Một số đặc điểm khí chất và tính cách trong nhân cách sinh viên dân tộc ít người trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang

1. Mở đầu Tính cách và khí chất của con người được hình thành và phát triển chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau như: Hoàn cảnh môi trường, những đặc điểm bẩm sinh di truyền, hoạt động của cá nhân. . . Vì vậy mỗi cá nhân sẽ có kiểu tính cách và khí chất đặc trưng. Tuy nhiên, mỗi dân tộc, ngoài những đặc điểm do bẩm sinh di truyền thì yếu tố văn hóa, truyền thống tâm lý dân tộc góp phần tạo nên đặc thù trong tính cách và khí chất. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tìm hiểu biểu hiện một số đặc điểm tính cách, khí chất của sinh viên dân tộc ít người Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 200 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số đặc điểm khí chất và tính cách trong nhân cách sinh viên dân tộc ít người trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Science., 2010, Vol. 55, N◦. 5, pp. 133-142 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KHÍ CHẤT VÀ TÍNH CÁCH TRONG NHÂN CÁCH SINH VIÊN DÂN TỘC ÍT NGƯỜI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ GIANG Nguyễn Hải Thanh Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang 1. Mở đầu Tính cách và khí chất của con người được hình thành và phát triển chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau như: Hoàn cảnh môi trường, những đặc điểm bẩm sinh di truyền, hoạt động của cá nhân. . . Vì vậy mỗi cá nhân sẽ có kiểu tính cách và khí chất đặc trưng. Tuy nhiên, mỗi dân tộc, ngoài những đặc điểm do bẩm sinh di truyền thì yếu tố văn hóa, truyền thống tâm lý dân tộc góp phần tạo nên đặc thù trong tính cách và khí chất. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tìm hiểu biểu hiện một số đặc điểm tính cách, khí chất của sinh viên dân tộc ít người Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Vài nét lịch sử nghiên cứu vấn đề tính cách khí chất Năm 1947, nhà tâm lý học người Anh H.J.Eysenck đã tiến hành nghiên cứu về tính cách con người. Năm 1964, ông và các cộng sự tiến hành xây dựng “Bảng nghiệm kê nhân cách của Eysenck”, đó là sự phát triển của “Bảng nhân cách của Maudsley” (Maudsley Personality Inventory) để đo ba nhân tố chính là Tính hướng nội, Tính hướng ngoại và Tính thần kinh. Bảng kiểm kê nhân cách đa diện Minnesota lần đầu được ra đời vào năm 1943, do các nhà tâm lý Đại học tổng hợp Minnesota của Mỹ soạn thảo. Năm 1960, bảng kiểm kê này được xây dựng đầy đủ 550 câu hỏi nghiên cứu về nhiều mặt nhân cách, trong đó gồm một số câu hỏi nghiên cứu về tính cách. Gần đây, tác giả Long Tử Dân người Trung Quốc đã xây dựng một hệ thống trắc nghiệm nghiên cứu về tính cách và khí chất. Trắc nghiệm này đã được Việt hóa và được đưa vào sử dụng ở Việt Nam [2]. Ở Việt Nam: Một số tác giả tiêu biểu nghiên cứu về tính cách dân tộc Việt như: Nguyễn Hồng Phong trong cuốn “Tìm hiểu tính cách dân tộc”, Nxb Khoa học 133 Nguyễn Hải Thanh xã hội, năm 1963. Vũ Hạnh với tác phẩm: “Người Việt cao quý”, Nxb Lạc Việt, Sài Gòn, năm 1965. Năm 1966, Đoàn Quốc Sỹ trong cuốn sách: “Người Việt đáng yêu” Nxb Sáng tạo Sài Gòn 1966 cho thấy đặc điểm chung trong tính cách của người Việt: Cần cù, yêu lao động, kiên trì, giàu truyền thống yêu nước, yêu chuộng hòa bình, tính đoàn kết cao, lạc quan [4,5,6]... Như vậy, có thể thấy người Việt có tính cách và khí chất linh hoạt, dễ thích ứng với hoàn cảnh mới. 2.2. Khái niệm nhân cách, tính cách, khí chất Theo tác giả Trần Trọng Thủy, từ năm 1949, G.Allport đã dẫn ra hơn 50 định nghĩa khác nhau về nhân cách [3;130]. Ở Việt Nam, khái niệm nhân cách được nhiều người thừa nhận là định nghĩa nhân cách của tác giả Nguyễn Quang Uẩn: Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người [7;155]. Tính cách là một thuộc tính tâm lý phức tạp của cá nhân bao gồm một hệ thống thái độ của nó đối với hiện thực, thể hiện trong hệ thống hành vi cử chỉ, cách nói năng tương ứng [7;175]. Khí chất là thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân, biểu hiện cường độ, nhịp độ của các hoạt động tâm lý thể hiện sắc thái hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân [7;177]. 2.3. Đặc điểm nhân cách và một số yếu tố ảnh hưởng tới tính cách, khí chất Đặc điểm nhân cách được hiểu là đặc điểm tương đối bền vững của hành vi con người, lặp đi lặp lại trong những hoàn cảnh khác nhau [2]. Tác giả Nguyễn Quang Uẩn cho rằng nhân cách con người bao gồm hai phần: Những phẩm chất đạo đức và Tài (hay còn gọi là Tài năng) [7; 159]. - Những phẩm chất đạo đức bao gồm: Phẩm chất xã hội, Phẩm chất cá nhân, Phẩm chất ý chí và Cung cách ứng xử. - Tài năng bao gồm: Năng lực xã hội hóa, Năng lực chủ thể hóa, Năng lực hành động, Năng lực giao tiếp. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tính cách và khí chất sinh viên dân tộc ít người, bao gồm các yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. - Yếu tố khách quan như: Giáo dục, môi trường, các yếu tố do bẩm sinh di truyền. . . Trong đó yếu tố tâm lý, truyền thống của dân tộc, giáo dục của gia đình có ảnh hưởng nhiều nhất đến tích cách và khí chất của họ. - Yếu tố chủ quan như: Hoạt động của cá nhân, đặc điểm về mặt cá thể. . . Trong đó, yếu tố hoạt động của cá nhân sẽ quyết định trực tiếp đến kiểu hình khí chất và tính cách mỗi sinh viên dân tộc ít người. 134 Một số đặc điểm khí chất và tính cách trong nhân cách sinh viên dân tộc ít người... 2.4. Khách thể nghiên cứu Chúng tôi đo nghiệm trong năn học 2009 - 2010 bằng trắc nghiệm và phiếu trưng cầu ý kiến trên 129 sinh viên dân tộc ít người đang học năm thứ nhất và năm thứ hai thuộc 3 khoa: Mầm non, Trung học cơ sở và Tiểu học của Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang, phần trưng cầu ý kiến có thêm 10 giảng viên. 2.5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp được sử dụng là phương pháp trắc nghiệm. Trong đề tài chúng tôi đã sử dụng trắc nghiệm nghiên cứu tính cách gồm 50 items và trắc nghiệm nghiên cứu khí chất gồm 59 items của Long Tử Dân người Trung Quốc [1]. Kỹ thuật xử lý kết quả trắc nghiệm nghiên cứu khí chất thể hiện qua các items sau: (các con số ở đây là số của items trong bộ test) Nóng nảy: 2; 6; 9; 14; 21; 27; 31; 36; 38; 42; 47; 50; 54; 58. Hăng hái : 4; 8; 11; 16; 19; 23; 25; 29; 34; 40; 44; 46; 52; 56. Bình thản: 1; 7; 10; 13; 18; 22; 26; 30; 33; 39; 43; 45; 49; 55; 57. Ưu tư: 3; 5; 12; 15; 20; 24; 28; 32; 35; 37; 41; 47; 51; 53; 59. Nếu hàng khí chất nhanh nhẹn vượt quá số điểm 20, còn ba hàng kia đều thấp điểm hơn thì kiểu khí chất điển hình là khí chất hăng hái. Nếu có hai hàng vượt quá số điểm của hai hàng kia, thì đó là hỗn hợp hình khí chất. Nếu có một hàng điểm số rất thấp còn ba hàng kia đều không cao, song có điểm tương đương nhau thì đó là loại hỗn hợp đa khí chất. - Kỹ thuật xử lý kết quả trắc nghiệm nghiên cứu tính cách: Người có từ 20 điểm trở xuống là hướng nội, từ 20 đến 39 điểm là trội về hướng nội, từ 40 đến 59 điểm là loại hình trung gian, từ 60 đến 79 điểm là trội về hướng ngoại, 80 đến 100 điểm là kiểu hướng ngoại. 2.6. Kết quả nghiên cứu khí chất và tính cách sinh viên dân tộc ít người 2.6.1. Biểu hiện đặc điểm khí chất Biểu đồ 1. Biểu hiện kiểu khí chất nóng nảy Biểu đồ 1 cho thấy không có sinh viên nào có điểm số trung bình bằng hoặc 135 Nguyễn Hải Thanh vượt quá 20 điểm. Dãy điểm phân bố từ -4 đến 17 điểm. Do vậy, họ ít có những biểu hiện của kiểu khí chất nóng nảy. Kiểu khí chất này không phải là kiểu khí chất điển hình của sinh viên dân tộc ít người. Biểu đồ 2. Biểu hiện kiểu khí chất hăng hái Kết quả Biểu đồ 2 cho thấy điểm số mà sinh viên đạt được phân bố rất rộng, nhiều sinh viên có điểm số bằng hoặc cao hơn 20 điểm. Từ đó có thể nhận định: Nhiều sinh viên dân tộc ít người có biểu hiện kiểu khí chất điển hình là hăng hái. Do sự tiếp xúc với khoa học công nghệ, sự mở rộng các mối quan hệ, năng lực nhận thức được nâng lên nên họ thể hiện sự thích nghi của bản thân đáp ứng với yêu cầu của xã hội hiện nay. Biểu đồ 3. Biểu hiện kiểu khí chất bình thản Kết quả Biểu đồ 3 cho thấy dãy điểm phân bố từ 3 đến 34 điểm, nhiều sinh viên có điểm số bằng và vượt quá 20 điểm. Từ kết quả này có thể nhận định: Đa số sinh viên dân tộc ít người có biểu hiện kiểu khí chất bình thản. Điều này là do các mối quan hệ xã hội rất đa dạng, những yêu cầu của xã hội đặt ra nên sinh viên dân tộc ít người phải có cách nhìn nhận mọi vấn đề một cách thận trọng. Biểu đồ 4. Biểu hiện kiểu khí chất ưu tư Biểu đồ 4 cho thấy điểm số được phân bố rất rộng, tuy nhiên không có sinh viên nào có điểm trung bình bằng hay vượt quá 20 điểm. Từ đó có thể nhận thấy sinh viên dân tộc ít người có những biểu hiện của kiểu khí chất ưu tư nhưng không phải là kiểu khí chất điển hình của họ. 136 Một số đặc điểm khí chất và tính cách trong nhân cách sinh viên dân tộc ít người... Tóm lại: Dựa trên kết quả nghiên cứu 4 kiểu khí chất, sinh viên dân tộc ít người Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang biểu hiện kiểu khí chất hỗn hợp, đó là sự kết hợp chủ yếu giữa khí chất hăng hái và khí chất bình thản. 2.6.2. Biểu hiện đặc điểm tính cách Bảng 1. Biểu hiện đặc điểm tính cách của sinh viên dân tộc ít người (tính cách n = 129) Hướng nội (0-20 điểm) Tỉ lệ % Trội về hướng nội (20-39 điểm) Tỉ lệ % Trung gian (40-59 điểm) Tỉ lệ % Trội về hướng ngoại (60-79 điểm) Tỉ lệ % Hướng ngoại (80- 100 điểm) Tỉ lệ % 6 5,0 13 10,07 83 64,33 24 18,6 3 2,0 Kết quả ở Bảng 1 được thể hiện trong Biểu đồ 5. Biểu đồ 5. Biểu hiện đặc điểm tính cách Số liệu thể hiện qua Bảng 1 và Biểu đồ 5 cho thấy rất ít sinh viên dân tộc ít người có tính cách chỉ hướng nội hoặc tính cách chỉ hướng ngoại. Điểm số của mỗi sinh viên tập trung chủ yếu trong khoảng từ 40 đến 59 điểm. Đây là điểm số thể hiện tính cách trung gian. Ngoài ra, số sinh viên có tính cách trội về hướng ngoại chiếm số lượng lớn hơn tính cách trội về hướng nội. Từ đó có thể khẳng định sinh viên dân tộc ít người Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang chủ yếu có kiểu tính cách trung gian và tính cách trội về hướng ngoại. Để tìm hiểu kĩ hơn về kết quả này, chúng tôi đã gặp gỡ và hỏi ý kiến của một số sinh viên. Em L.T.H, sinh viên năm thứ hai khoa Trung học cơ cho biết: “Đa số sinh viên dân tộc ít người có tính cách trung gian, các bạn thường sống rất hòa đồng, vui vẻ, hoạt bát, khi buồn phiền có thể hay lo lắng, sống nội tâm”. 137 Nguyễn Hải Thanh 2.7. So sánh kết quả nghiên cứu với kết quả nghiên cứu của một số tác giả đi trước Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên 129 sinh viên dân tộc ít người Trường Cao đẳng sư phạm Hà Giang có nhiều điểm tương đồng với kết quả nghiên cứu của một số tác giả đi trước về đặc điểm nhân cách, tính cách người Việt Nam: - Nguyễn Hồng Phong [5] đã nêu lên những đặc điểm đặc trưng trong tính cách người Việt Nam như: Tính cộng đồng tập thể, coi trọng đạo đức, cần kiệm, giản dị, thực tiễn, yêu nước bất khuất, nhân đạo, yêu chuộng hòa bình. - Năm 1965, trong cuốn sách: “Người Việt cao quý” [4], Vũ Hạnh đã nêu lên 5 nét tính cách tiêu biểu của người Việt như sau: 1. Thông minh, kiên trì, dung hòa hướng nội và hướng ngoại, tạo nên sự quân bình. 2. Căn bản tinh thần quý giá thứ hai của người Việt là óc thực tiễn. 3. Sự uyển chuyển và tế nhị trong lời nói, trong cách ứng xử mềm dẻo. 4. Coi nặng giá trị tinh thần, xem nhẹ hình thức, trọng nhân nghĩa, nhân ái, nhân bản, hiếu khách, hiếu hòa, mềm dẻo và không nhượng bộ, thân ái khoan dung nhưng không nhu nhược. 5. Giá trị lớn nhất của người Việt là tinh thần bất khuất, ý chí kiên cường. - Năm 1966, Đoàn Quốc Sỹ [6] đã khái quát một số nét tính cách nổi bật của người Việt: Kiên cường, bất khuất, sáng tạo. Phân tích các câu chuyện cổ tích Việt Nam, Đoàn Quốc Sỹ còn chỉ ra một số nét tính cách đặc trưng của dân tộc Việt Nam đó là: + Quảng đại, bao dung, hòa đồng. + Trí tưởng tượng phong phú. + Có quan niệm siêu việt về tình yêu, lạc quan yêu đời... - Trong công trình nghiên cứu về đặc điểm tính cách một số dân tộc thiểu số ở nước ta, tác giả Vũ Dũng và Lý Hành Sơn (2008) đã chỉ ra một số nét tính cách dân tộc Dao ở Tây Bắc (Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên) như sau [3]: + Dân tộc Dao là dân tộc cần cù, chịu khó, thật thà, chất phác. + Dân tộc Dao thích sống hòa đồng với các dân tộc láng giềng. + Thực hiện nghiêm túc 10 điều cấm, 10 điều nguyện, 10 điều thề. Tuy nhiên có một số nét tính cách chưa chuyển biến phù hợp với nền kinh tế thị trường như sự nhanh nhẹn, năng động, thích ứng nhanh. 138 Một số đặc điểm khí chất và tính cách trong nhân cách sinh viên dân tộc ít người... 2.7.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới tính cách và khí chất của sinh viên dân tộc ít người Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính cách và khí chất của sinh viên dân tộc ít người. Kết quả nghiên cứu trong đề tài cho thấy: - Yếu tố chủ quan: Yếu tố “Vốn văn hóa chung của dân tộc” chiếm đa số ý kiến với 82,95% (thứ bậc 1), yếu tố “Tính tích cực hoạt động” chiếm 65,12% và "vốn hiểu biết" với 36,43% ý kiến (thứ bậc 3). - Yếu tố khách quan: Yếu tố “Truyền thống tâm lý dân tộc” chiếm 115 ý kiến với 89,15%, thấp nhất là yếu tố “Xu thế hội nhập trong nước và quốc tế” chiếm 34 ý kiến với 26,36%. Tóm lại: Kiểu khí chất điển hình của bốn nhóm sinh viên dân tộc Tày, Dao, Nùng và nhóm dân tộc của khác Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang biểu hiện kiểu khí chất điển hình là kiểu khí chất hỗn hợp, là sự kết hợp chủ yếu giữa khí chất hăng hái và khí chất bình thản. Tính cách đặc trưng là kiểu tính cách trung gian với 64,33% và tính cách trội về hướng ngoại chiếm 18,6%. 2.8. Đề xuất một số biện pháp giáo dục tính cách, khí chất cho sinh viên dân tộc ít người - Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của sinh viên dân tộc ít người về tính cách và khí chất. Trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về vấn đề tính cách, khí chất, những đặc trưng cơ bản trong tính cách, khí chất. Cách tiến hành biện pháp: Nhà trường cần tổ chức nhiều hoạt động phong phú, các cuộc thi tìm hiểu về văn hóa các dân tộc ít người để sinh viên tham gia. Trong các giờ dạy cần phát huy tính tích cực học tập của sinh viên dân tộc ít người, khuyến khích, động viên sinh viên dân tộc ít người tích cực học tập giao lưu học hỏi tích lũy kiến thức. - Biện pháp 2: Nâng cao tính tích cực hoạt động và giao tiếp của sinh viên dân tộc ít người. Xây dựng các kế hoạch hoạt động cho sinh viên dân tộc ít người, trong đó tập trung phát huy tính tự giác của các cá nhân sinh viên trên cơ sở hoạt động chung của nhóm sinh viên, của tập thể lớp, đoàn và hội sinh viên. Cách tiến hành biện pháp: Trong công tác giáo dục cần đa dạng hóa các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức để các cá nhân tích cực tham gia và tự giác tham gia vào các hoạt động đó, nhằm hình thành và phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách cho sinh viên dân tộc ít người. - Biện pháp 3: Nhà trường cần phối hợp với các đơn vị có liên quan nhằm tổ chức nhiều hoạt động tập thể để sinh viên dân tộc ít người có điều kiện học hỏi, giao lưu. Tổ chức các hoạt động tập thể là điều kiện để sinh viên có cơ hội giao lưu, phát huy và thể hiện khả năng, năng lực và sở trường của mỗi sinh viên, qua đó 139 Nguyễn Hải Thanh còn phát triển tinh thần đoàn kết, học hỏi lẫn nhau giữa các sinh viên cùng và khác dân tộc. Cách tiến hành biện pháp: Nhà trường, Hội sinh viên, Đoàn thanh niên cần xây dựng kế hoạch hoạt động và phối hợp tổ chức các hoạt động với các đơn vị có liên quan trên địa bàn giúp sinh viên có điều kiện học hỏi, giao lưu với các bạn cùng và khác dân tộc. Để đánh giá khả năng hiện thực của các biện pháp đã nêu, chúng tôi tiến hành khảo nghiệm nhận thức mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đã nêu. Kết quả khảo nghiệm ý kiến của 10 giảng viên và 20 sinh viên dân tộc ít người Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang được thể hiện ở Bảng 2. Bảng 2. Kết quả khảo nghiệm nhận thức của giảng viên và sinh viên dân tộc ít người về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đã nêu 1 ≤ X ≤ 3 (điểm) Mức độ cần thiết Mức độ khả thi STT BP GV SV Chung GV SV Chung (n = 10) (n = 20) (n = 30) (n = 10) (n = 20) (n=30) X Thứ bậc X Thứ bậc X Thứ bậc X Thứ bậc X Thứ bậc X Thứ bậc 1. 1 2,40 3 2,65 3 2,53 3 2,60 2 2,70 3 2,65 2 2. 2 2,70 1 2,75 1 2,73 1 2,70 1 2,80 1 2,75 1 3. 3 2,60 2 2,70 2 2,65 2 2,50 3 2,75 2 2,63 3 TB 2,57 2,70 2,64 2,60 2,75 2,68 Số liệu ở bảng trên cho ta thấy nhận thức của giảng viên và của sinh viên dân tộc ít người về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của việc thực hiện các biện pháp đã nêu có kết quả tương đối cao. Chúng tôi sử dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman để xem xét mối tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi trong đánh giá của giảng viên và sinh viên về ba biện pháp. - Về mức độ cần thiết: Hầu hết giảng viên và sinh viên dân tộc ít người được khảo nghiệm đều đánh giá rất cao mức độ cần thiết của các biện pháp đã nêu (X = 2, 64 điểm). - Về mức độ khả thi: Giảng viên và sinh viên dân tộc ít người đều cho rằng cả ba biện pháp đó là rất khả thi để giáo dục, nâng cao đặc điểm nhân cách của sinh viên dân tộc ít người, (X = 2, 68 điểm) - Có sự tương đồng giữa giảng viên và sinh viên khi đánh giá về mức độ cần thiết và mức độ khả thi giữa ba biện pháp thể hiện ở mối tương quan thuận khá chặt chẽ. 140 Một số đặc điểm khí chất và tính cách trong nhân cách sinh viên dân tộc ít người... r1 = 1, 00 thể hiện mối tương quan rất chặt chẽ trong đánh giá của giảng viên và sinh viên về mức độ cần thiết của các biện pháp. r2 = 0, 50 thể hiện mối tương quan khá chặt chẽ giữa trong đánh giá của giảng viên và đánh giá của sinh viên về mức độ khả thi của các biện pháp. r3 = 0, 50 thể hiện mối tương quan khá chặt chẽ giữa kết quả chung trong đánh giá của giảng viên và sinh viên về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp chúng tôi đã nêu ở trên. 3. Kết luận - Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng khí chất, tính cách sinh viên dân tộc ít người Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang, chúng tôi thấy rằng đặc điểm kiểu khí chất điển hình của họ là kiểu khí chất hỗn hợp, là sự kết hợp chủ yếu giữa kiểu khí chất hăng hái và kiểu khí chất bình thản. Về tính cách, kiểu tính cách đặc trưng là kiểu tính cách trung gian và kiểu trội về hướng ngoại. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tính cách và khí chất của sinh viên dân tộc ít người, trong đó có yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Yếu tố chủ quan ảnh hưởng nhiều nhất là yếu tố “Vốn văn hóa chung của dân tộc”. Yếu tố khách quan có ảnh hưởng nhiều nhất là yếu tố “Truyền thống tâm lý dân tộc”. - Các biện pháp tác động: Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của sinh viên dân tộc ít người về tính cách và khí chất. Biện pháp 2: Nâng cao tính tích cực hoạt động và giao tiếp của sinh viên dân tộc ít người. Biện pháp 3: Nhà trường cần phối hợp với các đơn vị có liên quan nhằm tổ chức nhiều hoạt động tập thể để sinh viên dân tộc ít người có điều kiện học hỏi, giao lưu. Các biện pháp này rất cần thiết, thể hiện rõ qua kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết và mức độ khả thi, mối tương quan giữa hai mức độ này rất chặt chẽ. Việc thực hiện tốt các biện pháp trên sẽ góp phần nâng cao nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên dân tộc ít người về các đặc điểm nhân cách của họ. Trên cơ sở những kết luận đã có chúng tôi đề xuất một số kiến nghị sau: - Đối với Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang: Nhà trường cần tổ chức nhiều hoạt động phong phú để sinh viên tham gia. Việc giảng dạy phải lồng ghép với các hoạt động giáo dục đa dạng, kích thích tính tích cực ở mỗi sinh viên. Có hình thức khuyến khích sinh viên tìm hiểu và phổ biến những đặc đặc trưng văn hóa các dân tộc thường xuyên hơn nữa. - Đối với gia đình, địa phương: Gia đình sinh viên, địa phương cần thường xuyên giáo dục, hướng dẫn cho sinh viên nắm được truyền thống, tâm lý của dân tộc. Có những hình thức khuyến khích sinh viên vận dụng những đặc điểm nhân cách cụ thể vào học tập, giao tiếp cũng như trong cuộc sống. 141 Nguyễn Hải Thanh - Đối với sinh viên: Với tập thể sinh viên, cần thành lập các câu lạc bộ sinh viên theo các dân tộc, các nhóm sinh viên dân tộc khác nhau qua đó trao đổi, thảo luận về các vấn đề liên quan đặc điểm nhân cách, văn hóa đặc trưng từng dân tộc; Mỗi sinh viên, cần ý thức rõ về vai trò và trách nhiệm của mình, không ngừng tự phấn đấu tu dưỡng phù hợp với yêu cầu của nghề nghiệp và yêu cầu của xã hội. Sinh viên cần tích cực tham gia các hoạt động tập thể của lớp, của trường. Chủ động động đóng góp ý kiến với lớp, với trường về các hành vi tiêu cực, các biểu hiện lệch lạc trong sinh viên hiện nay. - Đối với việc nghiên cứu đặc điểm nhân cách của sinh viên dân tộc ít người: Cần tiến hành nghiên cứu về đặc điểm nhân cách sinh viên dân tộc ít người nhiều hơn, để làm tư liệu, làm căn cứ giảng dạy và giáo dục cho sinh viên dân tộc ít người. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Long Tử Dân, 2002. Bí quyết nhận biết người tài. Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. [2] Vũ Dũng, 2000. Từ điển tâm lý học. Nxb Khoa học xã hội. [3] Vũ Dũng, 2009. Tâm lý học dân tộc. Nxb Từ điển