Dạy Văn là dạy cho học trò cách diễn đạt một cách thẩm mỹ, rành
mạch, khoa học, rõ ràng. Hơn
nữa, dạy Văn còn là dạy cho
các em nhân cách và kĩ năng
cuộc sống. Dạy học sinh giỏi
văn lại là một yêu cầu đòi hỏi
người giáo viên phải tìm tòi,
suy ngẫm bằng tất cả kinh
nghiệm về tuổi đời, tuổi nghề,
sự tận tâm, tận tụy của mình
để làm môn học trở nên sống
động, phát huy tối đa tư duy,
sáng tạo của học sinh.
Những năm gần đây,
chúng tôi đã được nhà trường
giao cho nhiệm vụ bồi dưỡng
học sinh giỏi. Mặc dù đã đạt
được những kết quả nhất
định nhưng đó là một trong
những thành công bước đầu
của chúng tôi trong việc tìm
tòi, áp dụng những biện pháp,
hình thức bồi dưỡng học sinh
giỏi môn Ngữ văn Trung học
phổ thông (THPT). Chúng tôi
viết bài nghiên cứu khoa học
này nhằm góp phần cùng các
bạn thảo luận, chia sẻ một số
phương pháp trong việc bồi
Một số kinh nghiệm
môn Ngữ văn Trung học phổ thông
bồi dưỡng học sinh giỏi
ThS. TRẦN THỊ MINH PHƯỢNG
Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, Chư Păh, Gia Lai
dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ
Văn bậc THPT
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn Trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN10
T
Ạ
P
C
H
Í
K
H
O
A
H
Ọ
C
C
Ô
N
G
N
G
H
Ệ
V
À
M
Ô
I T
R
Ư
Ờ
N
G
Dạy Văn là dạy cho học trò cách diễn đạt một cách thẩm mỹ, rành
mạch, khoa học, rõ ràng. Hơn
nữa, dạy Văn còn là dạy cho
các em nhân cách và kĩ năng
cuộc sống. Dạy học sinh giỏi
văn lại là một yêu cầu đòi hỏi
người giáo viên phải tìm tòi,
suy ngẫm bằng tất cả kinh
nghiệm về tuổi đời, tuổi nghề,
sự tận tâm, tận tụy của mình
để làm môn học trở nên sống
động, phát huy tối đa tư duy,
sáng tạo của học sinh.
Những năm gần đây,
chúng tôi đã được nhà trường
giao cho nhiệm vụ bồi dưỡng
học sinh giỏi. Mặc dù đã đạt
được những kết quả nhất
định nhưng đó là một trong
những thành công bước đầu
của chúng tôi trong việc tìm
tòi, áp dụng những biện pháp,
hình thức bồi dưỡng học sinh
giỏi môn Ngữ văn Trung học
phổ thông (THPT). Chúng tôi
viết bài nghiên cứu khoa học
này nhằm góp phần cùng các
bạn thảo luận, chia sẻ một số
phương pháp trong việc bồi
Một số kinh nghiệm
môn Ngữ văn Trung học phổ thông
bồi dưỡng học sinh giỏi
ThS. TRẦN THỊ MINH PHƯỢNG
Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, Chư Păh, Gia Lai
dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ
Văn bậc THPT.
1. Tầm quan trọng của
việc bồi dưỡng học sinh giỏi
Môn Văn là một môn khoa
học xã hội giúp cho học sinh
tìm hiểu, tiếp xúc và “giao tiếp”
với những giá trị tinh thần cao
đẹp của dân tộc Việt, giúp các
em ý thức được “dòng máu
thơm thiên cổ”, của “mạch
giống nòi”. Qua các tác phẩm
Văn học, các em sẽ thấy tự
hào, tự tin, thấy trách nhiệm
phải giữ gìn, phải trân trọng,
kế thừa và phát huy những di
sản thiêng liêng, quý báu của
dân tộc. Môn Văn còn dẫn dắt
các em học sinh đến với những
áng thơ văn bất hủ, bồi dưỡng
tâm hồn, bồi dưỡng năng lực
thẩm mỹ, kích thích sự nhạy
cảm và yêu quý cái đẹp của
cuộc sống.
Bồi dưỡng học sinh giỏi
Văn là một việc làm mang ý
nghĩa xã hội nhằm phát hiện,
bồi dưỡng nhân tài cho đất
nước. Việc phát hiện và bồi
dưỡng kịp thời những học
sinh giỏi có năng lực cảm thụ
văn chương vừa thể hiện một
cách sâu sắc tinh thần nhân
văn cao đẹp của xã hội, vừa
kích thích, cổ vũ thái độ tinh
thần học tập của học sinh. Nó
góp phần không nhỏ trong
việc nâng cao ý thức học hỏi,
tìm tòi, đào sâu suy nghĩ của
giáo viên về trình độ chuyên
môn nghiệp vụ để phục vụ tốt
hơn cho công tác giảng dạy
của mình.
2. Thực trạng về công
tác bồi dưỡng học sinh giỏi
hiện nay
Việc bồi dưỡng học sinh
giỏi môn Ngữ Văn nhằm phát
hiện tài năng nâng cao năng
lực cảm thụ văn chương cho
học sinh. Đây là việc diễn ra
thường xuyên hàng năm ở các
cấp học. Và cũng hằng năm
Sở GD & ĐT tổ chức các kì thi
tuyển chọn học sinh giỏi các
cấp nhằm chọn lựa ra những
học sinh giỏi ở các trường phổ
thông.
Hiện nay, nguồn lực học
sinh giỏi rất hạn chế về cả số
KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN 11
S
Ố
0
5
N
Ă
M
2
0
18lượng cũng như chất lượng.
Bởi các em ít quan tâm đến
môn Văn hơn những môn khoa
học khác như: Toán, Lí, Hóa...
Số học sinh yêu thích môn
Ngữ văn còn quá ít, học sinh
có năng khiếu về môn Văn mà
có khả năng ở các môn học
khác thì các em sẽ không chọn
môn Văn. Ngược lại, có những
học sinh yêu thích môn Văn thì
năng lực cảm thụ văn chương
lại hạn chế. Trong khi đó, việc
nhận thức môn học chưa sâu
sắc, cho nên một số phụ huynh
có con em học được môn Văn
lại không muốn cho con em
mình tham gia đội tuyển. Vì
vậy, chúng tôi luôn trăn trở tìm
kiếm những giải pháp tối ưu
nhất để nâng cao chất lượng
hiệu quả công tác với công tác
bồi dưỡng học sinh giỏi .
3. Một số kinh nghiệm
trong công tác phát hiện,
tuyển chọn, bồi dưỡng học
sinh giỏi môn Ngữ văn bậc
THPT
3.1. Phát hiện học sinh
giỏi
Đây là khâu đầu tiên có
tính chất quyết định chất
lượng đội tuyển nên nó hết
sức quan trọng. Việc phát hiện
học sinh giỏi môn Văn đòi hỏi
người giáo viên phải trực tiếp
giảng dạy ở các lớp phải lưu
tâm ngay từ đầu năm học. Việc
phát hiện học sinh giỏi môn
Ngữ văn cũng không đến nỗi
quá khó vì khả năng của các
em đối với môn học này được
bộc lộ phần nào qua kĩ năng
nghe, nói, đọc, viết. Nói năng
rành mạch, diễn đạt lưu loát
những ý nghĩ, quan điểm bản
thân, hơn nữa chỉ qua vài bài
viết của các em giáo viên cũng
có thể nhận ra cách cảm, cách
hiểu, cách nghĩ, thông qua đó
phát hiện ra những học sinh có
năng khiếu để có hướng bồi
dưỡng. Hơn nữa, những em
có tố chất về môn Văn thường
sẽ rất chăm chú, hào hứng, sôi
nổi khi có tiết Ngữ văn.
Việc tìm hiểu kết quả học
tập của học sinh ở THPT qua
điểm tổng kết, điểm thi tốt
nghiệp, điểm thi học sinh giỏi
và nếu có thể, tham khảo thêm
ý kiến giáo viên đã trực tiếp
giảng dạy học sinh ở cấp học
đó cũng là một cách để phát
hiện tài năng.
Khi dạy, bài viết đầu tiên
của học sinh (đặc biệt là học
sinh lớp 10) như một dấu ấn
để bắt đầu cuộc hành trình
phát hiện năng khiếu của học
sinh. Qua bài viết, người thầy
có thể nắm bắt được chất
giọng, chất văn, cách nghĩ
của học trò. Những học sinh
đạt được cả chất văn và ý văn
trong một bài viết không phải
nhiều, không phải đều. Nét tài
hoa của từng học sinh cần phải
được ghi nhận và trân trọng.
Khi chấm bài, thầy cô không
chỉ chú trọng những bài chu
đáo, khuôn mẫu, đầy đủ... mà
còn quan tâm đến những bài
có thể có chỗ chưa sâu, chưa
đầy đủ, nhưng có sự độc đáo,
sâu sắc... phải sửa kỹ, phê kĩ,
thật sự nghiêm khắc khi đánh
giá và có nhật kí chấm bài. Dĩ
nhiên, một bài viết không thể
đánh giá được năng khiếu và
khả năng của học sinh, nhưng
đó là sự khởi đầu để định
hướng phát hiện, bổ sung ở
những bài viết tiếp theo.
Sau khi đã phát hiện ra
được học sinh có năng khiếu,
giáo viên cần phải kiểm tra
kiến thức của học sinh. Sở dĩ
phải làm bước này bởi yêu cầu
đối với học sinh giỏi thì ít nhất
là phải có kiến thức cơ bản, cái
gọi là phần nền để có cơ sở bồi
dưỡng sau này.
Đối với môn Ngữ văn, việc
khơi gợi lòng yêu mến đối với
môn học của các em là không
thể thiếu. Bằng cách chuyển tải
nào đó, giáo viên phải truyền
đến cho học sinh lòng đam mê
đối với môn học để học sinh ý
thức được tầm quan trọng và
ý nghĩa của môn học từ đó tạo
được niềm say mê - sự khám
phá sáng tạo của học sinh
trong lĩnh vực văn chương.
Giáo viên phải là người nắm
bắt được sự nhạy cảm trong
tâm hồn non nớt của các em,
thông qua cách ứng xử, giao
tiếp bởi “Văn là người”.
3.2. Lên kế hoạch bồi
dưỡng
Việc bồi dưỡng học sinh
giỏi là do giáo viên phải tự lên
chương trình nội dung kiến
thức. Do đó, người giáo viên
trước hết phải có tinh thần
trách nhiệm cao, yêu nghề,
yêu công việc mình đang làm
và ý thức được tầm quan trọng
của công việc đó. Người giáo
viên bồi dưỡng phải mày mò,
tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm
KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN12
T
Ạ
P
C
H
Í
K
H
O
A
H
Ọ
C
C
Ô
N
G
N
G
H
Ệ
V
À
M
Ô
I T
R
Ư
Ờ
N
G của đồng nghiệp để xây dựng
được một chương trình với
lượng kiến thức thích hợp với
những điều học sinh đã học và
đồng thời phải vừa rộng vừa
sâu, vừa đáp ứng được tính
vượt trội của đối tượng học
sinh giỏi. Cần chú trọng sắp
xếp chương trình sao cho có
hệ thống và đảm bảo tính khoa
học. Tránh tình trạng thích gì
dạy nấy theo cảm tính. Để xây
dựng được một chương trình
ôn luyện đạt hiệu quả cao mà
không nhàm chán đối với học
sinh (vì các kiến thức đều đã
được học) giáo viên cần phải
sáng tạo trong việc thể hiện
nội dung kiến thức. Sắp xếp
lượng kiến thức giữa phân
môn phù hợp với yêu cầu.
Muốn làm được điều đó, khi
lên chương trình bồi dưỡng,
giáo viên cần phải chú ý đến
tính thống nhất giữa các phân
môn. Khi giáo viên bồi dưỡng
cho học sinh, ngoài việc củng
cố cho các em: cách dùng từ,
đặt câu, dựng đoạn, các biện
pháp tu từ ... thì đối với từng
loại đơn vị kiến thức, giáo
viên cần phải chuẩn bị một hệ
thống bài tập ứng dụng đối với
từng loại.
Thứ nhất, giáo viên hệ
thống lại kiến thức đã học
rồi chia ra từng mảng chuyên
đề để tóm lược nội dung tác
phẩm và khái quát lên vấn đề
trọng tâm. Từ những kiến thức
mang tính khái quát, học sinh
có thể khai triển ra một cách cụ
thể hơn, sâu sắc hơn theo cách
cảm và cách nghĩ của bản thân
một cách sáng tạo hơn.
Thứ hai, với phần luyện
viết, giáo viên có thể bố trí
để học sinh được thực hành
càng nhiều càng tốt. Đối với
mỗi kiểu loại hay mỗi dạng
đề, giáo viên cần phải có ví dụ
minh họa cụ thể.
3.3. Phương pháp bồi
dưỡng học sinh giỏi
Trong công tác bồi dưỡng
học sinh giỏi, giáo viên không
chỉ ôn luyện cho các em những
kiến thức nội dung thuần túy
mà nên tập trung bồi dưỡng
kĩ năng cơ bản để phục vụ
cho việc củng cố vốn kiến thức
mà các em đã có để chuyển
tải được lượng kiến thức đã
học thành kiến thức của riêng
mình. Học sinh giỏi văn là phải
“thành thạo”. Không chỉ thành
thạo trong việc lĩnh hội kiến
thức mà học sinh cần phải
thành thạo nắm được các kỹ
năng, nhất là học sinh giỏi thì
đó là điều bắt buộc. Chúng tôi
xin nêu một vài phương pháp
bồi dưỡng và phát triển kĩ
năng cho học sinh:
Thứ nhất, phải coi trọng
sự cảm thụ của học sinh trong
bồi dưỡng học sinh giỏi.
Hiệu quả và chất lượng
của việc bồi dưỡng học sinh
giỏi Văn phụ thuộc vào sự lĩnh
hội và sáng tạo của học sinh
thông qua văn bản. Người giáo
viên phải tạo điều kiện cho học
sinh tái hiện được hình tượng
nghệ thuật, nội dung, nghệ
thuật của văn bản thông qua
đánh giá, cảm nhận của các
em. Quá trình dạy bồi dưỡng
chỉ thật sự có hiệu lực khi nội
dung tác phẩm được tái hiện
trong trí tưởng tượng và trở
thành một “sự kiện tâm hồn”.
Đó là lúc các em đã thật sự
nắm được hồn cốt, tư tưởng
của tác phẩm. Đây là yếu tố
then chốt của người giáo viên
trong việc bồi dưỡng, ôn luyện
học sinh giỏi.
Thứ hai là kĩ năng đọc
tài liệu tham khảo. Để học tốt
môn Ngữ văn cần phải đọc
sách nhiều. Nhất là đối với học
sinh giỏi môn Ngữ văn, việc
đọc sách tham khảo và chọn
sách tham khảo cũng cần sự
định hướng, chỉ dẫn của giáo
viên. Cách chọn sách tham
khảo là một khâu quan trọng
giúp năng lực đọc của học sinh
tiến bộ. Dựa trên cơ sở đó, giáo
viên hình thành các kĩ năng
đọc cho học sinh.
Hướng dẫn học sinh kĩ
năng đọc tốt nhằm hướng tới
hai mục đích: Một là, học sinh
có thể tự tiệm cận với những
cách hiểu, cách đánh giá, suy
luận đa chiều, khuếch đại, rồi
từ đó đưa ra chính kiến của
riêng cá thể mình. Hai là, được
mở mang, bồi dưỡng tâm hồn,
tư tưởng, chiếm lĩnh được kho
tàng kiến thức giàu có, phong
phú của nhân loại, mà trước
đó trong trường học, các em
chỉ biết được một số lượng ít ỏi.
Đọc sách, tài liệu tham
khảo, giúp học sinh học hỏi
được rất nhiều kinh nghiệm
qua bài viết của người khác.
Người giáo viên khi bồi dưỡng,
cần hướng dẫn học sinh rèn
luyện tư duy của mình thông
qua hình thức này.
KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN 13
S
Ố
0
5
N
Ă
M
2
0
18Song song với cách đọc,
là cách ghi chép và suy ngẫm,
nhằm mục đích đối chiếu với
phần lí thuyết của từng dạng
bài, kiểu bài. Sau đó, học sinh
sẽ tự rút ra những kĩ năng cơ
bản và kinh nghiệm khi trình
bày một bài văn.
Vì mục đích cuối cùng
của việc đọc sách giáo khoa
nói chung và sách tham khảo
nói riêng là cách chuyển hóa
tri thức của người thành tri
thức của bản thân mình một
cách sáng tạo. Do đó, việc bồi
dưỡng kĩ năng đọc sách tham
khảo một cách khoa học, đúng
đắn sẽ góp phần không nhỏ
trong việc rèn luyện năng lực
văn chương cho các em. Ngoài
ra, đọc thẩm mỹ và đọc nghệ
thuật một văn bản là kỹ năng
không thể thiếu đối với học
sinh giỏi Văn. Đối với việc dạy
- bồi dưỡng học sinh giỏi Văn,
quá trình tổ chức cho học sinh
hoạt động đọc hiểu ở cấp độ
cao các tác phẩm/đoạn trích
văn chương là vô cùng quan
trọng. Tức là đưa học sinh đi
vào thế giới nghệ thuật tác
phẩm, nắm bắt cấu trúc văn
bản, thâm nhập vào thế giới
hình tượng, giao tiếp với nhân
vật, tiếp xúc với ý đồ tác giả,
phát hiện những ấn tượng
thẩm mỹ... Người giáo viên
trong quá trình bồi dưỡng cần
giúp học sinh đọc để “tri giác”
ngôn ngữ nghệ thuật, để thẩm
bình, đánh giá, khắc sâu, chia
sẻ... Sau đó, học sinh sẽ bộc lộ
cảm xúc của mình, xuất phát từ
điểm nhìn và sự lý giải của bản
thân. Đọc còn là hoạt động
nhận thức, thanh lọc, biết sửa
mình, soi mình, nâng mình lên
thanh sạch, cao thượng hơn.
Đối với học sinh giỏi Văn,
hai yêu cầu cơ bản khi đọc
cần phải luyện đó là đọc tri
giác và đọc thẩm mỹ. Hai thao
tác này sẽ nâng cao năng lực
lĩnh hội, cảm thụ văn chương
của học sinh. Tuy nhiên, khi
đọc, chủ quan của người đọc
không được lấn át chủ quan
của tác giả.
Đối với một học sinh giỏi
Văn, hoạt động đọc là một
hoạt động nghiêm túc, tác
phẩm chỉ được đánh giá đúng
khi và chỉ khi nó được “nội
nhập” vào tâm hồn người đọc,
làm lay động, biến đổi tâm tư,
tình cảm, cảm xúc, từ nhận
thức đến khám phá, thăng
hoa. Hoạt động đọc đối với
học sinh giỏi văn yêu cầu phải
nghiêm túc thì mới có thể dẫn
đến thành công.
Thứ ba là bồi dưỡng kĩ
năng tạo lập văn bản. Nói đến
kĩ năng tạo lập văn bản phải
nói đến cách trình bày, diễn
đạt,cách sắp xếp triển khai
bài viết cũng như cách điều
chỉnh thời lượng bài viết cho
phù hợp với học sinh. Đặc
biệt đối với học sinh giỏi thì
những kĩ năng này lại phải
càng chú trọng hơn. Nếu
chúng ta không làm tốt được
những việc này thì dù học sinh
có nắm chắc kiến thức cơ bản
bao nhiêu đi chăng nữa thì kết
quả cuối cùng vẫn không đạt
như mong muốn. Bởi một yêu
cầu đầu tiên đối với bài viết
của học sinh nói chung và học
sinh giỏi nói riêng là chữ viết
phải rõ ràng, đúng chính tả.
Cách dùng từ đặt câu phải thật
chính xác, chuẩn mực, cách
khai triển bài đoạn văn bài văn
phải lôgic, chặt chẽ. Giáo viên
phải rèn cho học sinh làm tốt
những kĩ năng này. Điều đó đòi
hỏi phải có thời gian, đồng thời
giáo viên phải kèm cặp sát sao,
chỉ bảo chấm chữa bài tập kịp
thời, động viên khích lệ, sửa
chữa uốn nắn học sinh để các
em phát triển kĩ năng một cách
tự nhiên hơn.
Kĩ năng lập dàn ý cũng rất
quan trọng. Mặc dù việc rèn
kĩ năng này hầu như là một
việc làm thường xuyên trong
mỗi dạng bài, kiểu bài trong
chương trình, nhưng hầu như
tất cả học sinh kể cả học sinh
giỏi thường bỏ qua bước này.
Do đó, khi bồi dưỡng học sinh
giỏi, giáo viên cần lưu ý hướng
dẫn học sinh kĩ năng lập dàn ý
để tạo thói quen tốt trước khi
viết bài.
Thứ tư là vai trò của người
thầy. Sự sáng tạo là yêu cầu cần
phải có của người giáo viên
bồi dưỡng học sinh giỏi. “Một
gánh sách không bằng một
người thầy giỏi”. Bồi dưỡng
học sinh giỏi đòi hỏi người
giáo viên phải tìm tòi tài liệu,
nâng cao kiến thức, cập nhật
thông tin, nắm bắt nhạy bén
diễn biến của cuộc sống. Bởi
“văn là đời” nên cần định
hướng cho các em lối viết văn
gần với thực tế, gắn với trách
nhiệm công dân. Với tinh thần
trách nhiệm cao, cộng với sự
KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN14
T
Ạ
P
C
H
Í
K
H
O
A
H
Ọ
C
C
Ô
N
G
N
G
H
Ệ
V
À
M
Ô
I T
R
Ư
Ờ
N
G dẫn dắt, hướng dẫn tận tâm và
sáng tạo của người thầy, học
sinh sẽ lĩnh hội được tri thức,
tiến bộ hơn về năng lực đánh
giá thẩm mỹ trong văn chương
và trưởng thành hơn trong
cách cảm, cách nghĩ.
Để quá trình bồi dưỡng
được hiệu quả, giáo viên phải
luôn ra đề cho học sinh viết bài.
Sau mỗi bài viết là quá trình
chấm - sửa lỗi, gợi mở, dẫn dắt
viết văn. Đối với văn chương,
xác định luận điểm, viết câu
chuyển ý, chuyển đoạn, mở
rộng vấn đề và liên hệ thực tế
là những thao tác quan trọng
giúp bài văn mạch lạc, khoa
học. Người giáo viên khi bồi
dưỡng học sinh giỏi cũng cần
chú trọng những thao tác này.
Muốn xây dựng một bài
làm văn hoàn chỉnh và hoàn
hảo, khi bồi dưỡng, người
giáo viên cần hướng dẫn học
sinh các kỹ năng cần có. Hành
văn mạch lạc, bố cục rõ ràng,
luận điểm chi tiết, luận chứng
thuyết phục, có so sánh, mở
rộng, liên hệ thực tế... là những
yếu tố cần thiết làm nên sự
hoàn chỉnh của một bài văn
hay.
Đối với học sinh giỏi khi
tham dự các kỳ thi lớn, giỏi
không nhất thiết là phải làm
văn thật hay, hay mà sáo rỗng
thì cũng là cái hay vô nghĩa.
Điều cần có của một học sinh
giỏi văn là biết truyền đạt cảm
nghĩ, cảm xúc, biết nhận xét,
đánh giá khách quan, biết
thưởng thức, chiêm nghiệm
văn chương và phải biết nhìn
nhận sinh động, lạc quan, tin
tưởng cuộc đời. Người đọc
khi đọc bài viết của các em
phải thấy một phần cuộc đời
được hiện sinh trong đó, thấy
được sự cứng cỏi trong lập
luận, sắc bén, nhạy cảm trong
tư duy, logic trong đánh giá,
nhận xét. Giỏi tức là phải biết
tư duy đa chiều, lật đi lật lại
vấn đề thật xuất sắc. Nếu học
sinh có một vốn sống phong
phú, có những cách nghĩ, cách
hiểu sinh động và đầy sự cảm
thông, nhân văn, nhân hậu thì
ít nhất chúng ta cũng đã đào
tạo được những em vừa giỏi
về kiến thức, vừa có tấm lòng
nhân hậu khi sống giữa đời
thường.
Khi bồi dưỡng học sinh
giỏi văn, giáo viên cần phải
thúc đẩy tư duy ngôn ngữ của
học sinh, làm cho các em giàu
có về ngôn ngữ và phong phú
về trường từ vựng. Một bài văn
chất lượng phải là một bài văn
hội tụ vốn từ ngữ sinh động,
phong phú, dồi dào và chuẩn
xác của người viết. Muốn vậy,
người giáo viên bồi dưỡng cần
không ngừng nỗ lực trau dồi
kiến thức, mở rộng vốn hiểu
biết và kỹ năng tìm hiểu từ ngữ
tiếng Việt.
Giáo viên trong quá trình
bồi dưỡng, cần dẫn dắt học
sinh tìm hiểu những tư tưởng
nhân văn tích cực ẩn chứa
trong tác phẩm, bởi vì mỗi tác
phẩm văn học là một thông
điệp, tiềm ẩn ý nghĩa về cái
nhìn, cách cảm thụ đời sống
của nhà văn. Phát hiện, phân
tích chiều sâu ý nghĩa của tác
phẩm sẽ tìm ra logic nội tại, sự
hài hòa bên trong tư tưởng tác
giả trong cái mô hình về thế
giới do tác giả tạo nên.
Thứ năm, cần bồi dưỡng
học sinh giỏi Ngữ văn theo
chuyên đề và theo đặc trưng
của từng thể loại. Trên cơ sở đó,
với mỗi thể loại và đặc trưng
riêng, học sinh có thể bình
giá, suy ngẫm, đặc biệt cần
hướng học sinh đến thưởng
thức. Làm được điều này, tức là
người học sinh không dừng lại
ở mức cảm thụ, cảm nhận nữa,
mà đã đạt đến mức độ tư duy
cao, có thể thẩm bình, nhận xét
khách quan và chiêm nghiệm
một cách lô gic, khoa học. Bởi
vì, trong tác phẩm văn học, tác
giả không bao giờ nói hết mọi
điều mình nghĩ mà luôn luôn
chừa một “khoảng trống” cho
độc giả để “cùng sáng tạo”. Với
mỗi thể loại, đặc biệt là thơ,
truyện, ký... đều có những đặc
trưng riêng, người giáo viên
phải sàng lọc, phân loại kiến
thức để giúp đỡ học sinh lĩnh
hội, thông hiểu, nắm vững
những đơn vị kiến thức đó.
Người giáo viên phải để học
sinh của mình cảm thụ vượt
ra ngoài ý muốn chủ quan của
tác giả. Như vậy, mới tạo được
nét đột phá trong bài viết. Để
làm được điều này, quả thực rất
gian nan và khó khăn, đòi hỏi
sự cố gắng, nỗ lực trong một
khoảng thời gian dài và liên
tục của thầy và trò.
Thứ sáu, ngoài phương
pháp đọc, phương pháp phân
tích, so sánh, giảng bình cũng
là một phương pháp khá quen
thuộc và có hiệu lực trong quá
KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN 15
S
Ố
0
5
N
Ă
M
2
0
18trình bồi dưỡng học sinh giỏi
văn. Điều cốt lõi là giáo viên
bồi dưỡng phải hướng học
sinh vào chủ đề của từng tác
phẩm, từng thể loại, để học
sinh có cái nhìn thấu đáo, sâu
sắc và chắc chắn. Nắm cấu
trúc tác phẩm như một chỉnh
thể thống nhất hữu cơ, biện
chứng giữa nội dung và hình
thức, chỉnh thể và bộ phận sẽ
giúp học sinh khám phá được
các tầng vỉa nội dung ý nghĩa
tác phẩm, từ đó phát hiện ra
thông điệp mà nhà văn nhắn
nhủ. Không chỉ vậy, việc phân
tích sẽ giúp học sinh nâng cao