Một số giải pháp phát triển nghiên cứu về phương pháp dạy học các môn Khoa học xã hội của trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Tóm tắt. Xuất phát từ mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam và thực tiễn đào tạo giáo viên, đặc biệt là thực tế nghiên cứu về phương pháp dạy học các môn khoa học xã hội của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã đặt ra yêu cầu cấp bách phải đổi mới phương pháp nghiên cứu về phương pháp dạy học các môn khoa học xã hội. Trên cơ sở khảo sát thực tiễn, chúng tôi đề xuất một số giải pháp phát triển nghiên cứu về phương pháp dạy học các môn khoa học xã hội của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội như: Đổi mới mô hình đào tạo giáo viên; Tăng cường liên kết, trao đổi khoa học giữa cán bộ nghiên cứu - giảng dạy các bộ môn khoa học xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo tích hợp; Tăng cường tiếp cận và hướng tới vận dụng hiệu quả những phương pháp dạy học hiện đại; Tăng cường nghiên cứu lí thuyết gắn bó mật thiết với thực tiễn dạy học ở trường phổ thông; Tăng cường dạy học theo phương pháp nghiên cứu khoa học. Nếu áp dụng tốt những giải pháp trên sẽ góp phần đạt được mục tiêu đào tạo giáo viên chất lượng cao của nhà trường trong tương lai. Bài báo này nghiên cứu một số thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển nghiên cứu về phương pháp dạy học các môn khoa học xã hội của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp phát triển nghiên cứu về phương pháp dạy học các môn Khoa học xã hội của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 8, pp. 161-166 This paper is available online at MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁCMÔN KHOA HỌC XÃ HỘI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Nguyễn Văn Ninh Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Xuất phát từ mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam và thực tiễn đào tạo giáo viên, đặc biệt là thực tế nghiên cứu về phương pháp dạy học các môn khoa học xã hội của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã đặt ra yêu cầu cấp bách phải đổi mới phương pháp nghiên cứu về phương pháp dạy học các môn khoa học xã hội. Trên cơ sở khảo sát thực tiễn, chúng tôi đề xuất một số giải pháp phát triển nghiên cứu về phương pháp dạy học các môn khoa học xã hội của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội như: Đổi mới mô hình đào tạo giáo viên; Tăng cường liên kết, trao đổi khoa học giữa cán bộ nghiên cứu - giảng dạy các bộ môn khoa học xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo tích hợp; Tăng cường tiếp cận và hướng tới vận dụng hiệu quả những phương pháp dạy học hiện đại; Tăng cường nghiên cứu lí thuyết gắn bó mật thiết với thực tiễn dạy học ở trường phổ thông; Tăng cường dạy học theo phương pháp nghiên cứu khoa học. Nếu áp dụng tốt những giải pháp trên sẽ góp phần đạt được mục tiêu đào tạo giáo viên chất lượng cao của nhà trường trong tương lai. Bài báo này nghiên cứu một số thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển nghiên cứu về phương pháp dạy học các môn khoa học xã hội của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Từ khóa: Phương pháp dạy học, Khoa học xã hội, Giáo viên, phổ thông. 1. Mở đầu Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011) xác định: "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lí giáo dục, phát triển đội ngũ GV và cán bộ quản lí là khâu then chốt". Theo đó, chương trình phát triển ngành Sư phạm và các trường sư phạm giai đoạn 2011–2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh yêu cầu “Xây dựng các trường Đại học Sư phạm trở thành các trung tâm sáng tạo, đổi mới căn bản và toàn diện của ngành Sư phạm cả nước”. Những vấn đề này đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến trong [1,4,5,6] tuy nhiên chưa thật sự thấu đáo. Trong bối cảnh đó, các trường Đại học sư phạm (ĐHSP) nói chung, ĐHSP Hà Nội nói riêng cần có những chuyển đổi căn bản về chương trình, nội dung và phương pháp dạy học (PPDH) để đáp ứng yêu cầu nói trên. Việc đánh giá thực trạng đào tạo giáo viên (GV) và tìm ra những giải pháp phát triển nghiên cứu PPDH các môn khoa học xã hội (KHXH) ở Trường ĐHSP Hà Nội hiện nay là một việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Ngày nhận bài: 22/1/2014 Ngày nhận đăng: 15/6/2014 Liên hệ: Nguyễn Văn Ninh, e-mail: nguyenvanninh27@gmail.com 161 Nguyễn Văn Ninh 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thực trạng đào tạo giáo viên và việc nghiên cứu về phương pháp dạy học các môn khoa học xã hội hiện nay Hiện nay, theo số liệu thống kê cả nước có 133 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, trong đó có khoảng 20 trường, khoa Sư phạm đào tạo GV các môn KHXH cho các trường trung học phổ thông (THPT) [4]. Riêng Trường ĐHSP Hà Nội, trong nhiều năm qua đã đào tạo cho các trường phổ thông hàng chục ngàn GV. Do những thăng trầm của ngành Sư phạm, có lúc công tác tuyển sinh, đào tạo GV gặp nhiều khó khăn. Trong nhiều nguyên nhân làm hạn chế năng lực của đội ngũ GV phổ thông hiện nay, phải kể đến nguyên nhân từ công tác đào tạo GV ở các trường ĐHSP, trong đó có Trường ĐHSP Hà Nội. Bảng 1. Tình hình giảng viên và số lượng tín chỉ các môn nghiệp vụ sư phạm của một số khoa Lịch sử [4] Số lượng tín chỉ các môn nghiệp vụ SP Trường, Khoa GV Bộ mônPPDH LS Giáo học pháp đại cương và Chuyên đề PP Rèn luyện NV Thực tập SP Khoa Lịch sử, ĐHSP Hà Nội 9 11 4 6 Khoa Lịch sử, ĐHSP Huế 5 17 5 6 Khoa Lịch sử, ĐHSP Đà Nẵng 3 5 4 6 Khoa Lịch sử, ĐHSP TP. Hồ Chí Minh 2 15 5 6 Ngành Lịch sử, Khoa Sư phạm Xã hội, ĐH Sài Gòn 2 8 5 10 Bộ môn Lịch sử, Khoa Sư phạm, ĐH An Giang 2 6 2 7 Bộ môn Lịch sử, Khoa Sư phạm, ĐH Cần Thơ 3 6 3 Nhìn vào bảng thống kê trên đây, chúng ta thấy ở môi trường đào tạo nghề mà đội ngũ những người làm công việc đào tạo nghề lại quá mỏng. Một số trường, giảng viên dạy các môn học thuộc lí luận dạy học bộ môn và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm còn thiếu; ở một số khoa, giảng viên các bộ môn khác phải kiêm nhiệm. Nếu so sánh các tổ bộ môn khác trong khoa, thì bộ môn Lí luận và PPDH thường có phần yếu hơn cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó, Chương trình đào tạo chưa cân đối. Hiện nay, việc xây dựng chương trình đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định theo chương trình khung. Dựa vào khung đó, các khoa xây dựng chương trình tùy theo tình hình, đặc điểm và khả năng của khoa mình. Tuy nhiên, không phải lúc nào các khoa cũng có quan niệm thống nhất về việc xây dựng chương trình khi bố trí khối lượng các nhóm môn và các môn học cụ thể. Nằm trong tình trạng chung của chương trình đào tạo GV ở các trường Sư phạm, GS. Đinh Quang Báo đã nêu ra trong Hội thảo “Các giải pháp cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng GV phổ thông” do Quỹ Hoà bình và Phát triển Việt Nam tổ chức, thì kiến thức về nghiệp vụ sư phạm của ngành Sư phạm Toán và Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Lịch sử, Sư phạm Địa lí... của ĐHSP Hà Nội và ĐHSP Cần Thơ chỉ chiếm từ 14,2% đến 17,5 %. Qua khảo sát chương trình đào tạo của Trường ĐHSP Hà Nội, chúng tôi nhận thấy số tín chỉ dành cho đào tạo nghề gồm Giáo học pháp đại cương, chuyên đề và các môn rèn luyện nghiệp 162 Một số giải pháp phát triển nghiên cứu về phương pháp dạy học các môn... vụ sư phạm của các khoa dao động từ 8 đến 17 tín chỉ, thực tập sư phạm là 6 tín chỉ. Nếu tính tất cả thời gian dành cho đào tạo nghề và thực tập nghề so với tổng số 130 tín chỉ (140 tín chỉ đối với lớp chất lượng cao) thì thời lượng dành cho đào tạo nghề chiếm khoảng dưới 20% chương trình - một tỉ lệ quá thấp trong một trường đào tạo nghề. Về tình hình nghiên cứu về PPDH các môn KHXH của Trường ĐHSP Hà Nội hiện nay, ngoài các bộ môn phương pháp ở các khoa thì Nhà trường đã xây dựng và phát triển Viện Nghiên cứu Sư phạm, trường Thực hành sư phạm Nguyễn Tất Thành, Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất học liệu. . . nhưng sợi dây gắn kết giữa các tổ bộ môn Lí luận và phương pháp dạy học với trường thực hành và trung tâm còn quá rời rạc và chưa thật sự hiệu quả. Thực tế cho thấy chúng ta chưa có sự phối hợp giữa các cán bộ nghiên cứu PPDH các khoa nên chưa khai thác hiệu quả nguồn lực, chất xám. Thực tế trên đã dẫn tới hậu quả là sản phẩm đào tạo của nhà trường chưa thật sự chất lượng. 2.2. Đề xuất một số giải pháp phát triển nghiên cứu về phương pháp dạy học các môn khoa học xã hội - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.2.1. Thứ nhất: Đổi mới mô hình đào tạo giáo viên Nghiên cứu chương trình đào tạo GV ở các nước có nền giáo dục phát triển như Mỹ, Pháp, Anh, Nhật Bản... chúng tôi nhận thấy có những điểm khác biệt so với quy trình đào tạo GV ở các trường sư phạm nước ta. Trong hầu hết các trường đào tạo GV, người ta chỉ tiếp nhận sinh viên đã có bằng Cử nhân về một môn khoa học (Bachelor of Art, Bachelor of Sience) hoặc đã trải qua các chương trình đào tạo kiến thức cơ bản về chuyên môn và được cấp bằng. Sau khi nhập học, sinh viên các trường đào tạo GV sẽ được học các chuyên ngành về giáo dục học và PPDH do các chuyên gia về sư phạm và giáo dục học giảng dạy. Quá trình học tại các trường đào tạo GV kéo dài từ một đến hai năm. Sau khi tốt nghiệp, học viên sẽ được nhận Chứng chỉ GV (Teacher Certificate) và Giấy phép hành nghề dạy học (Teachinhg License) do Bộ Giáo dục các bang cấp. Ở Việt Nam hiện nay tồn tại hai mô hình đào tạo GV. Một là: mô hình đào tạo GV truyền thống, gồm các trường chuyên đào tạo GV (trường/ khoa sư phạm) như Trường ĐHSP Hà Nội, Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh... Hai là: gần đây đã xuất hiện đào tạo nghề dạy học khi người học đã có bằng Cử nhân các ngành khác như Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đang thực hiện. Sự xuất hiện của Trường Đại học Giáo dục cho thấy cần có sự linh hoạt hơn trong đào tạo GV và Việt Nam đã bước đầu tiếp cận với các mô hình đào tạo GV trên thế giới. Khác với loại hình đào tạo 4 năm như ở hầu hết các trường sư phạm, tại Đại học Giáo dục, mô hình 3 (hoặc 4) + 1,5 năm đang được triển khai với nhiều GV được đào tạo để dạy các môn khoa học cơ bản, đáp ứng nhu cầu giảng dạy ở phổ thông. Mô hình này có ưu điểm là tạo ra những người làm thầy, cô giáo khi học đã được trang bị kiến thức chuyên môn vững vàng (là Cử nhân chuyên ngành đã được đào tạo 4–5 năm trong trường đại học). Vì vậy, theo xu thế đào tạo giáo viên của thế giới thì Việt Nam nên chăng thay đổi sang mô hình đào tạo GV hiện đại – tức đào tạo cho những người đã tốt nghiệp một đại học chuyên ngành. Các trường đào tạo GV nên chọn cách nhận các Cử nhân khoa học rồi mới đào tạo nghiệp vụ sư phạm. Mô hình này còn có ưu điểm là đáp ứng nhu cầu lựa chọn nghề nghiệp cho những Cử nhân khoa học khi họ đã có bằng đại học và muốn trở thành GV và sẽ hạn chế được kinh phí đào tạo thường niên cho một GV. Hơn nữa, mô hình này sẽ tạo điều kiện cho các khoa (Khoa học tự nhiên và KHXH) có sự gắn kết chặt chẽ trong nghiên cứu và đào tạo. 163 Nguyễn Văn Ninh 2.2.2. Thứ hai: Tăng cường liên kết, trao đổi khoa học giữa cán bộ nghiên cứu - giảng dạy các bộ môn KHXH nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo tích hợp Một trong những nội dung căn bản của đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam sau 2015 là tăng cường dạy học các nội dung có tính tích hợp (Khoa học tự nhiên và KHXH) để phát triển năng lực toàn diện và năng lực chuyên biệt của học sinh. Với xu thế dạy học tích hợp như vậy, việc thành lập nhóm nghiên cứu liên ngành, liên bộ môn xã hội bao gồm Ngữ văn, lịch sử, địa lí, giáo dục công dân... là điều tất yếu và cấp bách. Các nhóm nghiên cứu này với sự bảo trợ về kinh phí của nhà trường (và những nguồn kinh phí khác) sẽ triển khai đề tài theo hướng nghiên cứu cụ thể. Chẳng hạn, nhóm nghiên cứu về chương trình và sách giáo khoa, nhóm nghiên cứu về PPDH tích hợp các môn KHXH ở trường phổ thông; nhóm nghiên cứu PPDH các môn KHXH theo chủ đề; nhóm nghiên cứu việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học các môn KHXH ở trường phổ thông; nhóm nghiên cứu vấn đề đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng tiếp cận năng lực... 2.2.3. Thứ ba: Tăng cường tiếp cận và hướng tới vận dụng hiệu quả các PPDH hiện đại Về mặt nhận thức, chúng tôi cho rằng, đổi mới PPDH không có nghĩa là phủ nhận các giá trị của truyền thống của hệ thống giáo dục cũ, mà cần có sự kết hợp PPDH truyền thống với các PPDH hiện đại, tức là kết hợp cách tiếp cận thứ nhất với cách tiếp cận thứ hai trong dạy học. Nếu phủ định hoàn toàn cách dạy thuyết giảng truyền thống là xa rời thực tế. Trong các lĩnh vực KHXH, nhiều môn học, chuyên ngành không thể bỏ hoàn toàn thuyết giảng mà nên kết hợp giữa thuyết trình với việc tích hợp công nghệ thông tin, thảo luận nhóm với một thời lượng hợp lí. “Việc kết hợp giữa phương pháp thuyết giảng nhằm cung cấp kiến thức nền tảng với việc dạy cách học, cách tiếp cận và xử lí vấn đề nhằm kế thừa những tinh hoa của PPDH truyền thống với PPDH hiện đại là một lựa chọn hợp lí cho việc nâng cao chất lượng nghiên cứu và giảng dạy trong trường ĐHSP Hà Nội hiện nay” [5]. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, nhiều PPDH hiện đại tỏ ra có ưu thế trong việc phát triển năng lực người học như: phương pháp tranh luận, phương pháp đóng vai, PPDH theo dự án, phương pháp làm việc nhóm, phương pháp sơ đồ hóa trong dạy học...Vì thế, giảng viên bộ môn Lí luận và PPDH ở Trường ĐHSP Hà Nội - với tư cách là người thầy của trường đào tạo GV trọng điểm của cả nước - cần nghiên cứu một cách thấu đáo, sâu sắc và hiệu quả những những phương pháp nói trên và hướng dẫn sinh viên vận dụng nó vào thực tế dạy học ở trường phổ thông. 2.2.4. Thứ tư: Tăng cường nghiên cứu lí thuyết gắn bó mật thiết với thực tiễn dạy học ở trường phổ thông Nói đến sự gắn kết giữa trường ĐHSP với trường phổ thông là nói đến mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo GV và cơ sở sử dụng GV. Trường ĐHSP là nơi cung cấp nguồn nhân lực, là nơi “tạo ra sản phẩm” – sản phẩm đặc biệt, còn các trường phổ thông là “khách hàng tiêu thụ sản phẩm” [1]. Trường phổ thông có quyền đòi hỏi được tuyển dụng những GV có năng lực chuyên môn vững vàng, có phẩm chất nghề nghiệp và những kĩ năng sư phạm cần thiết. Vì thế, trường ĐHSP cần phải bám sát những yêu cầu thực tiễn của trường phổ thông để xây dựng chương trình, nội dung đào tạo phù hợp, để cho “ra lò” những thế hệ GV đáp ứng các yêu cầu dạy học – giáo dục của trường phổ thông trong thời kì hội nhập. Tức là, việc đào tạo nguồn nhân lực trong trường ĐHSP với việc sử dụng nguồn nhân lực ấy ở trường phổ thông phải là một quy trình liên thông, khép kín. Do đó, trong chương trình đào tạo và đặc biệt là nội dung nghiên cứu, giảng dạy của giảng viên phụ trách bộ môn Lí luận và PPDH ở các khoa cần lưu ý đến các vấn đề sau: - Nội dung, chương trình đào tạo phải phù hợp, bám sát theo định hướng nội dung, chương trình sách giáo khoa ở trường phổ thông, tức là theo mô hình người GV mà thực tiễn đòi hỏi. - Cần mạnh dạn đổi mới nội dung, chương trình đào tạo của bộ môn Lí luận và PPDH theo 164 Một số giải pháp phát triển nghiên cứu về phương pháp dạy học các môn... hướng bám sát nội dung, chương trình sách giáo khoa phổ thông. - Ứng dụng những PPDH hiện đại - là thành quả của nghiên cứu mới - vào thực tiễn. - Cho SV làm quen với giáo dục phổ thông ngay từ khi vào học năm thứ nhất và liên tục cho đến hết năm cuối. 2.2.5. Thứ năm: Tăng cường dạy học theo phương pháp nghiên cứu khoa học Bản chất của dạy học theo phương pháp nghiên cứu khoa học là tổ chức quá trình người học lĩnh hội nội dung dạy học theo logic nghiên cứu khoa học. Trình tự logic của nghiên cứu khoa học có thể được mô hình hóa qua các giai đoạn cơ bản như sơ đồ dưới đây [2]: Áp dụng mô hình này vào việc dạy học với tư cách một PPDH chúng ta có thể nói đến một trật tự tương tự trong thiết kế từng môn học và từng vấn đề trong nội dung môn học. Việc nghiên cứu một môn học hay một bài học sẽ bắt đầu từ việc người dạy cùng với người học phát hiện/đặt ra vấn đề cần giải quyết (vấn đề lí luận hay thực tiễn) trong khuôn khổ môn học và liên môn. Giai đoạn tiếp theo sẽ là giải quyết vấn đề đặt ra thông qua các nghiên cứu lí thuyết và thực tiễn do người học tiến hành. Ở đây, công việc của người dạy là định hướng và trợ giúp, công việc của người học là thực hiện việc giải quyết vấn đề. Giai đoạn cuối sẽ là đánh giá việc đặt và giải quyết vấn đề, trên cơ sở đó đặt ra những vấn đề mới tiếp tục giải quyết. Cứ như vậy, toàn bộ quá trình dạy học sẽ là một chu trình liên tục đặt và giải quyết các vấn đề. Có thể hình dung quá trình dạy học như một chuỗi hoạt động liên tục như sau [6]: Mỗi giai đoạn trong chuỗi hoạt động trên là sự “đồng hành” của cả người dạy và người học theo nguyên tắc người dạy hướng dẫn, cố vấn, trợ giúp; người học chủ động tiến hành tìm kiếm, giải quyết vấn đề. Ở đây các kĩ thuật dạy học khác nhau, từ tự nghiên cứu, quan sát, làm thực nghiệm đến thảo luận, thuyết trình, báo cáo. . . đều có thể được sử dụng. 165 Nguyễn Văn Ninh 3. Kết luận GV giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo vì chính họ mới là những người thực thi công cuộc đổi mới. Nếu GV không có đủ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ thì vô tình họ sẽ trở thành lực cản cho công cuộc đổi mới. Trong khi đó, phát triển một đội ngũ nhà giáo đạt chuẩn chất lượng, đủ về số lượng và đồng bộ về cơ cấu ngành nghề, trình độ cho các cấp bậc học là một việc rất khó khăn và phải thực hiện quyết liệt trong nhiều năm. Vì vậy, cải tổ hệ thống sư phạm để tìm ra một mô hình đào tạo GV phù hợp, đề xuất những giải pháp phát triển về nghiên cứu PPDH các môn KHXH ở Trường ĐHSP Hà Nội - Trường trọng điểm của nước ta - như trên sẽ góp phần đạt được mục tiêu đào tạo GV chất lượng cao của nhà trường trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trương Thị Bích. Về sự gắn kết giữa trường Đại học Sư phạm với trường phổ thông trong đào tạo và bồi dưỡng GV. www.ioer.edu.vn. [2] Vũ Cao Đàm, 2002. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. [3] Nguyễn Văn Ninh, 2013. Mô hình đào tạo giáo viên nước Cộng hòa Pháp và khả năng vận dụng vào Việt Nam. Tạp chí Giáo dục số 306 (kì 2, tháng 3/2013), tr 63-tr 65. [4] Ngô Minh Oanh, 2012.Đào tạo giáo viên Lịch sử THPT ở các trường, khoa sư phạm Việt Nam - Thực trạng và giải pháp. Kỉ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia về Dạy học Lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam, Đà Nẵng, tháng 8 năm 2012, tr 668-tr 680. [5] Trần Thị Vinh, 2012. Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên môn lịch sử: vấn đề đặt ra và giải pháp. Kỉ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia về Dạy học Lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam, Đà Nẵng, tháng 8 năm 2012, tr 681-tr 691. [6] Lê Quang Sơn. Dạy học theo phương pháp nghiên cứu khoa học - phương pháp thích hợp với đào tạo ở đại học. www.kh-sdh.udn.vn. ABSTRACT Developing research on teaching methodology in the social science subjects of Hanoi National University of Education With reference to the target of a basic and comprehensive renovation of Vietnam’s education sector, including teacher training, especially in light of current research on teaching methodology in social science subjects of Hanoi National University of Education, the most urgent need is to reject outdated research methodology which addresses teaching methodology in social science subjects. We propose that research could be done on the teaching methodology of social subjects at the Hanoi National University of Education in order to create a new teacher training model; increase scientific association and exchange among researchers and teachers of social subjects in order to integrate teaching, improve access and directing to efficient application of modern teaching method; increase theoretical research but combine this with the teaching of reality at schools and improve teaching such that it would be in accordance with the scientific research method. The application of the solutions mentioned above would result in the training of high-quality teachers of the University in the future. 166
Tài liệu liên quan