Các khái niệm và định nghĩa về KHCN:
Như ta thường gặp trong tài liệu các nước nói về khoa học và công nghệ
(S&T),về nghiên cứu và triển khai (R&D),hai khái niệm này khác nhau về
qui mô và phạm vi hoạt động.
*Khái niệm về khoa học và công nghệ rất rộng,theo tổ chức UNESCO
của Liên hiệp quốc,hoạt động khoa học và công nghệ là toàn bộ hoạt động có
tính hệ thống liên quan chặt chẽ đến sự tạo ra,phát triển,phổ biến và ứng
dụng trithức khoa học và kỹ thuật trong tất cả các lĩnh vực khoa học và kỹ
thuật. Các hoạt động này bao gồm các hoạt động nghiên cứu triển khai
(R&D),giáo dục và đào tạo khoa học và công nghệ (STET)và các dịch vụ
khoa học và công nghệ (STS)
59 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1532 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học - Phần II: Quản lý tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a
Viện Khoa học năng lượng 79
Phần II
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CHO HOẠT ĐỘNG
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
I. ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CHO HOẠT ĐỘNG KHCN
Các khái niệm và định nghĩa về KHCN:
Như ta thường gặp trong tài liệu các nước nói về khoa học và công nghệ
(S&T), về nghiên cứu và triển khai (R&D), hai khái niệm này khác nhau về
qui mô và phạm vi hoạt động.
* Khái niệm về khoa học và công nghệ rất rộng, theo tổ chức UNESCO
của Liên hiệp quốc, hoạt động khoa học và công nghệ là toàn bộ hoạt động có
tính hệ thống liên quan chặt chẽ đến sự tạo ra, phát triển, phổ biến và ứng
dụng tri thức khoa học và kỹ thuật trong tất cả các lĩnh vực khoa học và kỹ
thuật. Các hoạt động này bao gồm các hoạt động nghiên cứu triển khai
(R&D), giáo dục và đào tạo khoa học và công nghệ (STET) và các dịch vụ
khoa học và công nghệ (STS)
a. Hoạt động R&D( Research and Development) tức là những hoạt động
mang tính nghiên cứu và thử nghiệm, trong đó có nghiên cứu cơ bản, nghiên
cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai.
b. Hoạt động giáo dục và đào tạo KHCN STET (science - Tcchnology
Education and training), bao gồm giáo dục cao đẳng và giáo dục tiếp theo,
đào tạo lại những hoạt động đào tạo khác đối với cán bộ KHCN.
c. Hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ STS (Science and
Technology Services) chỉ những hoạt động thông tin, tiêu bản, thống kê, biên
dịch, lập bản đồ trắc địa, thăm dò địa chất, tiêu chuẩn đo lường chất lượng và
dịch vụ tư vấn...
Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a
Viện Khoa học năng lượng 80
* Khái niệm về nghiên cứu và triển khai là hoạt động có tính hệ thống và
sáng tạo nhằm mục đích tăng khối lượng kiến thức khoa học và áp dụng
chúng trong thực tế. Hoạt động này được phân loại thành: nghiên cứu cơ bản,
nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai. Như vậy khái niệm R&D là
một phần của khái niệm S&T.
Hiểu được các khái niệm trên để khi đề cập đến vấn đề đầu tư tài chính
cho khoa học và công nghệ chúng ta có sự phân biệt rõ hơn và đưa ra các số
liệu thống kê phù hợp với thông lệ quốc tế.
Tài liệu của các nước viết về đầu tư tài chính cho KHCN chính là đầu tư
cho nghiên cứu- triển khai (đầu tư cho R&D).
Đối với nước ta, cũng hiểu theo qui chuẩn và đó và nghiên cứu xoay
quanh 3 vấn đề sau:
- Mức đầu tư và các nguồn vốn đầu tư cho KHCN
- Phân phối, sử dụng các nguồn vốn đó.
- Cơ chế quản lý có hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho KHCN.
MỨC ĐẦU TƯ VÀ CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CHO HOẠT ĐỘNG KHCN
1. Giới thiệu số liệu đầu tư cho KHCN của các nước:
Theo phương pháp chung của các nước trên thế giới cũng như của
UNESCO đầu tư tài chính cho KHCN được tính theo các chỉ tiêu sau đây:
+ Tỷ lệ đầu tư % so với GDP hoặc GNP
+ Mức đầu tư bình quân/1 cán bộ KHCN
+ Mức đầu tư bình quân/1 người dân
Xin nêu một số số liệu của các nước đầu tư cho KHCN
Các nước công nghiệp phát triển có mức đầu tư cho KHCN rất lớn và rất
ổn định. Các nước trong khu vực cũng đang phấn đấu và nhiều nước đã đạt
tỷ lệ đầu tư cao
Tên nước Năm
% so với
GNP
Mức đầu tư bình quân cho 1
cán bộ R&D
(USD/người/năm
Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a
Viện Khoa học năng lượng 81
Singapore 1995 2 90.000
Hàn quốc 1995 2,71 95.400
Nhật Bản 1995 2,96 232.000
Đức 1995 2,27
Mỹ 1995 2,4 172.000
Pháp 210.000
Anh 151.000
Đài Loan 68.000
Thái Lan 18.000
2. Mức đầu tư cho KHCN của Việt nam
Trong những năm qua Nhà nước ta đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư
cho KHCN nhưng mức đạt được còn rất khiêm tốn. Trong tình hình cân đối
ngân sách của nhà nước còn nhiều khó khăn, thì đầu tư cho KHCN cũng còn
rất thấp.
Số liệu đầu tư một số năm gần đây:
Đầu tư cho KHCN (Tỷ đồng)
Năm
Chi NSNN
(Tỷ đồng) XDCB
Sự nghiệp
KH
Tổng số
Tỷ lệ đầu
tư % so
với chi
NSNN
1991 12.081 17 90 107 0,89
1992 23.711 19 184 203 0,86
1993 39.063 28 300 328 0,84
1994 48.890 65 410 475 1,0
1995 61.280 98 500 598 0,96
1996 68.000 81 530 611 0,9
1997 78.820 107 626 733 0,9
1998 76.000 118 794 912 1,2
1999 82.000 154 780 934 1,3
Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a
Viện Khoa học năng lượng 82
2000 94.000 353 1350 1885 2
Nguồn số liệu: Bộ KHĐT và Bộ Tài chính
Với mức đầu tư thấp như vậy nên cơ sở vật chất của các viện nghiên cứu
nhìn chung rất nghèo nàn, trang thiết bị rất thiếu, lạc hậu, không đồng bộ.
Kinh phí cấp cho các nhiệm vụ nghiên cứu cũng rất thấp, chỉ đủ nghiên
cứu trong phòng thí nghiệm, khi triển khai đến qui mô pilot hoặc thử
nghiệm với qui mô lớn thì không đủ kinh phí.
Mặt khác số liệu trên đây mới chỉ là số liệu đầu tư từ ngân sách nhà
nước. Các cơ quan khoa học cũng nhận được kinh phí từ các hợp đồng với
sản xuất nhưng hiện nay chưa thống kê được. Số liệu đầu tư của các nước bao
gồm nhiều nguồn, trong đó có nguồn từ ngân sách của Chính phủ và nguồn
ngoài ngân sách.
Thực tế trong những năm qua, nhiều tổ chức KHCN đã rất năng động,
nguồn thu từ hợp đồng nghiên cứu và dịch vụ KHCN với sản xuất đã tăng lên
rõ rệt, một số viện ngân sách nhà nước trong tổng số doanh thu của viện chỉ
chiếm 30 đến 50%.
3. Các nguồn vốn đầu tư cho KHCN
Đối với các nước, nguồn vốn đầu tư cho KHCN gồm ngân sách của Chính
phủ và vốn đầu tư của các công ty, của các cơ sở sản xuất kinh doanh
thuộc mọi thành phần kinh tế. Mức đầu tư hàng năm của Chính phủ tăng
lên về số tuyệt đối nhưng lại giảm dần về tỷ trọng giữa ngân sách Chính
phủ với khu vực tư nhân. Ngân sách của Chính phủ thường chiếm 50 -
60%, những nước phát triển ngân sách đầu tư của Chính phủ chỉ chiếm 20-
30% trong tổng số.
Số liệu một số nước năm 1995 như sau:
Singapore Ngân sách Chính phủ đầu tư chiếm 50% so với tổng số
Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a
Viện Khoa học năng lượng 83
Hàn Quốc 19%
Nhật Bản 23%
Đức 37%
Mỹ 36%
Đối với nước ta, khu vực sản xuất cũng có đầu tư cho KHCN nhưng số
này chưa nhiều. Chúng ta chưa có cơ chế thành lập quỹ KHCN của các doanh
nghiệp, chưa có môi trường thuận lợi cho KHCN đi vào sản xuất. KHCN
chưa trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong việc nâng cao năng suất,
chất lượng, sản xuất sản phẩm mới và là nhân tố quyết định trong cuộc cạnh
tranh với thị trường. Hơn nữa ta chưa có chế độ báo cáo thống kê đầy đủ nên
không thống kê được nguồn vốn ngoài ngân sách là bao nhiêu. Tuy nhiên theo
số liệu của các Viện nghiên cứu và các Trường đại học nhận hợp đồng với các
cơ sở sản xuất thì vốn ngoài ngân sách đạt khoảng 20% tổng số vốn đầu tư
cho KHCN. Ngân sách nhà nước vẫn là nguồn chính, chiếm khoảng 80% tổng
số vốn đầu tư cho hoạt động R&D.
Hiện nay chúng ta đang nghiên cứu xây dựng một số các cơ chế, chính
sách nhằm đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư, chủ yếu huy động từ khu vực
sản xuất kinh doanh và các thành phần kinh tế khác.
Ngoài những cơ chế đã có về tạo nguồn, nhằm đa dạng hoá các nguồn
vốn cho hoạt động KHCN, trong chương trình hành động thực hiện Nghị
quyết Trung ương 2, Bộ KHCN&MT phối hợp với các Bộ chức năng của Nhà
nước ban hành một số các chính sách và cơ chế tạo nguồn như:
Cơ chế cho phép các trường đại học, các viện nghiên cứu được tổ chức
sản xuất kinh doanh các sản phẩm là kết quả nghiên cứu của viện và trường,
các sản phẩm đơn chiếc mà sản xuất chưa sẵn sàng tiếp nhận. Từ hoạt động
đó các viện và trường có thêm nguồn vốn bổ sung cho hoạt động nghiên cứu
và tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên.
Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a
Viện Khoa học năng lượng 84
- Cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu khoa
học và đổi mới công nghệ, cho phép các doanh nghiệp lập quỹ phát triển
KHCN.
- Chế độ miễn giảm thuế đối với các sản phẩm có công nghệ mới, công
nghệ cao, miễn gỉam thuế đối với việc nhập khẩu các thiết bị vật tư cho
nghiên cứu khoa học.
- Cơ chế cho vay tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp hoặc ngân sách khoa
học bù lãi suất cho các đơn vị triển khai các công trình nghiên cứu triển khai
và đổi mới công nghệ.
- Thành lập các quỹ hỗ trợ, quỹ tài trợ cho nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ. Thành lập quỹ nghiên cứu khoa học cơ bản.
- Cơ chế được sử dụng kinh phí của các chương trình kinh tế - xã hội để
nghiên cứu khoa học phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả các dự án thuộc
chương trình.
- Cơ chế được sử dụng vốn của các công trình xây dựng cơ bản để
nghiên cứu khoa học giải quyết những vấn đề phát sinh của chính. công trình
đó.
Từ việc xây dưng cơ chế tạo nguồn vốn cho KHCN để phấn đấu đầu tư
cho KHCN ngày càng tăng và tỷ trọng đầu tư của ngân sách nhà nước giảm,
có thể là ngân sách nhà nước 60% và các nguồn khác 40% trong những năm
tới
Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, người ta đều thành lập
nhiều loại quỹ khác nhau, trong đó có một phần ngân sách nhà nước cấp,
ngoài ra huy động các công ty, các tổ chức, cá nhân đóng góp. Do vậy các
nguồn tài chính cho hoạt động khoa học công nghệ rất phong phú. Theo Luật
khoa học và công nghệ, sẽ có 3 loại quỹ phát triển KHCN là quỹ phát triển
KHCN quốc gia, quỹ của các bộ, tỉnh, thành phố và quỹ của các tổ chức tư
nhân.
Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a
Viện Khoa học năng lượng 85
Sau đây xin trình bầy một số các nguồn vốn cho KHCN mà nước ta đang
thực hiện
3.1. Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước:
Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước đầu tư cho KHCN được kết cấu từ 2
phần: vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các cơ quan khoa học và vốn sự nghiệp
nghiên cứu khoa học.
* Vốn xây dựng cơ bản của khoa học:
Hàng năm nhà nước đầu tư cho xây dựng các cơ quan khoa học một
khoản kinh phí, thông thường chiếm trong khoảng 15% và gần đây lên đến
30% trong tổng đầu tư cho KHCN.
Trước hết phải thấy rằng trong một thời gian đầu, nước ta phát triển các
cơ quan khoa học theo chiều rộng. Các cơ quan nghiên cứu được tăng nhanh
trong khi cơ sở vật chất hầu như chưa có gì. Ban đầu các viện nghiên cứu còn
xây dựng bằng nhà tranh, nhà cấp 4, trang thiết bị thô sơ, nghèo nàn. Qua một
số năm tập trung giải quyết cơ sở hạ tầng mà chủ yếu là xây dựng, sửa chữa,
cải tạo phần vỏ bao che, trang thiết bị vẫn yếu kém, thiếu và lạc hậu. Ngoài
một số viện được viện trợ của các dự án quốc tế cũng được trang bị một số
thiết bị, còn lại phần mua sắm bằng kinh phí trong nước rất hạn chế. Vốn đầu
tư xây dựng cơ bản tập trung vào xây lắp, vốn sự nghiệp nghiên cứu chỉ mua
được các thiết bị lẻ, ít tiền. Các thiết bị hiện đại, đồng bộ, giá hàng tỷ đồng thì
không có nguồn vốn nào đầu tư.
Trước đây mức đầu tư cho xây dựng cơ bản còn rất thấp so với nhu cầu,
vì vậy nhiều công trình xây dựng kéo dài hàng 6 - 8 năm mới đưa vào sử
dụng. Đối với các viện nghiên cứu, nhà xưởng là quan trọng nhưng quan
trọng hơn là trang thiết bị của các phòng thí nghiệm. Đối với cán bộ khoa học
nếu không có trang thiết bị cũng giống như người nông đân không có cái cày
để cày ruộng. Bắt đầu giai đoạn 1996 -2000, Bộ KHCN&MT thống nhất với
Bộ Kế hoạch và Đầu tư dành một phần vốn XDCB để đầu tư chiều sâu cho
các viện nghiên cứu. Theo Nghị quyết Trung ương 2 và theo Quyết định số
Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a
Viện Khoa học năng lượng 86
850 của Thủ tướng Chính phủ, từ nay đến năm 2005 đầu tư xây dựng 16
phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia đạt tiêu chuẩn khu vực (giai đoạn 1)
(khoảng 3 triệu USD/phòng thí nghiệm). Để đạt mục tiêu này phải có sự cố
gắng của các cơ quan nhà nước và của Chính phủ và tình hình hiện nay hoàn
toàn có khả năng thực hiện được.
* Kinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học
Kinh phí sự nghiệp khoa học thường chiếm tỷ lệ lớn (70 - 80%) trong
tổng số ngân sách đầu tư cho KHCN. Tổng ngân sách chi cho sự nghiệp
KHCN được cân đối theo ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương.
Nhìn chung đây là nguồn kinh phí chủ yếu để Nhà nước, các bộ, ngành cũng
như các tỉnh/thành phố triển khai các chương trình, đề tài nghiên cứu và các
dự án sản xuất thử nghiệm. Ngoài ra còn chi cho các hoạt động thông tin,
TCĐLCL, hợp tác quốc tế đào tạo...
Ngân sách trung ương chi cho các nhiệm vụ trọng điểm của Nhà nước và
nhiệm vụ của các bộ, ngành trung ương trong đó có chi lương cho cán bộ
khoa học của các viện NC-TK. Ngân sách địa phương chi cho các hoạt động
KHCN của các tỉnh/thành phố (không chi cho lương của các sở KHCN&MT).
Kinh phí sự nghiệp khoa học cân đối trong ngân sách trung ương thường
được đảm bảo đầy đủ theo kế hoạch được giao. Còn đối với địa phương, nhà
nước giao kế hoạch thu và kế hoạch chi, nếu kế hoạch thu không đạt thì kế
hoạch chi cũng bị cắt giảm. Thông thường loại sự nghiệp bị cắt giảm trước lại
là khoa học. Có một số tỉnh cấp đủ theo kế hoạch nhưng tại tính cả lương của
sở hoặc chi cục trong tổng số kinh phí đó, theo nguyên tắc thì kinh phí đó
không kể lương.
Ngoài vốn xây dựng cơ ban và kinh phí sự nghiệp khoa học, trong cơ cấu
của ngân sách còn có vốn điều tra cơ bản lấy trong sự nghiệp kinh tế: chủ yếu
cấp cho các nhiệm vụ điều tra cơ bản của các ngành và cho các địa phương,
trong đó có các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường. Đối với các địa phương, kinh
phí thực hiện các dự án điều tra cơ bản và môi trường thường giao cho Sở
Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a
Viện Khoa học năng lượng 87
KHCN&MT quản lý. Kinh phí này cũng được cân đối qua ngân sách địa
phương.
3.2. Nguồn vốn tự có của các bộ, tỉnh/thành phố và cơ sở
Để tăng quyền chủ động của các bộ và tỉnh/thành phố và các cơ sở, cũng
như tăng thêm nguồn vốn cho hoạt động KHCN, liên Bộ KHCN&MT và Bộ
Tài chính đã ban hành một số các Văn bản như:
- Thông tư liên Bộ KHCN&MT và Bộ Tài chính số 1291/KHCN&MT-
TC ngày 8 tháng 10 năm 1992 hướng dẫn việc trích lập và sử dụng quỹ hỗ trợ
phát triển KHCN của các Bộ và Tỉnh/thành phố thành. Nguồn thành lập quý
chủ yếu trích từ quỹ khuyến khích phát triển sản xuất của các doanh nghiệp
trực thuộc, nguồn thu hồi do hoạt động nghiên cứu khoa học và các dự án
SXTN mang lại. Tuy nhiên, qua một số năm triển khai thực hiện, chỉ một số ít
Bộ và địa phương tạo được quỹ này. Hơn nữa, do chế độ quản lý tài chính của
các doanh nghiệp đã thay đổi nhiều, chế độ tài chính doanh nghiệp hiện nay
không qui định cho doanh nghiệp trích quỹ đầu tư phát triển nộp cho quỹ của
bộ, tỉnh, do vậy nguồn thu chủ yếu của quỹ không có. Còn thu từ hoạt động
nghiên cứu đề tài và các dự án SXTN cấp bộ, tỉnh/thành phố nơi có nơi không
và không đáng kể.
Thực hiện Luật ngân sách nhà nước, các bộ không được thành lập quỹ
riêng mà các nguồn thu tập trung vào quỹ hỗ trợ phát triển KHCN của Nhà
nước. Nguồn thu này lại bổ sung vào kinh phí cho hoạt động KHCN hàng
năm của bộ.
Theo Thông tư liên Bộ số 50/TTLB-BTC-BKHCN&MT ngày 15 tháng
4 năm 1998 hướng dẫn việc quản lý kinh phí thu hồi từ các hoạt động KHCN,
các tỉnh/thành phố vẫn tiếp tục được thành lập quỹ và giao cho Sở
KHCN&MT quản lý.
- Cơ sở sản xuất: đối với các doanh nghiệp theo Nghị định số 59/TTg
ngày 3 tháng 10 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ được lập quỹ nghiên cứu
khoa học trích từ quỹ đầu tư phát triển, đồng thời được trích một tỷ lệ nộp cho
Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a
Viện Khoa học năng lượng 88
Tổng công ty để lập quỹ nghiên cứu khoa học của Tổng công ty. Đây là một
qui định mới và rất tiến bộ trong việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học và đổi
mới công nghệ của các doanh nghiệp. Ngoài ra 2 Luật thuế mới (thuế Thu
nhập doanh nghiệp và thuế VAT) được Quốc hội ban hành có hiệu lực từ
1/1/1999 cũng có nhiều yếu tố thuận lợi về tạo quỹ cho hoạt động KHCN của
doanh nghiệp.
- Các cơ sở nghiên cứu khoa học: những năm gần dây, ngoài việc thực
hiện các nhiệm vụ của nhà nước và Bộ giao, các cơ sở nghiên cứu triển khai
rất năng động trong việc tìm kiếm việc làm, gắn bó với cơ sở sản xuất, chuyển
giao các kết quả nghiên cứu cho sản xuất, thực hiện các dịch vụ KHCN nên
cũng có nguồn thu. Có những viện thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ, nguồn
thu do ký kết hợp đồng chiếm đến 40 -50% doanh thu của viện. Khai thác từ
hợp đồng viện tạo thêm việc làm cho cán bộ khoa học, trích quỹ hỗ trợ phát
triển KHCN của viện, đồng thời tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên.
Tuy nhiên nhiều viện cũng rất khó khăn, nhất là các viện nghiên cứu về khoa
học xã hội và nhân văn chủ yếu chỉ dựa vào ngân sách nhà nước cấp.
* Nguồn vốn hợp tác với nước ngoài:
Thời kỳ từ năm 1990 trở về trước ta có dược một nguồn viện trợ không
hoàn lại rất đáng kể từ các nước Liên xô cũ và các nước Đông âu. Ngoài ra
các tổ chức quốc tế như UNDP, FAO, UNIDO... cũng có những dự án viện
trợ cho phát triển khoa học công nghệ. Nguồn vốn viện trợ chủ yếu chi cho
việc đào tạo trong nước cũng như ngoài nước, cho cho các vật mẫu, các tài
liệu kỹ thuật. Ngoài ra cũng có 40 - 50 % vốn được dùng để mua sắm các
trang thiết bị cho các phòng thí nghiệm.
Hiện nay nguồn viện trợ không hoàn lại theo các nghị định thư như trước
đây không còn nữa. Các dự án của UNDP viện trợ cũng chuyển mục tiêu. Các
dự án viện trợ chủ yếu cho điều tra cơ bản, cho xây dựng chính sách... Hàng
năm vẫn có các nguồn viện trợ của các nước và các tổ chức quốc tế, nhưng so
với trước thì giảm đi nhiều.
Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a
Viện Khoa học năng lượng 89
Nguồn vốn này được thực hiện dưới các hình thức sau đây:
- Các dự án về chuyển giao công nghệ (chủ yếu là chuyên gia, đào tạo,
một phần nhỏ trang thiết bị, vật mẫu, tài liệu kỹ thuật...).
- Các dự án để điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu, xây dựng chính sách,
làm thử mô hình...
- Các đề tài hợp tác nghiên cứu 2 bên....
- Tổ chức các Hội nghị, Hội thảo khoa học quốc tế.
- Hỗ trợ kinh phí cho các suất đào tạo, đi dự hội nghị khoa học....
Cũng rất tiếc là hiện nay do nhiều cơ quan quản lý hoặc đôi khi không có
cơ quan nào quản lý nên không có được số liệu về nguồn vốn này. Hàng năm
khi cân đối ngân sách cho KHCN, Bộ KHCN&MT. và Bộ Tài chính tạm thời
thống nhất với nhau về số thu của nguồn viện trợ khoảng 20 tỷ đồng, còn cụ
thể ở bộ, ngành nào bao nhiêu và những dự án gì thì không thống kê được.
Liên quan đến vấn đề đầu tư tài chính cho KHCN là vấn đề tạo nguồn
vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước. Bộ KHCN&MT đang phối hợp với
các Bộ chức năng nghiên cứu các cơ chế để huy động các nguồn vốn đầu tư
cho KHCN. Ngoài ra còn các biện pháp khác như khuyến khích bằng ưu đãi
về thuế, tín dụng.
Đối với nghiên cứu cơ bản, nhiều nước đều thành lập các quỹ cho nghiên
cứu cơ bản. Quỹ này do một Hội đồng quỹ quản lý và xét cấp cho các nhiệm
vụ nghiên cứu cơ bản thông qua tuyển chọn, đấu thầu (Mỹ, Trung quốc,
CHLB Nga, CHLB Đức). Hiện nay Bộ KHCN&MT cũng đang nghiên cứu đề
án thành lập quỹ cho nghiên cứu KHCN. Trong luật KHCN cũng có các điều
về thành lập quỹ hỗ trợ và quỹ tài trợ cho KHCN ở cấp nhà nước và cấp bộ,
tỉnh/thành phố.
II. PHÂN PHỐI VÀ S
Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a
Viện Khoa học năng lượng 90
Từ việc phân tích các nguồn vốn nêu trên, bức tranh cho thấy rằng
nguồn vốn ngân sách là chủ yếu. Quỹ của các bộ và tỉnh/thành phố cũng như
vốn của các doanh nghiệp còn rất ít, vốn viện trợ ít và chưa thể thống kê
dược. Vì vậy chúng ta đi sâu phân tích việc phân bổ và nội dung sử dụng
nguồn vốn đầu tư cho KHCN từ ngân sách nhà nước.
Có 2 vấn đề cần quan tâm là tăng dần mức đầu tư hàng năm và có chính
sách cơ chế sử dụng hợp lý, hiệu quả. Câu hỏi đặt ra cho các nhà quản lý là
đầu tư vào đâu, cho những việc gì và biện pháp nào để mang lại hiệu quả cho
đồng vốn đầu tư. Đồng thời còn một vấn đề nữa là khoa học có bao cấp
không, đến mức độ nào trong tình hình chuyến sang cơ chế thị trường?
Trả lời câu hỏi này không phải dễ và đó là câu hỏi thường xuyên đặt ra
cho các nhà khoa học và các cơ quan quản lý khoa học. Các vấn đề này phải
được giải quyết bằng các chính sách, các cơ chế và các biện pháp cụ thể.
Về mặt phương pháp luận tài chính phải phục vụ cho mục tiêu chiến
lược phát triển KHCN của quốc gia và tập trung cho các nhiệm vụ trọng tâm
trọng điểm của từng giai đoạn cụ thể.
Trong giai đoạn vừa qua nguồn vốn ngân sách được sử dụng như sau:
II.1. Vốn xây dựng cơ bản cho KHCN
Như trên đã nêu thời gian qua vốn đầ