Một số kinh nghiệm rèn viết chữ đẹp

Chữ viết là một trong những phát minh vĩ đại của con người. Từ khi ra đời chữ viết nó là công cụ đắc lực trong việc ghi lại, truyền bá toàn bộ kho tri thức của nhân loại. Chẳng những thế con người còn coi chữ viết như một người bạn thường xuyên gần gũi, thân thiết với mình. Từ tình cảm ấy con người muốn chữ viết cũng phải đẹp, đẹp cho chính nó và đẹp cho con người. Ngoài ra chữ viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện phẩm chất đạo đức cho học sinh như tính cẩn thận, tính kỉ luật, khiếu thẩm mĩ. Chữ đẹp nết người giống như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói “ Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người, : Dạy cho học sinh viết đúng , viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn đọc bài vở của mình” Ngày nay trong sự phát triển của nền kinh tế tri thức, thời đại bùng nổ thông tin, chữ viết cũng có vi tính làm thay, vậy việc rèn luyện chữ viết cho học sinh có quan trọng không? Từ năm học 2001 – 2002 BGD&ĐT đã có quyết định về việc tổ chức thi viết chữ đẹp hằng năm cho giáo viên và học sinh tiểu học. Cho đến nay đã khơi dậy trọng học sinh – giáo viên và xã hội về ý thức cần viết chữ đẹp. “Chữ sáng lòng sáng ngời – Đẹp chữ là đẹp nết”. ( Vũ Đình Liên) Ngày 14 – 06 – 2002 Bộ trưởng BGD&ĐT đã ban hành mẫu chữ viết (QĐ 31). Đây chính là việc nhìn nhận tầm quan trọng và ý nghĩa của chữ viết đẹp. Vậy vấn đề đặt ra là làm sao rèn chữ viết đẹp cho học sinh, chính là yêu cầu bức xúc của người giáo viên.

doc9 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 3095 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kinh nghiệm rèn viết chữ đẹp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU Chữ viết là một trong những phát minh vĩ đại của con người. Từ khi ra đời chữ viết nó là công cụ đắc lực trong việc ghi lại, truyền bá toàn bộ kho tri thức của nhân loại. Chẳng những thế con người còn coi chữ viết như một người bạn thường xuyên gần gũi, thân thiết với mình. Từ tình cảm ấy con người muốn chữ viết cũng phải đẹp, đẹp cho chính nó và đẹp cho con người. Ngoài ra chữ viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện phẩm chất đạo đức cho học sinh như tính cẩn thận, tính kỉ luật, khiếu thẩm mĩ. Chữ đẹp nết người giống như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói “ Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người, : Dạy cho học sinh viết đúng , viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn đọc bài vở của mình” Ngày nay trong sự phát triển của nền kinh tế tri thức, thời đại bùng nổ thông tin, chữ viết cũng có vi tính làm thay, vậy việc rèn luyện chữ viết cho học sinh có quan trọng không? Từ năm học 2001 – 2002 BGD&ĐT đã có quyết định về việc tổ chức thi viết chữ đẹp hằng năm cho giáo viên và học sinh tiểu học. Cho đến nay đã khơi dậy trọng học sinh – giáo viên và xã hội về ý thức cần viết chữ đẹp. “Chữ sáng lòng sáng ngời – Đẹp chữ là đẹp nết”. ( Vũ Đình Liên) Ngày 14 – 06 – 2002 Bộ trưởng BGD&ĐT đã ban hành mẫu chữ viết (QĐ 31). Đây chính là việc nhìn nhận tầm quan trọng và ý nghĩa của chữ viết đẹp. Vậy vấn đề đặt ra là làm sao rèn chữ viết đẹp cho học sinh, chính là yêu cầu bức xúc của người giáo viên. Bởi chữ viết là hết sức cần thiết và cấp bách. Qua nhiều năm đứng lớp với ý thức lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp của giáo viên tôi luôn suy nghĩ và trăn trở. Trong giảng dạy, tôi không ngừng tích luỹ kinh nghiệm về chữ viết để sỡm giúp các em có được chữ viết đẹp thông qua đề tài “ Một số kinh nghiệm rèn viết chữ đẹp.” Đề tài mà tôi nghiên cứu được nêu nhiều trong sách, trong báo nhưng đó là phương pháp luyện viết chung. Do đặc điểm riêng của từng vùng, từng trường mà mức độ học sinh tiếp thu khác nhau. Mặt khác mỗi lớp có đặc thù riêng nên tôi bắt đầu nghiên cứu tìm ra nhưng kinh nghiệm hữu hiệu nhất giúp các em rèn chữ viết. Và tôi tiếp tục mạnh dạn nghiên cứu vấn đề này để có thêm một số kinh nghiệm trong việc rèn chữ viết cho các em. Với đề tài “ Một số kinh nghiệm rèn viết chữ đẹp.” Được thực hiện từ năm 2008 – 2009 cho đến năm học nay tiếp tục áp dụng thực hiện để đúc kết thêm. Trong một số giải pháp này tôi không đề cập toàn bộ năm học mà chỉ giới hạn ở học kỳ I để nhằm giúp học sinh viết chữ đẹp, kịp thời đáp ứng dạy theo chuẩn kiến thức và kí năng. Đồng thời giúp học sinh có vốn kỹ năng ban đầu thuận lợi cho phát huy viết chữ đẹp ở những lớp trên. PHẦN II: NỘI DUNG 1.THỰC TRẠNG: Với nhiều năm đứng lớp tôi theo dõi và nhìn thấy chữ viết của các em còn quá xấu. Trong năm học gần đây trường còn không có học sinh thi viết chữ đẹp cấp huyện. Chứng tỏ số lượng các em viết chữ xấu quá nhiều. Qua tìm hiểu thực tế ở các lớp và gia đình đồng thời nghiên cứu lại phương pháp dạy học. Tôi nhận định nguyên nhân dẫn đến tình hình trên là do: 1.1: Về phía học sinh: - Vì nhà xa trường nên một số em không học qua các lớp của trường mầm non. - Đại đa số học sinh không có thói quen rèn chữ viết, không có ý thức trong việc rèn chữ viết, thậm chí không quan tấm đến chữ viết xấu hay đẹp. - Hầu như đa số học sinh chữ viết không đúng mẫu chữ ban hành ( QĐ 31), chữ viết nghuệch ngoạc thiếu thẩm mỹ. - Nhưng nguyên nhân chủ yếu là học sinh chưa nắm được các nét cơ bản, cấu tạo con chữ, dòng kẻ, kỹ thuật viết… - Một số học sinh đồ dùng học tập còn thiếu, tập rèn chữ viết chưa đúng mẫu, học sinh chỉ sử dụng một quyển tập viết. - Một số học sinh mắc bệnh về mắt. - Ngoài ra còn một số học sinh còn chưa ý thức được việc giữ gìn sức khoẻ, đồ dùng học tập, bên cạnh còn một số em hay ra mồ hôi tay. 1.2: Về phía giáo viên: - Chữ viết chưa đáp ứng yêu cầu trực quan trong việc giảng dạy, chỉ thấy một số ít giáo viên chữ viết chân phương đẹp mắt. - Ít chú trọng trong việc rèn luyện chữ viết cho học sinh, chẳng qua chỉ lưu ý trong giờ tập viết, còn lại các tiết học khác hầu như bỏ ngỏ, thiếu nhắc nhở uốn nắn. - Chưa có biện pháp rèn chữ viết cụ thể. - Chữa giúp học sinh nắm được các nét cơ bản, cấu tạo con chữ, dòng kẻ, kĩ thuật viết… - Hướng dẫn rèn chữ viết chưa theo đối tượng học sinh. - Chưa dạy theo chuẩn kiến thức kỹ năng. - Giáo viện còn thiếu nghiêm khắc đối với bản thân trong việc luyện chữ viết của mình, thiếu đầu tư nghiên cứu mẫu chữ hiện hành và chưa có phương pháp rèn luyện phù hợp đối với học sinh. - Chưa chú trọng đến đồ dụng dạy học trong tiết dạy. - Về đồ dùng dạy học: Bảng viết của giáo viên không có dòng li rõ ràng, giáo viên còn viết nhắm chừng trên bảng. Từ những nguyên nhân trên nên tôi mới tìm ra một số giải pháp để khắc phục nhằm giúp học sinh viết chữ đẹp. 2. GIẢI PHÁP: Với mục đích trên cùng với nguyên nhân đã nêu trên bản thân tôi đã có những giải pháp và việc làm cụ thể để góp phần giúp học sinh viết chữ đẹp như sau: * Chuẩn bị của giáo viên và học sinh đầu năm . * Hướng dẫn nắm cấu tạo, độ cao các con chữ. * Hướng dẫn rèn chữ viết phân chia theo đối tượng. * Kết hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục. 2.1 Chuẩn bị bước đầu: Ngay sau khi ổn định lớp tôi đã tổ chức gặp mặt phụ huynh riêng cho lớp 1, tôi phổ biến một số vấn đề về nội quy, quy định của trường, lớp rồi hướng dẫn phụ huynh mua đồ dùng học tập. Trước đây học sinh viết bảng con nào cũng được. Nhưng do chữ viết ở lớp 1 có đặc thù riêng vì có chữ cao 2 li, 3 li, 4 li, … nên tôi thống nhất cùng loại bảng. Mỗi em phải có 2 cuốn vở trắng dành riêng cho luyện viết, phải có 2 cây bút chì loại 2B. còn vở luyện viết thực hiện theo mẫu của phòng. Bảng lớp là công cụ trực quan hằng ngày, ở bảng lớp giúp học sinh thấy được chữ viết của giáo viên và giáo viên dùng để viết mẫu cho học sinh xem. Nhưng nhìn chung tấm bảng lớp chưa được bố chí dòng kẻ phù hợp nên giáo viên chỉ viết nhắm chừng làm học sinh không thấy rõ độ cao, bề rộng của chữ viết. Dẫn đến học sinh hay viết sai. Để thuận lợi hơn cho giáo viên và học sinh trong việc học thì tôi tự kẻ lại trên bảng từng dòng li rõ ràng giống y hệt như trong vở tập viết . với tấm bảng này tôi sử dụng cho năm học này và lâu dài thậm chi cho cả các lớp trên. Lúc này giáo viên không viết nhắm chừng và học sinh cũng thấy rõ kích cỡ của chữ mà luyện chính xác hơn. Kết quả: 100% các phụ huynh học sinh hưởng ứng tốt yêu cầu của tôi. 2.2 Hướng dẫn bằng phương pháp trực quan: Với tiểu học. Đặc biệt là học sinh lớp 1 phương pháp trực qua luôn là phương pháp tối ưu vì vậy tôi chọn giải pháp nhỏ trong nhóm giải pháp này là: 2.2.1 Hướng dẫn trực quan nắm chắc cấu tạo, kích cỡ các con chữ: Đọc viết là hai kỹ năng song song với nhau. Do vậy dạy tập viết cần phối hợp nhịp nhàng với dạy học vần. Học sinh luyện tập viết chữ dưới hai hình thức chủ yếu: luyện tập viết chữ trong các tiết học âm với luyện tập viết theo yêu cầu kỹ thuật trong các tiết dạy phân môn tập viết. Sau khi học xong phần âm tôi củng cố lại độ cao của các con chữ đã học. Dưới hình thức đọc viết, nhìn viết ( với học sinh yếu), thi nhau viết ( Học sinh khá giỏi.) Ví dụ: Kể các con chữ có 2 li: o, a, e, ê, n, m, u, ư…. Có mấy con chữ cao 3 li? Có những con chữ nào cao 4 ô li? Những con chữ nào cao 5 li? Lưu ý các em: âm p và âm b khi đọc và khi viết gọi là con chữ p, chữ b. khi viết các em dễ dàng phân biệt được sự khác nhau giữ hai con chữ này như sau: Con chữ p cao 4 ô li dưới gọi là p dưới; con chữ b cao 5 ô li trên gọi là b trên. Nếu sau này các em có viết nhầm thì nhớ lại lời thầy nói. Bảng con: học sinh tuy viết đúng chữ nhưng viết chỗ nào cũng được, hay viết sai điểm đặt phấn trong bảng con, cũng như điểm đặt bút khi viết trong vở nhất là học sinh viết chậm và yếu. Vậy để khắc sâu cho học sinh viết chính xác các con chữ cao 5 li và 3 li như l, b, h, k, t. tôi chỉ định điểm đặt phấn là trên dòng kẻ đậm 1 ô. Trên bảng con những em viết chậm và yếu tôi dùng đầu nhọn của đinh kẻ thêm chồng lên dòng li 1, 3, dòng li 6 của bảng con. * Những con chữ cao 2 li các em phải viết vào khung này. Kết quả: nhờ kinh nghiệm của tôi tuy nhỏ mà giờ này các em nói trên đã viết được và tiến bộ nhiều, bây giờ tôi không cần cầm tay nữa. 2.2.2. Hướng dẫn trực quan nét viết của từng con chữ: Trong giai đoạn giáo dục chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học thì đây là giải pháp mà tôi tâm đắc. Vì trẻ nhỏ chỉ thật sự hứng thú trước hình ảnh trực quan động, nhiều màu săc. Nếu chỉ nhìn cô, thầy giáo viết và thuyết trình từng nét viết đôi khi làm các em rối, chưa nói đến việc cô giáo đang đứng viết trên bảng sẽ ít nhiều che chắn tầm nhìn của một số học sinh theo góc nhìn, chỗ ngồi của các em trong lớp. Nếu không vận dụng giải pháp này thì ít nhiều khi hướng đãn các em trực quan nét viết của từng chữ sẽ bị hạn chế. Tôi đã tiến hành như sau: vận dùng phần mềm Microsoft office powerpoint để soạn trình chiếu nét viết của từng con chữ ở mỗi nội dung bài dạy bằng việc tạo một line nhỏ rồi liên kết hiệu ứng ở Custom Animation chọn hướng di chuyển hiệu ứng sang left hay right và bottom hay top và tốc độ hiệu ứng timing speed phù hợp với mỗi đoạn viết của một phần con chữ. Cứ như thế và nhiều đoạn line kết hợp lại tôi có được một trình chiếu cách viết đúng, đẹp của một con chữ với một kích thước to, rõ, có màu sắc hấp dẫn học sinh hứng thú quan sát. Mỗi lần trình chiếu chữ mới tôi đã để học sinh quan sát thật nhiều lần, đến khi các em thuộc như một quy trình viết đúng. Khi đã năm nét viết qua quan sát rồi thì các em vận dụng viết vào bảng con của chính mình. Đa số các em viết rất đúng nét viết và thường rất đạt vì đây là hoạt động tái diễn lại những gì mà các em đã trực quan mà nắm bắt một cách chủ động. 2.3 Rèn luyện qua thực hành viết chữ: 2.3.1: Hướng dẫn luyện viết - Vở tập viết quyển 1: Với hai tuần đầu học sinh viết rất lộn xộn, không biết điểm đặt bút để viết, có em thì viết rất đẹp nhưng khoảng cách giữ các chữ có trang thì quá thưa, còn có trang thì quá khít, thậm chí các em viết không thẳng hàng mặc dù chữ viết đúng độ cao. Cho nên để viết thẳng hàng ở vở tập viết từ bài 4 ( với bài 1,2,3 học sinh tô lại chữ) tôi mới thu hết vở tập viết lại chấm rõ và chỉ cho học sinh biết các điểm đặt bút ở từng dòng của vở: ê, v, bê, ve…. Sau khi thu và chỉ rõ các điểm trên thì có kết quả tiến bộ rõ dệt: 33 em tiến bộ 16 em. Còn 17 em thực hiện như trên lần 2. tiến bộ 6 em. Cứ như vậy cho đến khi cả lớp làm tốt theo yêu cầu. Đến giữa kỳ I các em đều nhận biết và thực hành chính xác các yêu cầu của giáo viên. Vở tập viết quyển 2: cần về nhà rèn thêm cho đúng và đẹp. Trong quá trình thực hiện phương pháp trên tôi thấy học sinh viết có tiến bộ nhiều. Kể cả học sinh yếu cũng viết đúng độ cao. 2.3.2 Viết mẫu trong vở ô li - Giáo viên viết mẫu lên bảng có kẻ ô vuông - Chữ mẫu của giáo viên phải chuẩn, đẹp ( đây là yếu tố cần thiết quyết định sự thành công trong việc rèn chữ viết cho học sinh.) - Giáo viên theo dõi cầm tay giúp đỡ học sinh yếu - Hướng dẫn học sinh viết vào vở nhắc nhở cách ngồi, cách cầm bút - Theo dõi, sửa chữa uốn nắn từng nét cho học sinh ngay từ những nét cơ bản đầu tiên - Trong bài viết co nhiều lỗi sai, giáo viên chỉ nên hướng dẫn sửa một lỗi để các em tự sửa từng lỗi sai còn lại. Cứ từng ngày từng ngày làm như vậy thì các em dần sẽ tiến bộ. Trước đây hễ học sinh sai bao nhiêu lỗi thì lấy ra sửa hết bấy nhiêu làm như thế không mang hiệu quả nhiều. - Những học sinh giỏi tôi rèn luyện bằng cách chép lại các âm vần, từ, câu ứng dụng của bài học vần mỗi ngày. Ví dụ: bài X – ch tôi cho học sinh rèn như sau: + Học sinh yếu tôi viết mẫu và cầm tay hướng dẫn em viết: X, Ch, Xe, Chó. + Học sinh khá giỏi các em tự phát huy sáng tạo của mình bằng cách nhìn sách giáo khoa ở cuối mỗi bài có hướng dẫn viết, cho học sinh tự ghi vào vở số dòng giống như tôi viết mẫu, rồi thực hiện rèn chữ viết. Kết quả: Với cách rèn chữ viết trên mà những em viết chậm, viết xấu cũng tiến bộ nhanh hơn và đúng mâu. Còn các em khá rất thành thạo tự viết mẫu rồi viết, thậm chí tôi phát huy các em này bằng cách tập chép thêm các từ ứng dụng và câu ứng dụng trong bài vừa học vào vở thì các em viết rất tốt và các enm có vẻ thích viết lắm. Học vần bài 24: q – qu ghi học sinh viết thêm từ: quả thị, qua đò, giỏ cá, giã giò, bài này có câu ứng dụng là: chú tư ghé qua nhà, cho bé giỏ cá. Học sinh viết nội dung này vào vở. Việc làm này phù hợp với thông tư 32. Từ việc làm đơn giản trên nhưng đã góp phần vào việc viết chữ đẹp. 2.3.3 Chia chữ ra từng loại và rèn luyện dứt điểm ( Đây là biện pháp trọng tâm) Nếu cùng một lúc đòi các em viết đúng và đẹp ngay là điều không thực tế, khó có thể thực hiện được.Do vậy tôi định ra mỗi tuần rèn một loại chữ nhất định.rèn viết đúng loại chữ này mới chuyển sang rèn loại chữ khác.tôi đặt kế hoạch rèn chữ viết hàng tuần, hàng tháng một cách cụ thể .cứ như thế, loại chữ này viết đẹp mơi chuyển sang rèn loại chữ khác nên học sinh phấn khởi và say mê rèn luyện. Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo nét và mối quan hệ vế cách viết các chữ cái tôi chia ra các nhóm như sau: *Chữ thường ( 3 nhóm ) +Nhóm1 :-n,m,I,u,ư,v,r,t ( 8 chữ cái ) - Trọng tâm rèn luyện là nét móc :móc ngược ,móc xuôi và móc hai đầu - Từ các nét cơ bản trên nếu viết đẹp 8 chữ cái ở nhóm 1, ta dễ dàng viết được các chữ cái khác như b, h, p, y… + Nhóm 2: l, b, h, k, p,y ( 6 chữ cái) - Năm chữ cái l, b, h, k, y đều giống nhau ở một nét cơ bản là nét khuyết - Viết được các chữ cái ở nhóm 1 và nhóm 2 học sinh sẽ viết được các chữ cài khác có phần thuận lợi hơn. - Với học sinh lớp 1 cần chú ý rèn viết bắt đầu từ nét sổ dọc. Học sinh viết được nét sổ ngay ngắn mới tiến hành viết nét khuyết. + Nhóm 3: o, ô, ơ, a, ă, â, d, đ, q, g, c, x, e, ê, s ( 15 chữ cái) - Loại chữ này nhìn thì thấy viết đơn giản lắm nhưng thực tế họ viết sai nhiều bắt đầu bởi chữ o. viết chữ o như thế nào cho đúng, bắt đầu đặt bút ở đâu…? Theo tôi khi dạy rèn viết chữ o tôi kẻ một ô vuông ngoài bìa cứng , rồi chia ô vuông thành 3 phần bằng nhau, đánh dấu 4 điểm giữa các cạnh hình chữ nhất, dùng phấn màu chấm chấm thành hình chữ o sau đó tô lên các dấu chấm chấm. Giáo viên vừa viết vừa hướng dẫn học sinh quan sát. Viết được chữ o học sinh dễ dàng viết đúng các chữ cái khác trong nhóm 3. Như vậy kế hoạch của tôi là rèn 3 nhóm này lúc nào thì đúng lúc và phù hợp nhất. Theo nội dung bài học vần thì các âm trong nhóm này không theo thứ tự trên mà đan xen nhau. Vậy nhóm 1 và 3 bắt đầu rèn từ tuần 3 đến tuần 5 vào các tiết trống, cuối các buổi học. Ở nhóm 1 thì cần hướng dẫn học sinh dựa vào nét sổ thẳng đã học để tạo thành nét móc xuôi, móc ngược và nét móc hai đầu. Còn ở nhóm 3 hướng dẫn các em điểm đặt bút và lấy các đường kẻ dọc, ngang trong vở để làm điểm tựa cho các nét được đều nhau. Trong nhóm này cần chú ý đến nét tròn vì các em hay viết ngược chiều nghiêng. Giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ điểm đặt bút , chiều đưa bút và điểm dừng bút trùng khít điểm đặt bút. Nhóm 2 từ tuần 6 đến tuần 7 kết hợp rèn các chữ ghép : nh, th, ch, ph, kh, ng, ngh, gh cần chú ý rèn cho học sinh khi viết nét nối biết đưa bút liền mạch. Nhóm này các nét khuyết xuôi, khuyết ngược đều nằm trên đường kẻ dọc của vở ô li để chop học sinh viết thẳng nét. Chú ý khi vòng nét khuyết không to quá và cũng không nhỏ quá đồng thời nét đưa xuống và nét vòng lên phải gặp nhau tại một điểm quy định là dòng li thứ hai. Ở nhóm nét sổ thẳng, nét ngang, nét móc giáo viên hướng dẫn các em dựa vào các đường kẻ dọc và ngang ở trong vở ô li làm chuẩn viết cho đúng, thẳng. - Trong giờ dạy học vần giáo viên cần luôn sử dụng bộ mẫu chữ cài trọng bộ mẫu chữ tập viết làm đồ dùng trực quan cho học sinh quan sát, dùng bảng phụ để viết mẫu các chữ viết khó rồi vừa viết vừa giảng tỉ mỉ điểm đặt bút, cách đưa các nét chữ cho học sinh hiểu. - Sau đó cho các em rèn thêm vào vở ô li rèn thêm. Khi các em viết cần quan sát và kịp thời can thiệp vào các lỗi sai các em hay vấp phải, cần nâng cao dần kỹ năng viết liền mạch cho các em, lưu ý khoảng cách giữa các con chữ sao cho vừa phải. - Cần phân tích rõ các ưu và nhược của các em về lỗi viết trước lớp để các em rút kinh nghiệm tốt sau mỗi bài viết. Với các em quá yếu thì giáo viên có thể bắt tay các em viết một vài chữ đầu. Rèn cho học sinh viết chữ đẹp có nghĩa là chữ viết của học sinh phải đạt các yêu cầu: Đúng các nét cơ bản, độ cao, khoảng cách, kĩ thuật nối giữa các con chữ, viết các dấu đúng vị trí, và tương xứng với con chữ …. Khi dạy viết chữ cái giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào các đường kẻ dọc, ngang trong vở để chữ không bị nghiêng, bị méo. Học sinh rất khó khăn khi học viết các chữ cái này nơi giáo viên cần đến tận nơi để bao quát có thể giúp các em còn lúng túng bằng cách cầm tay hướng dẫn cách viết đồng thời động viên các em để các em tự tin hơn. Phân môn tập viết ở lớp 1, yêu cầu học sinh phải viết đúng chữ mẫu ngay từ những chữ cái đầu tiên. Muốn viết đúng các chữ cái được đẹp giáo viên phải hướng dẫn học sinh viết đúng các nét cơ bản từ những buổi đầu tập viết. - Học sinh lớp 1 lần đầu tiên làm quen với các bài học viết cầ