Một số biện pháp phát huy tính sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong trò chơi lắp ghép xây dựng từ các nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu

Tóm tắt. Sáng tạo là một khả năng tiềm ẩn của mỗi con người. Do vậy có thể phát hiện và bồi dưỡng khả năng sáng tạo của con người nói chung của trẻ em nói riêng thông qua các hoạt động phong phú và phù hợp với từng lứa tuổi. Phát huy tính sáng tạo cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non sẽ có ý nghĩa lớn trong việc giáo dục trẻ trở thành người có khả năng sáng tạo thực sự sau này. Trò chơi lắp ghép xây dựng - môi trường thuận lợi để phát huy tính sáng tạo cho trẻ. Ngược lại, tính sáng tạo là điều kiện quan trọng cho trò chơi lắp ghép xây dựng ngày một hoàn thiện hơn. Biện pháp phát huy tính sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong trò chơi lắp ghép xây dựng từ các nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu là cách thức tổ chức cụ thể trong hoạt động cùng nhau của cô và trẻ nhằm thực hiện mục đích giáo dục đã đặt ra trong trò chơi. Đề xuất các nhóm biện pháp như: Nhóm biện pháp bổ xung và cung cấp nguyên vật liệu cho trẻ chơi, nhóm biện pháp thiết kế môi trường chơi nhằm góp phần phát huy tính sáng tạo của trẻ mẫu giáo.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 133 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp phát huy tính sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong trò chơi lắp ghép xây dựng từ các nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2012, Vol. 57, No. 10, pp. 81-87 MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH SÁNG TẠO CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI TRONG TRÒ CHƠI LẮP GHÉP XÂY DỰNG TỪ CÁC NGUYÊN VẬT LIỆU THIÊN NHIÊN VÀ PHẾ LIỆU Vũ Thị Kiều Trang∗, Phạm Thị Thu Thủy Trường Cao đẳng Tuyên Quang ∗E-mail: baotrangvk@gmail.com Tóm tắt. Sáng tạo là một khả năng tiềm ẩn của mỗi con người. Do vậy có thể phát hiện và bồi dưỡng khả năng sáng tạo của con người nói chung của trẻ em nói riêng thông qua các hoạt động phong phú và phù hợp với từng lứa tuổi. Phát huy tính sáng tạo cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non sẽ có ý nghĩa lớn trong việc giáo dục trẻ trở thành người có khả năng sáng tạo thực sự sau này. Trò chơi lắp ghép xây dựng - môi trường thuận lợi để phát huy tính sáng tạo cho trẻ. Ngược lại, tính sáng tạo là điều kiện quan trọng cho trò chơi lắp ghép xây dựng ngày một hoàn thiện hơn. Biện pháp phát huy tính sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong trò chơi lắp ghép xây dựng từ các nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu là cách thức tổ chức cụ thể trong hoạt động cùng nhau của cô và trẻ nhằm thực hiện mục đích giáo dục đã đặt ra trong trò chơi. Đề xuất các nhóm biện pháp như: Nhóm biện pháp bổ xung và cung cấp nguyên vật liệu cho trẻ chơi, nhóm biện pháp thiết kế môi trường chơi nhằm góp phần phát huy tính sáng tạo của trẻ mẫu giáo. Từ khóa: Tính sáng tạo, mẫu giáo, trò chơi, lắp ghép xây dựng, nguyên vật liệu thiên nhiên, phế liệu. 1. Mở đầu "Hoạt động sáng tạo có ảnh hưởng to lớn không chỉ đến sự tiến bộ khoa học, mà còn đến toàn xã hội nói chung và dân tộc nào biết nhận ra được nhân cách sáng tạo một cách tốt nhất, biết phát triển họ và biết tạo ra được một cách tốt nhất cho họ những điều kiện thuận lợi nhất, thì dân tộc đó sẽ có những ưu thế lớn lao" [4;45]. Do đó, tính sáng tạo được coi như một phẩm chất quan trọng không thể thiếu được của người lao động mới và phát huy tính sáng tạo cần phải bắt đầu ngay từ lứa tuổi mầm non. Đối với trẻ mầm non, hoạt động chủ yếu mà trẻ thực hiện trong ngày đó là hoạt động vui chơi. Chơi bất kỳ trò nào trẻ em cũng có thể sáng tạo. Do vậy, trò chơi của trẻ mẫu giáo cũng được coi là một phương tiện giáo dục và phát triển óc sáng tạo cho trẻ. Trò chơi lắp ghép xây dựng (LGXD) là trò chơi có tác động mạnh đến sự hình thành và phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Đồ chơi được sử dụng trong trò chơi LGXD cũng có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành ý tưởng sáng tạo của trẻ. 81 Vũ Thị Kiều Trang, Phạm Thị Thu Thủy Hiện nay đồ chơi cho trẻ thì có nhiều nhưng lại chưa có tác dụng tích cực trong việc phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Vì người lớn chủ yếu cung cấp các đồ chơi có sẵn và ít thay đổi bổ xung đồ chơi mới cho trẻ. Do đó, nếu tận dụng những nguyên vật liệu thiên nhiên và đồ phế liệu cho trẻ sử dụng trong trò chơi LGXD một cách hợp lý thì sẽ tạo điều kiện phát huy tính sáng tạo cho trẻ. Tuy nhiên, muốn cho tính sáng tạo của trẻ được phát huy một cách tích cực hơn khi tham gia trò chơi LGXD từ các nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu thì cần thiết phải có một số biện pháp giáo dục phù hợp. 2. Nội dung nghiên cứu Trong phần này, chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy tính sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong trò chơi lắp ghép xây dựng từ các nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu. 2.1. Nhóm biện pháp bổ xung và cung cấp nguyên vật liệu cho trẻ chơi Biện pháp 1: Giáo viên thường xuyên tìm kiếm, bổ sung thêm các nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu cho trẻ chơi kết hợp với các đồ chơi sẵn có trong lớp. * Ý nghĩa: Có thể tận dụng các nguyên vật liệu từ thiên nhiên hoặc những đồ phế liệu để sử dụng làm đồ chơi cho trẻ bên cạnh những bộ đồ chơi có sẵn. Vì đây là những đồ chơi vừa dễ tìm kiếm, không tốn kém, vừa phong phú đa dạng mà lại tạo cho trẻ nhiều cơ hội để phát huy khả năng sáng tạo của mình. Tuy nhiên cần bổ sung thêm và thay thế dần các đồ chơi mới, để trẻ được tiếp xúc, làm quen, khám phá, tìm hiểu và tìm cách sử dụng các đồ chơi đó. Đồng thời còn tạo nên sự bất ngờ cho trẻ trong mỗi buổi chơi. * Nội dung: Giáo viên thường xuyên tìm kiếm và dần dần bổ xung thêm các nguyên vật liệu thiên nhiên và đồ phế liệu cho trẻ sử dụng trong trò chơi LGXD bên cạnh những đồ chơi sẵn có trong lớp. Đây là một cách giúp trẻ tìm hiểu, khám phá, phát hiện cái mới lạ đồng thời cũng là tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi để trẻ bộc lộ và phát huy tính sáng tạo của mình khi tham gia trò chơi LGXD. * Cách tiến hành: - Giáo viên tìm và lựa chọn những nguyên vật liệu thiên thiên và đồ phế liệu tươi đẹp, nhỏ gọn và có hình thù rõ ràng. Giúp trẻ dễ dàng tưởng tượng đến những hình tượng mà nó muốn LGXD. - Giáo viên cũng phải tìm hiểu trước và tìm hiểu kỹ về chất liệu, hình dáng, màu sắc của các nguyên vật liệu đó trước khi mang đến cho trẻ chơi. - Giáo viên phải thử LGXD bằng các nguyên vật liệu thiên nhiên và đồ phế liệu mà mình sẽ cung cấp cho trẻ và phải đảm bảo là không quá khó khi trẻ chúng sử dụng để chơi. - Trong mỗi buổi chơi, cô tạo tình huống để giới thiệu và cung cấp một loại đồ chơi mới bên cạnh những đồ chơi mà trẻ vẫn thường dùng. - Cần trao đổi, gợi ý để trẻ suy nghĩ và tìm cách sử dụng các vật liệu mới kết hợp 82 Một số biện pháp phát huy tính sáng tạo của trẻ mẫu giáo... với các vật liệu đã có. Khuyến khích trẻ bày tỏ ý kiến, dự định LGXD của mình với các loại đồ chơi. * Điều kiện vận dụng: - Các nguyên vật liệu phải sạch đẹp, dễ sử dụng. - Giáo viên phải biết sử dụng những tình huống sinh động, bất ngờ... kích thích trí tưởng tượng của trẻ. - Xây dựng hệ thống câu hỏi hướng trẻ vào những đặc điểm của vật liệu và khuyến khích trẻ tìm kiếm, đưa ra ý tưởng mới lạ về những công trình LGXD. - Giáo viên phải thực sự tâm huyết, nhiệt tình khi hướng dẫn trẻ hoạt động. Trẻ phải thựa sự thích thú khi được sử dụng các đồ chơi từ các nguyên vật liệu thiên nhiên và đồ phế liệu để LGXD. - Mọi ý kiến, dự định trẻ đưa ra đều được động viên, khen ngợi và khuyến khích. Biện pháp 2: Hướng dẫn, gợi ý trẻ sưu tầm các nguyên vật liệu thiên nhiên và đồ phế liệu để sử dụng LGXD đồng thời khuyến khích trẻ đưa ra các ý tưởng và phương án chơi. * Ý nghĩa: Hướng dẫn để trẻ tự tay sưu tầm những nguyên vật liệu từ thiên nhiên và phế liệu để sử dụng vào trò chơi LGXD. Từ việc tự tìm kiếm và chọn lọc các đồ chơi khác nhau trẻ có thể tưởng tượng và chuẩn bị cho mình những ý tưởng độc đáo với các đồ chơi đó. * Nội dung: Hướng dẫn và khuyến khích trẻ sưu tầm các nguyên vật liệu từ thiên nhiên và đồ phế liệu để sử dụng vào trò chơi LGXD là hình thức giáo dục cho trẻ ý thức chủ động tìm kiếm, sưu tầm đồ dùng đồ chơi cho mình. Qua đó trẻ cũng hình dung và nảy sinh những ý tưởng LGXD độc đáo, mới lạ với những nguyên vật liệu mà mình tìm được. * Cách tiến hành: Khi trẻ chơi, cô giáo cần phát hiện thái độ và hứng thú của trẻ với các loại đồ chơi mà nó hay sử dụng. Từ đó có định hướng và gợi ý cho phù hợp với sở thích của từng trẻ trong việc sưu tầm các nguyên vật liệu khác nhau để làm đồ dùng đồ chơi. - Kết thúc các buổi chơi, cho trẻ kể về các công trình, các sản phẩm và các nguyên vật liệu trẻ đã lựa chọn để sử dụng. - Hướng dẫn, gợi ý để trẻ về nhà tìm kiếm sưu tầm những nguyên vật liệu giống như cô đã cung cấp hoặc tìm những nguyên vật liệu phù hợp khác để sử dụng làm đồ chơi cho các buổi sau. - Hướng dẫn trẻ, sau khi đã lựa chọn cần phải giữ sạch, cất kỹ và đưa ra ý tưởng mới lạ hơn về cách LGXD với các vật liệu đó. - Gợi ý trẻ sử dụng các nguyên vật liệu đã tìm được để thử LGXD một sản phẩm nào đó. * Điều kiện vận dụng: - Trẻ phải có vốn hiểu biết nhất định và có kỹ năng LGXD thành thạo với các đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu. 83 Vũ Thị Kiều Trang, Phạm Thị Thu Thủy - Phải tạo cho trẻ sự hứng thú say mê với các đồ chơi mới lạ này. - Mối quan hệ giữa cô giáo và trẻ, giữa các trẻ với nhau phải mang cởi mở, chân tình, công bằng, thân thiện. - Cô giáo phải đưa ra những tình huống khéo léo, kích thích trẻ tìm ra ý tưởng và phương án chơi với các đồ chơi mới. Hình 1. Công trình xây dựng Công viên cây xanh được trẻ sử dụng các đồ chơi từ nguyên liệu thiên nhiên và phế liệu Biện pháp 3: Hướng dẫn trẻ trang trí cho các nguyên vật liệu xây dựng * Ý nghĩa: Qua các tiết hoạt động tạo hình theo ý thích hoặc các buổi chơi tự do cô giáo có thể giao cho trẻ những nguyên vật liệu mà cô đã chuẩn bị để trẻ tự do trang trí theo sở thích và trí tưởng tượng của mình. Như vậy vừa khuyến khích trẻ chủ động tìm kiếm hình ảnh mới cho các vật liệu xây dựng, vừa rèn luyện ở trẻ tính cẩn thận và tỉ mỉ. * Nội dung: Cô hướng dẫn trẻ cách trang trí và chuẩn bị những dự định chơi với các nguyên vật liệu sẽ được sử dụng trong các buổi chơi sau. Đây cũng là cách giúp trẻ làm việc có mục đích, có kế hoạch, rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chi tiết và phát huy trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ trong trò chơi LGXD. * Cách tiến hành: Cung cấp cho trẻ các nguyên vật liệu từ thiên nhiên và đồ phế liệu trong các tiết tạo hình theo ý thích hoặc các buổi chơi. Yêu cầu trẻ tạo hình bằng cách tô màu, dán thêm giấy, trang trí thêm... để các nguyên vật liệu đó trở thành những đồ chơi có "sức sống mới". - Trong khi trẻ thực hiện, cô cần hỏi xem những đồ chơi mà nó đang "sáng tác" đó sẽ dùng để làm gì và dùng như thế nào trong trò chơi LGXD. - Sau đó có thể cho trẻ ghép thử theo ý tưởng nó vừa nêu ra. - Cô cũng có thể đưa ra tình huống để kích thích trí tưởng tượng của trẻ. * Điều kiện vận dụng: - Cung cấp nhiều nguyên vật liệu thiên nhiên đa dạng, thô sơ để trẻ có thể tìm 84 Một số biện pháp phát huy tính sáng tạo của trẻ mẫu giáo... phương án "tạo hình" mới cho chúng. - Cô giáo phải đưa ra những tình huống khéo léo, tạo cho trẻ sự hứng thú say mê, kích thích trẻ tưởng tượng và tìm ra ý tưởng mới lạ. - Trẻ phải có kỹ năng hoạt động tạo hình thành thạo. Hình 2. Công trình xây dựng Trang trại chăn nuôi được trẻ sử dụng các đồ chơi từ nguyên liệu thiên nhiên và phế liệu 2.2. Nhóm biện pháp thiết kế môi trường chơi Biện pháp 1: Tạo một không gian chơi thoáng mát, rỗng rãi, đảm bảo an toàn vệ sinh với nhiều đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu * Ý nghĩa: Thường xuyên cải tạo không gian chơi sạch sẽ, rộng và thoáng để trẻ chơi với những đồ chơi mới lạ, phù hợp với yêu cầu của trò chơi LGXD sẽ giúp trẻ được tiếp xúc, làm quen với nhiều đồ chơi, tạo cơ hội cho trẻ được chơi, được tìm tòi và biến đổi những vật liệu chơi thành đồ chơi cho mình và cho nhóm. Đây cũng là môi trường, là điều kiện thuận lợi để tính sáng tạo của trẻ được bộc lộ và phát huy. * Nội dung: Xây dựng không gian chơi hấp dẫn, sinh động là quá trình giáo viên bố trí chỗ chơi, địa điểm chơi, trang trí, sắp xếp cung cấp các đồ dùng, đồ chơi...một cách đa dạng và hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu của trò chơi LGXD. Qua đó tạo điều kiện, kích thích trí tưởng tưởng sáng tạo của trẻ được bộc lộ và phát triển. * Cách tiến hành: - Giáo viên lựa chọn vị trí chơi thuận tiện, an toàn. - Giáo viên cung cấp cho trẻ nguyên vật liệu chơi, đồ chơi, tranh ảnh... - Hướng dẫn và khuyến khích trẻ tìm tòi, sưu tầm những vật liệu, đồ chơi mới lạ để trang trí cho góc chơi của lớp. - Với mỗi một chủ đề chơi khác nhau, cô giáo lại cùng trẻ trang trí, bổ sung cho không gian chơi trở nên sinh động và phù hợp hơn với chủ đề chơi đó. 85 Vũ Thị Kiều Trang, Phạm Thị Thu Thủy * Điều kiện vận dụng: - Cần đầu tư và quan tâm thích đáng đến việc xây dựng không gian chơi cho trẻ. - Giáo viên tích cực tìm kiếm và dạy trẻ tìm kiếm những nguyên liệu từ thiên nhiên và đồ phế liệu để sử dụng và trang trí cho góc chơi. - Đồ dùng, đồ chơi phải thường xuyên thay đổi, bổ sung. - Giáo viên cần có biện pháp, thủ thuật để tổ chức, hướng dẫn trẻ chơi. Biện pháp 2: Tạo bầu không khí thoải mái, sẻ chia, thân thiện và cởi mở với trẻ trong các buổi chơi * Ý nghĩa: Trò chơi LGXD là một trò chơi sáng tạo, do đó cô giáo luôn phải giữ cho không khí lớp học tràn đầy niềm vui và thật sự thoải mái, thân thiện, cởi mở để trẻ mạnh dạn, tự tin khi chơi. Tránh tình trạng để trẻ e dè, sợ sệt và lo lắng khi tham gia trò chơi. * Nội dung: Giáo viên mầm non luôn luôn có ý thức tạo nên một bầu không khí thoải mái, vui tươi, luôn động viên, khuyến khích trẻ trong các buổi chơi LGXD. Qua đó giúp cho trẻ luôn tự tin, vui vẻ, hồn nhiên và mạnh dạn. Đó cũng sẽ là những điều kiện quan trọng để trẻ có thể bộc lộ và phát huy tính sáng tạo của mình. * Cách tiến hành: - Giáo viên cần nhiệt tình và vui vẻ khi tổ chức buổi chơi. - Khuyến khích động viên trẻ đưa ra các dự định và ý tưởng của mình thông qua các tình huống. - Khi trẻ thực hiện nhiệm vụ LGXD, giáo viên cũng không nên yêu cầu cao hoặc giao nhiệm vụ đòi hỏi sự mạo hiểm. - Cô giáo có thể giao cho trẻ những nhiệm vụ đòi hỏi trẻ phải tích cực suy nghĩ và tìm tòi. - Kết thúc buổi chơi, nên có những đánh giá công bằng, khách quan với các sản phẩm LGXD của trẻ. * Điều kiện vận dụng: - Cô giáo mầm non phải thực sự yêu nghề, mến trẻ, coi trẻ như con em của mình. - Cô giáo phải có lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm và có khả năng giao tiếp ứng xử với trẻ nhanh nhạy, linh hoạt. - Trẻ phải khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, ngoan ngoãn và yêu quý cô giáo. 3. Kết luận Trò chơi LGXD và tính sáng tạo của trẻ mẫu giáo có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trò chơi LGXD là môi trường thuận lợi để tính sáng tạo của trẻ được bộc lộ và phát triển. Khi tham gia vào trò chơi trẻ được tự do thể hiện ý tưởng, thoả sức tưởng tượng và hành động theo trí tưởng tượng của mình. Ngược lại, tính sáng tạo cũng là điều kiện quan trọng cho trò chơi LGXD ngày một hoàn thiện hơn. Khi tham gia trò chơi trẻ linh hoạt 86 Một số biện pháp phát huy tính sáng tạo của trẻ mẫu giáo... và sáng tạo trong việc lựa chọn các nguyên vật liệu như dùng các đồ phế thải hay các vật liệu từ thiên nhiên hoặc cũng có thể sử dụng một cách linh hoạt và hợp lý các vật liệu xây dựng sẵn có để LGXD. Qua đó sẽ giúp cho các kỹ năng LGXD ngày càng thành thạo và hoàn thiện hơn. Biện pháp phát huy tính sáng tạo cho trẻ mẫu giáo có mối quan hệ gắn bó với việc tổ chức trò chơi LGXD, nó là phương tiện để đạt được mục đích giáo dục đặt ra trong trò chơi LGXD. Tổ chức và hướng dẫn trò chơi LGXD thông qua các biện pháp giáo dục phù hợp cùng với các nguyên vật liệu từ thiên nhiên và đồ phế liệu đa dạng sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển tính sáng tạo của trẻ. Các biện pháp trên có mối quan hệ gắn bó với nhau trong quá trình tổ chức trò chơi LGXD. Khi hướng dẫn trẻ chơi, giáo viên có thể sử dụng đồng bộ và linh hoạt từ khâu chuẩn bị cho trẻ chơi, tổ chức thực hiện các hoạt động của cô và trẻ trong khi chơi, động viên khuyến khích, kiểm tra đánh giá kết quả chơi. Trong quá trình thực hiện luôn đảm bảo vai trò chủ thể của trẻ, cô giáo là người tổ chức, tạo điều kiện, hướng dẫn trẻ khi chơi TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Ngọc Chúc, 1981. Hướng dẫn tổ chức hoạt động vui chơi (mẫu giáo). Nxb Giáo dục, Hà Nội. [2] Lê Thu Hương (Chủ biên), 2007. Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường mầm non theo chủ đề (trẻ 5 - 6 tuổi). Nxb Giáo dục, Hà Nội. [3] Lê Thanh Thuỷ, 1995. Trò chơi đối với sự phát triển tri giác, tưởng tượng sáng tạo trong tạo hình của trẻ mẫu giáo. Kỷ yếu hội thảo khoa học: 10 năm xây dựng và phát triển, Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội. [4] Chu Quang Tiềm, 1991. Tâm lý học văn nghệ. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. [5] Vụ giáo dục mầm non, 2003. Dự án phát triển trẻ thơ. Tài liệu hướng dẫn làm đồ chơi từ nguyên vật liệu ở địa phương (lưu hành nội bộ). ABSTRACT Ways to promote creativity among 5-6-year old children using natural raw materials and waste products Every human being has the potential to be creative. This can be detected and fostered in children by making use of diverse activities that are appropriate for each age group. Pro- moting creativity among preschool children would increase the likelihood that these chil- dren could become capable of true innovation later. Games can be created which would establish an environment conducive to promoting creativity in children. In contrast, cre- ativity is an important condition for docking games built on a more complete. By using natural materials and waste products to built games, 5 and 6 year old children can learn how to work together at a young age and benefit from the educational purpose presented in the game 87