Một số giải pháp nâng cao tính tích cực của học sinh trong dạy học môn Giáo dục công dân Lớp 10

1. Lời mở đầu Để đáp ứng được những yêu cầu xã hội hiện nay, mục tiêu đào tạo ở nhà trường trung học phổ thông (THPT) Việt Nam là đào tạo con người mới, phát triển toàn diện, phù hợp với yêu cầu, điều kiện và hoàn cảnh của đất nước cũng như phù hợp với sự phát triển của thời đại. Nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức và pháp luật cho học sinh được thực hiện ở tất cả các môn học thông qua các hình thức giáo dục trong nhà trường. Nhưng chỉ môn Giáo dục công dân mới có thể trực tiếp giáo dục cho học sinh những tri thức trên một cách có hệ thống toàn diện nhất. Tuy nhiên, thực tế gần đây cho thấy chất lượng giảng dạy môn Giáo dục công dân ở THPT ngày một giảm sút. Hệ quả của việc này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: cơ sở vật chất chưa đầy đủ, kiến thức hàn lâm khô khan, giáo viên dạy chưa đổi mới phương pháp nên không gây được hứng thú, học sinh và phụ huynh tỏ vẻ thờ ơ, không quan tâm đến môn học, Trong Thư gửi các cán bộ, cô giáo, thầy giáo, công nhân, nhân viên, học sinh nhân dịp đầu năm học mới 1968-1969, Bác Hồ kính yêu đã nói: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt”. Khắc ghi lời dạy của Người, chúng ta phải cố gắng tìm ra những giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học, trong đó có môn Giáo dục công dân ở THPT. Hiện nay, vấn đề bức thiết nhất xuất phát từ thái độ thờ ơ, không quan tâm, không hứng thú, không tích cực trong giờ học Giáo dục công dân. Vì thế, tác giả đã mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nâng cao tính tích cực của học sinh trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 10” để góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn Giáo dục công dân ở nhà trường THPT.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp nâng cao tính tích cực của học sinh trong dạy học môn Giáo dục công dân Lớp 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 14 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 Bùi Thị Vân Anh (Sinh viên năm 3, Khoa Giáo dục chính trị) GVHD: ThS Lê Thanh Hà 1. Lời mở đầu Để đáp ứng được những yêu cầu xã hội hiện nay, mục tiêu đào tạo ở nhà trường trung học phổ thông (THPT) Việt Nam là đào tạo con người mới, phát triển toàn diện, phù hợp với yêu cầu, điều kiện và hoàn cảnh của đất nước cũng như phù hợp với sự phát triển của thời đại. Nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức và pháp luật cho học sinh được thực hiện ở tất cả các môn học thông qua các hình thức giáo dục trong nhà trường. Nhưng chỉ môn Giáo dục công dân mới có thể trực tiếp giáo dục cho học sinh những tri thức trên một cách có hệ thống toàn diện nhất. Tuy nhiên, thực tế gần đây cho thấy chất lượng giảng dạy môn Giáo dục công dân ở THPT ngày một giảm sút. Hệ quả của việc này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: cơ sở vật chất chưa đầy đủ, kiến thức hàn lâm khô khan, giáo viên dạy chưa đổi mới phương pháp nên không gây được hứng thú, học sinh và phụ huynh tỏ vẻ thờ ơ, không quan tâm đến môn học, Trong Thư gửi các cán bộ, cô giáo, thầy giáo, công nhân, nhân viên, học sinh nhân dịp đầu năm học mới 1968-1969, Bác Hồ kính yêu đã nói: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt”. Khắc ghi lời dạy của Người, chúng ta phải cố gắng tìm ra những giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học, trong đó có môn Giáo dục công dân ở THPT. Hiện nay, vấn đề bức thiết nhất xuất phát từ thái độ thờ ơ, không quan tâm, không hứng thú, không tích cực trong giờ học Giáo dục công dân. Vì thế, tác giả đã mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nâng cao tính tích cực của học sinh trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 10” để góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn Giáo dục công dân ở nhà trường THPT. 2. Cơ sở lí luận cho việc nâng cao tính tích cực của học sinh trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 10 2.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề Ngay từ trước công nguyên, Khổng Tử - nhà triết học, nhà văn hóa, nhà giáo dục Trung Quốc đã quan tâm đến dạy học làm sao phải phát huy được tính tích cực suy nghĩ của học trò. Ông yêu cầu học sinh phải cố gắng tự suy nghĩ trong học tập: “Học mà không suy nghĩ thì uổng công vô ích, suy nghĩ mà không học thì nguy hiểm.” I. Kant – triết gia tiêu biểu của Đức, cũng đã viết: “Cách tốt nhất để hiểu là làm”. Ở Châu Âu vào thế kỷ XVII (1592 – 1670), lí luận giáo dục của J.A.Comenxki viết rằng: “Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán đúng đắn, Năm học 2012 - 2013 15 phát triển nhân cách Hãy tìm ra phương pháp cho phép giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn.” Tuy nhiên phải đến đầu thế kỉ XX, phương pháp này bắt đầu được xuất hiện và phát triển mạnh mẽ ở các nước phương Tây (như Pháp, Mỹ), sau đó ảnh hưởng sâu rộng, lan nhanh trên khắp thế giới. Đặc biệt vào những năm 50, 60 của thế kỉ XX, trong giáo dục học Liên Xô (cũ) và các nước xã hội chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ nghiên cứu thực nghiệm trong lĩnh vực dạy học, dạy học phát triển, dạy học nêu vấn đề. Nhiều nhà tâm lí học đã nhận xét về các phương pháp mới đó như sau: “Chúng ta dạy dỗ không phải để tạo ra trên trái đất những thư viện sống nhỏ bé mà là dạy cho học sinh biết tham gia vào việc khai thác tri thức.” Vấn đề phát huy tính tích cực của học sinh đã được đặt ra cho nền giáo dục Việt Nam từ năm 1960. Từ thập kỉ cuối cùng của thế kỷ XX, các tài liệu giáo dục ở nước ngoài và trong nước, một số văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo thường nói tới việc cần thiết phải chuyển dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1 - 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12 - 1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (12 - 1998), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 15 (4 - 1999). Luật Giáo dục năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009, điều 28.2, đã ghi rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Bên cạnh đó còn rất nhiều những công trình nghiên cứu, những bài báo, buổi hội thảo xoay quanh vấn đề này. Có thể kể đến chuyên đề dạy học của PGS-TS Vũ Hồng Tiến với những nội dung về khái niệm tính tích cực, phương pháp dạy học (PPDH) tích cực, sự cần thiết khi phải đổi mới PPDH, so sánh giữa PPDH truyền thống với PPDH tích cực như sau, các đặc trưng của PPDH tích cực. Trong chuyên đề này, PGS-TS Vũ Hồng Tiến cũng nêu lên một số PPDH tích cực cần phải được phát triển ở THPT như: phương pháp vấn đáp, phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp đóng vai, phương pháp động não. Ngoài ra chuyên đề còn nêu lên những điều kiện cơ bản ở giáo viên và học sinh để thực hiện PPDH tích cực. Hay như trong cuốn sách hợp tác giữa TS Nguyễn Mạnh Cường và GS-TSKH Bernd Meier (Trường Đại học Tổng hợp Potsdam, Đức) đã trình bày một số cơ sở lí luận, thực tiễn của đổi mới PPDH, đề xuất một số biện pháp đổi mới PPDH cũng như giới thiệu một số quan điểm, phương pháp và kỹ thuật dạy học mới để có thể vận dụng vào việc đổi mới PPDH ở các môn học cụ thể. Tức là những đề tài, những công trình nghiên cứu nêu trên chủ yếu nói về thực trạng đáng báo động của chất lượng dạy học các môn được coi là “môn phụ” trong nhà trường phổ thông, hay thảo luận về các giải pháp đổi mới PPDH. Tuy nhiên, tất cả Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 16 những nội dung trên đều mới chỉ bó gọn trong phạm vi chung chung, mang ý nghĩa khái quát; hoặc nếu không lại chỉ có thể áp dụng cho một trường THPT nhất định. 2.2. Một số khái niệm cơ bản 2.2.1. Tính tích cực và tính tích cực học tập  Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người, bởi vì để tồn tại và phát triển con người luôn phải chủ động, tích cực cải biến môi trường tự nhiên, cải tạo xã hội. Vì vậy, hình thành và phát triển tính tích cực xã hội là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục.  Tính tích cực học tập - về thực chất là tính tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí lực và có nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. 2.2.2. Phương pháp dạy học, phương pháp dạy học Giáo dục công dân và phương pháp dạy học tích cực.  Phương pháp dạy học - Phương pháp: Thuật ngữ “phương pháp” trong tiếng Hy Lạp là “Méthodos” có nghĩa là con đường, cách thức hoạt động nhằm đạt được mục đích nhất định. Vì vậy, phương pháp là hệ thống những hành động tự giác, tuần tự nhằm đạt được những kết quả phù hợp với mục đích đã định. - Phương pháp dạy học: Có rất nhiều định nghĩa về PPDH như: “PPDH là cách thức thầy truyền đạt kiến thức, đồng thời là cách thức lĩnh hội của trò” (N.M. Veczilin và V.M. Coocxunskaia) hay “PPDH là cách thức làm việc của thầy và của trò trong sự phối hợp thống nhất và dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm làm cho trò tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục đích dạy học” (Nguyễn Ngọc Quang), nhưng tựu trung lại có thể nói: PPDH là cách thức hoạt động của thầy và trò trong mối liên hệ qua lại, thầy giữ vai trò chủ đạo, điều khiển, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức các hoạt động học tập của trò một cách tích cực, chủ động nhằm đạt các mục tiêu dạy học đề ra.  PPDH Giáo dục công dân là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất của giáo viên và học sinh nhằm phát hiện những quy luật của quá trình dạy học môn Giáo dục công dân, xây dựng hệ thống các nguyên tắc, hình thức và PPDH cụ thể để tổ chức thành công hoạt động dạy học môn Giáo dục công dân ở trường phổ thông.  PPDH tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. 2.3. Tính tích cực của học sinh trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 10 Tính tích cực của học sinh trong khi học môn Giáo dục công dân nói chung và môn Giáo dục công dân lớp 10 nói riêng chính là sự ý thức, tự giác của học sinh về mục đích học tập, thông qua đó học sinh phát huy được tính năng động, sáng tạo, ham Năm học 2012 - 2013 17 học hỏi, tìm tòi và giải quyết các nhiệm vụ của môn học đề ra. Cụ thể, tính tích cực của học sinh trong dạy học môn Giáo dục công dân được biểu hiện ở các mặt sau:  Mặt nhận thức: học sinh nhận thức được đúng đắn mục đích, ý nghĩa của môn Giáo dục công dân.  Mặt hành động: học sinh biết tìm ra cho mình cách thức học tập môn Giáo dục công dân phù hợp.  Mặt thái độ: học sinh có thái độ học tập đúng đắn với môn Giáo dục công dân.  Hoạt động học tập có hiệu quả: biểu hiện ở kết quả học tập môn Giáo dục công dân của học sinh. Dễ dàng nhận biết được tính tích cực của học sinh đối với môn Giáo dục công dân thông qua những biểu hiện như: hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, bổ sung ý kiến cho bạn, thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình trước cả lớp, hay nêu thắc mắc, đòi hỏi sự giải thích cặn kẽ, thấu đáo những vấn đề chưa hiểu rõ, kiên trì học tập môn Giáo dục công dân, biết vận dụng sáng tạo những vấn đề đã học vào việc rèn luyện phẩm chất bản thân, ứng xử với cộng đồng, 3. Thực trạng vấn đề tính tích cực của học sinh trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 10 3.1. Thực trạng việc nâng cao tính tích cực của học sinh trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 10 hiện nay  Học sinh lớp 10 chưa có sự quan tâm, chưa có hứng thú thực sự với môn Giáo dục công dân. Mức độ quan tâm đến môn Giáo dục công dân lớp 10 Có quan tâm Bình thường Không quan tâm Số lượng (học sinh) 23 học sinh 80 học sinh 17 học sinh % 19,2% 66,7% 14,1%  Chất lượng các tiết học Giáo dục công dân lớp 10 còn ở mức thấp. Các tiết học môn Giáo dục công dân lớp 10 hiện nay như thế nào ? Rất hay và thú vị Đơn điệu, nhàm chán, buồn tẻ Ý kiến khác Số lượng (học sinh) 10 học sinh 82 học sinh 28 học sinh % 8,3% 68,3% 23,4%  Hầu hết học sinh lớp 10 đều mong muốn có được những tiết học Giáo dục công dân theo phương pháp đổi mới, phát huy tính tích cực, tạo hứng thú cho người học trong quá trình lĩnh hội tri thức. - 76,7% học sinh đều tìm hiểu, có những kiến thức căn bản về PPDH tích cực thông qua báo đài, sách vở, v.v Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 18 - 91,6% học sinh cho rằng: Việc đổi mới PPDH tích cực có vai trò rất quan trọng đối với môn Giáo dục công dân lớp 10.  Học sinh lớp 10 nhận thức rõ ràng được trách nhiệm của mình trong quá trình đổi mới PPDH tích cực, nâng cao chất lượng dạy học môn Giáo dục công dân. 3.2. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng của việc nâng cao tính tích cực của học sinh trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 10 hiện nay 3.2.1. Nguyên nhân khách quan  Nội dung chương trình môn học Giáo dục công dân lớp 10 còn mang nặng tính hàn lâm,...  Cách giảng dạy của phần nhiều giáo viên còn chưa thực sự hấp dẫn, lôi cuốn được học sinh tham gia hoạt động tích cực vào môn học.  Phương tiện, điều kiện học tập trong nhà trường phổ thông chưa được chú trọng nâng cao,... 3.2.2. Nguyên nhân chủ quan  Tâm lí coi Giáo dục công dân chỉ là “môn phụ” của đa số học sinh.  Học sinh chưa thấy được tầm quan trọng của việc học môn Giáo dục công dân lớp 10 đối với việc rèn luyện, trau dồi phẩm chất, kĩ năng của bản thân (81 % học sinh lớp 10 cảm thấy học môn Giáo dục, học những nội dung liên quan đến triết học nguyên học kì 1 mà không xác định được học thế giới quan, nhân sinh quan, để làm gì, phục vụ cho việc gì trong cuộc sống?)  Nhận thức của học sinh lớp 10 còn khá non nớt, chưa thể tiếp thu những kiến thức khó của nội dung môn học Giáo dục công dân.  Đặc điểm về hoạt động học tập, thái độ học tập của lứa tuổi các em. 4. Một số giải pháp nâng cao tính tích cực của học sinh trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 10 4.1. Cõ sở xác ðịnh một số giải pháp nhằm nâng cao tính tích cực của học sinh trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 10  Dựa trên thực trạng chung của việc nâng cao tính tích cực của học sinh trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 10.  Dựa trên những nguyên nhân được đúc kết, rút ra trong quá trình nghiên cứu, tham khảo tài liệu, kế thừa có chọn lọc những công trình của người đi trước. Bên cạnh đó, cần lắng nghe những tâm tư, những nguyện vọng của học sinh lớp 10.  Dựa trên kết quả khảo sát thực tế giáo dục đối với học sinh lớp 10, kết hợp với việc quan sát, dự giờ các tiết giảng của giáo viên phổ thông, học hỏi kinh nghiệm của những tiết giảng Giáo dục công dân có chất lượng tốt,...  Kinh nghiệm giảng dạy của bản thân tác giả nghiên cứu đề tài. 4.2. Một số giải pháp Năm học 2012 - 2013 19  Kết hợp giữa PPDH truyền thống với PPDH hiện đại.  Giáo viên cần thường xuyên trau dồi năng lực chuyên môn,...  Sử dụng nguyên tắc cộng, trừ điểm hợp lí đối với thái độ học tập của học sinh.  Sử dụng kết hợp linh hoạt các PPDH.  Tổ chức các buổi tham quan, tìm hiểu thực tế phù hợp với nội dung bài dạy của môn Giáo dục công dân.  Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học ở học sinh THPT. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Thị Ngọc Anh (2010), Tính tích cực học tập môn Giáo dục công dân của học sinh THPT tại Phan Thiết – Bình Thuận, luận văn thạc sĩ Tâm lí giáo dục. 2. Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2007), Một số vấn đề chung về đổi mới PPDH ở trường trung học, Dự án phát triển trường THPT. 3. Đặng Xuân Điều (2004), “Kết hợp phương pháp “hoạt động nhóm nhỏ” với một số phương pháp khác trong các bài dạy môn GDCD ở trường THPT”, Thông báo Khoa học, số 2 (48); Trường Trường Đại học sư phạm Huế. 4. Đặng Xuân Điều, Vũ Đình Bảy (2009), “Kết hợp phương pháp thảo luận nhóm với các phương pháp khác trong bài dạy học các bài “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” (Sách GDCD lớp 11)”, Tạp chí Khoa học - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế. 5. Đặng Xuân Điều (chủ trì), Vũ Đình Bảy (phối hợp) (2009), Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học các bài “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” (Sách GDCD lớp 11 ở trường THPT), đề tài khoa học cấp Trường, Trường ĐHSP, Đại học Huế. 6. Nguyễn Thị Kim Định (2009), Một số PPDH để nâng cao chất lượng dạy và học môn Giáo dục công dân ở THPT, đề tài sáng kiến kinh nghiệm tại Trường THPT Cao Lãnh 1. 7. Nguyễn Thành Minh (chủ trì), Vũ Đình Bảy (phối hợp) (2007), Vận dụng PPDH nêu vấn đề vào giảng dạy nội dung triết học trong SGK GDCD 10, đề tài khoa học cấp Trường, Trường ĐHSP, Đại học Huế. 8. Lê Bá Ngọc (2011), Vai trò và tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học, thực trạng và định hướng việc đổi mới phương pháp dạy học, Trường THPT Chuyên Tiền Giang. 9. Phạm Thị Thúy Phương (2009), Một số phương pháp giảng dạy giáo dục công dân theo hướng giáo dục tích cực, đề tài nghiên cứu khoa học tại Trường THPT Lê Quý Đôn, Quảng Nam. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 20 10. Bùi Minh Tuấn (2011), “Đừng xem Giáo dục công dân là “môn phụ””, Báo Điện tử Dân trí, ngày 26-12. 11. Vũ Hồng Tiến (2011), Một số PPDH tích cực, chuyên đề dạy học số 2 của Khoa Giáo dục Chính trị - Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. 12. Nguyễn Thị Thúy Di, Trần Thị Thương (2012), “Hứng thú học tập môn Giáo dục công dân của học sinh trường THPT Phạm Phú Thứ, Đà Nẵng”, Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học lần thứ 8, Đại học Đà Nẵng. 13. Phan Ngọc Quang (2012), “Đổi mới PPDH: Thầy và trò phải làm gì?”, Báo Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh Online, ngày 20-6. 14. Vũ Duy Yên (2012), Bàn về PPDH tích cực hiện nay, Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình. 15. Hiếu Nguyễn (2013), “Cấp thiết đổi mới PPDH”, Báo Giáo dục và thời đại Online, ngày 17-01.
Tài liệu liên quan