Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học nhằm phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông cho học sinh các trường dự bị đại học dân tộc

Abstract: The Ethnic Minority Preparatory School belongs to a system of specialized schools, which is responsible for supplementing and raising the educational level for ethnic minority students who have graduated from high schools and failed the university entrance exam. Improving the quality of learning for students and ethnic minorities is the responsibility of the Education and Training sector in general and of Ethnic Preparatory Schools in particular. The article proposes a number of measures to improve the quality of teaching Informatics to develop competency of using information technology and communication for students at The Ethnic Minority Preparatory School.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 48 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học nhằm phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông cho học sinh các trường dự bị đại học dân tộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 472 (Kì 2 - 2/2020), tr 55-59 55 Email: sonlv.dbdhss@moet.edu.vn MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TIN HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC Lê Văn Sơn - Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn Ngày nhận bài: 02/11/2019; ngày chỉnh sửa: 27/11/2019; ngày duyệt đăng: 17/12/2019. Abstract: The Ethnic Minority Preparatory School belongs to a system of specialized schools, which is responsible for supplementing and raising the educational level for ethnic minority students who have graduated from high schools and failed the university entrance exam. Improving the quality of learning for students and ethnic minorities is the responsibility of the Education and Training sector in general and of Ethnic Preparatory Schools in particular. The article proposes a number of measures to improve the quality of teaching Informatics to develop competency of using information technology and communication for students at The Ethnic Minority Preparatory School. Keywords: Student, Ethnic Minority Preparatory School, ICT. 1. Mở đầu Thế kỉ XXI, con người đã và đang bước vào kỉ nguyên của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) cùng với nền kinh tế tri thức trong xu thế toàn cầu hóa. Nền tảng quan trọng để vững bước vào kỉ nguyên thông tin, tiếp cận với nền kinh tế tri thức là lĩnh hội được kiến thức môn Tin học. Môn học này có những đặc thù riêng, liên quan trực tiếp đến việc sử dụng máy tính, cách suy luận để giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ, với đặc trưng là học lí thuyết phải đi đôi với thực hành. Chương trình phổ thông môn Tin học nêu rõ: “Giáo dục tin học đóng vai trò chủ đạo trong việc chuẩn bị cho học sinh (HS) khả năng tìm kiếm, tiếp nhận, mở rộng tri thức và sáng tạo trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và toàn cầu hóa. Tin học có ảnh hưởng lớn đến cách sống, cách suy nghĩ và hành động của con người, là công cụ hiệu quả, hỗ trợ, chuyển việc học thành tự học suốt đời. Môn Tin học giúp HS thích ứng và hòa nhập được với xã hội hiện đại, hình thành và phát triển cho các em năng lực tin học để học tập, làm việc và nâng cao chất lượng cuộc sống, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [1]. Các trường dự bị đại học (DBĐH) dân tộc thuộc hệ thống các trường chuyên biệt, có nhiệm vụ bổ túc, nâng cao trình độ văn hóa cho HS người dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp trung học phổ thông thi trượt đại học vào học. Việc nâng cao chất lượng học tập cho HS con em đồng bào các dân tộc thiểu số là trách nhiệm của ngành GD- ĐT nói chung và ở các trường DBĐH dân tộc nói riêng. Vì thế, thời gian qua, bên cạnh phương pháp dạy học truyền thống, các trường DBĐH dân tộc đã không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin nhằm hướng tới nâng cao hiệu quả và chất lượng bồi dưỡng HS DBĐH, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn cán bộ cho khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa. Bài viết đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học nhằm phát triển năng lực sử dụng ICT cho HS các trường DBĐH dân tộc. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Môn Tin học và yêu cầu phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin, truyền thông cho học sinh dự bị đại học 2.1.1. Nội dung môn Tin học trong chương trình bồi dưỡng học sinh dự bị đại học Theo Thông tư số 48/2012/TT-BGDĐT, ngày 11/12/2012 của Bộ GD-ĐT về việc ban hành đề cương chi tiết 11 môn học DBĐH [2]: Mục tiêu môn Tin học nhằm hệ thống hóa kiến thức Tin học cơ bản đã được học ở chương trình trung học phổ hiện nay, có chọn lọc và chỉnh sửa phù hợp với trình độ, đối tượng HS DBĐH, đồng thời tiếp cận được những kiến thức Tin học đại cương ở các trường đại học, cao đẳng. Cụ thể, chương trình tập trung vào các phần kiến thức cơ bản nhất như: nhập môn Tin học, hệ điều hành, hệ soạn thảo văn bản, thuật toán và ngôn ngữ lập trình, bảng tính điện tử, mạng máy tính và internet, giúp HS có thể phát triển khả năng tự học, tư duy sáng tạo, tăng cường kĩ năng tin học, kĩ năng tìm kiếm thông tin trên internet để phục vụ quá trình học tập và cuộc sống hàng ngày. Rèn luyện cho HS có thói quen suy nghĩ, làm việc khoa học và chính xác. Nội dung chương trình Tin học DBĐH được thiết kế như sau: Trên cơ sở khung chương trình của Thông tư số 48/2012/TT-BGDĐT, ngày 11/12/2012 của Bộ GD-ĐT, tiếp cận chương trình sách giáo khoa và yêu cầu dạy học môn Tin học hiện nay, các trường DBĐH chủ động lựa chọn, xây dựng các chủ đề dạy học. Ngoài các chủ đề tự chọn của mỗi trường, nội dung môn Tin học trong chương trình bồi dưỡng DBĐH gồm 5 chủ đề chính sau: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 472 (Kì 2 - 2/2020), tr 55-59 56 STT Nội dung kiến thức Số tiết Ghi chú Tổng Lí thuyết Thực hành Bài tập 1 Chương I: Một số khái niệm cơ bản của Tin học và máy tính điện tử 6 4 1 1 2 Chương II: Hệ điều hành 8 3 4 1 3 Chương III: Soạn thảo văn bản (MS Word hoặc Open Office Write) 28 12 16 0 4 Chương IV: Mạng máy tính 10 4 6 0 5 Chương V Bảng tính điện tử (MS Excel hoặc Open Office Calc ) 32 16 16 0 - Chủ đề 1: Làm quen với máy tính. - Chủ đề 2: Soạn thảo văn bản với Word. - Chủ đề 3: Mạng máy tính và Internet. - Chủ đề 4: Bảng tính điện tử Excel. - Chủ đề 5: Phần mềm Microsoft PowerPoint. Nhìn chung, chương trình môn Tin học tại các trường DBĐH dân tộc đã đáp ứng cơ bản yêu cầu học tập của HS, phù hợp với năng lực người học và điều kiện thực tiễn của mỗi nhà trường. 2.1.2. Phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông cho học sinh dự bị đại học Công nghệ thông tin và truyền thông được hiểu là một tập hợp đa dạng các công cụ và tài nguyên công nghệ, được sử dụng để giao tiếp, phổ biến, lưu trữ và quản lí thông tin. Trong Luật Công nghệ thông tin 2006, thuật ngữ “Công nghệ thông tin” được hiểu là “tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kĩ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lí, lưu trữ và trao đổi thông tin số”. Cách hiểu này cũng tương tự như định nghĩa ICT ở trên. Theo Nghị quyết số 49/CP của Chính phủ ban hành ngày 04/08/1993 về phát triển công nghệ thông tin ở nước ta trong những năm 90 nêu: “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”. Khoản 1 điều 4 Luật Công nghệ thông tin năm 2006 cũng giải thích “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kĩ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lí, lưu trữ và trao đổi thông tin số” [3; tr 1]. Năng lực sử dụng ICT là một trong 9 năng lực chung, được nhấn mạnh trong hệ thống giáo dục của nhiều quốc gia. Năng lực sử dụng ICT được mô tả bao gồm: - Sử dụng đúng cách các thiết bị ICT để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể; nhận biết các thành phần của hệ thống ICT cơ bản; sử dụng được các phần mềm hỗ trợ học tập thuộc các lĩnh vực khác nhau; tổ chức và lưu trữ dữ liệu vào các bộ nhớ khác nhau, tại thiết bị và trên mạng. - Xác định được thông tin cần thiết để thực hiện nhiệm vụ học tập; tìm kiếm được thông tin với các chức năng tìm kiếm đơn giản và tổ chức thông tin phù hợp; đánh giá sự phù hợp của thông tin, dữ liệu đã tìm thấy với nhiệm vụ đặt ra; xác lập mối liên hệ giữa kiến thức đã biết với thông tin mới thu thập được và dùng thông tin đó để giải quyết các nhiệm vụ trong học tập và cuộc sống. Như vậy, năng lực sử dụng ICT được hiểu là “năng lực nhận biết, làm chủ và khai thác công cụ ICT trong việc tìm kiếm, đánh giá, lựa chọn và truy cập thông tin; hình thành ý tưởng, kế hoạch và giải pháp trong hoạt động nhận thức và hỗ trợ quá trình trao đổi thông tin, hợp tác tuân theo những quy định thuộc phạm trù đạo đức và xã hội khi sử dụng chúng” [4; tr 35]. Sự cần thiết của việc phát triển năng lực sử dụng ICT cho HS phổ thông cũng được khẳng định bởi tổ chức UNESCO thông qua việc đưa năng lực sử dụng ICT là một trong những năng lực thiết yếu của công dân trong thời đại mới cùng với các năng lực truyền thống khác như đọc, viết. Coi năng lực sử dụng ICT là một trong những năng lực chung, cốt lõi là hoàn toàn phù hợp với xu thế của thế giới cũng như đòi hỏi của thực tiễn xã hội. Môn Tin học giúp HS hình thành và phát triển năng lực sử dụng ICT như là một công cụ để mở rộng khả năng tiếp nhận tri thức và sáng tạo trong bối cảnh bùng nổ thông tin, đáp ứng yêu cầu của thời đại số hóa và toàn cầu hóa, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Năng lực sử dụng ICT là năng lực chung nên cần được hình thành và phát triển thông qua tích hợp, ứng dụng ở tất cả các môn học, trong đó môn Tin học là môn cốt lõi. Môn Tin học giúp HS phát triển 5 năng lực cơ bản sau: 1) Năng lực sử VJE Tạp chí Giáo dục, Số 472 (Kì 2 - 2/2020), tr 55-59 57 dụng, khai thác, quản lí; 2) Năng lực nhận biết, ứng xử có văn hóa và an toàn; 3) Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; 4) Năng lực tự học; 5) Năng lực chia sẻ, hợp tác trong cộng đồng nhà trường và xã hội. 2.2. Những thuận lợi, khó khăn trong dạy học môn Tin học ở các trường dự bị đại học dân tộc 2.2.1. Những thuận lợi Trong quá trình dạy học môn Tin học ở các trường DBĐH dân tộc có những thuận lợi sau: - Môn Tin học đã được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông và được quan tâm đúng mức theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cấp tiểu học. Môn Tin học là môn học tự chọn của HS lớp 3, 4, 5 và là môn học bắt buộc ở trung học cơ sở và trung học phổ thông. Đây chính là nền tảng quan trọng cho HS DBĐH dân tộc học tập tốt môn Tin học. - Nguồn tài liệu học tập môn Tin học được trang bị rộng rãi, nhiều văn bản, sách điện tử, video hướng dẫn cài đặt, sử dụng phần cứng, phần mềm được chia sẻ công khai, miễn phí trên mạng internet. - Được sự quan tâm của Bộ GD-ĐT, cơ sở vật chất, trang thiết bị về máy tính, máy chiếu, mạng internet, wifi, phần mềm ứng dụng được trang bị đầy đủ, đảm bảo phục vụ hoạt động dạy học. - HS DBĐH ở nội trú, sinh hoạt và học tập tại trường nên thuận lợi trong quá trình chia sẻ, trao đổi kiến thức khi học môn Tin học. 2.2.2. Những khó khăn Trong quá trình dạy học môn Tin học ở các trường DBĐH dân tộc có những thuận lợi sau: - Trình độ ngoại ngữ của HS DBĐH về cơ bản còn hạn chế, dẫn đến khó khăn trong việc sử dụng máy tính và tiếp cận, sử dụng các phần mềm ứng dụng. - Hoàn cảnh gia đình của nhiều HS tương đối khó khăn, nên ít có cơ hội tiếp cận với những thiết bị điện tử hiện đại như máy tính để bàn, máy tính xách tay, điện thoại thông minh. Việc thực hành trên máy tính gần như chỉ diễn ra tại phòng máy của lớp học. Đây cũng là một trong những khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập môn Tin học và mục tiêu phát triển năng lực sử dụng ICT của HS DBĐH. - Sự thay đổi nhanh chóng của thiết bị phần cứng, các phiên bản phần mềm liên tục cập nhật, thay đổi, sự phát triển của internet, các trang mạng xã hội, website dạy học đòi hỏi người dạy liên tục phải học tập, nâng cao trình độ chuyên môn của cá nhân để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. - Đối tượng HS là người dân tộc thiểu số, chất lượng đầu vào thấp, kĩ năng tiếp cận công nghệ thông tin trước khi vào các trường DBĐH còn hạn chế. Khi học tập môn Tin học ở trường DBĐH, nhiều HS tiếp thu kiến thức chậm, chưa biết cách tự ghi bài, khả năng tư duy và tương tác trong học tập chưa cao. - Do thuộc loại hình trường chuyên biệt, thời gian qua, giáo viên (GV) môn Tin học các trường DBĐH dân tộc chưa được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Tin học do Bộ GD- ĐT tổ chức. 2.3. Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học nhằm phát triển năng lực sử dụng ICT cho học sinh các trường dự bị đại học dân tộc 2.3.1. Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học môn Tin học Sự phát triển như vũ bão và khả năng vận dụng vào thực tiễn nhanh chóng của ICT đòi hỏi nội dung chương trình môn Tin học phải tiếp cận phù hợp với sự thay đổi đó. Trên cơ sở chương trình sách giáo khoa trung học phổ thông và định hướng phát triển năng lực HS của Bộ GD- ĐT, các trường DBĐH dân tộc cần chủ động, linh hoạt đổi mới nội dung dạy học môn Tin học, đáp ứng yêu cầu học tập của HS và phù hợp với sự phát triển của ICT hiện nay. Trong đổi mới giáo dục, sự đổi mới nội dung đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học là: “Đổi mới phương pháp giáo dục, đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương tiện tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho HS, nhất là sinh viên đại học” [5; tr 41]. Xu hướng dạy học ngày nay là đề cao vai trò của HS, “dạy học lấy HS làm trung tâm” và “phát huy tính tích cực của HS”, nhấn mạnh vai trò chủ thể của người học. Mục đích của phương pháp dạy học tích cực là phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học, khắc phục thói quen thụ động trong quá trình học tập của HS. “HS được cuốn hút vào các hoạt động học tập do GV tổ chức, chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được GV sắp đặt” [6; tr 44]. Để có thể dạy học hiệu quả, GV cần giúp HS nhận thức và cụ thể hóa mục tiêu một cách hợp lí, hiểu và đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ học tập đề ra. GV cần có khả năng nắm bắt được thông tin ngược, làm chủ các phương pháp dạy học, sử dụng thành thạo công nghệ; đồng thời là người khơi nguồn sáng tạo và bồi dưỡng tính sáng tạo cho HS. 2.3.2. Tăng cường phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh dự bị đại học Trong phương thức dạy học mới, HS là chủ thể của hoạt động dạy học, là chủ thể chiếm lĩnh kiến thức cũng như rèn luyện kĩ năng, GV giữ vai trò điều khiển và định VJE Tạp chí Giáo dục, Số 472 (Kì 2 - 2/2020), tr 55-59 58 hướng hoạt động của HS. Trong giảng dạy môn Tin học, GV cần phát huy tính tích cực học tập của HS thông qua việc xây dựng hệ thống các câu hỏi từ dễ đến khó, ứng dụng kiến thức bài học vào thực tiễn nhằm lôi cuốn, tạo động cơ, hứng thú cho HS trong quá trình tìm tòi, khám phá kiến thức. Mặt khác, GV cần bồi dưỡng và hình thành cho HS năng lực tự học, tự nghiên cứu. Bởi chỉ khi HS trực tiếp tham gia vào quá trình tự học thì các em mới phát huy tối đa tính tích cực, chủ động của mình trong việc chiếm lĩnh tri thức. Ví dụ: Dạy học nội dung: Giới thiệu về máy tính điện tử. Mục tiêu dạy học: - Về kiến thức: HS nắm được chức năng các thiết bị của máy tính, máy tính làm việc theo nguyên lí J.Von Neumann; - Về kĩ năng: HS nhận biết được các bộ phận của máy tính điện tử, vẽ được sơ đồ cấu trúc máy tính; - Về thái độ: HS có tác phong làm việc khoa học. GV chia lớp thành 05 nhóm, phân công nhiệm vụ cụ thể của từng nhóm với yêu cầu: Kể tên, nêu chức năng của các thiết bị, hình ảnh minh họa. Thời gian chuẩn bị trong15 phút về các nội dung sau: Nhóm 1: Thiết bị vào (Input). Nhóm 2: Bộ xử lí trung tâm (CPU). Nhóm 3: Bộ nhớ ngoài (Secondary memory). Nhóm 4: Bộ nhớ trong (Main memory). Nhóm 5: Thiết bị ra (Output). Sau đó, đại diện các nhóm trình bày, minh họa bằng hình ảnh; các nhóm còn lại đánh giá, bổ sung những nội dung còn thiếu. Từ đó, GV rút ra kết luận để HS hiểu rõ được cấu tạo, nguyên lí hoạt động của máy tính. 2.3.3. Kết hợp giữa lí thuyết với thực hành trong dạy học môn Tin học Việc kết hợp giữa lí thuyết và thực hành là xu hướng tất yếu của nền giáo dục nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện nay. Môn Tin học có hai phần: lí thuyết và thực hành. Nếu chỉ học lí thuyết, HS sẽ không tiếp thu được hết kiến thức và nhanh quên, dẫn đến kém hiệu quả trong các tiết dạy thực hành. Việc giảng dạy lí thuyết kết hợp với thực hành môn Tin học, vừa giúp HS có thể nắm vững lí thuyết, vừa thao tác được ngay những nội dung và yêu cầu của bài học. Do vậy, kết hợp giảng dạy lí thuyết và thực hành là yếu tố cần thiết trong dạy học môn Tin học. Ví dụ: Dạy học nội dung Bảng biểu. - Mục tiêu dạy học: + Mục tiêu về lí thuyết: Giới thiệu cho HS biết cách tạo bảng biểu; + Mục tiêu về thực hành: HS tạo được bảng biểu. - Nội dung dạy học, gồm 02 bước: + Bước 1: Di chuyển con trỏ đến vị trí cần tạo bảng biểu. + Bước 2: Cách 1: Nháy chuột vào biểu tượng Table trên thanh công cụ, xuất hiện khung chứa các ô để chọn số hàng và số cột cần sử dụng. Cách 2: Chọn Insert/Table xuất hiện hộp thoại Insert Table. Number of Columns: Nhập số cột cần tạo. Number of Rows: Nhập số hàng cần tạo. Chọn Ok. Trong quá trình giảng dạy, GV trình bày nội dung lí thuyết các bước tạo lập bảng biểu, đồng thời thực hành cho HS quan sát các bước thực hiện. Sau đó, GV yêu cầu HS thực hành lại những nội dung vừa học nhằm giúp các em nắm vững lí thuyết về cách tạo bảng biểu và cách thao tác nhanh để tạo lập bảng biểu. 2.3.4. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu dạy học môn Tin học Nhà trường cần đầu tư nguồn lực tài chính cho hoạt động dạy học môn Tin học, mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường đầu tư các thiết bị dạy học hiện đại như máy ghi âm, máy thu phát hình, máy ảnh, máy chiếu qua đầu, máy chiếu phim dương bản, máy chiếu đa phương tiện, đầu tư phòng máy vi tính, kết nối mạng internet tốc độ cao, bản quyền phần mềm,... đảm bảo phục vụ cho hoạt động giảng dạy của GV và hoạt động học tập của HS đối với môn Tin học. 2.3.5. Lấy điểm môn Tin học là thành phần của điểm tổng kết làm điều kiện xét phân bổ học sinh dự bị đại học vào các cơ sở giáo dục đại học Theo Thông tư số 26/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016, điểm môn Tin học không nằm trong thành phần điểm tổng kết để xét phân bổ vào học ở các cơ sở giáo dục đại học, chỉ xét đến điểm tổng kết môn Tin học và Ngoại ngữ khi các tiêu chí của HS bằng nhau. Do đó, môn Tin học được coi là môn điều kiện trong quá trình học tập tại trường DBĐH dân tộc. Tuy nhiên, để hình thành và phát triển được năng lực tin học - một năng lực cốt lõi, cơ bản, thiết yếu của người học thì môn Tin học được coi là yếu tố quyết định. Do vậy, các trường DBĐH dân tộc cần đưa điểm môn Tin học trong chương trình bồi dưỡng HS DBĐH vào thành phần điểm tổng kết để xét phân bổ HS nhằm thúc đẩy động cơ học tập của HS đối với môn Tin học, từ đó nâng cao chất dạy học môn Tin học ở các trường DBĐH dân tộc. 2.3.6. Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Tin học Theo Thông tư số 26/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ GD-ĐT, môn Tin học có hai lần kiểm tra định kì. Hình thức kiểm tra thông qua thực VJE Tạp chí Giáo dục, Số 472 (Kì 2 - 2/2020), tr 55-59 59 hành trên máy tính. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy môn Tin học, GV cần kết hợp “đánh giá quá trình” với “đánh giá kết quả cuối cùng”. Cụ thể, ngoài 2 lần kiểm tra, đánh giá được quy định theo Thông tư, GV cần xây dựng những bài kiểm tra nhỏ, hướng dẫn HS chuẩn bị các dạng bài tập thực trong quá trình dạy học. Môn Tin học chú trọng đánh giá năng lực, kĩ năng của HS dựa trên kết quả hoạt động, sản phẩm thông qua các phương pháp, kĩ thuật như sử dụng rubric; quan sát; các bài thi trắc nghiệm và tự luận; phối hợp đánh giá trong quá trình học với đánh giá tổng kết. Cách thức đánh giá này cần được tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm giúp GV nắm bắt kịp thời khả năng tiếp thu kiến thức và kĩ nă
Tài liệu liên quan