-Trong tình hình thực tế hiện nay để đảm bảo tốt việc duy trì sĩ số
là điều rất khó đồng thời sự thất bại không thể tránh khỏi ở những năm học
đầu, không làm tôi nản lòng.
-Với tinh thần trách nhiệm và nhữngbài học kinh nghiệm rút ra từ
những năm 1995 đến năm 2005 lớp tôi phụ trách đều đảm bảo duy trì sĩ số đạt
100%.
16 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 10401 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kinh nghiệm trong công tác duy trì sĩ số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG
CÔNG TÁC DUY TRÌ SĨ SỐ
-Trong tình hình thực tế hiện nay để đảm bảo tốt việc duy trì sĩ số
là điều rất khó đồng thời sự thất bại không thể tránh khỏi ở những năm học
đầu, không làm tôi nản lòng.
-Với tinh thần trách nhiệm và những bài học kinh nghiệm rút ra từ
những năm 1995 đến năm 2005 lớp tôi phụ trách đều đảm bảo duy trì sĩ số đạt
100%.
I./ ĐẶT VẤN ĐỀ:
- Nhiệm vụ cơ bản nhất của giáo viên dạy lớp là duy trì sĩ số và
nâng cao chất lượng dạy-học của học sinh với chủ trương phổ cập giáo dục tiểu
học cả nước hiện nay là nhiệm vụ duy trì sĩ số lại càng có ý nghĩa quyết định.
- Trong khi đó thực trạng kinh tế của xã hội địa bàn của trường còn
phức tạp, nhất là việc đảm bảo chuyên cần của lớp (có học sinh người dân tộc).
- Qua nghiên cứu tình hình thực tế tôi lập kế hoạch lớp khá tỉ mĩ
với quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu duy trì sĩ số 100% mỗi năm học.
- Qua nhiều năm thất bại, tôi lại nghiên cứu thực tế, rút kinh
nghiệm điều chỉnh kế hoạch chủ nhiệm của lớp qua từng năm, đến nay được
coi là thành công, tôi xin trình bày những kinh nghiệm bản thân về việc duy trì
sĩ số ở lớp như sau.
II./ NỘI DUNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1./ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH NGHIỆM:
a). Nguyên nhân giảm sỉ số:
- Qua những thất bại tôi tìm hiểu nguyên nhân cho từng tình huống
học sinh bỏ học thường thuộc dạng yếu kém và trung bình.
b). Nguyên nhân khách quan:
* Về phía học sinh:
+ Không có động lực học tập tốt, học lực yếu.
+ Thiếu tự tin vào bản thân, rất thụ động trong học tập.
+ Ham chơi, lười học ( đã thành thói quen).
+ Không có bạn tốt để cùng nhau học hành.
+ Hạnh kiểm chưa tốt (hay nghịch phá bạn bè, làm mất trật tự trong lớp
học).
+ Một số học sinh chậm phát triển trí tuệ nặng nhất là đần độn.
* Về gia đình:
+Gia đình không quan tâm (do bận sinh kế hoặc gia đình quá khó khăn
trong cuộc sống).
+ Nhiều trường hợp cha mẹ đã ly thân hoặc ly dị (phải sống với mẹ
hoặc ông, bà, cô, dì…).
+ Gia đình quá đông con không chăm sóc con cái được chu đáo (có khi
gởi con ở với ông bà, cô bác, ...).
+ Gia đình nghèo phần đông thiếu quan tâm đến việc học của con em,
môi trường không lành mạnh, không có phong trào học tập tốt (học sinh theo
những bạn bè rủ nhau bỏ học, chơi bời lêu lỏng).
+ Gia đình nghèo, ngoài giờ học, học sinh phải lao động kiếm sống
phụ giúp gia đình làm thêm (bán vé số , bán bánh...).
b). Nguyên nhân chủ quan:
- Kế hoạch chủ nhiệm chưa khoa học và cụ thể, giáo viên chưa
nắm bắt đầy đủ tình hình học sinh của lớp mình.
- Chưa tích cực trong việc động viên gia đình (phụ huynh học sinh)
quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện tốt nhất cho con em sinh hoạt, học tập ở lớp
cũng như ở nhà.
- Mối quan hệ giữa giáo viên và gia đình chưa thật sự mật thiết
(chủ yếu là mối liên hệ hành chính như thông báo bằng phiếu liên lạc gởi thư
mời khi có học sinh nghỉ học ).
- Trong những buổi gặp gỡ giáo viên thường hay chê bai, phiền
trách những điểm yếu của học sinh về kết quả học tập, điểm xấu, lời phê nặng
nề ...
- Giáo viên chưa tổ chức việc học tập ở lớp thật sự khoa học,
không khí lớp học luôn nặng nề, căng thẳng và sự nghiêm khắc quá đáng của
giáo viên nhất là những giáo viên hay sử dụng biện pháp xử phạt học sinh (
trong đó thành phần học sinh yếu kém, cá biệt thường nhận lãnh hình phạt
khiển trách trước lớp).
- Một số em thường thiếu dụng cụ học tập cá nhân (kể cả sách vở,
quần áo đi học ).
- Nhiều em chưa biết phương pháp học tập, chưa biết sắp xếp thời
gian học tập ở nhà, chưa biết cách học bài, làm bài bị hỏng kiến thức cơ bản từ
những lớp dưới nên có những hạn chế trong việc tiếp thu kiến thức mới, thiếu
tự tin, có mặc cảm tự ti nặng nề đối với bạn bè; từ đó khiến các em ngày càng
chán nản trong học tập.
- Giáo viên chưa biết cách sử dụng có hiệu quả các mối quan hệ
khác trong cộng đồng tác động vào gia đình học sinh, để vận động gia đình tạo
điều kiện cho các em được tiếp tục học ( như chính quyền địa phương ấp, xã,
bạn bè thân cận hoặc những người có uy tín đối với gia đình).
2). Cách giải quyết:
- Từ những nguyên nhân trên đã làm cho việc duy trì sĩ số trong
lớp luôn bấp bênh và cuối năm học một số học sinh không đạt yêu cầu theo kế
hoạch chủ nhiệm đề ra từ đầu năm học. Do đó tôi đề ra cách giải quyết cụ thể
sau đây để đảm bảo cho việc duy trì sĩ số của lớp mình.
* Biện pháp tiến hành:
a). Nắm tình hình học tập và hoàn cảnh gia đình học sinh:
- Trước khai giảng trường sẽ tập trung học sinh (từ giữa tháng tám
hằng năm) để ôn tập và chuẩn bị cho năm học mới, đây là thời gian để giáo
viên nắm tình hình học sinh đầu năm học.
- Bước đầu nắm tình hình chất lượng thực tế thông qua giáo viên,
hồ sơ học bạ năm trước, các số liệu khảo sát chất lượng đầu năm học; Qua trao
đổi trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm năm trước từ đó mới nắm chắc chất lượng
học tập, hạnh kiểm, tinh thần học tập của học sinh.
- Kế tiếp điều tra tình hình hoàn cảnh gia đình học sinh (qua xem
xét lí lịch học sinh, qua giáo viên chủ nhiệm cũ), nắm rõ nơi cư trú, nghề
nghiệp của phụ huynh ; tình trạng gia đình…(cuộc sống gia đình có thuận lợi
hay khó khăn gì ? Cha mẹ còn sống chung hay đã ly dị, số con trong gia đình
...).
- Sau khi nắm chắc tình hình thì tôi mới thiết lập kế hoạch chủ
nhiệm cho năm học mới.
b). Kế hoạch chủ nhiệm:
+ Nhận định, phát hiện đối tượng có thể bỏ học:
- Chia học sinh thành 2 nhóm: nhóm có học lực khá – giỏi, gia
đình có quan tâm sẽ không bao giờ bỏ học giữa chừng, nhóm có học lực trung
bình, yếu gia đình không quan tâm sẽ có nguy cơ bỏ học nhiều nhất (đây là đối
tựơng chính của kế hoạch duy trì sĩ số) cụ thể sau:
- Các em học sinh khá, giỏi dù là con em lao động nghèo nhất định
không bỏ học (vì từ các năm học trước phụ huynh học sinh đã quan tâm đến
việc học của con em nên mới có kết quả tốt ).
- Các em học sinh yếu, kém, trung bình có khó khăn đời sống có
nguy cơ bỏ học.
- Các em học sinh yếu kém hay trung bình tuy có gia đình khá giả
nhưng phụ huynh lại không quan tâm đến việc học của con cái cũng có nguy cơ
bỏ học.
- Đáng quan tâm nhất là những học sinh có hoàn cảnh gia đình
ngang trái, cha mẹ ly dị hoặc gia đình quá đông con, những em này có nguy cơ
bỏ học.
- Từ cơ sở đó, ta có thể thẫm định, tiên đoán có bao nhiêu học sinh
thuộc diện cần “khoanh vùng” cần đấu tranh chống bỏ học.
* Cách giải quyết chống bỏ học:
- Nhằm khắc phục những nguyên nhân trên, để thay đổi cách quản
lý lớp học sao cho tạo được không khí vui tươi sinh động trong các tiết học,
bằng phương pháp linh hoạt, hạn chế tối đa việc la rầy hoặc sử dụng hình phạt
học sinh (tránh tạo không khí căng thẳng trong mỗi buổi học).
- Lên kế hoạch kèm cặp bằng “đôi bạn học tập” (một học sinh giỏi
hoặc khá kèm một học sinh yếu kém hoặc trung bình-yếu) giáo viên sinh hoạt
hướng dẫn học sinh khá giỏi biết cách kèm bạn và nhất là phải có ý thức tôn
trọng bạn bè, không được bắt nạt hay xem thường bạn (nhiệm vụ chủ yếu là
nhắc nhở bạn học bài, hướng dẫn làmbài luyện tập hoặc củng cố những kiến
thức mà bạn chưa hiểu rõ).
- Giáo viên luôn chú ý theo dõi mối quan hệ giữa đôi bạn học tập
để có biện pháp thay đổi, nếu thấy không hợp tính nhau hoặc ngăn chặn ngay
tình trạng ức hiếp, mắng bạn.
- Giúp học sinh trao đổi kinh nghiệm trong học tập ( cũng như cách
học bài dễ thuộc, cách phân tích bài, cách vận dụng kiến thức đã học vào bài
tập đã học), việc trao đổi này rất hữu hiệu để nâng dần chất lượng học sinh yếu
kém.
- Trong giảng dạy tôi luôn quan tâm dành các câu hỏi khá dễ để
các em yếu kém trả lời, khen và động viên kịp thời để tạo phấn khởi cho các
em. Tổ chức phụ đạo học sinh yếu kém hằng tuần để củng cố các kiến thức cơ
bản cho các em (nhất là môn toán, chính tả, tập làm văn, tập đọc ...)
+ Về tinh thần:
- Sinh hoạt tư tưởng nhẹ nhàng để các em yếu kém không bị tự ái
khi bạn mình kèm cập có tiến bộ (cho đến khi đạt loại khá trở lên) thường đến
cuối HK I thì các em được xếp loại khá trừ các em cá biệt.
- Trong mỗi buổi học, giáo viên đều có nhận xét, tuyên dương sự
tiến bộ (dù rất nhỏ) của các em.
- Sử dụng tiết sinh hoạt cuối tuần để động viên các em thêm về sự
tích cực học tập tiến bộ cụ thể.
- Nêu gương điển hình các anh chị học sinh những năm trước đã
kiên trì cố gắng dù đầu năm còn yếu kém nhưng cuối năm đạt khá giỏi để củng
cố lòng tin nơi các em.
*Tóm lại: Chúng ta đừng tiếc lời khen ngợi, lời động viên cổ vũ cho các
em phấn khởi trong học tâp. Trước lỗi lầm sai trái, các yếu kém chỉ nên lưu ý
nhắc nhở nhẹ nhàng kèm theo hướng dẫn uốn nắn cho các em.
+ Quan hệ với phụ huynh học sinh và gia đình:
- Thông báo kết quả học tập hàng tháng và học kỳ (qua liên lạc)
quan trọng phải làm cho học sinh có chuyển biến, có tiến bộ cụ thể, tạo được sự
phấn khởi, tin tưởng hơn cho gia đình (tránh phê phán nặng nề làm chạm tự ái
PHHS).
- Học sinh nghỉ học không có lý do ngay từ ngày thứ nhì là phải
quan hệ với gia đình qua thư mời, cho học sinh liên hệ. Nếu học sinh nghỉ lâu
mời PHHS không đến thì tôi phải đến quan hệ trực tiếp với gia đình.
- Đây là phần mấu chốt của vấn đề cho học sinh có bỏ học hay
không phần lớn là sự quyết định của PHHS, kinh nghiệm cho thấy khi đến quan
hệ với PHHS là phải hết sức tế nhị, đừng tự ái trước thái độ đón tiếp lạnh nhạt,
phải kiên trì phải có kế hoạch trình tự và nội dung cụ thể trước khi gặp PHHS,
trước hết phải tìm những tính tốt, những điểm tiến bộ của học sinh để nêu
trước, sau đó mới trình bày những khuyết điểm, hạn chế (kèm theo các nguyên
nhân) khi trao đổi cần khéo léo tế nhị, không phê bình nặng lời làm chạm tự ái
PHHS.
- Đồng thời nêu lên triển vọng khắc phục yếu kém để vươn lên
trung bình hoặc khá giỏi của con em họ. Nêu cụ thể hướng hợp tác giữa nhà
trường với phụ huynh “cam đoan” với phụ huynh là các cháu sẽ nhất định tiến
bộ. Tôi đã tạo được sự tin tưởng với gia đình các em. Vì vậy gia đình dù khó
khăn thế mấy cũng sẽ cố gắng cho các em đi học lại.
+ Mối quan hệ hỗ trợ:
- Việc vận động duy trì sĩ số, tôi đã sử dụng nhiều mối quan hệ
khác để hỗ trợ như:
- Hiệu trưởng là đầu mối tạo động lực hỗ trợ, tham mưu nhà trường
giúp mời PHHS, hoặc trực tiếp gặp PHHS để thuyết phục động viên cho học
sinh tiếp tục đi học.
- Hiệu trưởng còn kết hợp với hội PHHS, hỗ trợ vận động giúp đỡ,
quần áo, sách vở cho học sinh nghèo khắc phục khó khăn trong học tập.
- Hiệu trưởng giúp quan hệ chính quyền địa phương, ấp, xã để nhờ
hỗ trợ hoặc áp lực hành chính với gia đình ( căn cứ vào luật phổ cập giáo dục
tiểu học) để buộc gia đình phải tiếp tục cho con em mình đi học.
- Ngoài ra tôi còn nhờ hội phụ nữ hỗ trợ vận động học sinh trở lại
trường và sau cùng là lực lượng học sinh của lớp, các bạn bè thân thiết của các
em sẽ lôi kéo các em trở lại lớp.
- Trong kế hoạch duy trì sĩ số, tôi đã vận dụng mọi lực lượng trong
và ngoài nhà trường với tất các kinh nghiệm giao tế để cuối cùng là giữ được
học sinh tiếp tục học tập có kết quả đến cuối năm.
+ Cải tiến phương pháp dạy học và quản lý lớp:
- Trọng tâm của kế hoạch chủ nhiệm lớp là việc duy trì sĩ số, nó
tạo được sự phấn khởi, vượt khó trong học tập của học sinh và sự tin tưởng của
PHHS để con em mình tiếp tục đi học.
- Nhận thức như vậy nên tôi đã đầu tư nhiều biện pháp tích cực
giảng dạy như sau:
- Nâng chất lượng giảng dạy từng môn học, từng buổi học, đặc biệt
quan tâm đến đối tượng học sinh yếu kém và trung bình (giúp các em này có
thể hiểu được bài).
- Kích thích sự học tập của học sinh bằng các thủ thuật giúp các
em yếu kém chủ động trong học tập không bao giờ la rầy hay sử dụng hình
phạt khi phát biểu sai hoặc làm bài sai mà khéo léo sữa sai giúp các em hiểu
đúng.
- Vận dụng nhiều kinh nghiệm trong phương pháp giảng dạy, tạo
được mối quan hệ thân thiết giữa thầy và trò, tạo cho các em cảm giác hứng
thú, vui vẻ trong học tập (khác với những buổi học nặng nề, căng thẳng thần
kinh). Từ đó tạo cho các em gắn bó với trường lớp hơn.
- Tạo sự đoàn kết thân ái giúp đỡ nhau trong học tâp, phát huy tinh
thần tích cực của đôi bạn học tập.
- Vận dụng tiết sinh hoạt lớp mỗi tuần một cách tích cực, hiệu quả
thiết thực hơn, kiểm điểm sinh hoạt học tập cả tuần, đặc biệt cần tuyên dương
từng cố gắng từng tiến bộ ( dù nhỏ) của học sinh yếu kém.
- Ngoài ra tôi còn vận dụng các yếu tố tâm lý trong quá trình giảng
dạy để xoá tan mặc cảm tự ti của các học sinh yếu-kém, trung bình. Những học
sinh yếu kém thường không phải yếu tất cả các môn học, các em có khả năng
học tốt các môn ít tiết. Từ đó tôi đã động viên, khuyến khích các em phấn đấu
để học tốt các môn còn lại. Đồng thời giúp các em xoá tan mặc cảm, tự ti, vươn
lên trong học tập.
- Qua từng tháng học các em thấy sự tiến bộ thực sự của mình
hằng tháng và thông báo về gia đình biết sự tiến bộ này giúp các em ngày càng
phấn khởi vui vẻ, hứng thú hơn trong học tập không còn muốn bỏ học, gia đình
cũng mong muốn cho con em tiếp tục học tập dù hoàn cảnh gia đình có khó
khăn.
- Kết quả lớp tôi đảm bảo được tỉ lệ chuyên cần, dù có bệnh các
em vẫn cố gắng đến lớp, có tháng tỉ lệ chuyên cần đạt 100%.
III./ KIỂM NGHIỆM LẠI KINH NGHIỆM:
1./ Kết quả đạt được:
Từ những thất bại những năm đầu, đến những năm sau này, kết
quả luôn đạt duy trì sĩ số và lên lớp 100%.Sau đây là số liệu cụ thể:
NĂM SỐ LIỆU HỌC SINH BỎ HỌC LÊN LỚP
1996-1997 03 100%
1997-1998 02 100%
1998-1999 01 100%
1999-2000 00 100%
2000-2001 00 100%
2001-2002 00 100%
2002-2003 00 100%
2003-2004 00 100%
2004-2005 00 100%
2) Phạm vi tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm:
+ Nguyên nhân thành công .
- Là giáo viên mà nhất là giáo viên dạy lớp, tôi không chỉ lập kế
hoạch chủ nhiệm mà còn phải thường xuyên quan tâm đến những học sinh có
hoàn cảnh gia đình khó khăn, có nguy cơ bỏ học, để kịp thời vận động giúp đỡ
để em có điều kiện đến trường học tập tốt.
- Ngoài ra phải có thái độ cỡi mở chân tình và gần gũi mỗi khi liên
hệphụ huynh, bên cạnh phải có sự hỗ trợ của nhà trường, chính quyền địa
phương và đoàn thể, để đạt được chỉ tiêu và kế hoạch đề ra có hiệu quả cao.
-Giáo viên nắm được đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, trong quá trình
thực hiện biết vận dụng những điều kiện thuận lợi, khắc phục được khó khăn để
làm tốt công tác duy trì sỉ số.
+ Nguyên nhân tồn tại:
- Song song những thành còn có những tồn tại như : địa bàn nông
thôn còn nghèo, trình độ dân trí thấp, phụ huynh chưa thật sự quan tâm nhiều
đến việc học của con em mình.
- Địa bàn là vùng biên giới, mật độ dân cư thưa, từng hộ dân năm
rãi rác, ít tập trung. Vì vậy còn gặp vất vả trong vận động học sinh.
IV/BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
a/.Bản thân
- Qua quá trình công tác và thời gian áp dụng kinh nghiệm tôi đã
rút ra được bài học như sau :
- Là giáo viên dạy lớp, trước tiên phải đặt “cái tâm” lên hàng đầu
và kiên trì, nhẫn nại trong thực hiện nhiệm vụ được phân công.
- Hiểu rõ nguyên nhân học sinh bỏ học, để xây dựng kế hoạch chủ
nhiệm, điều tra nắm rõ tình hình từng đối tượng ngay từ đầu năm học.
- Biết vận dụng tâm lí giáo dục trong giảng dạy, động viên, khuyến
khích, khen ngợi kịp thời, tránh sử dụng hình phạt trong giờ dạy làm không khí
lớp học thêm căn thẳng, làm học sinh dễ chán nãn.
- Học sinh nghỉ học không xin phép, ngày đầu phải cho học sinh
trong lớp liên hệ để biết lí do, ngày thứ hai giáo viên phải viết thư thông báo
đến gia đình , ngày thứ ba giáo viên phải đích thân đến gia đình học sinh để tìm
hiểu và vận động các em trở lại lớp.
- Quan hệ mật thiết với phụ huynh học sinh phải làm cho phụ
huynh học sinh thấy rõ sự quan tâm của thầy cô giáo là vì con em mình,thật sự
muốn giúp cho con em nình tiến bộ , phải làm cho phụ huynh học sinh phấn
khởivà tin tưởng thật sự vào năng lực học tập của con em mình.
- Các học sinh bỏ học , nếu vận động chưa có hiệu quả ở cha mẹ
các em thì phải kiên trì sử dụng các tác động từ người thân có uy tín với gia
đình, sự hổ trợ BGH và chính quyền xã , ấp để tạo áp lực hành chính, hoặc nhờ
đoàn thể vận động tiếp như hội phụ nữ.....
- Kinh nghiệm chung nhất đó là tư tưởng tiến công không chịu
thua ,không bỏ cuộc trước bất cứ trường hợp nào .
b/.Đối với tổ :
- Là tổ trưởng chuyên môn ngoài việc vận dụng kinh nghiệm cho
bản thân, tôi còn phổ biến kinh nghiệm này cho giáo viên trong tổ và cho
đồng nghiệp trong trường, thông qua những lần họp hội đồng và trao đổi
chuyên môn, trong năm học 2004-2005 trường duy trì sĩ số đạt 13 /15 lớp.
Trong đó tổ tôi đạt 100%.
V) KẾT LUẬN :
- Là giáo viên tiểu học, trong khi thực hiện công tác duy trì sĩ số,
đấu tranh chống bỏ học đừng nghĩ đến sự mai rủi mà phải xem đây là trách
nhiệm của chính mình.
- Phải thấy đươc ý nghĩa của việc duy trì sĩ số trong công tác
PCGD TH, phải thật sự thương yêu học sinh có hoàn cảnh khốn khổ.... có
biện pháp giúp các em được học hành .
- Để thực hiện tốt trong công tác duy trì sĩ số ở trường tiểu học,
bên cạnh sự cố gắng của bản thân còn phải có sự hỗ trợ của nhà trường và các
lực lượng xã hội.
Với những ý nghĩa trên, tôi thấy rắng việc duy trì sĩ số hết sức cần thiết. Hướng
tới tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để tìm ra những biện pháp tốt hơn trên cơ sở
những kinh nghiệm sẵn có.Vận dụng các biện pháp linh hoạt hơn nhằm nhân
rộng điển hình cho nhà trường