Một số hạn chế trong tư duy lý luận của cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ sở và biện pháp khắc phục

Tóm tắt: Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện tư duy lý luận của cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ sở nói riêng là một quá trình phức tạp. Do nhiều nguyên nhân, cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ sở ở nước ta thường mắc phải hạn chế như "bệnh kinh nghiệm", "bệnh giáo điều", thực chất là tách rời lý luận với thực tiễn, xa rời những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin dẫn đến những hạn chế, thậm chí là những sai lầm trong tư duy lý luận. Bài viết đề cập đến một số hạn chế trong tư duy lý luận của cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ sở và đề xuất một số biện pháp khắc phục nhằm góp phần nhận diện, đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 Khóa XII của Đảng.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 301 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số hạn chế trong tư duy lý luận của cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ sở và biện pháp khắc phục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI TẠP CHÍ GIÁO DỤC LÝ LUẬN - SỐ 269+270 (QUÝ III+IV/2017) 28 MỘT SỐ HẠN CHẾ TRONG TƯ DUY LÝ LUẬN CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CƠ SỞ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC PHẠM XUÂN THIÊN * Tóm tắt: Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện tư duy lý luận của cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ sở nói riêng là một quá trình phức tạp. Do nhiều nguyên nhân, cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ sở ở nước ta thường mắc phải hạn chế như "bệnh kinh nghiệm", "bệnh giáo điều", thực chất là tách rời lý luận với thực tiễn, xa rời những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin dẫn đến những hạn chế, thậm chí là những sai lầm trong tư duy lý luận. Bài viết đề cập đến một số hạn chế trong tư duy lý luận của cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ sở và đề xuất một số biện pháp khắc phục nhằm góp phần nhận diện, đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 Khóa XII của Đảng. Từ khóa: Hạn chế, tư duy lý luận, cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ sở. ghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII khẳng định: “sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc”(1). * Tiến sĩ, Trường Chính trị tỉnh Hải Dương. 1 - ĐCSVN: Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Sách do Văn phòng Trung Thực tiễn cho thấy, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" đã và đang trở thành “hiện thực nguy hiểm” và đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa " trong nội bộ là nhiệm vụ cấp bách hiện nay. Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, nhất là ở cán bộ lãnh đạo, quản ương Đảng ấn hành, Hà Nội, 2016, tr. 23. N NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI TẠP CHÍ GIÁO DỤC LÝ LUẬN - SỐ 269+270 (QUÝ III+IV/2017) 29 lý cơ sở hiện nay do nhiều nguyên nhân. Để đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, việc nhận thức những nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" có ý nghĩa rất quan trọng. Bài viết này đề cập đến những hạn chế trong tư duy lý luận của cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ sở như một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" nội bộ và đề xuất một số biện pháp khắc phục. Tư duy lý luận suy đến cùng là hình thức phát triển cao nhất của tư duy; là quá trình phản ánh tích cực, chủ động và sáng tạo hiện thực khách quan một cách gián tiếp, mang tính trừu tượng và khái quát cao bằng các khái niệm, phạm trù, quy luật. Tư duy lý luận có vai trò hết sức to lớn trong nhận thức và cải tạo thế giới. Ph.Ăngghen viết: “một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận”(2). Trong quá trình lãnh đạo thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, ngay từ thời kỳ đầu, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã khẳng định: “Muốn đổi mới tư duy và đổi mới xã hội trước hết phải đổi mới tư duy lý luận”(3). “Nhưng tư duy lý luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực của người ta có mà thôi. Năng lực ấy cần phải được phát triển hoàn thiện và muốn hoàn thiện nó thì cho đến nay, không còn một cách nào khác hơn nghiên cứu toàn bộ triết học thời trước”(4). 2 - C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 1994, tr. 489. 3 - Nguyễn Văn Linh: Cách mạng tháng Mười và cách mạng Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, 1987, số 11, tr. 6. 4 - C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 1994, tr. 487. Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện tư duy lý luận của cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ sở nói riêng là một quá trình biện chứng, phức tạp. Đặc biệt, phải trải qua hai quá trình: một là, quá trình học tập lý luận, tri thức khoa học; hai là, quá trình vận dụng rèn luyện trong thực tiễn; không ngừng nâng cao bản lĩnh, phương pháp luận, phong cách làm việc,... Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ sở ở nước ta hiện nay chủ yếu được trưởng thành từ thực tiễn công tác; ít được đào tạo và cập nhật kiến thức một cách cơ bản, thường xuyên... nên thường mắc phải hạn chế là “bệnh kinh nghiệm” và “bệnh giáo điều”. Cả hai căn bệnh này thực chất là đã tách rời lý luận với thực tiễn; xa rời những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin, dẫn đến những hạn chế, thậm chí là sai lầm trong tư duy lý luận. Hạn chế trong tư duy lý luận của cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ sở hiện nay thường được biểu hiện cụ thể như sau: Thứ nhất, khuynh hướng “đơn giản hóa”, thậm chí “tầm thường hóa” tư duy lý luận Những biểu hiện của việc đơn giản hóa, tầm thường hóa tư duy lý luận là ở chỗ, người ta thường vận dụng rập khuôn, máy móc những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin. Người ta thường cố gắng minh họa, viện dẫn những luận điểm có sẵn mà không quan tâm xem xét đến những điều kiện, tình hình cụ thể. Trong nhiều trường hợp, người ta đã “cắt xén” những tư tưởng; minh họa sai,... dẫn đến hiểu sai những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Có thể thấy, cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận cũng diễn ra vô cùng khó khăn, quyết liệt; việc kiên định và đấu tranh không khoan nhượng để bảo vệ những NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI TẠP CHÍ GIÁO DỤC LÝ LUẬN - SỐ 269+270 (QUÝ III+IV/2017) 30 nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, nhất là đối với những người làm công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, nếu chúng ta tuyệt đối hóa những quan điểm, tư tưởng đó đến mức “không bàn cãi”, “bất khả xâm phạm” đã xong xuôi hoàn chỉnh mà thực tiễn phải “khuôn theo”, hay chỉ một mực đi tìm những tư liệu, những sự kiện mang tính “thuận chiều” hay ra sức “tô hồng” cho những luận điểm đó bất chấp cả lôgic thông thường thì rất dễ dẫn đến những hành động sai lầm. Trong thực tiễn, việc vận dụng rập khuôn, máy móc những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin rất có thể dẫn con người đến những suy diễn chủ quan và kết luận phi lý, không có cơ sở khoa học. Thứ hai, giản đơn trong lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên của nghĩa xã hội ở Việt Nam Thời kỳ trước đổi mới, một giai đoạn khá dài chúng ta đã nhận thức giản đơn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; không xác định được rõ, thậm chí lẫn lộn nhiệm vụ cụ thể trong các giai đoạn lịch sử cụ thể và không thấy được mối quan hệ giữa các nhiệm vụ đó. Giản đơn hóa trong tư duy lý luận biểu hiện ở tư tưởng chủ quan, nóng vội, đốt cháy giai đoạn. Người ta đã đem đồng nhất hoàn toàn lý tưởng xã hội chủ nghĩa với chủ nghĩa xã hội hiện thực. Đồng thời, không thấy được chủ nghĩa xã hội là một xã hội “cần phải” và “có thể” (tôi xin nhấn mạnh từ có thể) được xây dựng trên thực tế. Chính việc lý tưởng hóa “chủ nghĩa xã hội hiện thực” đã làm cho không ít người, trong đó có cả cán bộ, đảng viên khi đứng trước những hạn chế của “chủ nghĩa xã hội hiện thực” và sự tuyên truyền chống phá của các thế lực thù địch thì không khỏi hoang mang, dao động, hoặc chí ít cũng “không phân biệt được” giữa đúng và sai. Một số lại có thể “bị choáng ngợp” trước hiện thực của chủ nghĩa tư bản. Giản đơn hóa lý luận về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn được biểu hiện ở việc đồng nhất những mối quan hệ khác nhau; không thấy hết tính chất khó khăn, lâu dài, phức tạp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam. Thứ ba, tư duy lý luận còn mang nặng bệnh “chủ quan duy ý chí” xa rời thực tiễn và những quy luật khách quan Sức mạnh của tư duy lý luận là ở chỗ nó xuất phát từ cuộc sống và cùng với hiện thực cuộc sống nó không ngừng được bổ sung, phát triển. Nhờ phản ánh được những quy luật khách quan nên nó có thể chỉ đạo, soi đường cho thực tiễn phát triển. Tuy nhiên, tư duy lý luận trong cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ sở ở nước ta hiện nay có những biểu hiện xa rời, vi phạm, bất chấp quy luật khách quan. Chính hạn chế này làm cho tư duy lý luận thiếu tính khoa học, mang nặng tính chủ quan, thậm chí “ảo tưởng”. Về mặt lý luận, người ta luôn khẳng định phải xuất phát từ thực tế “tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan” nhưng trong thực tiễn họ lại hành động theo sự “điều khiển” của ý chí, nguyện vọng chủ quan, rơi vào “chủ quan duy ý chí”. Những quy luật cơ bản trong sự phát triển của lịch sử xã hội loài người đôi khi đã không được nhận thức, hay được nhận thức một cách nửa vời, không được vận dụng đúng đắn, kịp thời và làm đến nơi đến chốn đã dẫn đến sự ngộ nhận, đồng nhất hay không phân định được giữa đường lối chủ trương với những quy luật khách quan của sự phát triển; ngộ nhận những cái không phải là quy luật NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI TẠP CHÍ GIÁO DỤC LÝ LUẬN - SỐ 269+270 (QUÝ III+IV/2017) 31 với quy luật. Tư duy lẫn lộn quy luật với cái không phải là quy luật thì nhất định không thể là cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối và chính sách phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn. Xa rời quy luật cũng chính là xa rời cuộc sống, không dám nhìn thẳng vào sự thật để tìm cách giải quyết mà thường né tránh quy luật; lấy sai lầm thay thế cho sai lầm trước đây,... Bên cạnh đó, những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, lãng phí cũng ngày càng làm trầm trọng thêm những hạn chế; làm suy giảm lòng tin của quần chúng nhân dân. Thứ tư, tư duy lý luận mang tính cực đoan, phiến diện, một chiều Việt Nam quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội với điểm xuất phát thấp từ một nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ là phổ biến. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở hầu hết xuất thân từ giai cấp nông dân. Tâm lý của người sản xuất tiểu nông đã in đậm suy nghĩ, tình cảm tư tưởng và tác động ảnh hưởng không nhỏ đến tư duy lý luận của cán bộ, đảng viên. Vì vậy không tránh khỏi những hạn chế khi “tả”, khi “hữu” hay bốc đồng mà cũng dễ nản chí. Những hạn chế của tâm lý của người sản xuất nhỏ cùng với sự non kém về lý luận làm cho tư duy lý luận của họ thường mang tính cực đoan, phiến diện, một chiều. Tính cực đoan, phiến diện, một chiều làm cho người ta không có thể và cũng không muốn xem xét các sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ phổ biến và trong sự vận động phát triển không ngừng. Tư duy cực đoan, phiến diện chỉ thấy một mặt; chỉ căn cứ vào một mặt nào đó của hiện thực mà “thổi phồng”, cường điệu hóa” nên dẫn đến tình trạng chuyển từ “cực” này sang “cực” kia; khi thành công thì say sưa, ảo tưởng; khi thất bại thì chán nản, bi quan; khi bị phê bình thì làm bừa, làm ẩu. Thậm chí, có lúc người ta còn nâng tính phiến diện ấy lên thành “một thứ lý luận” nhằm biện minh cho những sai lầm, khuyết điểm; rằng “cực đoan, phiến diện, một chiều” là một hạn chế tất yếu, không thể tránh khỏi của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Thứ năm, tư duy lý luận yếu tính phê phán và tính chiến đấu Bản chất khoa học và cách mạng của tư duy lý luận được thể hiện rõ nét ở tính phê phán và tính chiến đấu. Có thể khẳng định, chính tính phê phán và tính chiến đấu đã giúp cho tư duy lý luận có thể khắc phục được và vượt lên khỏi sự khuôn mẫu, giáo điều, xơ cứng. Thực tế, do nhiều nguyên nhân mà tư duy lý luận trong cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ sở ở nước ta thường có tính chất xuôi chiều, “nói sao, nghe vậy”. Một số tư tưởng, quan điểm có tính phê phán và tính chiến đấu (ở đây chỉ đề cập tới những tư tưởng, quan điểm có cơ sở khoa học) nhưng lại rất có thể bị “quy chụp” như là một sự suy thoái về tư tưởng chính trị, xét lại. Từ đó, không khỏi tạo ra thói “lười suy nghĩ”, làm gì cũng lười suy nghĩ. Từ đó, không ít kẻ xu thời, vụ lợi, lợi dụng để tán dương. Hạn chế về tính phê phán và tính chiến đấu có thể làm cho người ta thấy “đúng” không thể, không muốn và cũng không dám,... khẳng định, bênh vực, bảo vệ... Đồng thời, thấy “sai” cũng không thể, không muốn, không dám đấu tranh. Chính sự “mất dân chủ trong lý luận” này từng bước, từng bước có thể bóp chết tư duy lý luận và năng lực sáng tạo. Những hạn chế tư duy lý luận của cán NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI TẠP CHÍ GIÁO DỤC LÝ LUẬN - SỐ 269+270 (QUÝ III+IV/2017) 32 bộ lãnh đạo, quản lý cơ sở nêu trên có thể làm cho nhiều người không hiểu hết bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Có thể người ta đã “rất tin tưởng” và mong muốn “đi nhanh” đến chủ nghĩa xã hội, nhưng đó chỉ là niền tin và khát vọng “cảm tính” chứ không phải là niền tin dựa trên sự hiểu biết khoa học. Đồng thời, sự hạn chế về lý luận khoa học cùng với tính bảo thủ, trì trệ; tâm lý tiêu cực, bất mãn,... đã đẩy nhanh và làm trầm trọng hơn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ hiện nay. Để khắc phục những hạn chế trong tư duy, lý luận; góp phần đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ hiện nay chúng ta cần quan tâm một số biện pháp cơ bản sau đây: Một là, các cấp ủy Đảng ở cơ sở cần thực hiện tốt dân chủ hóa trong hoạt động lý luận Dân chủ hóa trong hoạt động lý luận có ý nghĩa rất quan trọng đến khắc phục những hạn chế trong tư duy lý luận. Bản thân sự phát triển của tư duy lý luận luôn đòi hỏi phải có không gian sáng tạo và thực hành dân chủ. Mọi lý luận chỉ trở thành khoa học thực sự khi nó phù hợp với hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm. Vì vậy, tuyệt đối không thể giải quyết được những vấn đề lý luận và thực tiễn theo cách áp đặt, chủ quan duy ý chí. Dân chủ hóa trong hoạt động lý luận sẽ có tác dụng mở rộng không gian cho sự tìm tòi, sáng tạo. Tuy nhiên, dân chủ hóa ở đây phải được chế định bằng những nguyên tắc, luật pháp và các chuẩn mực,... trong hoạt động lý luận. Hai là, mỗi cán bộ, đảng viên cần thường xuyên rèn luyện tính trung thực khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện chống phá, xuyên tạc,... của các thế lực thù địch “Linh hồn” của học thuyết Mác - Lênin là phương pháp tư duy biện chứng khoa học. Tính cách mạng và khoa học của học thuyết Mác - Lênin luôn đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên học tập, rèn luyện phương pháp tư duy khoa học để phân tích, khái quát thực tiễn, xây dựng những quan điểm lý luận mới phù hợp với thực tiễn Việt Nam hiện nay. Việc thường xuyên tổng kết thực tiễn, rút ra lý luận là một yêu cầu khách quan để không ngừng bổ sung, phát triển và làm phong phú thêm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Ba là, cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở cần vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước phù hợp với thực tiễn địa phương Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến động nhanh chóng, phức tạp khó lường, việc nghiên cứu, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Có thể khẳng định, việc kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin là nhân tố bảo đảm chắc chắn nhất để cách mạng giành thắng lợi. Vì vậy, nếu cán bộ lãnh đạo quản lý xa rời lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, coi thường hoặc giáo điều, rập khuôn, máy móc thì trong mỗi lĩnh vực và vị trí công tác nhất định sẽ khó tránh khỏi những sai lầm và phải trả giá. Đặc biệt, đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ sở cần khắc phục một số hạn chế: NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI TẠP CHÍ GIÁO DỤC LÝ LUẬN - SỐ 269+270 (QUÝ III+IV/2017) 33 “bệnh kinh nghiệm”, “bệnh giáo điều” và “bệnh chủ quan duy ý chí”,... Đây là những hạn chế cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ sở thường rất hay mắc phải và là kẻ thù của tư duy lý luận khoa học. Bốn là, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả tự phê bình và phê bình trong hoạt động của các cấp uỷ Đảng, chính quyền; trong cán bộ, công chức ở cơ sở Trong tự phê bình và phê bình phải khách quan, trung thực, tránh nể nang, né tránh, ngại va chạm. Đặc biệt, khi đã có những biểu hiện sai lầm, hạn chế về tư tưởng, lý luận; “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” phải đấu tranh kiên quyết; trong đấu tranh cần vận dụng linh hoạt các biện pháp giải quyết cho phù hợp. Đồng thời, có biện pháp, cơ chế cụ thể nhằm động viên, khuyến khích và bảo vệ những người trung thực, thẳng thắn, dám đấu tranh. Năm là, kết hợp chặt chẽ việc khắc phục những hạn chế trong tư duy lý luận với đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ cán bộ, đảng viên ở cơ sở Từ lâu, các thế lực thù địch, chống phá cách mạng Việt Nam đã ra sức thúc đẩy sự suy thoái về chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” nội bộ ta như là một trong những nội dung trọng yếu của chiến lược diễn biến hòa bình. Để thực hiện mưu đồ đó, chúng không ngừng đầu cơ, tích lũy, thổi phồng những sai lầm, khuyết điểm, nhất là những sai lầm, khuyết điểm lớn và kéo dài về chủ trương, chính sách; sai lầm có tính chiến lược về chỉ đạo và tổ chức thực hiện,... của Đảng ta, cũng như những sai lầm khuyết điểm của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chức, có quyền nhằm khoét sâu mâu thuẫn nội bộ, đẩy nhanh sự suy thoái về chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”. Chính vì vậy, khắc phục những hạn chế trong tư duy lý luận của cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ sở rất cần phải kết hợp chặt chẽ với cuộc đấu tranh làm thất bại những âm mưu, thủ đoạn thúc đẩy sự suy thoái về chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” của các thế lực thù địch. Tư duy lý luận khoa học có thể được coi là nền tảng cho việc hình thành bản lĩnh, năng lực, phẩm chất và nhân cách của người cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ sở nói riêng. Trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH,HĐH và hội nhập quốc tế, những yêu cầu của việc rèn luyện và phát triển tư duy lý luận ở đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ sở ngày càng cao. Tuy nhiên, những hạn chế trong tư duy lý luận của cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ sở đã và đang là những cản trở lớn đến việc phát huy vai trò của cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ sở. Đồng thời, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều địa phương hiện nay. Sự hình thành và phát triển của tư duy lý luận khoa học phải được gắn với sự phát triển của tri thức và kinh nghiệm thực tiễn. Vì vậy, cùng với việc nắm vững lý luận khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ sở cần không ngừng học tập, trau dồi đạo đức cách mạng, vận dụng sáng tạo lý luận để đề ra những nhiệm vụ và giải pháp phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương.‡
Tài liệu liên quan