Một số biện pháp phát triển từ vựng hình học cho học sinh qua dạy học môn Toán ở Tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Abstracts: “Geometry and Measurement” content in the Primary Math curriculum under the general education curriculum accounts for only 23% of the duration. The amount of learning time is low but many geometric words are not frequently used in natural language, so it is necessary to use teaching methods to help students memorize their vocabulary and semantics, that help students know how to use it correctly in learning and life. The article summarizes the minimum geometric vocabulary that students need to learn in the new Primary Math curriculum. We also introduce a number of measures to develop vocabulary in teaching Geometry for students.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp phát triển từ vựng hình học cho học sinh qua dạy học môn Toán ở Tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 464 (Kì 2 - 10/2019), tr 50-54; 29 50 Email: lenhung74@gmail.com MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TỪ VỰNG HÌNH HỌC CHO HỌC SINH QUA DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Lê Thị Cẩm Nhung - Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên Ngày nhận bài: 10/5/2019; ngày chỉnh sửa: 25/8/2019; ngày duyệt đăng: 29/8/2019. Abstracts: “Geometry and Measurement” content in the Primary Math curriculum under the general education curriculum accounts for only 23% of the duration. The amount of learning time is low but many geometric words are not frequently used in natural language, so it is necessary to use teaching methods to help students memorize their vocabulary and semantics, that help students know how to use it correctly in learning and life. The article summarizes the minimum geometric vocabulary that students need to learn in the new Primary Math curriculum. We also introduce a number of measures to develop vocabulary in teaching Geometry for students. Keywords: Measure, use, vocabulary, Geometry, Primary school. 1. Mở đầu “Nếu toán là một công trình xây dựng, thì nó giống như một kim tự tháp được xây từ trên xuống dưới. Được dựng trên một cái nền hẹp, cấu trúc này sẽ vươn lên đến tận mây xanh, mỗi tầng lại rộng hơn tầng bên dưới” [1; tr 57]. Toán học ở tiểu học là cái nền móng của cái kim tự tháp ngược ấy. Trong Chương trình Giáo dục phổ thông môn Toán [2], nội dung môn Toán ở tiểu học bao gồm ba mạch kiến thức: Số và phép tính; Hình học (HH) và Đo lường; Thống kê và xác suất. Mục tiêu dạy học HH nhằm giúp học sinh (HS) hình thành và phát triển năng lực (NL): + NL về thị giác - hình ảnh: Nhận biết, quan sát về đặc điểm các hình HH, đọc hiểu bản đồ, nhận biết hình từ các vị trí khác nhau; + NL ngôn ngữ: Sử dụng đúng thuật ngữ và ngôn ngữ chính xác trong miêu tả đối tượng và quan hệ không gian; + NL tạo hình: NL tạo ra các biểu tượng không gian hai chiều hay ba chiều, vẽ hình đồng dạng, vẽ hình đối xứng; + NL tư duy logic: Phân loại, nhận biết tiêu chuẩn để phân loại, tạo ra và kiểm tra các giả thuyết, suy luận; chứng minh; + NL vận dụng: NL vận dụng những kiến thức HH vào trong thực tiễn, giải quyết các vấn đề thực tiễn bằng HH [3]. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, có chức năng làm phương tiện giao tiếp của con người. Ngôn ngữ đảm nhận những chức năng khác nhau trong hoạt động giao tiếp, tư duy, sáng tạo của con người. Từ là đơn vị cơ bản, đơn vị trung tâm của ngôn ngữ. Phát triển hệ thống từ vựng và kĩ năng sử dụng chúng cho HS sẽ phát triển ngôn ngữ, tạo tiền đề phát triển các NL khác cho HS trong dạy học. Bài viết trình bày một số biện pháp học tập từ vựng HH ở tiểu học nhằm phát triển ngôn ngữ toán học cho HS từ đó hình thành và phát triển NL cho HS trong dạy học HH ở tiểu học. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Từ vựng Hình học 2.1.1. Từ vựng toán học Từ vựng của một ngôn ngữ là tập hợp tất cả các từ và đơn vị tương đương với từ trong ngôn ngữ đó. Có thể phân chia các lớp từ vựng theo nguồn gốc, theo phạm vi sử dụng, theo sự tích cực, tiêu cực hoặc theo phong cách sử dụng. Theo phạm vi sử dụng: “Từ vựng toán học là một khía cạnh quan trọng trong ngôn ngữ toán học và có rất nhiều nét đặc trưng riêng. Trên cơ sở đó có thể coi: Tập hợp các biểu tượng, kí hiệu, từ, cụm từ dùng trong toán học được gọi là từ vựng toán học” [4]. 2.1.2. Từ vựng hình học HH là một bộ phận của toán học nên cũng có thể hiểu tập hợp các biểu tượng, kí hiệu, từ, cụm từ dùng trong HH được gọi là từ vựng HH. Trong cách phân lớp từ ngữ theo phạm vi sử dụng thì từ vựng HH chủ yếu trong lớp “thuật ngữ”. Từ vựng HH ở tiểu học là một hệ thống thuật ngữ của môn HH (mạch HH ở tiểu học). Tuy nhiên, đó không phải là những từ vựng biệt lập mà chúng là những bộ phận riêng trong từ vựng của một ngôn ngữ thống nhất - ngôn ngữ toán học. “Thuật ngữ luôn luôn biểu thị khái niệm được xác định trong một ngành khoa học và lệ thuộc vào hệ thống khái niệm của ngành đó. Thuật ngữ có 3 đặc điểm cơ bản: Tính chính xác, tính hệ thống và tính quốc tế” [5]. Chính vì vậy khi dạy từ vựng HH cho HS cũng phải đảm bảo các đặc điểm này. 2.1.3. Từ vựng hình học ở môn toán tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông mới Có thể phân loại các từ vựng HH ở môn Toán tiểu học thành các nhóm như sau: - Kí hiệu và biểu tượng toán học bao gồm: Các chữ cái viết in hoa và viết thường dùng để kí hiệu các điểm, VJE Tạp chí Giáo dục, Số 464 (Kì 2 - 10/2019), tr 50-54; 29 51 đoạn thẳng, đường thẳng, góc, các hình, các khối, kí hiệu chu vi, diện tích, thể tích của một hình, kí hiệu các phép toán, quan hệ, hình vẽ, hình ảnh, sơ đồ, mô hình của các đối tượng cụ thể,... - Thuật ngữ HH bao gồm: điểm; đoạn thẳng; đường cong; đường thẳng; đường gấp khúc; ba điểm thẳng hàng; hình vuông; hình tròn; hình tam giác; hình chữ nhật; hình tứ giác; khối trụ; khối cầu; điểm ở giữa; trung điểm của đoạn thẳng; góc; góc vuông; góc không vuông; tam giác; tứ giác; đỉnh, cạnh, góc của hình chữ nhật, hình vuông; tâm, bán kính, đường kính của hình tròn; đỉnh, cạnh, mặt của khối lập phương, khối hộp chữ nhật góc nhọn; góc tù; góc bẹt; hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song; hình bình hành; hình thoi hình thang, đường tròn, một số loại hình tam giác như tam giác nhọn, tam giác vuông, tam giác tù, tam giác đều, đường cao của tam giác,... - Từ vựng liên quan môn học: bộ đồ dùng học tập cá nhân, lưới ô vuông, nối điểm, com pa, ê ke, thước kẻ, lắp hình, ghép hình, kẻ, đo, vẽ hình, tô màu, kiểm tra góc vuông hoặc không vuông, gấp hình, tạo hình, trang trí hình,... 2.2. Một số biện pháp phát triển từ vựng hình học cho học sinh tiểu học HS học từ vựng toán học nói chung và từ vựng HH nói riêng với từ làm quen lần đầu thì cũng có điểm giống như HS học từ mới trong học ngoại ngữ nên giáo viên (GV) cần hướng dẫn HS cách đọc, cách viết, hiểu ngữ nghĩa của từ, sắp xếp từ đó gần với từ đã học, tìm liên quan với những từ đã học, để HS thấy sự mở rộng vốn từ, vốn kiến thức so với trước. 2.2.1. Sử dụng các hình ảnh trực quan, bộ đồ dùng học tập hoặc vật thật Khi dạy HS tiểu học, là đối tượng với đặc điểm nhận thức cảm tính chiếm ưu thế, cần lưu ý dạy HS quan sát, nhận biết, sờ, nắm, chuyển dời, mô tả hình dạng và đặc điểm của một số hình phẳng và hình khối đơn giản trong thực tiễn. Từ đó, HS sẽ nhớ tên hình - từ vựng, thuật ngữ tốt hơn. Việc hình thành các thuật ngữ HH tuân theo các quy luật chung, mà lí luận nhận thức đã đúc kết, như sau: Đồ vật hiện tượng → Tri giác → Biểu tượng → Khái niệm. Ví dụ 1: Ở lớp 2, khi dạy HS nhận dạng được khối trụ, khối cầu, GV sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật để HS nhận dạng và phân biệt khối. Cho HS lăn khối, chồng khối và rút ra đặc điểm của khối. Hình 1 Tổ chức để HS được đọc, được nói, được viết tên các khối, chẳng hạn quả bóng có dạng khối cầu, hộp sữa có dạng khối trụ,... Sau khi tổ chức cho HS trải nghiệm nhằm phát triển NL về thị giác hình ảnh qua hoạt động tìm hiểu nhận biết hình dạng và đặc điểm của mỗi khối, GV tổ chức cho HS phát triển NL ngôn ngữ: Sử dụng đúng thuật ngữ và ngôn ngữ chính xác trong miêu tả đối tượng và quan hệ không gian. Ví dụ 2: Ở lớp 3, khi dạy HS nhận biết được một số yếu tố cơ bản như đỉnh, cạnh, góc của hình chữ nhật, hình vuông GV tổ chức để HS viết, đọc và ghi nhớ: Hình 2 Hình chữ nhật ABCD có: + 4 góc đỉnh A, B, C, D đều là các góc vuông; + 4 cạnh gồm 2 cạnh dài AB và CD, 2 cạnh ngắn là AD và BC; + Hai cạnh dài có độ dài bằng nhau: AB = CD; + Hai cạnh ngắn có độ dài bằng nhau: AD = BC. Hình chữ nhật có 4 đỉnh, 4 cạnh, 4 góc vuông, có hai cạnh dài bằng nhau, hai cạnh ngắn bằng nhau. Độ dài cạnh dài gọi là chiều dài, độ dài cạnh ngắn gọi là chiều rộng. Lưu ý: + GV cần cho HS viết và đọc đúng các từ chiều dài, chiều rộng, đọc đúng các đỉnh, đọc đúng tên hình chữ nhật ABCD; không viết: chiều rài, chiều giài, chiều dộng, hình chữ nhật ABDC, hình chữ nhật A,B C,D, hình chữ nhật abcd,...; không đọc: hình chữ nhật abờcờdờ... + GV có thể cho HS luyện các cách nói, viết khác nhau nhưng vẫn đảm bảo nội dung mà HS cần ghi nhớ, chẳng hạn: HS phải điền được vào chỗ chấm “A, B, C, D là ....... của hình chữ nhật ABCD”, “Hình chữ nhật ABCD có hai cạnh dài là........, hai cạnh ngắn là.........”. + GV cần tổ chức cho HS đọc đồng thanh cả lớp, đọc theo nhóm, đọc cá nhân các thuật ngữ HH cần ghi nhớ cho HS. Cho HS giải thích, diễn đạt cách hiểu nghĩa của từ theo các cách khác nhau. 2.2.2. Sử dụng hoạt động tạo hình Các hoạt động tạo hình trong dạy học HH ở tiểu học có thể tổ chức trong hoặc ngoài giờ lên lớp: Nối điểm, vẽ hình, tô màu hình, ghép hình, cắt dán hình, xếp hình bằng phương tiện, đồ dùng dạy học, thông qua tổ chức trò chơi học tập hoặc qua một số hình thức hoạt động khác như hoạt động trải nghiệm qua các dự án tìm hiểu về nghệ thuật kiến trúc, xây dựng, qua tích hợp với môn học khác như Mĩ thuật, Thủ công, Âm nhạc... VJE Tạp chí Giáo dục, Số 464 (Kì 2 - 10/2019), tr 50-54; 29 52 Qua hoạt động tạo hình sẽ giúp phát triển cho HS NL tạo hình, phát triển trí tưởng tượng không gian, hiểu mối quan hệ của các hình, khối trong không gian, phát triển tư duy sáng tạo cho HS đồng thời hệ thống từ vựng HH của HS cũng được ôn tập, củng cố qua ghi nhớ và sử dụng các từ ngữ trong đúng ngữ cảnh. Ví dụ 3: Ở lớp 1, cho HS tạo hình từ hình vuông, hình tròn, hình tam giác,... qua hoạt động HS có dịp ôn lại tên gọi, nhận dạng, phân biệt các hình. Hình 3 Hoặc tổ chức cho HS tô màu các hình tam giác (hình 4a), tô màu các hình vuông (hình 4b). Hình 4a Hình 4b Ví dụ 4: Ở lớp 4, tổ chức cho HS chơi ghép hình: Cho 4 hình tam giác, mỗi hình như hình dưới đây. Hãy ghép 4 hình tam giác đó thành 1 hình thoi. Hình 5a Hình 5b Mục đích: Rèn kĩ năng nhận dạng hình thoi, ôn tập các thuật ngữ cạnh hình thoi, đường chéo hình thoi, góc vuông, diện tích hình thoi, đơn vị diện tích... Cách chơi: Tất cả HS của một nhóm hoặc lớp cùng chơi. GV cho HS nêu đặc điểm hình thoi (hai cặp cạnh đối diện song song với nhau và bằng nhau, hai đường chéo vuông góc với nhau,). HS nêu dữ kiện đã cho (4 tam giác như hình 5a); nêu yêu cầu cần thực hiện (ghép 4 tam giác đó thành một hình thoi); phát biểu về mối quan hệ giữa dữ kiện đã cho và yêu cầu cần thực hiện: Diện tích hình thoi sẽ bằng diện tích của 4 tam giác, cạnh của hình thoi bằng cạnh BC. Từ đó suy ra hình thoi được ghép như hình 5b. Ví dụ 5: Ở lớp 2 hoặc lớp 3, tổ chức cho HS chơi trò chơi, tạo hình từ chính bản thân HS “Cầm tay nhau học HH”. Mục đích: Rèn kĩ năng nhận dạng hình và các quan hệ HH, sử dụng đúng thuật ngữ HH. Luật chơi: Hai tổ, mỗi tổ 9 người cùng chơi (ngoài sân). GV gọi tên một hình (hoặc nêu một quan hệ HH) nào đó (chẳng hạn: Hình tứ giác, hình chữ nhật, hình tròn,...; Đường thẳng; Ba điểm thẳng hàng; Ba điểm không thẳng hàng; Hai đường thẳng cắt nhau; Góc vuông; Góc không vuông;). Mỗi tổ phải xem nên chọn bao nhiêu người là đủ để xếp hình. Sau đó, người này nắm tay người kia tạo thành hình hoặc một quan hệ HH mà GV nêu. Tổ nào xếp nhanh, xếp đúng, xếp đẹp thì thắng cuộc. 2.2.3. Sử dụng kĩ thuật bức tường từ (word wall) Một bức tường từ là một tập hợp các từ được hiển thị bằng chữ lớn có thể nhìn thấy trên tường, bảng thông báo hoặc bề mặt hiển thị khác trong lớp học. Thông thường các bức tường từ chiếm một không gian trong lớp học và các từ được liệt kê theo thứ tự của bảng chữ cái hoặc theo cùng chủ đề nội dung. Có thể dùng màu sắc, kích thước khác nhau cho các khu vực khác nhau của tường từ để dễ theo dõi, chú ý. Thường sử dụng bức tường từ với các từ là các thuật ngữ quan trọng hoặc có tần số sử dụng cao giúp HS thấy các từ và mối quan hệ trong các từ, do đó giúp HS ghi nhớ và vận dụng các từ đúng và hiệu quả. Bức tường từ giúp HS tham khảo khi cần thiết, nhớ các từ trong một hệ thống logic, đầy đủ từ cách ghi, cách đọc, cách kí hiệu hoặc hình vẽ liên quan. Sử dụng một bức tường từ có thể linh hoạt: trong một giờ học, trong một chương hay cả kì học, năm học. Sự ghi nhớ, nhận thức của HS là một quá trình, nếu một từ khi HS đã biết, đã A B C VJE Tạp chí Giáo dục, Số 464 (Kì 2 - 10/2019), tr 50-54; 29 53 quen thuộc, không cần “hỗ trợ” thì từ đó có thể xóa khỏi bức tường từ vì từ trên bức tường từ cũng giống như “giấy nhớ” giúp HS dễ nhớ và hứng thú học tập hơn, nếu tất cả các từ đều đưa lên bức tường thì sẽ không phát huy hết tác dụng. Có thể tạo màu sắc và hình ảnh ngộ nghĩnh khác nhau để phù hợp tâm lý HS tiểu học. Có thể cho HS chơi trò chơi với tường từ bằng cách yêu cầu HS đọc hoặc viết bổ sung vào tường từ, diễn đạt nghĩa của từ theo cách khác, viết ra câu hoặc bài toán liên quan đến từ. Ví dụ 6: Ở lớp 1, có thể sử dụng bức tường từ như dưới đây: Hình 6 Ở lớp 2, có thể sử dụng bức tường từ về điểm và đường thẳng như dưới đây: Hình 7 Ví dụ 7: Ở lớp 3, có thể kiểm tra HS bằng phiếu giao việc cá nhân để HS hoàn thiện bức tường từ (hình 8). Ở lớp 4 hoặc lớp 5, có thể cho HS yêu thích học toán và tiếng Anh làm bức tường từ tích hợp với học tiếng Anh (hình 9). Hình 8 Hình 9 2.2.4. Sử dụng bản đồ khái niệm, sơ đồ tư duy, thiết kế đồ họa Bản đồ khái niệm (BĐKN) là một phương tiện dạy học hữu hiệu giúp HS dễ ghi nhớ các KN và thấy mối quan hệ của các KN trong hệ thống. Phương pháp xây dựng BĐKN bao gồm các bước sau: Xác định chủ đề hay câu hỏi trọng tâm; xác định và liệt kê những khái niệm quan trọng nhất hay chung nhất liên quan đến chủ đề. Các KN được liệt kê được sắp xếp trên đỉnh hay dưới cùng của bản đồ, từ các khái niệm chung nhất đến những KN cụ thể nhất. Khi các KN chủ chốt được xác định và sắp xếp, các đường nối được thêm vào để hình thành một BĐKN sơ bộ. Các cụm từ nối được thêm vào để mô tả mối quan hệ giữa các KN. Khi BĐKN sơ bộ được xây dựng, bước tiếp theo là tìm kiếm các đường nối ngang, nó nối các khái niệm thuộc những khu vực khác nhau hay những tiểu khu trong bản đồ với nhau. Các đường nối ngang cho thấy sự tương quan giữa các KN. Cuối cùng, bản đồ được xem xét lại và có thể có những thay đổi cần thiết về cấu trúc và nội dung. Ví dụ 8: Ở lớp 5, khi cho HS ghi nhớ cách phân loại, gọi tên các loại hình tam giác GV có thể cùng HS lập BĐKN như dưới đây: Hình 10 Để hệ thống các kiến thức HH đã học cho HS (lớp 3; lớp 4), GV có thể lập bản đồ tư duy như hình dưới đây: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 464 (Kì 2 - 10/2019), tr 50-54; 29 54 Hình 11 Sử dụng kĩ thuật bức tường từ và kĩ thuật lập bản đồ tư duy không chỉ giúp HS ghi nhớ từ vựng và đặc điểm ngữ nghĩa của từ vựng, mối quan hệ giữa chúng mà còn giúp HS hình thành và phát triển NL tư duy: Phân loại khái niệm, sắp xếp khái niệm theo hệ thống giúp các kiến thức liên kết chặt chẽ, lô gic hơn. 2.2.5. Tổ chức hoạt động giúp HS ôn tập, vận dụng từ đã học Tổ chức cho HS các hoạt động nói, viết, tạo hình nhằm ôn tập việc sử dụng các từ đã học: Theo hình thức hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm như làm phiếu giao việc cá nhân, hoạt động nhóm đôi: người hỏi người trả lời, hoạt động nhóm 6 hoặc 8 người bằng kĩ thuật khăn trải bàn,... GV có thể tổ chức các trò chơi giải ô chữ, chiếc nón kì diệu, ô cửa bí mật, trò chơi bông tuyết. Đơn giản và thường sử dụng nhất là tổ chức cho HS làm bài tập toán để HS tìm ra từ, thuật ngữ theo yêu cầu giúp HS ghi nhớ từ ngữ và hứng thú hơn trong học tập, giúp HS phát triển NL ngôn ngữ, NL giải quyết vấn đề. Ví dụ 9: Ở lớp 3, sau khi HS học về đường tròn, GV cho bài toán: Ở hình bên (hình 12): a) Điểm O được gọi là gì? b) Đoạn thẳng OM được gọi là gì? c) Đoạn thẳng AB được gọi là gì? d) So sánh các đoạn thẳng: AO, OB, OM với nhau e) Nối M với A, M với B, góc AMB là góc gì? f) Ba điểm A, O, B gọi là ba điểm gì? g) Ba điểm A, M, B gọi là ba điểm gì? Hình 12 HS sẽ được ôn lại việc sử dụng các từ: Tâm, bán kính, đường kính, góc vuông, ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng. Với HS giỏi có thể còn tổng quát được: Độ dài đoạn thẳng nối những điểm trên đường tròn tới tâm đường tròn đều bằng nhau Ngoài ra, GV tổ chức cho HS các hoạt động để HS vận dụng những từ ngữ HH vào trong thực tiễn, giải quyết các vấn đề thực tiễn bằng HH qua đó vừa phát triển NL vận dụng HH cho HS vừa phát triển NL ngôn ngữ cho HS. Ví dụ 10: Ở lớp 2, sau khi HS học khối cầu, khối trụ có thể cho HS làm bài toán Xây dựng với các khối như dưới đây và trả lời câu hỏi: a) Hình nào xây được? b) Hình nào không xây được? Tại sao? Hình 13 Ví dụ 11: Ở lớp 3, sau khi HS đã biết tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, GV có thể tổ chức cho HS giải bài toán: “Trong dưới đây, diện tích của khung tranh nào lớn hơn?” Hình 14 Khi đó, GV có thể hướng dẫn HS nhìn vào lưới ô vuông để tính diện tích hai khung tranh rồi so sánh, HS được ôn tập cách tính diện tích hình chữ nhật, diện tích hình vuông, diện tích hình tam giác, GV có thể để HS nêu cách tính bằng ngôn ngữ thông thường, cách tính bằng công thức, cách tính nhớ bằng thơ... (Xem tiếp trang 29) VJE Tạp chí Giáo dục, Số 464 (Kì 2 - 10/2019), tr 25-29 29 cụ thể là: trang phục cần “phù hợp với vóc dáng” (62,2% so với 52,7%) và mặc đẹp là trang phục “phù hợp thời trang, đúng mode, sành điệu” (11,1% so với 1,8%). 2.3.6. Tự đánh giá của sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định về hành vi giao tiếp có văn hoá trong học đường Trên cơ sở kết quả thu được và những phân tích ở trên, cho phép đi đến đánh giá tổng hợp tự đánh giá của SV Trường CĐSP Nam Định về hành vi giao tiếp có văn hoá trong học đường. Bảng 6. Tự đánh giá của SV Trường CĐSP Nam Định về hành vi giao tiếp có văn hoá trong học đường Mức độ nhận thức K38 K40 Tổng SL % SL % SL % Vận dụng 32 58,2 25 55,6 57 57,0 Thông hiểu 23 41,8 13 28,9 36 36,0 Nhận biết 0 0 7 15,5 7 7,0 Tổng 55 100 45 100 100 100 Bảng 6 cho thấy: SV Trường CĐSP Nam Định tự đánh giá hành vi giao tiếp có văn hoá trong học đường ở mức độ cao: 57,0% SV đạt mức độ vận dụng; 3,6% đạt mức độ thông hiểu, nhưng vẫn còn 7,0% SV chỉ đạt mức độ nhận biết. So sánh tự đánh giá của SV khoá K38 và K40 cho thấy: SV K38 tự đánh giá cao hơn SV K40, thể hiện ở hai mức vận dụng và thông hiểu (58,2% so với 55,6% và 41,8% so với 28,9%), trong đó có nhiều em đạt điểm số rất cao (88- 91 điểm). Riêng K40 có tới 15,5% SV đạt mức thấp (mức nhận biết), còn K38 thì không có SV nào ở mức này. 3. Kết luận Nhận thức của SV Trường CĐSP Nam Định về hành vi giao tiếp có văn hoá trong học đường ở mức độ cao. Nhận thức thông qua ngôn ngữ giao tiếp, cách cư xử khi giao tiếp, trang phục khi đến trường, cử chỉ, điệu bộ trong giao tiếp. Tuy nhiên, vẫn còn một số SV chưa nhận thức đúng về hành vi giao tiếp có văn hoá, nên có biểu hiện thiếu văn hoá trong giao tiếp học đường. Do đó, việc tìm hiểu nhận thức về hành vi giao tiếp có văn hoá trong học đường là rất cần thiết, để từ đó có biện pháp góp phần nâng cao nhận thức về hành vi giao tiếp có văn hoá trong học đường cho SV Trường CĐSP Nam Định. Tài liệu tham khảo [1] Hồ Chí Minh (1995). Toàn tập, tập 3. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [2] Ngô Văn Lệ (2004). Tộc người và văn hoá tộc người. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [3] Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) - Trần Trọng Thuỷ (2004). Tâm lí học đại cương. NXB Đại học Sư phạm. [4] Hoàng Anh (chủ biên) - Nguyễn Thanh Bình - Vũ Thị Thanh (2004). Giáo trình tâm lí học giao tiếp. NXB Đại học Sư phạm. [5] Hoàng Anh (2015). 300 tình huống giao tiếp sư phạm. NXB Giáo dục Việt Nam. [6] Nguyễn Văn Luỹ (2015). Giáo trình Giao tiếp sư phạm. NXB Đại học Sư phạm. [7] Phạm Xuân Nam (2013). Những nội dung cốt yếu trong tư tưởng Hồ Chí
Tài liệu liên quan