Một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường trung học phổ thông Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh

1. Mở đầu Trong những thập niên gần đây, do sự gia tăng dân số và nhu cầu giáo dục khiến giáo dục kĩ thuật nghề ở các quốc gia đã có nhiều thay đổi nhằm định hướng cho thế hệ trẻ nghề nghiệp tương lai. Công nghệ và đào tạo hướng nghiệp trở thành nền tảng trong hệ thống giáo dục của mọi quốc gia trên thế giới. Nước ta cũng bước vào giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH trong bối cảnh khoa học công nghệ 4.0 phát triển như vũ bão. Sự phát triển của KT-XH đã đặt ra yêu cầu cho nền giáo dục Việt Nam phải tạo ra lớp người lao động mới có khả năng làm chủ được khoa học - công nghệ hiện đại. Để thực hiện mục tiêu này, giáo dục hướng nghiệp (GDHN) là một bộ phận không thể thiếu của công tác giáo dục học sinh (HS) trung học phổ thông, giúp HS hiểu về chính mình, hiểu yêu cầu của nghề mình sẽ chọn, định hướng việc tìm hiểu thông tin về lĩnh vực nghề nghiệp mà xã hội đang có nhu cầu lao động. Thực hiện Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT (Bộ GD-ĐT, 2009) và Quyết định số 522/QĐ-TTg (Bộ GD-ĐT, 2018), cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, có thể kể đến như: Phùng Đình Mẫn và cộng sự, (2005), Đỗ Đình Đoàn (2016), Hoàng Thanh Bình (2017), Nguyễn Như An (2017), Nguyễn Thị Túy Phượng (2019), Phan Thị Tố Oanh, Nguyễn Hữu Bách (2014), Trần Thị Thơm (2018), Nguyễn Thị Nghiêm (2019), Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2017) Nhìn chung, các nghiên cứu này đều tập trung đánh giá thực trạng quản lí hoạt động GDHN cho HS tại địa phương nhất định, từ đó đề xuất những biện pháp quản lí phù hợp với thực trạng đó. Trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu này, bài viết trình bày khái quát thực trạng hoạt động GDHN cho HS ở các trường trung học phổ thông Quận 7, TP. Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất 05 biện pháp quản lí hoạt động này trong thời gian tới.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường trung học phổ thông Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 16-20 ISSN: 2354-0753 16 MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Bùi Thị Thanh Nhàn Trường Trung học phổ thông Tân Phong, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh Email: nhansutp@gmail.com Article History Received: 05/3/2020 Accepted: 22/4/2020 Published: 08/5/2020 Keywords measures, management, vocational education, high school. ABSTRACT Managing vocational education activities for high school students in District 7, Ho Chi Minh City still reveals some limitations. Based on the current situation survey, the paper proposes measures to manage vocational education activities for students at high schools in District 7, Ho Chi Minh City to meet the requirements of renovation of general education and catch up with the international integration trend of the younger generation in the future. The combination of measures in the overall relationship will contribute to improving the management of this activity. 1. Mở đầu Trong những thập niên gần đây, do sự gia tăng dân số và nhu cầu giáo dục khiến giáo dục kĩ thuật nghề ở các quốc gia đã có nhiều thay đổi nhằm định hướng cho thế hệ trẻ nghề nghiệp tương lai. Công nghệ và đào tạo hướng nghiệp trở thành nền tảng trong hệ thống giáo dục của mọi quốc gia trên thế giới. Nước ta cũng bước vào giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH trong bối cảnh khoa học công nghệ 4.0 phát triển như vũ bão. Sự phát triển của KT-XH đã đặt ra yêu cầu cho nền giáo dục Việt Nam phải tạo ra lớp người lao động mới có khả năng làm chủ được khoa học - công nghệ hiện đại. Để thực hiện mục tiêu này, giáo dục hướng nghiệp (GDHN) là một bộ phận không thể thiếu của công tác giáo dục học sinh (HS) trung học phổ thông, giúp HS hiểu về chính mình, hiểu yêu cầu của nghề mình sẽ chọn, định hướng việc tìm hiểu thông tin về lĩnh vực nghề nghiệp mà xã hội đang có nhu cầu lao động. Thực hiện Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT (Bộ GD-ĐT, 2009) và Quyết định số 522/QĐ-TTg (Bộ GD-ĐT, 2018), cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, có thể kể đến như: Phùng Đình Mẫn và cộng sự, (2005), Đỗ Đình Đoàn (2016), Hoàng Thanh Bình (2017), Nguyễn Như An (2017), Nguyễn Thị Túy Phượng (2019), Phan Thị Tố Oanh, Nguyễn Hữu Bách (2014), Trần Thị Thơm (2018), Nguyễn Thị Nghiêm (2019), Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2017) Nhìn chung, các nghiên cứu này đều tập trung đánh giá thực trạng quản lí hoạt động GDHN cho HS tại địa phương nhất định, từ đó đề xuất những biện pháp quản lí phù hợp với thực trạng đó. Trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu này, bài viết trình bày khái quát thực trạng hoạt động GDHN cho HS ở các trường trung học phổ thông Quận 7, TP. Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất 05 biện pháp quản lí hoạt động này trong thời gian tới. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Cơ sở đề xuất biện pháp Trong thời gian từ tháng 10-12/2019, chúng tôi tiến hành khảo sát ngẫu nhiên 420 khách thể là cán bộ quản lí, giáo viên (GV), HS và cha mẹ học sinh (CMHS) các trường trung học phổ thông Quận 7, TP. Hồ Chí Minh (Ngô Quyền, Nam Sài Gòn, Lê Thánh Tôn, Tân Phong) để đánh giá về hoạt động GDHN cho HS và quản lí hoạt động này. Kết quả khảo sát cho thấy, bên cạnh những mặt tích cực, vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau: - Nhận thức về hoạt động GDHN cho HS và quản lí hoạt động này: Khi dùng thang đo 4 bậc (rất quan trọng, quan trọng, ít quan trọng, không quan trọng) để các đối tượng đánh giá, cho thấy đa số các đối tượng chọn ở mức “quan trọng”. Điều này chứng tỏ vẫn còn một phận không nhỏ chưa đánh giá cao về tầm quan trọng của hoạt động. - Thực hiện hoạt động GDHN cho HS: + Hoạt động GDHN mới chỉ tập trung vào mục tiêu về mặt kiến thức, kĩ năng và thái độ còn nhiều hạn chế; các mục tiêu chưa được cụ thể hóa trong kế hoạch của nhà trường; + Nội dung GDHN vẫn còn mang tính hình thức, chưa gắn với thực tiễn, chưa bám sát mục tiêu, chưa đa dạng, linh hoạt và phong phú; + Việc phối hợp và sử dụng các phương pháp GDHN hiện đại cho HS chưa hiệu quả, chủ yếu vẫn là các phương pháp dùng lời; hình thức tích hợp GDHN vào các môn học liên quan dễ thực hiện, được GV thực hiện thường xuyên và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, việc tích hợp như vậy đã ảnh hưởng tới hoạt động dạy học môn học đó. - Quản lí hoạt động GDHN cho HS: + Việc lập kế hoạch hoạt động GDHN chưa được sự quan tâm, đầu tư, thậm chí có trường không xây dựng kế hoạch hoạt động GDHN với tư cách là một kế hoạch độc lập mà được lồng ghép trong VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 16-20 ISSN: 2354-0753 17 kế hoạch năm học của nhà trường. Nội dung kế hoạch phần lớn chỉ do một cá nhân xây dựng, thiếu sự tham gia đóng góp của các bộ phận có liên quan nên rất chung chung, chưa đi sâu vào nội dung cụ thể và mang nặng tính chủ quan, hình thức; chưa xây dựng cơ chế phối hợp với các nguồn lực trong và ngoài nhà trường; + Công tác tổ chức, chỉ đạo chưa thường xuyên và hiệu quả chưa cao: Việc chỉ đạo GV tích hợp, lồng ghép nội dung GDHN thông qua các hình thức dạy học chưa được thực hiện triệt để; chưa xây dựng được đội ngũ cán bộ, GV chuyên trách làm công tác GDHN; công tác bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ vẫn còn mang tính hình thức, đối phó; chưa phối hợp chặt chẽ với CMHS, chính quyền địa phương, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng, cơ sở đào tạo nghề trong hoạt động GDHN; + Việc xây dựng các tiêu chuẩn, phương pháp kiểm tra, đánh giá và phối hợp các phương pháp đánh giá hoạt động GDHN chưa thường xuyên và hiệu quả; + Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động GDHN còn thiếu thốn, hoặc có nhưng chưa đạt chuẩn; đa số các trường đều không có Phòng hướng nghiệp và tư vấn nghề. Những hạn chế này là cơ sở quan trọng để chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động GDHN cho HS các trường trung học phổ thông Quận 7, TP. Hồ Chí Minh. 2.2. Một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường trung học phổ thông Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 2.2.1. Nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông - Mục đích của biện pháp: Nhằm quán triệt đến khách thể quản lí và CMHS để họ có nhận thức rõ ràng, đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động GDHN cho HS trung học phổ thông, từ đó xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi CBQL, GV và CMHS đối với hoạt động GDHN cho HS, tạo tâm thế tốt trong việc tăng cường, đẩy mạnh phối hợp thực hiện hiệu quả công tác này đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội. - Cách thức tổ chức thực hiện: + Tổ chức quán triệt các nghị quyết của Đảng về mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, về giáo dục kĩ thuật tổng hợp - hướng nghiệp - dạy nghề phổ thông ngay từ đầu năm học. Sở GD-ĐT Thành phố Hồ Chí Minh cần thể hiện rõ ràng việc triển khai nhiệm vụ chung của ngành, mạnh dạn cho trường chủ động triển khai việc dạy nghề phổ thông cho phù hợp với thực tiễn địa phương nhưng phải đảm bảo chất lượng và coi đây là một trong những tiêu chí thi đua để đánh giá xếp loại các trường. + Tuyên truyền cho cán bộ quản lí, GV, HS và các lực lượng khác về tầm quan trọng của hoạt động GDHN. GV và cán bộ phụ trách công tác hướng nghiệp phải làm cho mọi người nhận thức rõ bản chất của hoạt động này, làm cho họ hiểu rõ, hướng nghiệp không phải là nhiệm vụ của những người có trách nhiệm mà là nhiệm vụ chung của tất cả GV trong nhà trường. Dù ở mọi cương vị, vị trí khác nhau, người GV đều có thể tận dụng thời gian, điều kiện, sự hiểu biết của mình để giúp đỡ HS và làm tốt công tác hướng nghiệp. Trong các giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt ngoại khóa, cần lồng ghép các nội dung tuyên truyền để HS thấy rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chọn nghề, tạo động lực cũng như cơ hội cho các em tham gia vào các hình thức hướng nghiệp một cách tự nguyện. + Tuyên truyền đến CMHS để họ ủng hộ, tạo điều kiện cho con lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai phù hợp với năng lực, sở trường. CMHS và bản thân HS là những người quyết định cuối cùng trong việc lựa chọn nghề nên nhận thức của họ có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của quá trình hướng nghiệp. Thông qua các buổi họp Ban Đại diện CMHS, các phương tiện thông tin đại chúng, cần làm cho CMHS nhận hết ý nghĩa của việc hướng nghiệp đối với sự thành đạt nghề nghiệp của con em họ sau này. Đặc biệt, trong cơ chế thị trường hiện nay, khi nhận thức của không ít người còn lệch lạc, không có sự hiểu biết sâu sắc về nghề nghiệp, dẫn đến không tư vấn được cho con em mình trong quá trình chọn nghề để dẫn đến tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”; phải tư vấn để CMHS xóa dần tư tưởng “đại học” trong nhận thức của họ. hay xóa bỏ tư tưởng cho con học nghề phổ thông chỉ để có điểm cộng vào kết quả thi tốt nghiệp mà không cho đó là con đường hướng nghiệp cần thiết cho con em mình. 2.2.2. Cụ thể hóa các nội dung trong lập kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh - Mục đích biện pháp: + Nhằm giúp nhà quản lí có cái nhìn tổng thể, xây dựng được những phương án cụ thể, tối ưu, liên kết được sự tương tác giữa các bộ phận, cá nhân để đảm bảo quá trình tổ chức thực hiện diễn ra đúng tiến độ và đạt mục tiêu đề ra trong kế hoạch; + Nhằm giúp nhà quản lí kiểm soát tiến độ, chất lượng của hoạt động GDHN theo mục tiêu đề ra. - Cách thức tổ chức thực hiện: Hiệu trưởng cần linh hoạt, sáng tạo trong việc vận dụng, đổi mới cách thức tiến hành để đạt được hiệu quả tối ưu nhất thông qua việc: + Phát huy vai trò, năng lực của các bộ phận, cá nhân trong công tác lập kế hoạch: Thành lập Ban Chỉ đạo hoạt động GDHN: 100% thành viên của Ban hiểu được tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác này để có cùng mục tiêu, cùng tập trung phát huy trí tuệ và tinh thần trách nhiệm với công tác GDHN cho HS. Thành phần nên có: Đại diện Ban VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 16-20 ISSN: 2354-0753 18 Giám hiệu, trợ lí thanh niên, khối trưởng chủ nhiệm, chuyên viên tư vấn tâm lí học đường của trường, tổ trưởng chuyên môn (những bộ môn tích hợp lồng ghép GDHN trong quá trình giảng dạy như: Nghề phổ thông, Công nghệ, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Hóa, Sinh). Tổ chức cho các bộ phận trong đơn vị cùng tham gia thảo luận đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch: Sau khi Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng lập kế hoạch dự thảo hoạt động GDHN, cần tổ chức họp Ban Chỉ đạo hoạt động GDHN và đại diện Đoàn Thanh niên, GV chủ nhiệm, GV bộ môn, các bộ phận tham gia giáo dục trong nhà trường đóng góp ý kiến; có thể tổ chức thành các đợt hội thảo để thu nhận được nhiều ý kiến đóng góp. Tổ chức cho HS (Thông qua phiên họp giữa Ban Giám hiệu với Ban cán sự lớp) và CMHS (thông qua phiên họp giữa Ban Giám hiệu với Ban đại diện CMHS các lớp) cùng tham gia đóng góp ý kiến hoàn thiện kế hoạch đáp ứng điều kiện thực tế và nguyện vọng của HS, vì đây là hoạt động mà HS và phụ huynh là những đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất. + Cụ thể hóa việc phân công - phân nhiệm phù hợp với từng bộ phận, cá nhân: Phân công nhiệm vụ cụ thể và thời gian hoàn thành công việc cho từng thành viên Ban chỉ đạo hoạt động GDHN. Hiệu trưởng họp chi bộ thống nhất chủ trương; thống nhất với Hội đồng sư phạm nhà trường thông qua buổi họp hội đồng và đưa vào nghị quyết; thống nhất hỗ trợ kinh phí cho hoạt động GDHN, đưa vào quy chế chi tiêu nội bộ. Xây dựng hệ thống những quy định cụ thể về quyền hạn và nhiệm vụ của từng thành viên trong Ban chỉ đạo GDHN. Xây dựng kế hoạch thời gian trao đổi rút kinh nghiệm (hàng tháng, hàng quý) giữa Ban chỉ đạo hoạt động GDHN với các bộ phận thực hiện hoạt động là rất quan trọng. + Xây dựng kế hoạch phối hợp với các nguồn lực trong và ngoài nhà trường: Xây dựng và kí kết phối hợp thực hiện hoạt động GDHN với CMHS bằng cách triệu tập họp Ban đại diện CMHS để trình bày phương hướng, kế hoạch hoạt động, đồng thời để CMHS hiểu và ủng hộ hoạt động phục vụ cho định hướng phát triển nghề nghiệp cho HS. Huy động công trình của CMHS, các mạnh thường quân cho hoạt động này. Chủ động liên hệ và xây dựng kế hoạch phối hợp với các nguồn lực bên ngoài như: chính quyền địa phương, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng, cơ sở đào tạo nghề để phục vụ cho hoạt động GDHN đạt hiệu quả. 2.2.3. Đổi mới công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh - Mục đích biện pháp: + Đáp ứng đúng nguyện vọng của HS trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai phù hợp với năng lực, sở thích bản thân và yêu cầu của xã hội; + Thu hút sự tham gia của tất cả các nguồn lực trong và ngoài nhà trường cùng thực hiện hiệu quả mục tiêu GDHN cho HS; + Đảm bảo hoạt động GDHN diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch; + Tập hợp và phối hợp các lực lượng giáo dục đạt hiệu quả. - Cách thức tổ chức thực hiện: Để đạt được mục tiêu đặt ra và khắc phục những hạn chế trong quản lí, hiệu trưởng cần thực hiện các nội dung sau: + Tổ chức xây dựng nội dung GDHN linh hoạt, phong phú và bám sát mục tiêu giáo dục: Cụ thể hóa các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ của GDHN phù hợp với từng nhóm đối tượng HS để từ đó quán triệt vào các môn học, hoạt động giáo dục trải nghiệm, phát triển mạnh đội ngũ tư vấn, liên kết tư vấn theo tinh thần đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông. Chương trình, nội dung GDHN cần được thực hiện theo hướng “mở”, đa dạng hóa, linh hoạt, liên thông giữa các cấp học, năng lực người dạy và người học, đặc điểm và nhu cầu địa phương; phù hợp với các phương thức GDHN. Đổi mới mạnh mẽ phương pháp GDHN theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của HS phổ thông; khắc phục lối giáo dục máy móc, đơn điệu, sáo mòn + Chỉ đạo GV tích hợp, lồng ghép nội dung GDHN thông qua các hình thức dạy học: Đầu tiên, GV chủ nhiệm chủ trì phối hợp với GV bộ môn và GV hướng nghiệp lựa chọn chủ đề, vấn đề và xác định nội dung dạy học trong GDHN. Để chuyển tải chủ đề và nội dung này, cần sử dụng phương pháp dạy học trải nghiệm hoặc phương pháp dạy học giải quyết vấn đề thông qua các hình thức GDHN qua môn học và qua các hoạt động ngoại khóa. Phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong dạy học tích hợp nội dung GDHN, cụ thể: GV chủ nhiệm chủ trì lựa chọn chủ đề hướng nghiệp, cho HS làm quen với nghề nghiệp theo chương trình hướng nghiệp tổng quát; GV bộ môn cung cấp cho HS những hiểu biết, ý nghĩa của kiến thức các môn học liên quan tới nghề nghiệp trong thực tế; GV hướng nghiệp định hướng học tập trải nghiệm cho HS và liên hệ với các doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh để giúp HS tham quan. Tổ chức cho ba bộ phận này thảo luận để rút ra những nguyên tắc chung trên cơ sở những nghề cơ bản, sau đó cho HS làm quen với các nghề cơ bản tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, từ đó nghiên cứu nhân cách của HS và tiến hành tư vấn nghề cho các em. + Xây dựng và bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ cán bộ, GV chuyên trách làm công tác GDHN: Về xây dựng đội ngũ, thành phần nhất thiết phải có các thành viên trong Ban Chỉ đạo hoạt động GDHN, GV chủ nhiệm; đồng thời xây dựng đội ngũ tham vấn, tư vấn nghề là chuyên viên tâm lí học đường của nhà trường để giải quyết bài toán khó khăn về vấn đề nhân sự, tài chính. Tổ chức sinh hoạt chuyên đề nâng cao chất lượng hoạt động GDHN theo định kì, VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 16-20 ISSN: 2354-0753 19 có thể kết hợp với tập huấn công tác chủ nhiệm, tập huấn bồi dưỡng thường xuyên để giải quyết bài toán về vấn đề thời gian eo hẹp. Về bồi dưỡng đội ngũ, thường xuyên cử đội ngũ cán bộ, GV tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo chương trình quy định của Bộ GD-ĐT và phải lựa chọn những GV có tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc. Có chính sách động viên, khích lệ để họ đầu tư tốt nhất cho hoạt động GDHN. Đồng thời, cử GV và cán bộ quản lí đi tham quan, học tập ở một số trường làm tốt công tác hướng nghiệp; xây dựng đội ngũ cộng tác viên gồm CMHS, cựu HS đã ra trường và thành đạt. Tạo điều kiện cho GV dạy môn kĩ thuật công nghiệp, kĩ thuật nông nghiệp tham gia hoạt động GDHN và dạy nghề phổ thông cho HS ngay tại trường; hợp đồng với GV ở các trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề về dạy hướng nghiệp cho HS; vận động các nghệ nhân tham gia giảng dạy hướng nghiệp về ngành nghề truyền thống của địa phương và đất nước. + Đẩy mạnh công tác phối hợp với CMHS, chính quyền địa phương, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng, cơ sở đào tạo nghề trong hoạt động GDHN: thông qua việc tổ chức họp giữa Ban Giám hiệu với Trưởng Ban đại diện CMHS các lớp đầu năm, thông qua phiên họp giữa GV chủ nhiệm với CMHS các lớp hoặc mời CMHS làm cộng tác viên trong công tác GDHN cho HS. Phối hợp với Ban đại diện CMHS trong nhà trường khi tổ chức các hoạt động GDHN. Mời chuyên gia của các cơ sở đào tạo, các đơn vị sản xuất và doanh nghiệp về tư vấn hướng nghiệp cho HS. 2.2.4. Chuẩn hóa công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh - Mục đích biện pháp: Xây dựng bộ tiêu chuẩn tham chiếu trong quá trình GDHN cho HS trung học phổ thông; kết quả kiểm tra, đánh giá là căn cứ quan trọng để đánh giá hiệu quả GDHN, đổi mới và hoàn thiện tổ chức, đồng thời là cơ sở để lập kế hoạch GDHN tiếp theo. - Tổ chức thực hiện: + Xác định rõ mục đích và có kế hoạch kiểm tra, đánh giá. + Xây dựng chuẩn đánh giá việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ GDHN; đo lường kết quả đạt được của mỗi hoạt động GDHN với chuẩn đã đề ra để đánh giá kết quả GDHN so với kế hoạch đã đề ra; phát hiện mức độ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ GDHN của các bộ phận (nhóm), cán bộ, GV trong trường và tiến hành điều chỉnh những sai lệch; hiệu chỉnh và sửa lại chuẩn đánh giá nếu thấy cần thiết. + Kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ GDHN theo nhiều cách khác nhau như: kiểm tra đột xuất, không báo trước để nhà trường và GV luôn có tinh thần sẵn sàng kiểm tra, có ý thức tự kiểm tra; kiểm tra có báo trước để nhà trường và GV tập trung chuẩn bị; kết hợp kiểm tra đột xuất với kiểm tra, đánh giá có báo trước; khi thấy có vấn đề nào đó nổi cộm trong việc thực hiện các nhiệm vụ hướng nghiệp, có thể tiến hành kiểm tra theo chuyên đề để đánh giá lại vấn đề đó cho chính xác; kiểm tra bằng phương pháp quan sát; kiểm tra qua trao đổi với GV, trưởng nhóm... + Kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN thông qua việc lấy ý kiến phản hồi của HS. Đây là cách thức đổi mới trong công tác kiểm tra đánh giá hoạt động GDHN. Để thực hiện được nội dung này, Hiệu trưởng cần chú ý: xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung của việc lấy ý kiến phản hồi từ HS, xây dựng phiếu điều tra và tiến hành phải có sự thống nhất về chủ trương. + Kiểm tra phải đi đôi với đánh giá để điều chỉnh các sai lệch, làm cho các nhiệm vụ GDHN đạt được mục tiêu đã xác định. Đánh giá dựa trên chuẩn đo đạc và thông tin thu được qua kiểm tra để khen chê, thưởng phạt đúng, công tâm, công bằng mới có tác dụng và làm cho tập thể đoàn kết, nhất trí. 2.2.5. Tăng cường các điều kiện và nguồn lực phục vụ hoạt động giáo dục hướng nghiệp, phối hợp với các cơ sở đào tạo và đơn vị tuyển dụng - Mục đích biện pháp: Nhằm tăng cường nguồn cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện, trang thiết bị cho hoạt động GDHN; huy động nguồn tài chính cho các hoạt động tham quan học tập tại các cơ sở sản xuất. Tận dụng nguồn lực ngoài nhà trường, nhu cầu và tiếng nói của những đơn vị sử dụng nguồn nhân lực trong tương lai, góp phần làm đa dạng, phong phú lực lượng tham gia hoạt động GDHN cho HS THPT. - Cách thức tổ chức thực hiện: + Tận dụng tối đa những cơ sở vật chất hiện có, từng bước xây dựng mới các phòng học, phòng chức năng, trang bị thêm các phương tiện kĩ thuật hiện đại, đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho hoạt động GDHN ở các nhà trường. Vận động HS tham gia vào việc sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, các tư liệu có liên quan đến hoạt động GDHN nhằm giúp các em có thêm tư liệu mở mang kiến thức và giúp nhà t
Tài liệu liên quan