Tóm tắt. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hiện nay không
còn là vấn đề mới mà đã ăn sâu vào nếp nghĩ, cách làm của một bộ phận cán bộ,
đảng viên, thanh niên và người dân Việt Nam. Tuy nhiên, để giáo dục đạo đức Hồ
Chí Minh cho sinh viên (SV) mang lại hiệu quả thông qua hoạt động giảng dạy lại
là nội dung quan trọng cần bàn tới. Góp thêm tiếng nói cho vấn đề này, bài viết
đề cập đến một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức Hồ Chí
Minh cho SV qua giảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh - một môn khoa học có lợi
thế trong giáo dục đạo đức Bác Hồ.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên qua giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Interdisciplinary Sci., 2013, Vol. 58, No. 10, pp. 124-131
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CHO SINH VIÊN
QUA GIẢNG DẠYMÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Lê Thị Vân Anh
Khoa Giáo dục Chính trị, Trường Đại học Tây Bắc
Tóm tắt.Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hiện nay không
còn là vấn đề mới mà đã ăn sâu vào nếp nghĩ, cách làm của một bộ phận cán bộ,
đảng viên, thanh niên và người dân Việt Nam. Tuy nhiên, để giáo dục đạo đức Hồ
Chí Minh cho sinh viên (SV) mang lại hiệu quả thông qua hoạt động giảng dạy lại
là nội dung quan trọng cần bàn tới. Góp thêm tiếng nói cho vấn đề này, bài viết
đề cập đến một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức Hồ Chí
Minh cho SV qua giảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh - một môn khoa học có lợi
thế trong giáo dục đạo đức Bác Hồ.
Từ khóa: Tấm gương đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức.
1. Mở đầu
Hồ Chí Minh - nhà văn hóa kiệt xuất đồng thời cũng là nhà giáo dục vĩ đại của dân
tộc Việt Nam. Trong suốt cuộc đời mình, Người luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và
giáo dục đạo đức cho mọi người, nhất là cán bộ đảng viên và thế hệ trẻ. Chính tư tưởng và
thực tiễn đạo đức sinh động đã hình thành nên đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh, đó cũng
là nét đặc sắc, là bản chất đạo đức của Người.
Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa môn tư tưởng Hồ Chí Minh vào giảng dạy ở các
trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) đã làm hoàn chỉnh hệ thống các môn Lí luận chính
trị, góp phần khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản vô giá của toàn Đảng, toàn dân
ta, cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động
của Đảng. Đặc biệt, bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh còn có một vị trí quan trọng trong
việc giáo dục đạo đức cách mạng, lối sống văn minh, lành mạnh cho SV, vị trí này các bộ
môn khác không thể thay thế được. Do vậy, nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức Hồ Chí
Minh cho SV qua giảng dạy môn học cũng là vấn đề cơ bản, có ý nghĩa cả về mặt lí luận
và thực tiễn.
Ngày nhận bài 04/11/2013. Ngày nhận đăng 29/12/2013.
Liên lạc Lê Thị Vân Anh, e-mail: levananhtbu@gmail.com
124
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên...
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khai thác triệt để nội dung đạo đức Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh coi đạo đức là gốc, là cái quan trọng nhất quyết định nhân cách. Đức
phải gắn với tài và tài phải có đức đảm bảo. Theo Người, có đức mà không có tài thì làm
việc gì cũng khó, còn có tài mà không có đức sẽ không làm được điều ích lợi cho đời,
thậm chí còn có hại, sinh ra những thói xấu như kiêu căng, tự mãn, ích kỷ rồi thành hư
hỏng, có khi phạm tội. Bởi thế, Người đòi hỏi có đức phải có tài và có tài phải có đức.
Người thường gọi đức và tài là hồng và chuyên, là chính trị và chuyên môn. Chính trị là
hồn, chuyên môn là xác. Cán bộ, công chức phải thạo chính trị, giỏi chuyên môn. Lãnh
đạo việc gì, ngành nào phải am hiểu kĩ chuyên môn việc ấy, ngành ấy, có như vậy lãnh
đạo mới có kết quả, mới tạo được nhất trí, đồng thuận.
Đạo đức cách mạng đối với tuổi trẻ, với thanh niên càng trở nên quan trọng để nuôi
dưỡng hoài bão, chí khí, nghị lực đấu tranh cho chân lí, đạo lí, tình thương, lẽ phải. Người
căn dặn thanh niên: tuổi trẻ phải có chí tiến thủ, hoài bão lo việc lớn, vì nước vì dân, trẻ
phải biết tránh xa danh vọng, quyền lực vì những cái đó dễ làm hư hỏng con người.
Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh gồm có 7 chương, mỗi chương thể hiện tư tưởng
của Hồ Chí Minh về một lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề nào cũng có bóng dáng
đạo đức của Người trong đó, bởi lẽ mục đích của Người là mang lại độc lập, tự do, ấm
no hạnh phúc cho dân. “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho
nước tôi được hoàn toàn độc lập, dân tôi được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm
ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có
non xanh, nước biếc, để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em
trẻ chăn trâu” [12;161].
Mặc dù cả 7 chương môn tư tưởng Hồ Chí Minh xét cho đến cùng là biểu hiện cao
cả của văn hóa, đạo đức, tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả biện pháp này hướng tới giáo
dục đạo đức cho SV cần lưu ý khai khác nội dung đạo đức ở các chương phải phù hợp,
không nên lạm dụng khiến cho SV không nắm bắt được nội dung chính mà giảng viên
(GV) muốn truyền đạt. Bên cạnh đó, để SV có thể vận dụng tốt những kiến thức đạo đức
đã được học vào rèn luyện, tu dưỡng bản thân, sống có ích với gia đình, xã hội thì nên chú
ý đến phần ứng dụng thực tiễn.
2.2. Sử dụng những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được thể hiện trong cuộc sống sinh hoạt hằng
ngày, đó là đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị và đức khiêm tốn hết mực. Người
coi khinh sự xa hoa để sống một cuộc đời trong sạch, suốt đời thực hành cần, kiệm, liêm,
chính một cách cần mẫn. Cuộc đời của Người đã được ghi lại trong nhiều cuốn sách, phim
tài liệu, hình ảnh và cả những mẩu chuyện.
Hệ thống mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được tăng tải trên các
125
Lê Thị Vân Anh
trang web của trường ĐH, CĐ; các tổ chức chính trị xã hội; được ghi nhận trong những
cuốn sách, hay được phát trên loa đài, phim tư liệu... đó là những mẩu chuyện về Bác Hồ ở
các lĩnh vực: Bác Hồ với sự nghiệp giáo dục, Bác Hồ với văn hóa, Bác với công tác chính
trị, Bác Hồ với thiếu niên nhi đồng, Bác Hồ và thanh niên... những mẩu chuyện đều mang
ý nghĩa đạo đức cao đẹp. Sử dụng những mẩu chuyện về Bác trong quá trình dạy học sẽ
giúp cho SV dễ dàng ghi nhớ, suy nghĩ, qua đó rút ra được ý nghĩa, bài học làm người, về
cuộc sống, cách đối nhân xử thế. Từ đó, vận dụng vào thực tế để rèn luyện bản thân.
Ví dụ, mẩu chuyện Về cuốn sổ tiết kiệm của Bác Hồ, Sinh hoạt giản dị của Bác Hồ
không chỉ đề cao đức tính tiết kiệm của Người mà còn thể hiện sự yêu thương, động viên
tinh thần đối các cán bộ và chiến sĩ của Bác. Qua đó, giúp SV lập kế hoạch để có thể tiết
kiệm, giúp đỡ người xung quanh. Mẩu chuyện Vàng là hai bàn tay lao động nêu cao ý
nghĩa của việc lao động tạo của cải vật chất, nuôi sống con người và khẳng định để tạo ra
sản phẩm thì không có việc gì khó chỉ cần có ý chí quyết tâm, kiên cường...
Những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có rất nhiều, cần lựa chọn
những mẩu chuyện phù hợp với lứa tuổi, trình độ nhận thức SV để giúp SV dễ dàng ghi
nhận, rút ra bài học và ứng dụng trong thực tiễn.
2.3. Hướng dẫn sinh viên sử dụng tài liệu tham khảo
Phát huy tính tích cực của SV trong dạy học đã và đang là xu thế tất yếu của giáo
dục hiện đại. Gắn với quá trình nêu trên là khái niệm “dạy học tích cực”. Đó là cách thức
dạy học theo lối phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Hướng dẫn SV sử dụng
tài liệu tham khảo cũng là một phương pháp như vậy.
Sử dụng tài liệu tham khảo đúng cách và khoa học giúp SV mở rộng và đào sâu
những tri thức đã lĩnh hội được, tăng khả năng ghi nhớ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm,
hứng thú học tập, nghiên cứu, lòng yêu nghề nghiệp và thái độ đúng đắn với thế giới xung
quanh cũng như với bản thân mình.
Hệ thống tài liệu tham khảo để giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh rất phong phú thể
hiện ở hệ thống sách, báo, tạp chí, đề tài khoa học, luận văn, luận án. Bên cạnh đó, nguồn
tài liệu thông tin từ mạng Internet như: tư liệu, phóng sự về những con người sống và làm
việc cùng thời với Chủ tịch Hồ Chí Minh được công bố trên các trang thông tin điện tử
của Đảng, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân. Đó còn là thông tin
trên các phương tiện truyền thông: phát thanh, truyền hình; thông tin từ cuộc sống, từ các
cuộc thi tìm hiểu “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, từ những buổi
giao lưu gặp gỡ... cũng là kho tài liệu đa dạng có thể tham khảo để giáo dục đạo đức Hồ
Chí Minh cho SV.
Tài liệu tham khảo đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cho SV có thêm nhiều
kiến thức. Tuy nhiên, tài liệu tham khảo không thể thay thế hoàn toàn cho giáo trình mà
chỉ bổ trợ thêm thông tin. Vì vậy, SV không chỉ phải biết sử dụng một cách phù hợp với
nhu cầu mà còn biết sử dụng đúng lúc, biết chọn lọc những kiến thức thực sự cần thiết,
126
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên...
biết vận dụng những nội dung đề cập trong tài liệu tham khảo thành những tri thức riêng
của bản thân. Đặc biệt, khi sử dụng tài liệu tham khảo SV cần phải lưu ý những yếu tố
sau:
Thứ nhất, sử dụng tài liệu tham khảo phải có mục đích rõ ràng. Xác định mục đích
tìm kiếm tài liệu tham khảo là trả lời câu hỏi: tìm tài liệu tham khảo để làm gì? Từ đó
mới tìm loại tài liệu nào, ở đâu, khai thác như thế nào? Thứ hai, phải lựa loại tài liệu tham
khảo hợp lí xuất phát từ yêu cầu của GV và nhu cầu, hứng thú của SV. Thứ ba, phải có
phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo để đỡ phí thời gian và công sức. Thứ tư, luôn
tích cực tư duy khi sử dụng tài liệu tham khảo, phát hiện được cái chủ yếu, cái không chủ
yếu; cái bản chất và không bản chất, bổ sung hiểu biết, kinh nghiệm cho bản thân.
2.4. Sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập để tổ chức cho sinh viên lĩnh hội
kiến thức
Hoạt động dạy và học đạt kết quả cao nhất khi có sự hợp tác giữa người dạy và
người học nhằm đạt được mục tiêu của bài học. Vậy làm thế nào để luôn có được sự tương
tác hiệu quả giữa GV và SV trong quá trình dạy học? Để làm được điều đó, trước tiên
chúng ta phải có những phương tiện giao tiếp hiệu quả, một trong số đó là việc đặt câu
hỏi và bài tập.
Trong dạy học, việc sử dụng câu hỏi và bài tập nhằm rèn luyện cho SV kĩ năng tự
học một cách hợp lí. Điều này có ý nghĩa rất lớn và phù hợp với xu hướng phát triển của
phương pháp dạy học hiện đại. Hệ thống câu hỏi và bài tập thường xuất hiện trong mỗi
bài học để làm rõ hơn về kiến thức và giúp tăng cường khả năng ghi nhớ thông tin đã được
học. Mặt khác, hệ thống các câu hỏi, bài tập được đặt ra dưới nhiều hình thức khác nhau
nhằm tạo điều kiện cho SV hiểu sâu hơn nội dung kiến thức và có thể vận dụng để giải
quyết các tình huống cụ thể. Khi đó, kiến thức đã được học mới trở nên sâu sắc và hoàn
thiện. Ngoài ra, việc đưa ra hệ thống các câu hỏi, bài tập giúp cho SV biết áp dụng các
kiến thức hợp khi làm bài và có thể nghĩ ra các hướng giải quyết hay hơn. Câu hỏi và bài
tập còn có tác dụng tích cực hóa người học, tạo ra tình huống khác nhau buộc SV phải
luôn luôn ở trạng thái tư duy.
Môn tư tưởng Hồ Chí Minh là môn học bắt buộc trong chương trình ĐH. Để dạy
học đạt kết quả tốt, GV cần đặt ra các câu hỏi, bài tập làm rõ hơn kiến thức đồng thời tạo
không khí sôi nổi thu hút sự yêu thích và quan tâm của SV. Hệ thống câu hỏi, bài tập trong
môn tư tưởng Hồ Chí Minh có thể do GV trực tiếp giảng dạy đặt ra hoặc tham khảo trong
những tài liệu hay sách về tư tưởng Hồ Chí Minh hay từ những trang mạng thông tin. Mỗi
câu hỏi đặt ra thường dựa trên mục đích có trước. Có thể sử dụng 3 loại câu hỏi: câu hỏi
làm rõ, câu hỏi đào sâu, câu hỏi giả định. Câu hỏi, bài tập đưa ra phải dễ hiểu, phù hợp với
trình độ của SV, với nội dung kiến thức bài học. Các câu hỏi phải có liên quan chặt chẽ
với nhau, câu hỏi trước là tiền đề cho câu hỏi sau, câu hỏi sau là sự kế tục và phát triển kết
quả của câu hỏi trước tạo nên logic hợp lí để giải đáp được nội dung chính của buổi học.
Đặt câu hỏi, đưa ra bài tập là trung tâm của phương pháp dạy học tích cực. Điều
127
Lê Thị Vân Anh
quan trọng là phải lựa chọn được loại câu hỏi, bài tập thích hợp để kích thích tư duy của
SV và thu hút họ vào buổi học một cách hiệu quả nhất. Muốn vậy, GV cần đảm bảo các
yêu cầu:
Thứ nhất, có sự tham gia của cả GV và SV. Quan trọng là GV cần phải tạo “thời
gian chờ” trước khi yêu cầu trả lời. Thứ hai, GV cần xây dựng được bộ câu hỏi và bài tập
cho từng vấn đề, bao trùm lên tất cả nội dung của môn học, trong đó nhấn mạnh nội dung
ở phần tự học của SV. Thứ ba, về câu hỏi thảo luận cần thiết phải có hai phần: phần lí luận
và vận dụng vào thực tiễn - đây chính là yêu cầu để người học có thể phát huy được tính
sáng tạo, tư duy độc lập của bản thân. Thứ tư, khi đặt câu hỏi, bài tập, tùy từng nội dung,
GV phải suy nghĩ trả lời vấn đề: thông qua việc học, SV cần nắm được những gì thuộc về
kiến thức, về kỹ năng và ý nghĩa. Trả lời được 3 câu hỏi này, sẽ tác động có tính chất định
hướng đến phương pháp giảng dạy, xây dựng bộ câu hỏi ôn tập, thảo luận và cả cách đánh
giá việc học của SV.
2.5. Hướng dẫn sinh viên thảo luận nhóm
Khảo sát thực trạng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho SV các trường ĐH, CĐ
vùng Tây Bắc cho thấy trong 500 trường hợp có đến 51% SV không mấy “mặn mà” với
các môn Lí luận chính trị, mà chỉ học cho qua, học cho đủ tín chỉ, để điểm danh... Vì thế,
cần phải tạo ra không khí học sôi nổi, phát huy khả năng tư duy của SV. Phương pháp
thảo luận nhóm có thể đáp ứng được những yêu cầu trên.
Thảo luận nhóm là phương pháp thu thập thông tin về một chủ đề được xác định
từ cuộc thảo luận giữa các thành viên trong nhóm. Cuộc thảo luận được dẫn dắt bởi một
người điều hành sao cho các thành viên cùng tham gia một cách sôi nổi, tự nhiên, đều
được chủ động đưa ra ý kiến, quan điểm nên kích thích lòng ham mê học tập của SV.
Đối với môn tư tưởng Hồ Chí Minh, thảo luận nhóm có ý nghĩa rất quan trọng, bởi
hiện nay ngoài tri thức môn học được cung cấp trong trường thì SV còn được tiếp cận với
hệ thống thông tin rất đa dạng, phong phú về Chủ tịch Hồ Chí Minh qua mạng Intrernet.
Đặc biệt, từ khi Đảng ta phát động cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh” thì SV lại có điều kiện nghiên cứu sâu hơn về cuộc đời, sự nghiệp và
tấm gương đạo đức cao đẹp của Người. Vậy nên, thảo luận nhóm chính là một hình thức
phù hợp để SV thể hiện sự hiểu biết, năng lực đánh giá vấn đề cũng như thực hành ứng xử
các chuẩn mực đạo đức theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Để phát huy hiệu quả của thảo luận nhóm trong giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho
SV cần đảm bảo qui trình. Đầu tiên là lựa chọn chủ đề. Chủ đề thảo luận có thể mang tính
khái quát hoặc nhấn mạnh một vấn đề cụ thể, khuyến khích liên hệ thực tế. Sau khi đưa
chủ đề, GV sẽ phân chia lớp học thành các nhóm khác nhau. Các nhóm cùng làm việc để
giải quyết chung một hoặc nhiều chủ đề. Trong quá trình thảo luận, cần cử thư kí để ghi
chép, vận động tất cả các thành viên cùng tham gia đóng góp ý kiến. Sau khi nhóm báo
cáo đã trình bày hoàn chỉnh nội dung, nhóm nghe báo cáo sẽ chuẩn bị các câu hỏi để chất
vấn, yêu cầu làm rõ một số vấn đề hoặc đưa ra tình huống giả định cho nhóm báo cáo để
128
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên...
nhóm này có trách nhiệm trả lời. Đây là một hoạt động rất sôi nổi, tạo nên không khí thoải
mái cũng như tính cạnh tranh trong học tập. Kết thúc buổi thảo luận, GV cần đánh giá,
tổng kết, rút kinh nghiệm.
Một số vấn đề cần lưu ý khi tổ chức thảo luận trong giảng dạy môn học Tư tưởng
Hồ Chí Minh nói chung và giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng: giờ thảo luận chỉ
phát huy hiệu quả khi tất cả SV đều tham gia vào tiến trình chung. Vì vậy, việc chuẩn bị
các yêu cầu của chủ đề là là nền tảng quan trọng để tổ chức thảo luận thành công. Để đảm
bảo cho SV được tham gia trình bày, tranh luận trong giờ thảo luận, sĩ số của mỗi lớp thảo
luận không nên quá đông. GV phải thực sự giữ thế chủ động trong quá trình điều hành, vì
đôi khi SV sẽ trình bày chủ đề có tính ngẫu hứng nhất định theo cách hiểu của các em, có
thể sẽ xuất hiện những vấn đề, những luận điểm không phù hợp với chủ đề của buổi thảo
luận, hoặc xuất hiện những tranh luận giữa các nhóm SV. Đây chính là thời điểm thể hiện
vai trò quan trọng của người thầy trong việc định hướng hoạt động nhận thức của SV. Để
đáp ứng được yêu cầu đó đòi hỏi GV phải nâng cao năng lực sư phạm, thường xuyên bồi
dưỡng kiến thức lí luận và thực tiễn.
2.6. Khai thác tư liệu, hình ảnh và ứng dụng công nghệ thông tin trong
giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh
Trong hệ thống các môn học bậc ĐH, CĐ, tư tưởng Hồ Chí Minh là bộ môn thuộc
khoa học chính trị, kiến thức mang tính lí luận. Môn học này được giảng dạy chủ yếu bằng
nhóm phương pháp dùng lời nên thường mang tính truyền thụ một chiều và “áp đặt” người
học, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học, cũng như sự yêu mến của SV. Vì vậy,
việc ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác tư liệu, phim, hình ảnh vào thiết kế bài
giảng sẽ làm cho nội dung bài học sinh động, hấp dẫn giúp người học dễ dàng tiếp nhận
và khắc sâu kiến thức, phát huy khả năng tương tác giữa GV với SV, giữa SV với nhau.
Ứng dụng công nghệ thông tin để giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho SV qua giảng
dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ giúp việc khai thác hệ thống tài liệu, tư liệu. . . dễ dàng
hơn. Mặt khác, việc sử dụng Internet để khai thác thông tin cho phép GV nhanh chóng
tiếp cận nhiều nguồn tài liệu khác nhau trong thời gian ngắn. Ngoài ra, ứng dụng công
nghệ thông tin còn giúp thiết kế và trình bày bài giảng. Đây là quá trình sử dụng các phần
mềm và phương tiện dạy học để xây dựng giáo trình, bài giảng phục vụ giảng dạy.
Rõ ràng, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy giúp phát huy tính tích cực,
tự học, tự nghiên cứu của SV, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm của SV trong quá
trình lĩnh hội tri thức. Tuy nhiên, khi sử dụng công nghệ thông tin để giáo dục đạo đức
Hồ Chí Minh cho SV qua giảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh cần quán triệt một số yêu
cầu cơ bản:
Một là, việc khai thác, sử dụng tư liệu từ internet phải có chọn lọc, phù hợp với nội
dung cần tìm. Hai là, phải nắm vững kiến thức, cách thức và nguyên tắc sử dụng phương
tiện dạy học, có kĩ năng tra cứu và tìm kiếm thông tin, biết sử dụng thành thạo máy tính,
cách thức soạn thảo văn bản, thiết kế bài giảng và biết kết hợp nhuần nhuyễn các phương
129
Lê Thị Vân Anh
tiện dạy học. Ba là, hình ảnh, âm thanh, sơ đồ, biểu đồ được sử dụng để giảng dạy phải
đảm bảo tính xác thực, độ thẩm mỹ, không cầu kì, phức tạp. Bốn là, sử dụng phương tiện
dạy học phải đáp ứng được mục tiêu và phù hợp với nội dung của bài học. Năm là, không
lạm dụng kĩ thuật trình diễn và thiết đặt các hiệu ứng trong quá trình thiết kế và trình bày
bài giảng. Sáu là, phải xây dựng ý tưởng sư phạm cho mỗi bài học, tiết học. Điều này
quyết định đến chất lượng của bài thiết kế cũng như chất lượng của tiết học. Bảy là, GV
giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh phải giỏi về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ, nắm
vững và sử dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với nội dung bài
học, với từng đối tượng SV và phương tiện dạy học. Tám là, với tư cách là người hướng
dẫn, chuyên gia về “cách học”, GV phải xây dựng các bài giảng phù hợp với từng đối
tượng SV, nhóm học, lớp học; sử dụng có hiệu quả các phương pháp giáo dục phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của SV. Chín là, ứng dụng CNTT vào giáo dục đạo đức
Hồ Chí Minh cho SV phải hướng đến các hoạt động nhận thức cho người học, chú trọng
rèn luyện phương pháp tự học, tăng cường học tập độc lập kết hợp chặt chẽ với học tập
hợp tác.
3. Kết luận
Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho SV có thể được thực hiện bằng nhiều con
đường, cách thức khác nhau, song thông qua giảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh cũng
là những biện pháp khả thi, mang lại hiệu quả cao. Điều đó không chỉ nâng cao chất lượng
dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh mà còn góp phần không nhỏ vào cuộc vận động “học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong giai đoạn hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2013. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh. Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
[2] Bộ giáo dục và đào tạo, 2008. Tư tưởng Hồ Chí Minh (tài liệu phục vụ dạy và học các
môn Lí luận chính trị trong các trường ĐH, CĐ). Nxb Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
[3] Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006. Chỉ thị 06-CT/TW về tổ chức cuộc vận động “học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Hà Nội.
[4] Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011. Chỉ thị 03-CT/TW về tiếp tục tổ chức cuộc vận động
“học tập và làm t