Tóm tắt. Tỉnh Vĩnh Phúc hiện đang là một trong những tỉnh đi đầu trong toàn quốc
về việc phát triển công nghiệp. Hiện nay trong Tỉnh có 10 khu công nghiệp đang
hoạt động. Nhu cầu về nguồn nhân lực có tay nghề cao đang là rất lớn. Trên địa bàn
Tỉnh có gần 50 các trường đào tạo và cơ sở dạy nghề. Việc nâng cao chất lượng đào
tạo nghề ở các trường nghề đang là vấn đề cấp thiết. Để nâng cao chất lượng đào
tạo cần nâng cao chất lượng nghề của đội ngũ giáo viên. Từ thực tiễn hoạt động đào
tạo, trong bài báo này chúng tôi trình bày một số biện pháp nhằm nâng cao chất
lượng nghề cho đội ngũ giáo viên các trường nghề của Vĩnh phúc trong giao đoạn
hiện nay.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 190 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho đội ngũ giáo viên các trường đào tạo nghề tỉnh Vĩnh Phúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
2012, Vol. 57, No. 10, pp. 88-93
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ
CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊNCÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO NGHỀ
TỈNH VĨNH PHÚC
Lê Chí Dũng
Trường Cao đẳng nghề Cơ khí nông nghiệp Vĩnh Phúc
E-mail: dungtn2011@gmail.com
Tóm tắt. Tỉnh Vĩnh Phúc hiện đang là một trong những tỉnh đi đầu trong toàn quốc
về việc phát triển công nghiệp. Hiện nay trong Tỉnh có 10 khu công nghiệp đang
hoạt động. Nhu cầu về nguồn nhân lực có tay nghề cao đang là rất lớn. Trên địa bàn
Tỉnh có gần 50 các trường đào tạo và cơ sở dạy nghề. Việc nâng cao chất lượng đào
tạo nghề ở các trường nghề đang là vấn đề cấp thiết. Để nâng cao chất lượng đào
tạo cần nâng cao chất lượng nghề của đội ngũ giáo viên. Từ thực tiễn hoạt động đào
tạo, trong bài báo này chúng tôi trình bày một số biện pháp nhằm nâng cao chất
lượng nghề cho đội ngũ giáo viên các trường nghề của Vĩnh phúc trong giao đoạn
hiện nay.
Từ khóa: Biện pháp, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề giáo viên
1. Mở đầu
Tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 10 khu công nghiệp tổng diện tích 2.284 ha với trên 1200
doanh nghiệp đang hoạt động. Với mục tiêu vào những năm 2020, Vĩnh Phúc cơ bản phát
triển thành tỉnh công nghiệp. Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào các Trường đào tạo,
các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh có thể đào tạo ra được nguồn nhân lực có trình độ
tay nghề cao, đáp ứng được nhu cầu hàng trăm ngàn người lao động có chất lượng, có tay
nghề cho các khu công nghiệp đang có nguy cơ thiếu lao động qua đào tạo trầm trọng.
Chính vì vậy việc nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho đội ngũ giáo viên của các trường
đào tạo, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng quyết định đến
chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trong tỉnh và các tỉnh lân cận.
Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, việc củng cố và phát triển mạng lưới các cơ
sở dạy nghề là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Hiện nay, toàn tỉnh có 47 cơ sở dạy nghề,
trong đó có 4 trường Cao đẳng, 3 trường Trung cấp, 14 Trung tâm dạy nghề, 10 trường
Trung học chuyên nghiệp và 16 cơ sở dạy nghề. Tất cả các trường đào tạo nghề và các cơ
sở dạy nghề luôn quan tâm đến việc bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội
ngũ giáo viên. Trong tổng số 1.268 giáo viên đang công tác tại các trường dạy nghề, có
88
Một số biện pháp nhằm nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho đội ngũ giáo viên...
đến 1.138 giáo viên đạt chuẩn theo quy định của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội,
chiếm tỷ lệ 89,7%. Chất lượng đào tạo nghề những năm qua đã được nâng lên đáng kể. Tỷ
lệ học sinh lên lớp bình quân đạt 97,6%, tốt nghiệp các khoá dài hạn chính quy đạt 96%.
Thực hiện được điều đó, trong những năm qua UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo
cho các sở ban ngành đặc biệt là Sở Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp chặt chẽ
với các Trường, các cơ sở dạy nghề trong việc tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo nghề của các Trường, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đáp ứng đòi hỏi
về chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao của các doanh nghiệp. Từ thực tiễn hoạt động
đào tạo, chúng tôi tổng kết một số biện pháp nhằm nâng cao trình độ kỹ năng nghề trong
các cơ sở đào tạo nghề của Tỉnh Vĩnh Phúc.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Một số biện pháp
2.1.1. Tăng cường gắn kết giữa nhà trường với doanh nghiệp để nâng cao trình độ
kỹ năng nghề cho đội ngũ giáo viên
Tháng 12/2010 Tổng cục Dạy nghề - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã phối
hợp với Hiệp hội thúc đẩy giáo dục và đào tạo ở nước ngoài (APEFE) tổ chức Hội thảo
chuyên đề “Gắn kết với Doanh nghiệp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá kỹ năng
nghề cho giáo viên dạy nghề - Kinh nghiệp của Bỉ và Việt Nam” tại Trường Cao đẳng
nghề Cơ khí Nông nghiệp, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Hội thảo là nơi hội tụ các
chuyên gia quản lý dạy nghề của Bỉ và Việt Nam, đại diện các trường, các cơ sở dạy nghề,
các doanh nghiệp và đại diện các đơn vị có liên quan nhằm trao đổi kinh nghiệp về việc
gắn kết với doanh nghiệp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá kỹ năng nghề cho đội
ngũ giáo viên dạy nghề.
Tại Hội thảo các đại biểu đại diện cho phía các trường và phía doanh nghiệp đều có
những bài tham luận nêu lên thực trạng về việc gắn kết giữa các trường nghề với doanh
nghiệp và vấn đề đào tạo có gắn với nhu cầu sử dụng không, có đáp ứng được yêu cầu
của các doanh nghiệp hay không. Phần lớn các ý kiến tham luận đều cho rằng trong thời
gian gần đây việc các nhà trường dạy nghề và các doanh nghiệp đã tự tìm đến nhau và
xây dựng được một số chương trình hợp tác, liên kết nhằm tạo điều kiện, hỗ trợ lần nhau
để cùng phát triển, tuy nhiên hiệu quả của việc này là chưa cao, việc gắn kết vẫn là do tự
phát ở một vài nhà trường hoặc ở một vài doanh nghiệp và ở quy mô nhỏ lẻ. Vẫn còn quá
nhiều những vấn đề bất cập giữa việc đào tạo ra nguồn nhân lực và việc sử dụng nguồn
nhân lực này như thế nào.
Kết luận của Hội thảo đã khẳng định: Việc tăng cường gắn kết giữa nhà trường và
các doanh nghiệp nhằm tăng cường trình độ kỹ năng nghề cho đội ngũ giáo viên tại các
Trường, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
89
Lê Chí Dũng
Thông qua mối quan hệ gắn kết đó đội ngũ giáo viên của các trường, các cơ sở dạy nghề
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có thể đến thâm nhập thực tế, tìm hiểu, nghiên cứu các mô
hình sản xuất, các dây chuyền sản xuất thực tế của các doanh nghiệp. Đặc biệt các doanh
nghiệp còn tạo điều kiện cho đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm, có tay nghề
cao hướng dẫn và bồi dưỡng về tay nghề cho đội ngũ giáo viên của các trường, đây thực
sự là một cơ hội rất tốt cho giáo viên các trường, các cơ sở dạy nghề nâng cao được trình
độ kỹ năng nghề của mình. Qua mối quan hệ gắn kết với doanh nghiệp nhà trường cũng
giải quyết được cho hàng ngàn Học sinh sinh viên có địa điểm thực tập tốt nghiệp và phía
doanh nghiệp cũng có cơ hội để tuyển dụng được nguồn nhân lực chất lượng theo yêu cầu
về trình độ và ngành nghề đào tạo của các trường.
2.1.2. Tăng cườngmở rộng liên kết, đưa giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài
Hiện nay xu hướng các trường, các cơ sở dạy nghề xây dựng chiến lược phát triển
trong đó chiến lược phát triển nguồn nhân lực bằng việc mở rộng mối quan hệ liên kết,
hợp tác với các trường đào tạo có uy tín trong và ngoài nước được coi là xu thế tất yếu phải
thực hiện nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình đào tạo ra, đáp ứng được
yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của phía sử dụng lao động. Để thực hiện tốt theo hướng này
các trường phải bám vào các chủ chương, đường lối, chính sách và chiến lược phát triển
giáo dục, phát triển công tác dạy nghề của nhà nước và của Bộ Lao động-Thương binh và
Xã hội.
Trong năm 2011 Tổng cục Dạy nghề Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng đã
xác định đổi mới toàn diện căn bản giáo dục trong lĩnh vực Dạy nghề chính là phải đột
phá về chất lượng, thực hiện bước đột phá đó Tổng cục Dạy nghề trong năm 2011 đã thí
điểm cử 96 giáo viên sang Malaysia đào tạo thí điểm 4 nghề là Công nghệ ô tô, Điện công
nghiệp, Điện tử và Hàn để từ đó rút kinh nghiệm cho những bước tiếp theo. Năm 2012,
dự kiến gửi sang Malaysia khoảng 1.000 giáo viên nhưng tùy theo lớp đang thí điểm thực
hiện như thế nào. Năm 2012 – 2013 phấn đấu giải quyết thí điểm tiêu chuẩn chương trình
đào tạo, kỹ năng đào tạo, năm 2016 cơ bản giải quyết đào tạo giáo viên đạt chuẩn. Đây có
thể là hướng đi mới nhằm đẩy nhanh việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình
độ kỹ năng nghề cho đội ngũ giáo viên dạy nghề, tiếp cận trình độ đào tạo của các nước
phát triển trong khu vực và thế giới của các cơ quan quản lý về đào tạo nghề và của Nhà
nước ta. Hướng đi này cũng sẽ mở ra cơ hội rất lớn cho các trường, các cơ sở dạy nghề
của tỉnh Vĩnh Phúc và đây cũng là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao
trình độ kỹ năng nghề cho đội ngũ giáo viên của mình mà các trường, các cơ sở đào tạo
nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc luôn mong muốn được tham gia.
2.1.3. Xây dựng chính sách ưu đãi thu hút người tài, người có trình độ tay nghề cao
Đây là một trong các biện pháp mà các trường, các cơ sở dạy nghề trong tỉnh cũng
đã thường xuyên thực hiện trong những năm qua nhưng để chính sách này thực sự đến
90
Một số biện pháp nhằm nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho đội ngũ giáo viên...
được với những người tài, người có tay nghề cao thì công tác quảng bá hình ảnh về nhà
trường, thông tin minh bạch của nhà trường trên các phương tiện thông tin đại chúng cần
phải được đẩy mạnh hơn nữa. Đặc biệt là việc nghiên cứu các chế độ chính sách chi trả
cho đội ngũ này cần đặc biệt phải linh hoạt và đáp ứng được cơ bản nhu cầu của các đối
tượng trên. Trong thời gian vừa qua vấn đề tìm kiếm, thu hút người tài, người có trình độ
tay nghề cao, phù hợp với ngành nghề đào tạo của nhà trường để mời về trường làm công
tác giảng dạy vẫn chưa được như kỳ vọng. Số những người này về được các trường là rất
ít so với nhu cầu thực tế của các trường.
Ngoài ra việc lựa chọn các em Học sinh sinh viên học nghề tại nhà trường có kết
quả học tập xuất sắc, đặc biệt là về tay nghề để tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng về chuyên
môn, về nghiệp vụ sư phạm để giữ lại làm giáo viên giảng dạy tại trường cũng là một biện
pháp quan trọng nhằm nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho đội ngũ giáo viên. Thực tế cho
thấy hầu hết các em Học sinh sinh viên được giữ lại tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng làm giáo
viên đều trưởng thành trong môi trường Dạy nghề. Nhiều em sau một thời gian công tác
đã phấn đấu trở thành những giáo viên có tay nghề cao, trở thành những chuyên gia đầu
ngành về lĩnh vực được đào tạo. Một số em đã tham gia các kỳ thi tay nghề giỏi dành cho
giáo viên các nước ASEAN và Quốc tế đạt được các thành tích xuất sắc.
2.1.4. Tăng cường, đẩy mạnh chiến lược phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị máy
móc, mô hình học cụ phục vụ công tác Dạy nghề
Các nhà trường dạy nghề trong địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay đang rất cần phải
xây dựng chiến lược phát triển về cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc, mô hình học cụ
để phát triển nhà trường. Tăng cường các nguồn lực từ các cơ quan quản lý trực tiếp, từ
phía địa phương, từ phía hỗ trợ của các doanh nghiệp có quan hệ với nhà trường và đặc
biệt là phát huy nguồn lực tự có từ chính nhà trường để phát triển, xây dựng cơ sở vật chất.
Để đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ theo quy định của Bộ Lao động-Thương
binh và Xã hội, các trường phải tiếp tục đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ bản, xây dựng các
phòng học lý thuyết, các xưởng thực hành và phòng học chuyên môn đảm bảo đủ về diện
tích phòng học theo quy định. Bên cạnh đó việc tăng cường trang bị các phương tiện hiện
đại ứng dụng công nghệ thông tin vào phục vụ công tác giảng dạy cũng là hết sức cần
thiết trong giai đoạn hiện nay, ngoài ra các trang thiết bị, máy móc, mô hình học cụ để
phục vụ quá trình giảng dạy các môn thực hành tại các Trường Cao đẳng nghề cũng đóng
vai trò quan trọng, là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đầu ra của học sinh sinh
viên các trường nên đây cũng là một vấn đề mà các trường đặc biệt phải quan tâm và có
những chiến lược đầu tư riêng. Các trang thiết bị, máy móc phục vụ công tác đào tạo nghề
cần thiết phải đảm bảo yêu cầu về độ chính xác cao, phù hợp với ngành nghề đào tạo, về
công nghệ đảm bảo không được lạc hậu so với thực tế sản xuất của các doanh nghiệp. Các
nhà xưởng thực hành cũng cần được xây dựng theo hướng hiện đại, tiện dụng và đảm bảo
quy chuẩn theo các quy định của Nhà nước và các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan.
91
Lê Chí Dũng
2.1.5. Xây dựng và phát triển chương trình Dạy nghề theo hướng đổi mới, tinh giản
và tiếp cận trình độ đào tạo của các nước trong khu vực và trên thế giới
Hiện nay các trường, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn nói riêng và trong toàn quốc
nói chung về cơ bản các nghề Đào tạo được phép của Bộ Lao động-Thương binh và Xã
hội đều phải thực hiện theo chương trình khung do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
ban hành. Mặc dù chương trình khung ban hành làm cho các chương trình đào tạo trong
cùng một nghề tại các trường khác nhau là cơ bản giống nhau về số môn, số tiết và nội
dung chương trình, đây cũng là điểm mạnh của chương trình khung áp dụng cho đào tạo
Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề tại các trường, tuy nhiên sau một thời gian đưa vào ứng
dụng, giảng dạy tại các trường, việc đào tạo theo chương trình khung cũng bộc lộ những
mặt hạn chế nhất định ví như: Ở một số nghề nội dung chương trình còn dài, kiến thức
chưa trọng tâm, số các môn chung còn nhiều, nội dung kiến thức khá nặng so với thực tế
nhận thức của học sinh học nghề. Đặc biệt phần nội dung về thực hành tương đối khó so
với trình độ nhận thức của người học, cũng gây không ít khó khăn cho chính đội ngũ giáo
viên hướng dẫn trực tiếp học sinh sinh viên.
Để khắc phục được những hạn chế trên nhằm tăng cường nâng cao trình độ kỹ năng
nghề cho đội ngũ giáo viên các trường, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
cần thiết phải xem xét, rà soát và có sự điều chỉnh, cập nhật cho phù hợp với tình hình
thực tiễn của nhà trường, của địa phương và yêu cầu sản xuất của các doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh, đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển, làm chủ công nghệ, khoa học kỹ thuật
và yêu cầu giảng dạy của nhà trường. Đặc biệt phần nội dung thực tập kỹ năng nghề cho
người học cần phải tăng thêm về thời gian và nội dung kiến thức. Giáo viên hướng dẫn
thực hành cần phải được tiếp cận tìm hiểu, nghiên cứu và luyện tập trước một thời gian
sau đó mới được lên lớp hướng dẫn cho người học thực hành theo.
Ngoài ra việc nghiên cứu, tìm hiểu và tiến tới nhập khẩu các chương trình đào tạo
của các nước tiên tiến để triển khai cho các trường là một trong những biện pháp hết sức
hiệu quả mà các trường, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc phải tính đến
trong giai đoạn hiện nay. Khi mà thế giới ngày càng hội nhập sâu rộng và công tác đào tạo
nghề tại Việt Nam không thể tách rời ra so với tiến trình phát triển giáo dục chung của thế
giới trong thời gian tới.
3. Kết luận
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
đáp ứng được những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là vấn
đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, việc nâng cao
tay nghề cho đội ngũ giáo viên là việc làm cần thiết. Các biện pháp nâng cao chất lượng
nghề cho đội ngũ giáo viên phải là các biện pháp tổng hợp, phù hợp với những điều kiện
và yêu cầu của xã hội trong từng giai đoạn và phù hợp với tình hình của khu vực và trên
92
Một số biện pháp nhằm nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho đội ngũ giáo viên...
thế giới. Trên đây là những biện pháp đang thực hiện ở tỉnh Vĩnh Phúc, một tỉnh có tốc
độ phát triển nhanh về công nghiệp. Những biện pháp đó cần được áp dụng một cách linh
hoạt và cần được tiếp tục điều chỉnh cho phù hợp với tình hình của các địa phương trong
mỗi giai đoạn của quá trình xây dựng đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đảng cộng sản Việt Nam, 2011. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11.Nxb
Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
[2] Nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV.
[3] Quyết định số 483 /QĐ-BNN-TCCB ngày 26/2/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn (phê duyệt Chiến lược phát triển Trường Cao đẳng nghề Cơ khí Nông
nghiệp giai đoạn 2009 – 2015; tầm nhìn đến 2020).
[4] Báo cáo tổng kết năm học của Trường Cao đẳng nghề Cơ khí Nông nghiệp Vĩnh Phúc
các năm: 2008-2009; 2009-2010; 2010-2011.
[5] Kết luận tại Hội thảo “Gắn kết với doanh nghiệp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, đánh
giá kỹ năng nghề cho giáo viên dạy nghề. Kinh nghiệm của Bỉ và Việt Nam do Tổng
cục Dạy nghề tổ chức tháng 12/2010 tại Trường Cao đẳng nghề Cơ khí Nông nghiệp.
ABSTRACT
Ways to improve the vocational skills of teachers
at vocational training colleges in Vinh Phuc Province
Vinh Phuc province is a leading province in the country in terms of industrial de-
velopment. In the province there are currently 10 active industrial zones and the need for
skilled workers is very big. There are nearly 50 schools and vocational training institutions
in the province, however, the need to improve the quality of vocational training in the vo-
cational schools is urgent. To this end, the ability of teachers to teach must be improved.
In this paper we present a number of measures which could result in improved teaching
ability of the teachers at the vocational schools in Vinh Phuc Province.
93