Một số vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay

Tóm tắt. An sinh xã hội (ASXH) là các chính sách, cơ chế, biện pháp của Nhà nước, cộng đồng, xã hội trợ giúp cho những đối tượng gặp rủi ro, bất hạnh. . . Hệ thống an sinh xã hội bao gồm các chính sách về thị trường lao động, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, chính sách trợ giúp xã hội và ưu đãi xã hội. Ở Việt Nam, an sinh xã hội là một thuật ngữ mới mẻ, nhưng nó đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Trong những năm qua, các chính sách, giải pháp trong hệ thống an sinh xã hội ở nước ta đã đạt được những kết quả đáng kể, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế. Do vậy trong thời gian tới, định hướng chính sách an sinh xã hội cần lưu ý đặt chính sách an sinh xã hội trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và thực hiện hệ thống an sinh xã hội bao phủ rộng.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 195 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2013, Vol. 58, No. 6B, pp. 168-177 This paper is available online at MỘT SỐ VẤN ĐỀ AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Nguyễn Thị Mai Hương Khoa Công tác Xã hội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. An sinh xã hội (ASXH) là các chính sách, cơ chế, biện pháp của Nhà nước, cộng đồng, xã hội trợ giúp cho những đối tượng gặp rủi ro, bất hạnh. . . Hệ thống an sinh xã hội bao gồm các chính sách về thị trường lao động, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, chính sách trợ giúp xã hội và ưu đãi xã hội. Ở Việt Nam, an sinh xã hội là một thuật ngữ mới mẻ, nhưng nó đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Trong những năm qua, các chính sách, giải pháp trong hệ thống an sinh xã hội ở nước ta đã đạt được những kết quả đáng kể, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế. Do vậy trong thời gian tới, định hướng chính sách an sinh xã hội cần lưu ý đặt chính sách an sinh xã hội trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và thực hiện hệ thống an sinh xã hội bao phủ rộng. Từ khóa: 1. Mở đầu Xây dựng một xã hội công bằng, tiến bộ, hướng tới đáp ứng nhu cầu, đảm bảo lợi ích, an toàn cho mọi thành viên trong xã hội là mục tiêu hướng tới của hệ thống an sinh xã hội. Trong điều kiện phát triển nền Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam đã đạt được thành tựu đáng kể, tuy nhiên còn tồn tại những hạn chế cần được khắc phục và có định hướng xây dựng, phát triển trong thời gian tới. Do vậy, tác giả xin phân tích một số vấn đề trong hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam và mối quan hệ giữa an sinh xã hội với công tác xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái quát về hệ thống An sinh xã hội ASXH có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. ASXH là nhằm thực hiện quyền cơ bản của con người, thực hiện bình đẳng và công Ngày nhận bài: 11/6/2013. Ngày nhận đăng: 19/9/2013 Liên hệ: Nguyễn Thi Mai Hương, e-mail: nguyenmaihuong_1983@yahoo.com. 168 Một số vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay bằng xã hội, góp phần xây dựng một xã hội hài hòa, đồng thuận, không có sự loại trừ và phát triển bền vững. Phát triển hệ thống ASXH là tạo ra một lưới an toàn gồm nhiều tầng và linh hoạt cho mọi thành viên trong xã hội trong trường hợp bị giảm hoặc bị mất thu nhập hoặc phải tăng chi phí đột xuất do nhiều nguyên nhân khác nhau - gọi là những “rủi ro xã hội”. Trên cơ sở những khái niệm của các tổ chức quốc tế, của các chuyên gia Việt Nam trong các tài liệu hội thảo; kinh nghiệm thực tiễn của các nước trong quá trình phát triển hệ thống an sinh xã hội có thể đưa ra định nghĩa như sau: “ASXH là một hệ thống các cơ chế, chính sách, biện pháp của Nhà nước và xã hội/ cộng đồng nhằm trợ giúp mọi thành viên trong xã hội đối phó với các rủi ro, các cú sốc về kinh tế - xã hội làm cho họ có nguy cơ suy giảm, mất nguồn thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, già cả không còn sức lao động hoặc vì những nguyên nhân khách quan rơi vào hoàn cảnh nghèo khổ và cung cấp các dịch vụ sức khoẻ cho cộng đồng, thông qua hệ thống mạng lưới về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và trợ giúp xã hội" [1]. Bản chất của an sinh xã hội là tạo ra lưới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp cho tất cả các thành viên xã hội trong trường hợp bị giảm, bị mất thu nhập hay gặp phải những rủi ro khác. Chính sách an sinh xã hội là một chính sách xã hội cơ bản của Nhà nước nhằm thực hiện chức năng phòng ngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro, bảo đảm an toàn thu nhập và cuộc sống cho các thành viên trong xã hội. Về cấu trúc của hệ thống an sinh xã hội: có nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau. Theo quan điểm phổ biến của các tổ chức quốc tế, thì một hệ thống an sinh xã hội phải có tối thiểu 3 hợp phần cơ bản tương ứng với 3 chức năng chính của an sinh xã hội, gồm: Thứ nhất, những chính sách, chương trình phòng ngừa rủi ro. Đây là tầng trên cùng của hệ thống ASXH. Chức năng của những chính sách này là hướng tới can thiệp và bao phủ toàn bộ dân cư; giúp cho mọi tầng lớp dân cư có được việc làm, thu nhập, có được năng lực vật chất cần thiết để đối phó tốt nhất với rủi ro. Trụ cột cơ bản của tầng này là những chính sách, chương trình về thị trường lao động tích cực như đào tạo nghề; hỗ trợ người tìm việc, tự tạo việc làm hoặc đào tạo nâng cao kĩ năng cho người lao động. Thứ hai, những chính sách, chương trình giảm thiểu rủi ro. Đây là tầng thứ hai, gồm các chiến lược giảm thiểu thiệt hại do rủi ro của hệ thống ASXH, có vai trò đặc biệt quan trọng. Nội dung quan trọng nhất trong tầng này là các hình thức bảo hiểm, dựa trên nguyên tắc đóng - hưởng như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp... Thứ ba, những chính sách, chương trình khắc phục rủi ro. Bao gồm các chính sách, chương trình về cứu trợ và trợ giúp xã hội. Đây là tầng cuối cùng của hệ thống ASXH với chức năng bảo đảm an toàn cho các thành viên xã hội khi họ gặp phải rủi ro mà bản thân không tự khắc phục được như: thất nghiệp, người thiếu việc làm, người có thu nhập thấp, người già, người tàn tật, trẻ em mồ côi, người nghèo...[2] Tiếp cận theo sự phát triển của hệ thống chính sách và đối tượng điều chỉnh của chính sách thì hệ thống ASXH bao gồm các hợp phần: Chính sách, chương trình thị 169 Nguyễn Thị Mai Hương trường lao động; Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế; Trợ giúp đặc biệt (trợ giúp những người có công); Trợ giúp xã hội; Trợ giúp người nghèo. . . Trong đó, hợp phần bảo hiểm xã hội được coi là trụ cột chính trong hệ thống ASXH. Ví dụ: Ủy ban Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) đã đưa ra một mô hình khái quát về hệ thống ASXH trên cơ sở nghiên cứu tình huống của một số nước trong khu vực (Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia. . . ) như sau: Bảng 1. Cấp I (cơ bản): Bảo hiểm xã hội Hệ thống Rủi ro xã hội Nhóm mục tiêu 1. Bảo hiểm y tế Ốm đau, bệnh tật Toàn thể công dân 2. Hưu trí Người già Toàn thể công dân 3. Bảo hiểm tai nạn LĐ - Tai nạn LĐ - Bệnh nghề nghiệp Người lao động 4. Bảo hiểm thất nghiệp Thất nghiệp Người lao động Bảng 2. Cấp II (thứ cấp): Bảo trợ xã hội Hệ thống Rủi ro xã hội Nhóm mục tiêu Hệ thống hỗ trợ tích cực Tạo việc làm tạm thời trong khu vực công Thất nghiệp Người bị mất việc (người thất nghiệp) Dạy nghề Cho vay vốn Trợ giúp xã hội Hệ thống cứu trợ đột xuất, tạm thời Nghèo đói Người nghèo; người thất nghiệp Hệ thống cứu trợ thường xuyên Qua nghiên cứu các tài liệu của các tác giả trong và ngoài nước, theo chúng tôi ở Việt Nam hiện nay hệ thống ASXH bao gồm 5 trụ cột chính: 1) Chính sách, chương trình về thị trường lao động; 2) Bảo hiểm xã hội; 3) Bảo hiểm y tế; 4) Ưu đãi xã hội; 5) Trợ giúp xã hội. Xét về thực chất, năm trụ cột này là nhằm thực hiện 3 chức năng chiến lược của hệ thống ASXH: Phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu rủi ro và khắc phục rủi ro. So với mô hình phổ biến trên thế giới, hệ thống ASXH ở nước ta có một cấu phần đặc thù, đó là chính sách ưu đãi xã hội. Chính sách này nhằm thực hiện mục tiêu cao cả là thể hiện tinh thần “đền ơn, đáp nghĩa”, “ăn quả nhớ người trồng cây” đối với sự hi sinh, công lao đặc biệt 170 Một số vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay và cống hiến to lớn của những người có công với cách mạng, với đất nước. Nó thể hiện trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội chăm lo, bảo đảm cho người có công có cuộc sống ổn định và ngày càng được cải thiện; đảm bảo công bằng xã hội. - Mối quan hệ giữa ASXH và Công tác xã hội: Theo từ điển bách khoa ngành công tác xã hội (1995) định nghĩa: “công tác xã hội là một khoa học ứng dụng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của con người, tạo ra những chuyển biến xã hội và đem lại nền an sinh cho người dân trong xã hội”. Đại hội liên đoàn công tác xã hội chuyên ghiệp tại Canada năm 2004 đã định nghĩa: “Công tác xã hội là hoạt động chuyên nghiệp nhằm tạo ra sự thay đổi (phát triển) của xã hội. Bằng sự tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề xã hội (vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ xã hội), vào quá trình tăng cường năng lực và giải phóng tiềm năng của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng, công tác xã hội đã giúp cho còn người phát triển đầy đủ và hài hòa hơn, đem lại cuộc sống tốt đẹp cho mọi người dân” [dẫn lại 1]. Giữa ASXH và công tác xã hội có sự trùng nhau về đối tượng trợ giúp là những cá nhân, nhóm xã hội, gia đình và cộng đồng có vấn đề xã hội và có hoàn cảnh đặc biệt. Mặc dù phương pháp và hoạt động, phương pháp tiếp cận giải quyết vấn đề khác nhau nhưng cả công tác xã hội và ASXH đều có chung mục đích là bảo vệ sự an toàn cho các thành viên trong xã hội là đối tượng yếu thế, đối tượng có vấn đề xã hội, bảo vệ sự ổn định xã hội, đạt công bằng và tiến bộ xã hội. Chính vì vậy mà ASXH và công tác xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thông qua việc tư vấn, tham vấn và trợ giúp xã hội cho các đối tượng yếu thế, các cá nhân, nhóm xã hội, gia đình và cộng đồng có vấn đề xã hội; cung cấp dịch vụ xã hội cho các đối tượng có vấn đề xã hội. Đồng thời sự phối kết hợp giữa việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội với thực hành công tác xã hội trên từng địa bàn, từng nhóm đối tượng cá nhân, gia đình và cộng đồng sẽ mang lại hiệu quả tích cực hơn cho xã hội. Bởi sự kết hợp này không những tăng thêm nguồn lực về tài chính mà còn tăng thêm cả nguồn lực về con người trong việc trợ giúp các đối tượng xã hội. 2.2. Thực trạng hệ thống ASXH ở Việt Nam Hệ thống ASXH ở nước ta trong những năm gần đây ngày càng đồng bộ và hoàn thiện với diện bao phủ không ngừng được mở rộng. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. ASXH đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho người nghèo và đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội. 2.2.1. Về mặt thể chế hóa về ASXH Việt Nam chưa có một hệ thống ASXH hoàn chỉnh, tuy nhiên, Nhà nước đã ban hành trên 50 loại chính sách về ASXH (do ngành Lao động - thương binh và xã hội quản lí) liên quan đến các đối tượng khác nhau, từng bước phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập. Các chính sách này được phân loại theo các cấu phần (trụ cột) của hệ thống ASXH mà Việt Nam theo đuổi, như: Bộ Luật Lao động của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội 171 Nguyễn Thị Mai Hương khóa IX thông qua ngày 23/6/1994, có hiệu lực từ ngày 1/1/1995, qua nhiều lần sửa đổi và đã được thay thế bằng bộ Luật Lao động của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2012, trong đó đã thể chế hóa những nội dung cơ bản liên quan đến quan hệ lao động, thị trường lao động và việc làm. Nhiều luật mới chuyên ngành được xây dựng và thực hiện như Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và BH thất nghiệp), Luật Bảo hiểm y tế, Luật Bình đẳng giới... nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lí cho các hoạt động trong thị trường lao động. Đặc biệt, Luật Bảo hiểm xã hội được Quốc hội thông qua 29/6/ 2006 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2007 đã mở rộng thêm BHXH tự nguyện (áp dụng từ ngày 1/1/2008) với 2 chế độ là hưu trí và tử tuất đối với đối tượng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp (áp dụng từ ngày 1/1/2009) đối với đối tượng có hợp đồng lao động từ 12 tháng trở lên. Luật Bảo hiểm y tế được Quốc hội phê chuẩn vào ngày 14/11/2008 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2009 hướng tới mục tiêu BHYT toàn dân vào năm 2014. Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng được ban hành năm 1994, sửa đổi bổ sung năm 1998 và 2002. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được Quốc hội thông qua năm 1991 và được thay thế bằng Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004. Pháp lệnh người cao tuổi được thay thế bằng Luật Người cao tuổi năm 2009. Pháp lệnh về Người tàn tật được thay thế bằng Luật Người tàn tật năm 2010. . . Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ và thúc đẩy tạo việc làm đã được ban hành như thành lập Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện chức năng cho vay vốn ưu đãi học nghề, tạo việc làm, giảm nghèo. . . , như: Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm (giai đoạn 1998 - 2000, 2001 - 2005, 2006 - 2010); Chương trình tăng cường nâng cao năng lực đào tạo nghề (giai đoạn 2001 - 2005, 2006 - 2010); chương trình đào tạo nghề cho nông thôn, bộ đội xuất ngũ; chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo (giai đoạn 1998 - 2000, 2001 - 2005, 2006 - 2010)... Các chương trình này hướng vào hỗ trợ người thất nghiệp, người chưa có việc làm, người nghèo và nhóm xã hội yếu thế tự tạo việc làm hoặc tìm việc làm trên thị trường lao động nhằm đảm bảo ASXH cho họ. Cục bảo trợ xã hội đã triển khai Đề án 1215/QĐ.TTg về trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, rỗ nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng; Chương trình giảm nghèo và Chương trình hợp tác quốc tế. . . 2.2.2. Những kết quả chủ yếu - Chính sách, chương trình về thị trường lao động: Trong những năm qua, nhờ tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định, đồng thời thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, dạy nghề, xuất khẩu lao động, giảm nghèo... nên tình hình việc làm của người lao động đã có nhiều cải thiện. Theo báo cáo hàng năm của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, tổng việc làm tăng từ 37,61 triệu năm 2000 lên 46,357 triệu năm 2009, tăng 8,747 triệu, tăng trưởng việc làm bình quân 2,58%/ năm; số việc làm mới được tạo ra các năm 2005 - 2009 bình quân khoảng 1,6 triệu. Trong đó, khoảng 75% là từ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, 25% từ các chương trình mục tiêu và xuất khẩu lao động. Thất nghiệp thành thị có xu hướng giảm liên tục, năm 2000 là 6,42% đến năm 2009 giảm 172 Một số vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay xuống khoảng 4,57%. Cũng theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, bằng việc đẩy mạnh hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm thông qua chương trình, dự án cho vay từ Quỹ quốc gia hàng năm đã góp phần hỗ trợ quan trọng tự tạo việc làm cho 300 - 350 ngàn lao động, chủ yếu cho cá thể và hộ gia đình. Trong xuất khẩu lao động và chuyên gia, năm 2006 đưa được 78 ngàn lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, hai năm 2007 và 2008 mỗi năm có 85 ngàn lao động đi xuất khẩu. Qua số liệu báo cáo trên cho thấy, chúng ta đã đạt được kết quả khả quan trong thực hiện chính sách giải quyết việc làm, góp phần ổn định xã hội, tăng trưởng kinh tế. - Hệ thống bảo hiểm xã hội: BHXH được quan tâm phát triển với nội dung và hình thức ngày càng phong phú, nhằm chia sẻ rủi ro và trợ giúp thiết thực cho những người tham gia. Số người tham gia BHXH hằng năm tăng nhanh, quyền lợi về BHXH của người lao động và nhân dân được đảm bảo, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2001, số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc chỉ có 4,8 triệu người, đến năm 2009 tăng lên trên 9,4 triệu người, chiếm 18% lực lượng lao động và có gần 50 nghìn người tham gia BHXH tự nguyện. Năm 2011, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là 10,1 triệu người, tăng 18% so với năm 2008. Việc giải quyết chế độ chính sách cho người lao động thời gian qua cũng được đáp ứng đầy đủ, kịp thời; lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng được chi trả đầy đủ an toàn; góp phần ổn định đời sống cho người lao động, đảm bảo ASXH. - Bảo hiểm y tế: Đối tượng tham gia bảo hiểm ngày càng mở rộng, loại hình bảo hiểm y tế ngày càng đa dạng, người dân đã ý thức được trách nhiệm của mình để đảm bảo chăm sóc sức khỏe của người y tế. Năm 1989 là năm khởi đầu thí điểm bảo hiểm y tế, với số người là vài chục nghìn người thì đến năm 2001, có 11,3 triệu người tham gia BHYT, trong đó có 6,7 triệu người tham gia BHYT bắt buộc, năm 2008, số đối tượng tham gia BHYT đã tăng lên khoảng 53,3 triệu người, chiếm trên 60% dân số cả nước, trong đó số đối tượng tham gia BHYT bắt buộc là 30 triệu người, khu vực nông thôn chiếm khoảng 20%. Có 13,2 triệu người nghèo tham gia BHYT, trong đó 93% thuộc khu vực nông thôn; Đặc biệt, sau khi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) có hiệu lực từ năm 2009, tính đến cuối năm 2011, tổng số người tham gia BHYT là gần 57 triệu người, đạt tỉ lệ bao phủ 63,7% dân số (Nguồn Bộ Y tế). - Tốc độ giảm nghèo nhanh và liên tục qua các năm: Theo chuẩn nghèo của Ngân hàng Thế giới tính cho Việt Nam tỉ lệ hộ nghèo đã giảm từ 58,1% năm 1993, đến năm 2006 còn 16% (Theo kết quả điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam - VHLSS của Tổng cục Thống kê), trong 13 năm, đã giảm hơn 2/3 hộ nghèo; theo chuẩn nghèo thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo (áp dụng từ năm 2006), đến năm 2009 tỉ lệ hộ nghèo giảm còn khoảng 11,3% (Theo báo cáo hàng năm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội); năm 2011, theo chuẩn nghèo mới số hộ nghèo là 14% (Báo cáo hàng năm của Bộ Lao động Thương binh - Xã hội). Người nghèo tiếp cận tốt hơn các nguồn lực kinh tế và dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở...). Chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và 173 Nguyễn Thị Mai Hương thành thị thu hẹp dần, còn khoảng 2 lần; mức độ gia tăng chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư chậm lại. - Về trợ giúp xã hội: Số lượng đối tượng được trợ giúp xã hội (TGXH) thường xuyên ngày càng mở rộng và tăng nhanh. Theo báo cáo của Cục bảo trợ xã hội về công tác bảo trợ xã hội năm 2012, về trợ giúp thường xuyên tại cộng đồng (theo NDD13/CP): Cả nước có 2.320.000 đối tượng. Trong đó: 610.396 người khuyết tật nặng, 1.429.000 người cao tuổi, cấp thẻ BHYTmiễn phí cho 2.530.000 đối tượng, nuôi dưỡng 42.000 đối tượng trong các cơ sở bảo trợ xã hội và hỗ trợ mai táng phí cho 742.000 đối tượng qua đời (Báo cáo hàng năm của Bộ Lao động Thương binh - Xã hội). Ngoài ra còn trợ giúp cho đối tượng là người tâm thần, người đơn thân nuôi con nhỏ. Ước tổng kinh phí thực hiện trợ giúp xã hội khoảng 5.500 tỉ đồng. Trong lĩnh vực trợ giúp đột xuất, kinh phí trợ giúp thường xuyên từ ngân sách nhà nước và số người được thụ hưởng tăng nhanh, từ 113 tỉ đồng cho hơn 180 nghìn người (năm 2001) tăng lên 4.500 tỉ đồng cho hơn 1,6 triệu người (năm 2010). Hằng năm Nhà nước còn trợ cấp đột xuất hàng nghìn tỉ đồng và hàng chục nghìn tấn lương thực, thuốc men, chủ yếu để trợ giúp khắc phục thiên tai. Hầu hết người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai đều được hỗ trợ, khắc phục hậu qủa, khôi phục sản xuất và ổn định đời sống. - Ưu đãi xã hội. Theo báo cáo đến nay, cả nước đã xác nhận được hơn 8,8 triệu người có công, chiếm gần 10% dân số cả nước, trong đó có 1,4 triệu người có công và thân nhân người có công đang được hưởng trợ cấp hằng tháng của Nhà nước. Các đối tượng người có công nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Các chính sách ưu đãi đối với người có công bảo đảm công bằng và tạo sự đồng thuận cao trong xã hội. Mức trợ cấp ưu đãi người có công thường xuyên được điều chỉnh phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngoài chính sách trợ cấp ưu đãi còn có chế độ chăm sóc sức khỏe, cải thiện nhà ở, ưu đãi trong giáo dục, đào tạo, dạy nghề, tạo việc làm và sự tham gia có trách nhiệm của toàn xã hội đối với người có công. 2.2.3. Những tồn tại, hạn chế Nhận thức về ASXH tuy có bước phát triển, song chưa thật thống nhất và đầy đủ. Trên thực tế nhiều vấn đề vẫn chỉ dừng lại ở tư tưởng chính sách, chưa được quán triệt một cách sâu sắc trong hoạch định chiến lược cũng như từng chính sách ASXH cụ thể. Chính sách ASXH được ban hành rất nhiều (hơn 50 loại chính sách), nhưng thiếu tính hệ thống, chưa đầy đủ, thiếu sự liên kết và hỗ trợ nhau. Hệ thống ASXH phát triển chưa toàn diện, một số chính sách không sát với thực tế nên khó thực hiện, đồng thời nhiều quy định đến nay không còn phù hợp. Diện bao phủ của hệ thống ASXH mặc dù tăng nhanh nhưng vẫn chưa cao, tập trung vào các thành phố lơn và các tỉnh đông dân, nơi có hoàn cảnh sống thuận lợi, chưa mở rộng đến toàn thể dân cư, nhất là dân cư vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, mạng lưới chủ yếu mới bao phủ ở khu vực kinh tế chính thức. Khả năng cân đối giữa nguồn và sử dụng của hệ thống ASXH còn hạn chế, gặp khó 174 Một số vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay khăn thách