Chương trình hoạt động GDNGLL được ban hành chính thức ởtrườngTHCS
bắt đầu từnăm học 2002-2003, đây là một hoạt động có nhiều nội dung phong phú, cập
nhật với đời sống chính trị, xã hội. Hình thức giáo dục lại đa dạng, dễhấp dẫn với lứa
tuổi. Phạm vi tiến hành rộng rãi, không bịgò ép trong một khuôn khổnhất định, dễ
dàng tạo những khảnăng liên kết, phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường. Vì vậy nếu tiến hành tổchức các hoạt động này một cách khoa học, phù hợp
với đặc thù tâm sinh lí lứa tuổi các em thì hiệu quảgiáo dục sẽrất cao góp phần hoàn
thành một cách tốt nhất mục tiêu đào tạo của cấp học.
Thực tiễn cho thấy, việc tổchức các hoạt động GDNGLL ỏcác nhà trường
hiện nay chưa có hiệu quả. Sựchỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường chưa chặt chẽ, sát
sao. Vậy làm thếnào đểnâng cao chất lượng hoạt động GDNGLL ởnhà trường THCS?
Ban giám hiệu có biện pháp chỉ đạo tổchức hoạt động này nhưthếnào cho có hiệu
quả? Với cương vịlà một cán bộquản lý tôi rất trăn trởvềvấn đềnày, vì vậy tôi mạnh
dạn nghiên cứu đềtài: Biện pháp chỉ đạo hoạt động GDNGLL nhằm tháo gỡnhững
vướng mắc trong quá trình chỉ đạo tổchức hoạt động GDNGLL ởtrường THCS Quang
Trung nói riêng và các trường THCS trên địa bàn Thành phốVinh nói chung.
10 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1632 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Quang Trung, TP Vinh giai đoạn 2008 - 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A- PHẦN MỞ ĐẦU
I- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chương trình hoạt động GDNGLL được ban hành chính thức ở trườngTHCS
bắt đầu từ năm học 2002-2003, đây là một hoạt động có nhiều nội dung phong phú, cập
nhật với đời sống chính trị, xã hội. Hình thức giáo dục lại đa dạng, dễ hấp dẫn với lứa
tuổi. Phạm vi tiến hành rộng rãi, không bị gò ép trong một khuôn khổ nhất định, dễ
dàng tạo những khả năng liên kết, phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường. Vì vậy nếu tiến hành tổ chức các hoạt động này một cách khoa học, phù hợp
với đặc thù tâm sinh lí lứa tuổi các em thì hiệu quả giáo dục sẽ rất cao góp phần hoàn
thành một cách tốt nhất mục tiêu đào tạo của cấp học.
Thực tiễn cho thấy, việc tổ chức các hoạt động GDNGLL ỏ các nhà trường
hiện nay chưa có hiệu quả. Sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường chưa chặt chẽ, sát
sao. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng hoạt động GDNGLL ở nhà trường THCS?
Ban giám hiệu có biện pháp chỉ đạo tổ chức hoạt động này như thế nào cho có hiệu
quả? Với cương vị là một cán bộ quản lý tôi rất trăn trở về vấn đề này, vì vậy tôi mạnh
dạn nghiên cứu đề tài: Biện pháp chỉ đạo hoạt động GDNGLL nhằm tháo gỡ những
vướng mắc trong quá trình chỉ đạo tổ chức hoạt động GDNGLL ở trường THCS Quang
Trung nói riêng và các trường THCS trên địa bàn Thành phố Vinh nói chung.
II- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về chỉ đạo hoạt động GDNGLL , cùng với những
quan điểm chỉ đạo của ngành và tình hình chỉ đạo hoạt động ở trường THCS Quang
Trung Thành phố Vinh để tìm ra những biện pháp hữu hiệu chỉ đạo hoạt động
GDNGLL ở trường THCS Quang Trung, Vinh giai đoạn 2008-2010, góp phần nâng
cao chất lượng của các hoạt động GDNGLL ở trường THCS.
III- NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: Đề tài có các nhiệm vụ sau.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của vấn đề chỉ đạo hoạt động GDNGLL ở trường THCS.
- Nghiên cứu thực trạng của vấn đề chỉ đạo hoạt động GDNGLL ở trường THCS
Quang Trung, TP Vinh.
- Nghiên cứu một số biện pháp chỉ đạo hoạt động GDNGLL ở trường THCS Quang
Trung, TP Vinh giai đoạn 2008-2010.
IV- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Biện pháp chỉ đạo hoạt động GDNGLL ở trường THCS Quang Trung, TP Vinh,
giai đoạn 2008-2010.
V- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Đề tài đã sử dụng các nhóm phương pháp sau
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu văn bản, tài liệu về
chương trình hoạt động GDNGLL ở trường THCS để vận dụng vào quá trình nghiên
cứu.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát qua quá trình thực tế, thu
thập thông tin, khảo sát điều tra tình hình thực tiễn, phân tích và tổng kết kinh nghiệm.
- Nhóm phương pháp bổ trợ: sử dụng phương pháp thống kê toán học để phân
tích, tổng hợp số liệu.
VI- CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI: Gồm 3 phần
* Phần mở đầu: Lí do chọn đề tài, mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi
nghiên cứu, kế hoạch nghiên cứu.
* Phần nội dung
ChươngI: Cơ sở lí luận của vấn đề chỉ đạo hoạt động GDNGLL ở trường THCS
Chương II: Thực trạng của vấn đề chỉ đạo hoạt động GDNGLL ở trường THCS Quang
Trung, TP Vinh.
Chương III: Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động GDNGLL ở trường THCS Quang
Trung, TP Vinh giai đoạn 2008-2010
* Phần kết luận
B- PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI
GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS.
I- Cơ sở lí luận: Đề tài đề cập đến một số khái niệm sau
1. Khái niệm về Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp.
2. Khái niệm về biện pháp.
3. Khái niệm về chỉ đạo.
4. Khái niệm về biện pháp chỉ đạo hoạt động GDNGLL
Để từ đó đề tài làm rõ: Biện pháp chỉ đạo hoạt động GDNGLL là hướng dẫn cách
làm, cách thực hiện, cách tiến hành chương trình hoạt động GDNGLL theo qui định
của Bộ GD &ĐT. Qua đó hoàn thiện qui trình sư phạm toàn diện thống nhất, góp phần
phát triển nhân cách của người học sinh một cách tích cực.
Cùng với việc nghiên cứu những khái niệm trên, đề tài còn đề cập đến những
vấn đề về lý luận của chương trình hoạt động GDNGLL như : Mục tiêu, vị trí, vai trò,
nhiệm vụ, nội dung, chương trình, hình thức, con đường chủ yếu để thực hiện hoạt
động GDNGLL.Vì thời gian có hạn nên tôi không trình bày được hết trong báo cáo
này, ở đây tôi chỉ tập trung đề cập đến cơ sở lý luận về việc chỉ đạo hoạt động
GDNGLL hiện nay.
* Các quan điểm chỉ đạo hoạt động GDNGLL hiện nay.
Chương trình hoạt động GDNGLL được đưa vào chương trình THCS theo
Quyết định số 03/2002/QĐ - BGD&ĐT ngày 24 tháng 1 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ
GD & ĐT. Nó được coi là một như một môn học, có chương trình, có qui định về số
tiết, có sách hướng dẫn...
Thực hiện đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông, năm 2004, Bộ Giáo dục
và Đào tạo đã ban hành theo quyết định số 14/ 2004/ QĐ - BGD &ĐT, kí ngày 17/ 5
năm 2004 về chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên hướng dẫn Hoạt
động GDNGLL THCS chu kì III (2004 - 2007). Chương trình bồi dưỡng thường xuyên
chu kì này nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên hướng dẫn Hoạt động
GDNGLL, giúp học sinh thực hiện tốt chương trình mới THCS.
Hàng năm trong các chỉ thị, quyết định của Bộ GD &ĐT về nhiệm vụ năm học
mới cũng đã nhấn mạnh các nhà trường phải nâng cao chất lượng hoạt động GDNGLL
để góp phần hoàn thành tốt mục tiêu đào tạo của cấp học. Trên cơ sở đó, Sở GD&ĐT,
Phòng GD có những văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện chương trình hoạt động
GDNGLL cho các nhà trường THCS.
* Về nội dung chỉ đạo hoạt động GDNGLL đề tài đề cập đến một số nội dung
sau:
* Người giáo viên chủ nhiệm đối với hoạt động GDNGLL
* Người cán bộ Tổng phụ trách trong hoạt động GDNGLL
* Người hiệu trưởng với vai trò là người phối kết hợp điều hành quản lí các
hoạt động GDNGLL một cách hiệu quả nhất.
II- Tình hình chung về vấn đề chỉ đạo Hoạt động GDNGLL ở nhà trường THCS.
Cùng với sự chỉ đạo của các cấp, việc chỉ đạo hoạt động GDNGLL ở trường
THCS đã được Ban giám hiệu các nhà trường chú ý, quan tâm. Song hiệu quả của hoạt
động chưa cao. Các nhà trường chưa có kế hoạch chương trình cụ thể cho từng năm
học, từng chủ đề.
Ở Thành phố Vinh, tuy Phòng GD đã có công văn hướng dẫn chỉ đạo các nhà
trường thực hiện chương trình hoạt động GDNGLL nhưng cũng chưa cụ thể còn chung
chung, nhiều trường thực hiện chưa đúng kế hoạch, chương trình mà Bộ GD & ĐT đã
qui định. Nhất là trong những năm đầu thay sách giáo khoa, hầu hết các nhà trường
chưa chú ý đến hoạt động này, thậm chí còn xem nhẹ, bỏ qua, chỉ giao phó cho giáo
viên chủ nhiệm và Tổng phụ trách Đội tự tổ chức. Cũng có một số trường đã chú ý đến
chỉ đạo hoạt động nhưng còn lúng túng hoặc có chăng chỉ là những hoạt động chiếu lệ,
hình thức và chỉ đạo thực hiện chương trình còn máy móc. Từ năm học 2005 – 2006
đến nay hoạt động này được các cấp chỉ đạo sát sao hơn, cụ thể hơn nên hoạt động đã
đi vào nền nếp và có trường thực sự tạo được sân chơi bổ ích cho các em qua hoạt động
này.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG GDNGLL Ở
TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG, TP VINH
I- Vài nét khái quát về tình hình địa phương và tình hình nhà trường
- Phường Quang Trung, Thành phố Vinh là một phường đa số dõn cư sống ở khu
chung cư Quang Trung cũ từ 30 năm nên điều kiện kinh tế của phường còn gặp rất
nhiều khó khăn điều này ảnh hưởng không ít đến chất lượng giáo dục. Tuy nhiên Đảng
và Chính quyền địa phương rất quan tâm, chăm lo đến sự nghiệp giáo dục, đặc biệt
phường đã tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng hoạt động GDNGLL góp
phần đẩy mạnh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.Vì vậy mà giáo
dục phường Quang Trung ngày một tiến lên.
- Trường THCS Quang Trung nằm trên địa bàn của Phường Quang Trung. Nhà
trường có một đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhiệt tình, vững vàng về
chuyên môn, tâm huyết với nghề nghiệp, đoàn kết nhất trí nên đã tạo được niềm tin cho
nhân dân phường Quang Trung. Nhà trường đã có bề dày về thành tích dạy và học, năm
học 2008-2009 trường được UBND TP đưa vào lộ trỡnh xõy dựng công nhận
trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 2005-2010
II- Thực trạng của vấn đề chỉ đạo hoạt động GDNGLL ở trường THCS Quang
Trung, TP Vinh
1. Đánh giá hoạt động của nhà trường
Hoạt động GDNGLL ở trường THCS Quang Trung trong những năm gần đây đã
đi vào nền nếp, nhà trường đã duy trì đều đặn các hoạt động theo chủ điểm, đặc biệt các
hoạt động cao điểm đã tổ chức khá sôi nổi với nhiều nội dung phong phú, thu hút được
học sinh tham gia. Nhà trường đã huy động được các lực lượng giáo dục trong và ngoài
nhà trường tham gia hoạt động một cách tích cực. Vì vậy, trường luôn được Phòng GD,
Hội đồng Đội Thành phố Vinh đánh giá là đơn vị có nhiều thành tích về hoạt động Đội,
trong đó chương trình hoạt động GDNGLL là nòng cốt. Và được chọn là đơn vị xây
dựng mô hình mẫu cho các đơn vị trường bạn học tập. Kết quả trên đã khẳng định được
những chuyển tích cực trong công tác chỉ đạo hoạt động GDNGLL của BGH nhà
trường Đây là một cố gắng lớn của BGH và tập thể cán bộ giáo viên trong nhà trường.
2. Các biện pháp chỉ đạo của nhà trường đã thực hiện trong thời gian qua
Trong những năm qua Ban giám hiệu nhà trường đã nhận thức được sự cần thiết
của chương trình hoạt động GDNGLL, từ đó để giáo dục nhận thức tư tưởng cho cán
bộ giáo viên và học sinh trong nhà trường hiểu để thực hiện nghiêm túc.
Tổ chức hoạt động GDNGLL muốn đạt hiệu quả giáo dục nhất định nhất thiết
phải tuân theo một qui trình cụ thể cho từng bước thực hiện. Trong những năm qua
trường THCS Quang Trung đã sử dụng biện pháp chỉ đạo sau đây:
2.1. Xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động trong cả năm học, kế hoạch
từng tháng, từng chủ điểm phù hợp với điều kiện nhà trường: BGH xây dựng kế hoạch
cụ thể cho từng hoạt động, thiết kế về nội dung và hình thức hoạt động phù hợp với
điều kiện nhà trường, địa phương, và các chủ đề trong năm học
2.2.Kiểm tra giám sát, đánh giá, nhận xét các hoạt động, tổ chức rút kinh
nghiệm sau mỗi hoạt động: BGH phân công cụ thể các lực lượng tham gia, kiểm tra
theo dõi từng bộ phận, đánh giá nhận xét, rút kinh nghiệm cho từng bộ phận trong quá
trình tổ chức hoạt động.
2.3. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể khác trong ngoài và nhà trường để nâng
cao chất lượng hoạt động GDNGLL như: Đoàn thanh niên, Công đoàn,cỏc cơ quan
đơn vị trờn địa bàn
Quá trình chỉ đạo tôi nhận thấy có những ưu nhược điểm sau đây:
Ưu điểm
- Ban giám hiệu đã xây dựng được kế hoạch tổng thể cho cả năm học, xây dựng
được kế hoạch chi tiết của từng hoạt động.
- Nhà trường đã duy trì đều đặn các hoạt động theo từng chủ đề, hoạt động đã đi
vào nền nếp, đảm bảo chương trình giáo dục phổ thông mà Bộ GD & ĐT ban hành.
- Phát huy được năng lực của giáo viên và học sinh, huy động được các lực lượng
giáo dục tham gia vào hoạt động.
- Đánh giá được kết quả hoạt động của giáo viên và học sinh, lấy đó làm tiêu chí
cho việc đánh giá thi đua hàng năm.
Nhược điểm
- Kế hoạch được xây dựng theo từng chủ đề đôi khi còn máy móc, dập khuôn, thiếu
sự sáng tạo.
- Chưa phối hợp chặt chẽ được với Đoàn thanh niên địa phương để thực hiện
chương trình hoạt động GDNGLL trong thời gian nghỉ hè.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP SẼ THỰC HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN 2007-2010
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về chỉ đạo Hoạt động GDNGLL, từ những
kinh nghiệm thực tiễn đã chỉ đạo trong thời gian qua, để nâng cao hiệu quả trong công
tác chỉ đạo Hoạt động GDNGLL tôi đề xuất một số biện pháp chỉ đạo như sau:
Biện pháp 1: Xây dựng một chương trình hoạt động phù hợp đặc điểm tình hình của
nhà trường, của địa phương, phù hợp với nhiệm vụ năm học.
BGH phải bám sát nhiệm vụ năm học, chương trình công tác Đội và phong
trào Đội thiếu niên của Hội đồng Đội để Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch nội dung
chương trình hoạt động cụ thể từng năm, từng tháng, từng chủ đề phù hợp tình hình của
nhà trường, của địa phương, phù hợp với nhiệm vụ năm học.
Biện pháp 2: Tổ chức, điều hành, kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả hoạt động
GDNGLL trong nhà trường.
* Đối với việc tổ chức chỉ đạo, kiểm tra thực hiện hoạt động:
Hiệu trưởng hoặc đồng chí P.Hiệu trưởng được phân công phụ trách hoạt động
GDNGLL có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo các hoạt động GDNGLL. Kiểm tra, giám sát
mọi hoạt động. Cụ thể là hiệu trưởng chỉ đạo, kiểm tra giám sát Tổng phụ trách Đội
thực thi kế hoạch hoạt động, đánh giá kết quả thực hiện từng hoạt động của Tổng phụ
trách Đội. Chỉ đạo, kiểm tra giám sát, việc thực hiện kế hoạch của giáo viên chủ
nhiệm.
* Đối với việc đánh giá kết quả hoạt động.
- Hiệu trưởng phải đánh giá một cách trung thực, khách quan, công bằng không
mang tính cá nhân.
- Đánh giá ưu, khuyết điểm trong quá trình thực hiện kế hoạch hoạt động của
Tổng phụ trách Đội, giáo viên chủ nhiệm và các lực lượng giáo dục khác trong nhà
trường.
- Đánh giá kết quả hoạt động của từng khối lớp, đánh giá kết quả hoạt động của
từng học sinh
Biện pháp 3: Đổi mới và đa dạng hoá các hình thức hoạt động phù hợp nhu cầu và
hứng thú của học sinh ở lứa tuổi thiếu niên, phù hợp với điều kiện cụ thể nhà
trường.
Để đổi mới được những nội dung, hình thức hoạt động, đa dạng hoá các loại hình
hoạt động, hiệu trưởng phải biết phát huy những năng lực, sáng tạo của Tổng phụ trách
Đội, giáo viên chủ nhiệm. Biết mở rộng, phát huy tính dân chủ, khuyến khích học sinh
cùng tham gia bàn bạc, trao đổi, sáng tạo để tìm ra những hình thức hoạt động mới, bổ
sung hoặc điều chỉnh nội dung hoạt động cho phù hợp với điều kiện và khả năng thực
hiện của từng lớp, của trường.
Phát huy vai trò tự quản và quyền tham gia hoạt động của trẻ là cơ sở quan trọng
đối với việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học
tập và rèn luyện.
Biện pháp 4: Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động GDNGLL cho giáo viên và học
sinh.
- Bồi dưỡng năng lực của Tổng phụ trách Đội: Tạo điều kiện cho Tổng
phụ
trách tham quan học tập kinh nghiệm, tham gia tập huấn cán bộ Tổng phụ trách, tham
gia dự thi Tổng phụ trách giỏi
- Bồi dưỡng năng lực tổ chức cho giáo viên chủ nhiệm: Hàng năm Ban giám
hiệu tổ chức tập huấn cho giáo viên chủ nhiệm về công tác tổ chức hoạt động
GDNGLL. Giao trách nhiệm cho Tổng phụ trách hướng dẫn từng bước tiến hành tổ
chức hoạt động ở khối lớp, hướng dẫn cách soạn giáo án, xây dựng chương trình hoạt
động phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của khối lớp mình.
- Bồi dưỡng năng lực tổ chức cho cốt cán của lớp, khối: Hướng dẫn các em
phong cách, ngôn ngữ, phương pháp điều khiển. Đội ngũ này sẽ đóng góp vai trò tích
cực cho hoạt động. Tuy nhiên cũng phải dự kiến các tình huống xảy ra trong quá trình
tiến hành hoạt động, cách ứng xử, giải quyết.
Biện pháp 5: Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường để
nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động GDNGLL trong kì nghỉ hè. Cụ thể là:
-Thành lập Ban CĐ hoạt động hè, khai thác, sử dụng tối đa năng lực của các
chuyên gia, cộng tác viên, thành viên trong Ban CĐ hoạt động hè và các tổ chức đoàn
thể khác.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức và các thành viên trong Ban CĐ hè
chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
- Kiểm tra, đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm để các kế hoạch hoạt động hè
trong các năm học tiếp theo được tốt hơn. Biểu dương những thành tích đạt được của cá
nhân, tập thể. Phát huy sức mạnh đoàn kết của tập thể và hiệu quả của tổ chức Đoàn,
Đội trên địa bàn dân cư, các cán bộ tổ chức đoàn thể tham gia chỉ đạo hoạt động hè.
Biện pháp 6: Xây dựng tốt cơ sở vật chất trường học nhằm đảm bảo những yêu cầu
về trang thiết bị cho hoạt động.
- Trang bị đầy đủ sách “hướng dẫn tổ chức hoạt động ngoài giờ” cho giáo viên
chủ nhiệm lớp, Ban giám hiệu, Tổng phụ trách Đội. Sách tham khảo cho học sinh.
- Kịp thời bổ sung những trang thiết bị như: cờ, trống, băng nhạc quốc ca, tăng
âm, micro, các dụng cụ thể dục thể thao, các nhạc cụ tối thiểu
- Tạo mọi điều kiện về kinh phí cho hoạt động, tạo điều kiện tốt về thời gian, chế
độ, cơ chế đánh giá để giáo viên thực hiện tốt chương trình.
C- PHẦN KẾT LUẬN
Hoạt động GDNGLL đóng một vai trò quan trong trong việc giáo dục học
sinh THCS hiện nay. GDNGLL được tiến hành, thực hiện bởi một chương trình, hệ
thống các hoạt động theo nội dung phong phú với các hình thức đa dạng, hấp dẫn và
sinh động. Tuy nhiên, thực tiễn chất lượng tổ chức hoạt động GDNGLL ở các trường
THCS trong thời gian qua chưa đạt được kết quả mong muốn, còn nhiều bất cập, đòi
hỏi cần phải đổi mới phương pháp tiến hành, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn Công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong điều kiện đổi mới của đất nước, những thay
đổi lớn lao trong đời sống kinh tế – xã hội có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển nhân
cách của mỗi con người. Học sinh ngày nay có những bước phát triển mới hơn về chất
trong qua trình rèn luyện và học tập. Các em thường mạnh dạn hơn, có tư duy tốt hơn
nhằm khẳng định sự phát triển của bản thân. Người hiệu trưởng phải nắm bắt đúng nhu
cầu đó để xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động GDNGLL thoả mãn nhu cầu nguyện
vọng của học sinh, qua đó giúp các em phát triển những năng lực.
Qua quá trình nghiên cứu tôi nhận thức được rằng Hoạt động GDNGLL có ý
nghĩa quan trọng ở trường THCS. Hoạt động này đa dạng phong phú cùng với các hoạt
động dạy học trên lớp và các hoạt động khác gắn bó chặt chẽ, bổ sung cho nhau, xen kẽ
nối tiếp nhau được tiến hành đồng thời ở trường THCS để tạo nên một kết quả tổng hợp
góp phần đào tạo người học sinh phát triển toàn diện về các mặt: Đức, Trí, Thể, Mĩ.
Trên đây là những biện pháp chỉ đạo Hoạt động GDNGLL ở trường THCS
Quang Trung, Thành phố Vinh giai đoạn 2008- 2010 mà tôi nghiên cứu trong thời gian
qua. Vì điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn, năng lực hạn chế, kinh nghiệm chưa
nhiều nên những vẫn đề được trình bày trong đề tài này không tránh khỏi những non
nớt, thiếu sót. Do vậy tôi rất mong được góp ý của quí thầy cô và anh chị em đồng
nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!