Một số biện pháp giáo dục thói quen hành vi đạo đức cho trẻ nhà trẻ

Đất nước ta đang trên đà phát triển, vì vậy phải có những con người có tài, có đức, mà nền móng đạo đức con người phải được nhen nhóm ngay từl ứa tuổi mầm non hay nói cách khách trẻmầm non phải được hình thành những bước đầu vềnhân cách. Đối với các cháu lứa tuổi nhà trẻtừ24 –36 tháng cần phải rèn cho trẻ1 sốthói quen hành vi tốt như giao tiếp mạnh dạn, biết nói cảcâu, biết chào ông bà, chào bốmẹ, cô , biết đi ều chỉnh hành vi của mình như vứt vứt rác đúng nơi quy định, cát dẹp gọn gàng vào giá, khu chơi xong biết dọn đồchơi cùng cô. Nội dung giáo dục hành vi văn hoá cho trẻrất phong phú, nhưng theo tôi môn thơ, truyện ởnhà trẻthất gần gũi và nhiều cơ hội, trong việc hình thành một s ốhành vi, thói quenngoan ngoãn cho trẻ. Chính vì thếtôi chọn đềtài này nhằm tìm ra những phương pháp gần gũi nhất đểgiáo dục trẻ.

pdf8 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 5556 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp giáo dục thói quen hành vi đạo đức cho trẻ nhà trẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số biện pháp giáo dục thói quen hành vi đạo đức cho trẻ nhà trẻ I. Đặt vấn đề: Đất nước ta đang trên đà phát triển, vì vậy phải có những con người có tài, có đức, mà nền móng đạo đức con người phải được nhen nhóm ngay từ lứa tuổi mầm non hay nói cách khách trẻ mầm non phải được hình thành những bước đầu về nhân cách. Đối với các cháu lứa tuổi nhà trẻ từ 24 – 36 tháng cần phải rèn cho trẻ 1 số thói quen hành vi tốt như giao tiếp mạnh dạn, biết nói cả câu, biết chào ông bà, chào bố mẹ, cô…, biết điều chỉnh hành vi của mình như vứt vứt rác đúng nơi quy định, cát dẹp gọn gàng vào giá, khu chơi xong biết dọn đồ chơi cùng cô. Nội dung giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ rất phong phú, nhưng theo tôi môn thơ, truyện ở nhà trẻ thất gần gũi và nhiều cơ hội, trong việc hình thành một số hành vi, thói quenngoan ngoãn cho trẻ. Chính vì thế tôi chọn đề tài này nhằm tìm ra những phương pháp gần gũi nhất để giáo dục trẻ. II. Giải quyết vấn đề: -Khó khăn: Trước khi bắt tay vào thực hiện đề tài này tôi gặp không ít khó khăn, lớp tôi có 86 cháu với 5 giáo viên, thì có 90% cháu là mới đi học lần đầu còn lại 10% cháu chuyển từ trường khác. Cho nên các cháu rát nhút nhát, ngôn ngữ chưa phát triển, sự tiếp xúc với người lạ còn hạn chế, các cháu cong nói ngọng, chưa nói được cả câu hoàn chỉnh. Một số thói quen như ăn, ngủ, đi vệ sinh chưa đúng giờ, chưa biết chào hỏi,chua có khả năng tập trung và ý thức trong giờ học. Các cháu được ông bà, bố mẹ ở gia đình quá nuông chiều, các cháu thường muốn gì là đòi bằng được, các cháu hay khóc, hay hờn hay ăn vạ hoặc cào cấu bạn khi không đồng ý 1 điều gì đó. Có cháu thì bố mẹ không quan tâm thiếu sự chăm sóc dạy dỗ chu đáo như: Hải Long , Mạnh Cường,Nam Hải, Thuỷ Tiên, các cháu thường đi học có hôm thì rất sớm, có hôm thì rất muộn hoặc bỏ quên không đón. Bên cạnh những khó khăn trên tôi cũng gặp nhiều thuận lưọi sau: -Tôi được ban giám hiệu nhà trường giúp đỡ về phương tiện dạy học cũng như về cơ sở vật chất tương đối đầy đủ. -Chị em trong lớp có nhiều kinh nghiệm và cũng quan tâm giúp đỡ tôi trong công việc giáo dục trẻ ngay trong những ngày đầu đi học. -Một số phụ huynh học sinh là những cán bộ có trình độ văn hoá đã góp phần giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc đưa trẻ vào nề nếp sinh hoạt của lớp. Xuất phát từ tình hình trên cảu lớp tôi đã đưa ra một số biện pháp sau: 1.Một số biện pháp: * Biện pháp 1: Sưu tầm nhiều tranh truyện phù hợp với lứa tuổi. Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi 24 – 36 tháng đó là vốn từ của trẻ cong nghèo nàn, là bước đầu của giai đoạn phát triển ngôn ngữ. Vài vậy tôi đã lựa chọn những bài thơ, câu chuyện ngắn có nội dung rễ hiểu hoặc các nhân vật gần gũi với trẻ. Vật sưu tầm bằng cách nào, tôi đã tìm tòi, tham khảo các tài liệu của ngành, chọn lọc những câu chuyện, bài thơ, tranh ảnh đẹp để cho trẻ xem trong báo Hoạ Ni, báo nhi đồng và các sách chuyên ngành. Kết hợp với giáo viên trong lớp, một mình tôi sưu tầm, sáng tác vẫn chưa đủ, do đó tôi đã họp lớp và đưa ra ý kiến là cần phải sưu tầm sáng tác thêm thật nhiều các bài thơ, chuyện tranh ảnh có gắn với các hìnhvi văn hoá cho trẻ được xem, nghe nhiều ở moị lúc mọi nơi. Phối hợp với phụ huynh. Một hình thức thông báo về tình hình sinh hoạt học tập của con tại lớp là giáo viên luân trao đổi các phwong pháp, nội dung dạy trẻ ở lớp để phụ huynh ủng hộ cách làm của cô, từ đó phụ huynh tự nguyện cùng cô sưu tầm thơ truyện… chính là giúp con mình có nè nếp hơn có nhiều các hành vi văn hoá hơn. Qua một thời gian sưu tầm sáng tác thơ, chuyện, tranh ảnh lớp tôi đã có một tủ sách tương đối phong phú cả về số lượng và chất lượng. + Số lượng: -Sưu tầm đóng quyển tranh các loại -Truyện thơ 26 quyển -Vẽ tranh đóng quyển 28 quyển. + Chất lượng: Tất cả các tài liệu tôi sáng tác đều có chất lượng phù hợp với độ tuổi. Nội dung ngắn, đơn giản, tranh ảnh ngộ nghĩnh gần gũi với trẻ màu sắc tươi sáng. * Biện pháp 2. Sắp xếp góc sách có hệ thống phù hợp với trẻ. Để góc truyện phong phú không chỉ sưu tầm xong là đủ mà tôi cong cắt dời ra, hệ thống thành từng bộ. Sau đó tôi đóng lại thành từng quyển có bì cứng đẹp hấp dẫn trẻ. Cách bày biện trang trí ở góc sách cũng là một hình thức dạy trẻ, giáo dục cách xem truyện giữ dìn sách truyện. Các quyển sách bày biện trên giá vừa tầm tay trẻ, luôn theo hình thức gợi mở, khơi gợi mời chào trẻ đến xem do đó trẻ rất thích thú khi đựơc xem. Trẻ xem được nhiều tranh sách có các hành vi văn hoá thì bản thân trẻ cũng thích được hành động như trong tranh truyện. * Biện pháp 3: Giáo dục trẻ trong các hoạt động cô nhặt đồ chơi, đồ dùng sau khi chơi song. Đối với lứu tuổi Mầm non trẻ chưa biết hành vi nào tốt hành vi nào xấu trẻ thường hoạt động theo bản năng thói quen hoặc tiện thể vì vậy vai trò của người giáo viên vô cùng quan trọng chúng tôi phải luân theo sát trẻ ở mọi lúc lọi nơi trong các hoạt động nhỏ nhất của trẻ. Từ đó mới nắm bắt được thói quen của từng trẻ để đưa ra những biện pháp tích cực nhất. - Thông qua hoạt động ngoài trời: Khi cô cho trẻ ra quan sát ngoài trời ví dụ: Quan sát cây thấy có lá vàng rơi có thể nhắc trẻ nhặt bên cạnh đó cô cùng nhặt với trẻ và nói:Khi thấy lá rơi thì các con phải nhặt bỏ vào đúng nơi quy định hay như trẻ chơi vẽ phấn, xếp que… thì hướng dẫn trẻ không được vẽ lung tung, khi chơi xong trẻ biết cùng cô thu dọn đồ chơi. Những hành động tuy rất nhỏ như vậy nhưng đã tạo được cho trẻ những thói quen cần thiết về những hành vi văn hoá ban đầu. - Hoạt động vui chơi: Hoạt động với đồ vật đóng vai trò chủ đạo trong việc dạy học cho trẻ ở lứa tuổi 24 – 36 tháng. Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ bộc lộ được hành vi thói quen của minh như thích chơi một mình, chơi nhiều hơn bạn, tranh dành đồ chơi. Điều này rất rễ thấy và là hành động thường diễn ra trong các hoạt động vui chơi cảu trẻ vì trẻ còn rất nhỏ chưa ý thức được hành vi của bản thân. Chính vì vậy người giáo viên không những phải đem kiến thức của bản thân mà cong phải có lòng kiên trì nhiệt tình dìu dắt trẻ. Ví dụ: (1) Trong giờ xem tranh truyện trẻ hay tranh giành rằng nhau thì cô lại gần ân cần trò chuyện phân tích cho trẻ biết những hành vi đúng sai. (2) Trong giờ hoạt động xếp ôtô trẻ bao giờ cũng lấy đồ chơi nhiều hơn về mình, và chơi một minh thì cô đến trò chuyện cùng với trẻ như một người bạn và từ đó trẻ rất tích cực hoạt động với đồ vật, biết chơi theo đúng ý nghĩa của nó không tranh giành đồ chơi của nhau. - Trong hoạt động chung: Trẻ nhỏ rất thích được nghe kể chuyện, đóng kịch, hát… thích minh đựơc làm giống người lớn. Chính vì vậy trong tiết học tôi thường lựa chọn các bài thơ câu truyện phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Chẳng hạn trong các câu truyện tôi thường lấy tên trẻ đặt vào trong tên nhân vật và hành động cảu trẻ trùng với hành động của nhân vật. Như vậy đã góp một phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ, trẻ rất thích mình là những người ngoan giúp đỡ bạn như trong truyện. - Trong các thao tác vệ sinh cá nhân đây là vấn đề quan trọng nhất trong quá trình nuôi dạy trẻ trong trường mầm nonvì nếu trẻ có giữ dìn vệ sinh cs nhân tốt thì trẻ mới có một cơ thể khoẻ mạnh để có thể tham gia tích cực các hoạt động do cô tổ chức. Thông qua các hoạt động vệ sinh ăn uống, vệ sinh đầu tóc… trẻ đã biết nhặt cơm rơi vãi xong lau tay bằng khăn ẩm, ăn xogn biết cất bat thìa đúng nơi quy định. Sau một thời gian kiên trì rèn luyện các cháu qua các hoạt động. trẻ lớp tôi đã không còn hiện tượng tranh giành đồ chơi trong khi chơi, 98% trẻ đã có thói quen chào hỏi người lớn, 100% trẻ biết giữ dìn vệ sinh cá nhân và biết giúp đỡ cô trong một số hoạt động. * Biện pháp 4: Rèn luyện, trau rồi ngôn ngữ của bản thân. Để trẻ có những hành vi, ngôn ngữ giao tiếp văn hóa thì bản thân cô phải là một tấm gương tốt cho trẻ noi theo từ lời ăn tiếng nói, phong cách ăn mặc. Ngoài ra tôi cũng phải thường xuyên trao dồi kiến thức cảu bản thân như: nghe đài, xem chương trình ty vi, dự kiến tập các tiết của trường bạn cũng như của chị em trong trường. Để lôi cuốn trẻ thích nghe cô kể truyện, đọc thơ hiểu đựơc tính cách nhân vật để từ đó bắt chiếc hành vi tốt cảu các nhân vật, tôi đã dùng nhiều thủ thuật, cách vào bài hấp dẫn gây hứng thú cho trẻ ngay từ đầu giờ học. Ví dụ: Các ngữ điệu giọng nói lên xuống tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của từng câu chuỵên sao cho phù hợp. Ngoài ra tôi còn dùng các gương người tốt việc tốt trong các tác phẩm để giáo dục trẻ. * Biện pháp 5: Tuyên truyền tới phụ huynh Để phụ huynh hiểu đựơc tầm quan trọng cảu việc giúp trẻ có những hành vi văn hoá ngay từ tuổi còn rất nhỏ cô giáo cần phải kết hợp môi trường giáo dục và tận dụng mọi đối tượng cùng giáo dục trẻ bừng cách động viên họ tham gia mọi phong trào của lớp, của trường đề ra. Từ đó giúp trẻ nhớ chuyện tốt hơn vì trẻ rất hay quên. Muốn làm được điều đó tôi đã phải lên kế hoạch rõ như: -Tổ chức họp phụ huynh đầu năm tôi đã thông báo đặc điểm tình hình trường lớp, nội dung dạy trẻ giai đoạn 24 – 36 tháng, nhấn mạnh điểm khó khăn của lớp để kịp thời cùng phụ huynh uấn nắn trẻ. -Xây dựng tốt góc tuyên truyền tại lớp, thường xuyên thay đổi nội dung tuyên truyền để phụ huynh nắm được thông tin chính xác và gần nhất. -Thông báo bảng chương trình dạy theo tuần để phụ huynh kết hợp dạy trẻ ở nhà. -Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về những trường hợp cá biệt để phụ huynh có kế hoạch giáo dục trẻ thêm. -Kết quả công tác tuyên truyền phụ huynh hăng hái nhiệt tình ủng hộ các hoạt động cảu lớp đề ra. 2. Kết quả đạt được: Với những biện pháp như vậy đến cuối học kỳ II trẻ lớp tôi đã có tiến bộ rõ rệt. -Trẻ đã có những thói quen, hành vi văn hoá. -Mạnh dạn hưon trong giao tiếp. -Biết nghe lời người lớn. III. Kết thúc vấn đề: Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, học hành là ngoan Đúng như vậy trẻ em như một cây non. Cây non được sự chăm sóc tận tình của người trồng thì nó sẽ lớn nhanh và ra những quả ngọt bổ ích. Qua một thời gian tìm tòi nghiên cứu các biện pháp thích hợp, lớp tôi đã có được kết quả rất tốt. Có được kết quả như vậy đó là nhờ sự nỗ lực phấn đấu của bản thân kết hợp với đồng nghiệp đặc biệt alf ban giám hiệu nhà trừơng cùng với chị em trong lớp luân đi sát cùng tôi chỉnh sửa những biện pháp hình thức sao cho phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Để có được kết quả như ngày hôm nay tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm sau: 1. Bài học kinh nghiệm. - Bản thân giáo viên trong lớp luân là tấm gương sáng mẫu mực, có cách ứng xử, lời nói chuẩn xác, không phân biệt giữa các trẻ. - Cô yêu nghề mến trẻ, tận tuỵ với công việc của mình, luânkiên trì tìm tòi, nghiên cứu các phương pháp, hình thức dạy trẻ phù hợp, có kết quả cao. - Rèn trẻ mọi lúc mọi nơi, đặc biệt quan tâm đến trẻ chậm, trẻ cá biệt. - Giáo viên trao đổi thường xuyên với phụ huynh những gì mà trẻ chưa thực hiện được để tìm ra cách dạy trẻ tốt hơn. - Giáo viên luân tạo cơ hội cho trẻ tự làm được các việc hợp với khả năng của trẻ và có hành vi văn hóa. 2. Những kiến nghị: Trên đây là một số kinh nghiệm đã chuyển khai thực hiện tại lớp tôi (24 – 36 tháng). Tôi hy vong có thể ít nhiều góp phần cho các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo và góp ý để từ đó giúp chúng ta giáo dục trẻ mầm non hình thành những tính cách đầu tiên của trẻ thơ.