Một số nhân tố khách quan tác động đến hứng thú học tiếng Anh của học sinh trung học cơ sở

Tóm tắt. Qua khảo sát 691 học sinh (HS) thuộc 4 trường nội, ngoại thành của thành phố Hà Nội, tỉnh Vĩnh Phúc và trên cơ sở xem xét những biểu hiện của các nhân tố khách quan tác động đến hứng thú học tiếng Anh, chúng tôi thấy yêu cầu cần biết tiếng Anh của xã hội được các em học sinh này đánh giá cao nhất, tiếp đến là phương pháp giảng dạy tiếng Anh của giáo viên đối với HS Trung học cơ sở (THCS); Thái độ của nhóm bạn đối với việc học tiếng Anh và thấp nhất là môi trường tiếp cận tiếng Anh trong gia đình. Điều kiện học tiếng Anh trong gia đình các em với HS THCS được chúng tôi xem xét ở hai khía cạnh: môi trường tiếp cận tiếng Anh trong gia đình và cách thức giáo dục con học tiếng Anh trong gia đình. Nhìn chung, môi trường tiếp cận tiếng Anh của các em trong gia đình chưa thực sự thuận lợi.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 181 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số nhân tố khách quan tác động đến hứng thú học tiếng Anh của học sinh trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2012, Vol. 57, No. 9, pp. 134-141 MỘT SỐ NHÂN TỐ KHÁCH QUAN TÁC ĐỘNG ĐẾN HỨNG THÚ HỌC TIẾNG ANH CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Nguyễn Xuân Long Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội E-mail: xlonglth@gmail.com Tóm tắt. Qua khảo sát 691 học sinh (HS) thuộc 4 trường nội, ngoại thành của thành phố Hà Nội, tỉnh Vĩnh Phúc và trên cơ sở xem xét những biểu hiện của các nhân tố khách quan tác động đến hứng thú học tiếng Anh, chúng tôi thấy yêu cầu cần biết tiếng Anh của xã hội được các em học sinh này đánh giá cao nhất, tiếp đến là phương pháp giảng dạy tiếng Anh của giáo viên đối với HS Trung học cơ sở (THCS); Thái độ của nhóm bạn đối với việc học tiếng Anh và thấp nhất là môi trường tiếp cận tiếng Anh trong gia đình. Điều kiện học tiếng Anh trong gia đình các em với HS THCS được chúng tôi xem xét ở hai khía cạnh: môi trường tiếp cận tiếng Anh trong gia đình và cách thức giáo dục con học tiếng Anh trong gia đình. Nhìn chung, môi trường tiếp cận tiếng Anh của các em trong gia đình chưa thực sự thuận lợi. Từ khóa: Hứng thú học tiếng Anh, giảng dạy tiếng Anh, phương pháp giảng dạy tiếng Anh. 1. Mở đầu Qua tìm hiểu trên 691 HS THCS tại thành phố Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi nhận thấy sự hứng thú học tiếng Anh của HS THCS chỉ đạt mức trên trung bình. Vậy nguyên nhân nào tác động đến hứng thú học tiếng Anh của các em? Có rất nhiều những nhân tố chủ quan và khách quan tác động đến hứng thú học tiếng Anh, nhưng trong bài viết này chúng tôi chỉ tập trung phân tích những nhân tố khách quan. Tìm hiểu về các nhân tố khách quan tác động đến hứng thú học tiếng Anh của HS THCS, chúng tôi quan tâm đến một số nhân tố sau đây: - Điều kiện học tiếng Anh trong gia đình của HS THCS; - Phương pháp giảng dạy tiếng Anh của giáo viên đối với HS THCS; - Thái độ đối với việc học tiếng Anh của nhóm bạn; - Sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế. 134 Một số nhân tố khách quan tác động đến hứng thú học tiếng Anh... 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khách thể và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện từ năm 2010 đến 2012 ở thành phố Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc, tại 4 trường nội và ngoại thành, với 16 lớp và 691 học sinh tham gia trả lời bảng hỏi. Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp nghiên cứu văn bản, phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm tập trung. Các kết quả khảo sát được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS phiên bản 13.0 dành cho các nghiên cứu khoa học xã hội để đảm bảo tính khách quan. 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Điều kiện học tiếng Anh trong gia đình của HS THCS Điều kiện học tiếng Anh trong gia đình HS THCS được xem xét ở hai khía cạnh: môi trường tiếp cận tiếng Anh trong gia đình, cách thức giáo dục con học tiếng Anh. a. Môi trường tiếp cận tiếng Anh trong gia đình Theo đánh giá của bản thân HS THCS, nhìn chung môi trường tiếp cận tiếng Anh của các em trong gia đình chưa thực sự thuận lợi (ĐTB = 2,83 ở mức trung bình). Tuy nhiên, nếu đi sâu phân tích từng điều kiện học tiếng Anh mà bố mẹ HS THCS dành cho con cái họ trong gia đình, chúng tôi thấy rằng, phần lớn HS THCS (với kết quả trả lời trong phiếu điều tra: 25,9% tích vào ô phần lớn đúng; 36,6% tích vào ô hoàn toàn đúng đã thừa nhận bố mẹ các em đã tìm lớp cho các em học tiếng Anh, mua băng đĩa, máy nghe nhạc để các em nghe tiếng Anh, nghĩa là bố mẹ HS THCS đã tạo một số điều kiện thuận lợi cho các em học tiếng Anh (ĐTB = 3,73 và ở mức cao). Bên cạnh việc tạo điều kiện khách quan thật tốt cho con mình học tiếng Anh, những điều kiện bên trong mỗi gia đình nhằm tạo môi trường tiếng Anh cho con dường như đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát của bố mẹ. Chẳng hạn, việc trong gia đình mọi người đều biết tiếng Anh là điều kiện được ít học sinh nhìn nhận nhất (ĐTB = 2,35, dưới mức trung bình và đứng thứ bậc thấp nhất trong bảng xếp hạng). Ngoài ra, số HS THCS thừa nhận trong gia đình các em số sách, báo, tạp chí, tiếng Anh không nhiều (ĐTB = 2,51 và 13,0% phần lớn đúng; 7,7% hoàn toàn đúng). Có thể nói bố mẹ HS THCS mới chỉ quan tâm đến việc tạo những điều kiện hỗ trợ trực tiếp cho việc học tiếng Anh (tìm lớp học tiếng Anh, mua sách, băng, đĩa bằng tiếng Anh, máy để nghe,...) mà chưa thật chú trọng tạo ra môi trường tiếng Anh xung quanh để giúp các em có thể tiếp cận thường xuyên với ngoại ngữ này. b. Cách thức giáo dục con học tiếng Anh trong gia đình Trong gia đình HS THCS, bố mẹ các em rất quan tâm đến việc giáo dục con học tiếng Anh (ĐTB = 4,15 cao nhất trong bảng xếp hạng và 16,5% phần lớn đúng; 56,7% hoàn toàn đúng). Trên thực tế, phần lớn bố mẹ HS THCS không cho rằng, dạy tiếng Anh 135 Nguyễn Xuân Long cho con mình là trách nhiệm của thầy cô giáo và nhà trường (ĐTB = 3,58). Kết quả khảo sát thực tiễn còn cho thấy, tuy bố mẹ HS THCS không có đủ thời gian cũng như kiến thức để kiểm tra con học tiếng Anh hàng ngày, nhưng bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi, bố mẹ các em còn có những hình thức khen thưởng phù hợp nhằm khích lệ con mình tích cực học tiếng Anh. Kết quả khảo sát thực tiễn cho thấy, bố mẹ HS THCS động viên, khuyến khích con học tiếng Anh và có phần thưởng thích đáng khi con đạt kết quả như mong đợi (ĐTB = 3,84 và 26,5% phần lớn đúng; 39,4% hoàn toàn đúng). Bảng 1. Cách thức giáo dục con học tiếng Anh trong gia đình của HS THCS Tỷ lệ phần trăm Những biểu hiện về cách thức giáo dục con học tiếng Anh trong gia đình Hoàn toàn không đúng Phần lớn là không đúng Nửa đúng, nửa sai Phần lớn là đúng Hoàn toàn đúng ĐTB 1. Khi học tiếng Anh, nếu em không hiểu bài, bố mẹ hướng dẫn em từ dễ đến khó 32,9 21,1 18,7 12,7 14,6 2,55 2. Bố mẹ kiểm tra em học tiếng Anh hàng ngày 24,3 24,6 21,13 14,8 15,2 2,72 3. Bố mẹ em cho rằng, dạy học tiếng Anh là trách nhiệm của thầy cô giáo và nhà trường 32,1 21,1 28,4 9,8 8,5 3,58 4. Bố mẹ không quan tâm tới việc em học tiếng Anh như thế nào 56,7 16,5 15,8 7,4 3,6 4,15 5. Bố mẹ động viên, khuyến khích em học tiếng Anh và có phần thưởng thích đáng cho em khi em đạt kết quả học tiếng Anh như mong đợi 6,7 7,7 19,8 26,5 39,4 3,84 6. Ngoài giờ học trên lớp, bố mẹ còn cho em học thêm tiếng Anh 14,2 11,3 15,9 21,6 37,0 3,56 7. Bố mẹ cho em học tiếng Anh từ nhỏ 28,5 20,7 21,1 13,5 16,2 2,68 ĐTB nhóm 3,30 So sánh cách thức giáo dục con học tiếng Anh trong gia đình giữa các nhóm khách thể khác nhau, chúng tôi không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa nếu xét theo giới tính, lớp học, trường học, khu vực sinh sống và địa bàn khảo sát. Điều này có nghĩa là không phân 136 Một số nhân tố khách quan tác động đến hứng thú học tiếng Anh... biệt nam hay nữ, đang học lớp 6, 7, 8 hay lớp 9, ở trường nào và sinh sống tại Hà Nội hay Vĩnh Phúc, ở khu vực thành thị hay nông thôn thì bố mẹ các em HSTHCS này đều có cách thức giáo dục con học tiếng Anh trong gia đình tương tự như nhau. Có thể nói, dù là bất cứ đối tượng HSTHCS nào thì bố mẹ các em đều rất quan tâm đến việc giáo dục con học tiếng Anh, mà không phó mặc cho đó là trách nhiệm của thày cô giáo và nhà trường. Không chỉ thể hiện trên quan điểm, lời nói, sự quan tâm của bố mẹ các em còn được thể hiện bằng những hành động thiết thực, phù hợp với lứa tuổi của con cái và kích thích được con mình tích cực học tiếng Anh. 2.2.2. Phương pháp giảng dạy tiếng Anh của giáo viên đối với HS THCS Bảng 2. Phương pháp giảng dạy tiếng Anh của giáo viên đối với HS THCS Tỷ lệ phần trăm Những biểu hiện về phương pháp giảng dạy tiếng Anh Hoàn toàn không đúng Phần lớn là không đúng Nửa đúng, nửa sai Phần lớn là đúng Hoàn toàn đúng ĐTB 1. Giáo viên thường kể chuyện, hát, đọc thơ tiếng Anh 20,4 21,6 29,1 16,9 12,0 2,79 2. Giáo viên thường đưa ra những ví dụ minh họa từ thực tiễn hay, dễ hiểu, phù hợp với trình độ của em 5,4 7,2 15,1 29,8 42,5 3,97 3. Giáo viên có các bài kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh để đưa ra những hướng giảng dạy cụ thể, phù hợp với các em 3,0 3,8 16,6 28,2 48,3 4,15 4. Giáo viên có những phần thưởng phù hợp, thích đáng động viên học sinh tích cực học tiếng Anh 14,3 14,2 21,4 24,9 25,2 3,32 5. Giáo viên cho bài tập và dành nhiều thời gian hướng dẫn chúng em làm bài và chữa bài 3,2 7,4 15,9 27,9 45,6 4,05 6. Giáo viên tổ chức các trò chơi có sử dụng tiếng Anh 8,8 11,9 17,9 31,4 30,0 3,62 7. Em có thể trao đổi thoải mái với giáo viên tiếng Anh về những vấn đề mình chưa hiểu 6,1 7,1 17,4 21,3 48,2 3,98 ĐTB nhóm 3,70 Ghi chú: ĐTB càng cao thì phương pháp giảng dạy tiếng Anh cho HSTHCS của giáo viên được các em đánh giá càng tốt và phù hợp 137 Nguyễn Xuân Long Kết quả khảo sát thực tiễn cho thấy, HS THCS đánh giá khá tốt phương pháp giảng dạy tiếng Anh của giáo viên đối với các em (ĐTB = 3,70 và ở mức độ cao).Tuy nhiên, sự khác biệt trong đánh giá của HS THCS về vấn đề này cũng khá lớn (Độ lệch chuẩn = 0,87), với 10,1% số học sinh trả lời rằng, giáo viên chưa có phương pháp giảng dạy tiếng Anh tốt (ĐTB <2,5); 28,3% - đánh giá ở mức bình thường và 63,4% số học sinh khẳng định điều này (ĐTB > 3,5). Thực vậy, để có được những hướng giảng dạy cụ thể, phù hợp với HS THCS, giáo viên đã có các bài kiểm tra đánh giá kết quả học tập của các em (ĐTB = 4,15). Bên cạnh việc cho bài tập, dành nhiều thời gian hướng dẫn các em làm bài và chữa bài (ĐTB = 4,05), giáo viên còn để HSTHCS trao đổi thoải mái với mình về những vấn đề các em chưa hiểu (ĐTB = 3,98). Để giúp HSTHCS hiểu bài một cách thấu đáo, giáo viên dạy tiếng Anh thường đưa ra những ví dụ minh họa từ thực tiễn hay, dễ hiểu, phù hợp với trình độ của các em (ĐTB = 3,97). 2.2.3. Thái độ của nhóm bạn đối với việc học tiếng Anh Bảng 3. Thái độ của nhóm bạn đối với việc học tiếng Anh Tỷ lệ phần trăm Những biểu hiện về thái độ của nhóm bạn đối với việc học tiếng Anh Hoàn toàn không đúng Phần lớn là không đúng Nửa đúng, nửa sai Phần lớn là đúng Hoàn toàn đúng ĐTB 1. Các bạn thân của em là những bạn học giỏi tiếng Anh 9,6 17,4 34,9 28,4 9,8 3,12 2. Bạn bè em mong muốn học giỏi tiếng Anh để sau này đi du học 4,8 9,1 22,3 29,5 34,3 3,79 3. Các bạn của em động viên, khuyến khích em học tốt tiếng Anh 9,7 11,6 23,4 28,2 27,1 3,51 4. Các bạn và em cùng thi đua học tập tiếng Anh 6,1 15,9 25,3 22,0 30,7 3,55 5. Các bạn em và em thường cùng nhau giải những bài tập tiếng Anh khó 10,6 16,2 25,3 25,2 22,7 3,33 6. Các bạn em coi tiếng Anh chỉ là môn học phụ, nên chúng em dành ít thời gian cho môn học này* 49,1 23,0 17,2 6,7 4,1 4,06 ĐTB nhóm 3,56 Ghi chú: Mệnh đề có dấu * được cho điểm ngược lại 138 Một số nhân tố khách quan tác động đến hứng thú học tiếng Anh... Mặc dù độ phân tán trong đánh giá của HS THCS về thái độ đối với việc học tiếng Anh của nhóm bạn trong mẫu nghiên cứu khá lớn (ĐLC = 0,83), song nhìn chung các em đánh giá khá tích cực về thái độ đối với việc học tiếng Anh của bạn bè mình (ĐTB = 3,56 và ở mức độ cao). Theo đánh giá của đa số HS THCS trong phiếu khảo sát, phần lớn bạn bè của các em không coi tiếng Anh chỉ là môn học phụ, nên đã dành nhiều thời gian cho môn học này (ĐTB = 4,06). Mục đích của bạn bè các em học sinh này là khá rõ ràng: muốn học giỏi tiếng Anh để sau này đi du học (ĐTB = 3,79 và 29,5% phần lớn đúng; 34,3% hoàn toàn đúng). Chơi với những người bạn luôn muốn học giỏi tiếng Anh nên những học sinh THCS này và các bạn của mình đã cùng nhau thi đua học tiếng Anh (ĐTB = 3,55 và 20% phần lớn đúng; 30,7% hoàn toàn đúng). Vì thế nên kết quả học tiếng Anh của những HS THCS tham gia khảo sát cùng với những người bạn của các em luôn học tốt môn học tiếng Anh (có đến trên 80% các em học khá và giỏi tiếng Anh trong nhóm những học sinh này). 2.2.4. Sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, tầm quan trọng của tiếng Anh ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế. ĐTB thể hiện yêu cầu biết tiếng Anh của xã hội là 3,97 và thuộc mức điểm cao. Sự phân bố khách thể theo ĐTB mà các em có được khi đánh giá yêu cầu của xã hội đối với tiếng Anh cũng chứng tỏ điều đó. Trong số HS THCS tham gia khảo sát, có 501 em trả lời ( 72,5%) đánh giá cao yêu cầu biết tiếng Anh của xã hội (3,5 < ĐTB ≤ 5); 159 em ( 23,0%) nhìn nhận yêu cầu biết tiếng Anh của xã hội ở mức trung bình (2,5 ≤ ĐTB < 3,5) và có 31 em (4,5%) cho rằng, xã hội yêu cầu thấp đối với việc biết tiếng Anh (1,5≤ ĐTB < 2,5). Số liệu trên đây cho thấy, nhìn chung đa số HS THCS đã thấy được yêu cầu biết tiếng Anh của xã hội. Kết quả khảo sát thực tiễn cho thấy, hầu hết các em học sinh được hỏi đã khẳng định rằng, tiếng Anh là điều kiện cần để có thể thích nghi và hòa nhập với thế giới (ĐTB = 4,29 và 25,6% phần lớn đúng; 54,6% hoàn toàn đúng). Các em biết rằng, muốn đi du học/lao động ở nước ngoài đều phải có tiếng Anh (ĐTB = 4,21 và 30,7% phần lớn đúng; 49,8% hoàn toàn đúng); muốn mở rộng tri thức, mở rộng tầm hiểu biết về thế giới cũng phải có tiếng Anh (ĐTB = 4,12 và 28,2% phần lớn đúng; 46,7% hoàn toàn đúng) và để tiếp cận được với nền khoa học kỹ thuật hiện đại thì cần phải có tiếng Anh (ĐTB = 4,09 và 26,9% phần lớn đúng; 47,2% hoàn toàn đúng). Có thể thấy rằng, đại đa số HSTHCS tham gia khảo sát này đều nhận thức được vai trò quan trọng của tiếng Anh trong giai đoạn hiện nay. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi để thúc đẩy các em tích cực học tập, rèn luyện tiếng Anh. 139 Nguyễn Xuân Long Bảng 4. Yêu cầu cúa sự phát triển KT - XH của đất nước và hội nhập quốc tế Tỷ lệ phần trăm Những biểu hiện về thái độ của nhóm bạn đối với việc học tiếng Anh Hoàn toàn không đúng Phần lớn là không đúng Nửa đúng, nửa sai Phần lớn là đúng Hoàn toàn đúng ĐTB 1. Để tiếp cận được với nền khoa học kỹ thuật hiện đại thì phải có tiếng Anh 3,5 5,5 16,9 26,9 47,2 4,09 2. Xã hội coi trọng tiếng Anh hơn các thứ tiếng khác 11,9 12,0 31,1 23,7 21,3 3,31 3. Muốn đi du học/lao động ở nước ngoài phải có tiếng Anh 2,6 3,8 13,2 30,7 49,8 4,21 4. Nhiều cơ quan tuyển chọn nhân viên bắt buộc phải có tiếng Anh 3,3 7,1 17,9 32,6 39,1 3,97 5. Muốn mở rộng tri thức, mở rộng tầm hiểu biết về thế giới phải có tiếng Anh 2,3 4,9 17,8 28,2 46,7 4,12 6. Tiếng Anh là chìa khóa của tri thức 3,3 6,9 27,2 27,4 35,2 3,84 7. Tiếng Anh là điều kiện cần để có thể thích nghi và hòa nhập với thế giới 1,2 3,6 15,1 25,6 54,6 4,29 ĐTB nhóm 3,97 ĐTB càng cao thì yêu cầu xã hội đối với tiếng Anh càng cao 3. Kết luận Có 4 nhân tố khách quan tác động đến hứng thú học tập tiếng của HS THCS. Qua khảo sát 691 học sinh thuộc 4 trường nội, ngoại thành của thành phố Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi nhận thấy yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước và hội nhập quốc tế được các em học sinh này đánh giá cao nhất, tiếp theo là phương pháp giảng dạy tiếng Anh của giáo viên; rồi đến là thái độ của nhóm bạn đối với việc học tiếng Anh và thấp nhất là môi trường tiếp cận tiếng Anh trong gia đình. Kết quả nghiên cứu này có thể là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý giáo dục trong việc nâng cao hiệu quả dạy và học môn tiếng Anh ở các trường trung học cơ sở. 140 Một số nhân tố khách quan tác động đến hứng thú học tiếng Anh... TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Côvaliốp A.G, 1971. Tâm lý học cá nhân. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [2] Vũ Dũng, 2009. Từ điển Tâm lý học. Nxb Từ điển Bách khoa. [3] L.X.Xô-lô-vây-trich, 1975. Từ hứng thú đến tài năng, (Lê Khánh Trường dịch). Nxb Phụ nữ, Hà Nội. [4] Trần Hữu Luyến, 2008. Cơ sở Tâm lý học dạy ngoại ngữ. Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội. [5] Karmiloff-Smith A., 1974-1975. If you want to get ahead, get a theory. Cognition, 195-212. [6] Mandler G., 1975.Mind and emotion. New York: Wiley. [7] Piaget J., 1940. The mental development of the child. In D. Elkind (Ed.), Six psycho- logical studies. New York: Randam House. ABSTRACT Factors that influence secondary students’ interest in learning English A survey of 691 students from four urban and suburban secondary schools in Hanoi and Vinh Phuc Province was conducted in order to identify objective factors that influ- ence secondary students’ interest in learning English. It was discovered that the students need for English in society is the most important factor, followed by teachers’ method of teaching English and the attitude of friends towards learning English. The least important factor was found to be the home environment. The influence of the home environment in learning English was viewed from two aspects: use of English in the home by fam- ily members and the teaching of English to children in the home. In general, the home environment was not conducive to the learning of English. 141
Tài liệu liên quan