.
5. Phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu
Qua quá trình quan sát việc thực hiện kỹ thuật tháo lắp súng tiểu liên AK và
qua trao đổi với các giáo viên giảng dạy môn GDQP, chúng tôi nhận thấy hầu hết
các học sinh nam Trường THPT Bùi Thị Xuân Q.1 TP Hồ Chí Minh thường mắc
những sai lầm sau:
Cách tháo và lắp khóa nòng vào bệ khóa nòng sai;
Cách lắp bệ khóa nòng và khóa nòng vào sung sai;
Cách lắp nắp hộp khóa nòng sai;
Cách lắp ốp lót tay trên sai;
Không tập trung vào kỹ thuật tháo lắp sung;
Không biết sử dụng lực;
Nhiều động tác thừa.
Từ kết quả thu được qua hai phương pháp quan sát và phỏng vấn, chúng tôi
xác định được những sai lầm cơ bản thường mắc của học sinh khi thực hiện kỹ
thuật tháo lắp súng tiểu liên AK là:
Cách tháo và lắp khóa nòng vào bệ khóa nòng sai.
Cách lắp bệ khóa nòng và khóa nòng vào súng.
Cách lắp nắp hộp khóa nòng.
Không biết sử dụng lực.
Nhiều động tác thừa.
Năm học 2009– 2010
91
Từ thực trạng trên chúng tôi đề xuất một số bài tập bổ trợ để sửa chữa
những sai lầm và nâng cao thành tích tháo lắp súng tiểu liên AK.
Một số bài tập để nâng cao thành tích tháo lắp súng tiểu liên AK:
Bài tập 1: Mô phỏng cách cầm súng khi thực hiện thao tác tháo và lắp súng
để tiết kiệm thời gian.
Bài tập 2: Kỹ thuật khi tháo và lắp khóa nòng và bệ khóa nòng vào súng.
Bài tập 3: Cách lắp nắp hộp khóa nòng vào súng
Bài tập 4: Tập chống đẩy.
Bài tập 5: Đi xe cút kít.
Sau khi áp dụng những bài tập đã được lựa chọn, chúng tôi tiến hành kiểm
tra đánh giá hiệu quả các bài tập đó bằng cách cho học sinh tháo lắp súng và tính
thời gian.
Bước 1: Xây dựng phiếu phỏng vấn.
Bước 2: Tiến hành phỏng vấn.
Bước 3: Kiểm tra độ tin cậy của test đã được chọn.
Để kiểm tra độ tin cậy của test, chúng tôi tiến hành tính hệ số tương quan
cặp của từng test giữa kết quả kiểm tra lần 1 và lần 2.
Với điều kiện hệ số tương quan phải đảm bảo đủ độ tin cậy r ≥ r 001
Độ tin cậy của test được chọn
STT Nhóm Test r r001
1 Thực nghiệm Tháo lắp súng tiểu liên AK tính thời gian 0.93 0.588
2 Đối chứng Tháo lắp súng tiểu liên AK tính thời gian 0.97 0.588
Như vậy hai nhóm kiểm tra đều có độ tin cậy (r > 0.9) và đều có ý nghĩa
thống kê (r > r 001).
Sau khi kiểm tra độ tin cậy, chúng tôi tiến hành kiểm tra kết quả của hai
nhóm (nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng) để so sánh thành tích ban đầu của
hai nhóm.
Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm
Kết quả
Nội dung kiểm tra
Nhóm
TN
XA
Nhóm
ĐC
XB
SA SB ttính tbảng P 05
Thành tích tháo lắp
súng tiểu liên AK 50.8 51.2 4.49 5.00 0.23 2.048 0.268
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
92
So sánh kết quả trên, ta thấy:
Nội dung kiểm tra tháo lắp súng tiểu liên AK có:
ttính = 0.23 < 2.048 = tbảng
Như vậy, nội dung kiểm tra kết quả thu được là ttính < tbảng. Sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác xuất P = 0,05. Vậy thành tích ban đầu
của hai nhóm tương đương nhau.
Sau khi tiến hành kiểm tra trước thực nghiệm và có kết quả như trên, chúng
tôi áp dụng các bài tập được lựa chọn vào các buổi học trong 7 tuần.
Khi tiến hành thực nghiệm, nhóm đối chứng vẫn tập luyện theo chương
trình giảng dạy của nhà trường, còn nhóm thực nghiệm sẽ tập luyện theo nội
dung các bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn.
Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm
Kết quả
Nội dung kiểm tra
Nhóm
TN
XA
Nhóm
ĐC
XB
SA SB ttính tbảng P 05
Thành tích tháo lắp
súng tiểu liên AK
29.47 36.87 4.21 5.58 4.1 2.048 0.268
So sánh kết quả trên ta thấy:
ttính = 4.1 > 2.048 = tbảng
Sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác xuất P = 0,05.
Hay nói cách khác, sau khi áp dụng các bài tập đã lựa chọn, nhóm thực nghiệm
đạt kết quả cao hơn so với nhóm đối chứng.
Độ tăng trưởng của nhóm thực nghiệm
Độ tăng trưởng của nhóm thực nghiệm
Nội dung kiểm tra Trước
TN
Sau
TN
t p W
Thành tích tháo lắp
súng tiểu liên AK
50.8 29.6 30.12 0.001 38.88
Nhìn vào bảng trên ta thấy sau khi áp dụng một số bài tập đã được lựa chọn
thì thành tích tháo lắp súng tiểu liên AK được tăng lên đáng kể. Do ttính = 30.12 >
t001 =4.073 và có ý nghĩa thống kê ở mức p = 0.001 sự tiến bộ này có tính quy
luật.
Năm học 2009– 2010
93
Độ tăng trưởng của nhóm đối chứng
Độ tăng trưởng của nhóm đối chứng
Nội dung kiểm tra Trước
TN
Sau
TN
t p W
Thành tích tháo lắp
súng tiểu liên AK
51.2 36.87 23.03 0.001 20.58
Do ttính=23.03 > t001=4.073 nên có ý nghĩa thống kê ở mức p = 0.001
50.8
29.47
51.2
36.87
0
20
40
60
Nhóm thực nghiệm trước khi áp dụng các bài tập bổ trợ
Nhóm thực nghiệm sau khi áp dụng các bài tập bổ trợ
Nhóm đối chứng trước thực nghiệm
Nhóm đối chứng sau thực nghiệm
Biểu đồ 1: So sánh kết quả kiểm tra của hai nhóm trước
và sau khi thực nghiệm
38.88
20.58
0
10
20
30
40
Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng
Biểu đồ 2: So sánh độ tăng trưởng của thực nghiệm và nhóm đối chứng
6. Kết luận và khuyến nghị
6.1. Kết luận
Thông qua kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy được nguyên nhân thực hiện
không hiệu quả kỹ thuật tháo lắp súng tiểu liên AK đối với 30 học sinh nam
Trường THPT Bùi Thị Xuân là:
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
94
Cách tháo và lắp khóa nòng vào bệ khóa nòng sai.
Cách lắp bệ khóa nòng và khóa nòng vào súng.
Không biết sử dụng lực.
Nhiều động tác thừa.
Lắp nắp hộp khóa nòng còn rất chậm.
Từ kết quả nghiên cứu trên chúng tôi đã chọn ra được một số bài tập nhằm
khắc phục những sai lầm đó và để hoàn thiện hơn nữa việc thực hiện kỹ thuật
tháo lắp súng tiểu liên AK:
Mô phỏng cách cầm súng khi thực hiện thao tác tháo và lắp súng để tiết
khiệm thời gian.
Kỹ thuật khi tháo và lắp khóa nòng và bệ khóa nòng vào súng.
Cách lắp nắp hộp khóa nòng vào súng
Đi xe cúc kít.
Tập chống đẩy.
Qua thực nghiệm và kiểm tra cho thấy: Sau khi áp dụng những bài tập đã
được lựa chọn thì thành tích tháo lắp súng tiểu liên AK của học sinh nam Trường
THPT Bùi Thị Xuân có phần tăng lên đáng kể. Điều đó chứng tỏ các bài tập mà
chúng tôi áp dụng bước đầu có hiệu quả.
6.2. Khuyến nghị
Thông qua đề tài này, rất mong quý thầy cô giảng dạy môn GDQP sẽ xem
xét ứng dụng các bài tập đã lựa chọn nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn nữa việc
thực hiện kỹ thuật tháo lắp súng tiểu liên AK.