Một số vấn đề thực hiện chính sách dân tộc ở Tây Bắc hiện nay

Chính sách dân tộc là một bộ phận quan trọng trong chính sách xã hội của Đảng, Nhà nước ta. Kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới (1986) đến nay, bên cạnh việc tiếp tục quan điểm nhất quán về vấn đề dân tộc và chính sách đoàn kết dân tộc, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách đối với vùng dân tộc thiểu số. Bài viết đánh giá những thành tựu, hạn chế về quá trình thực hiện chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; giáo dục và nguồn nhân lực; xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại các tỉnh khu vực Tây Bắc hiện nay, đồng thời nêu ra các giải pháp khắc phục những hạn chế đó.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 56 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề thực hiện chính sách dân tộc ở Tây Bắc hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 35Ngày nhận bài: 2/10/2017; Ngày phản biện: 25/11/2017; Ngày duyệt đăng: 15/12/2017 (1) Học viện Dân tộc; e-mail: nguyenanhson@cema.gov.vn (2) Học viện Dân tộc; e-mail: lethanhbinh@cema.gov.vn 1. Đặt vấn đề Khu vực Tây Bắc bao gồm các tỉnh: Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái. Đây là địa bàn sinh sống của hơn 40 dân tộc anh em khác nhau như Kinh, Thái, Mường, Mông, Dao, Tày, Nùng, Khơ Mú, Cống, La Ha, La Hủ, Lào, Hoa, Mảng Toàn khu vực có diện tích tự nhiên trên 5,6 triệu ha và trên 3,5 triệu dân (theo kết quả điều tra năm 2009). Cơ cấu dân số ở vùng nông thôn chiếm 86,1%, thành thị 13,9%. Tây Bắc là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước, có vai trò quyết định đối với môi trường sinh thái của cả vùng Bắc Bộ. Với vị trí chiến lược quan trọng và tiềm năng to lớn đó, kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới (1986) đến nay, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên phát triển vùng Tây Bắc. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương khóa IX chỉ rõ: “Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh - quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc”1. Quán triệt chủ trương của Đảng, Chính phủ đã có nhiều chương trình, chính sách, dự án phát triển vùng dân tộc thiểu số nói chung, khu vực Tây Bắc nói riêng như: Chương trình 134 về đất 1. Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương, Tài liệu nghiên cứu các Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003, tr. 77. ở, đất sản xuất cho đồng bào; Chương trình 135 (giai đoạn I, II, III); Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP; Nghị quyết trồng mới 5 triệu ha rừng theo Quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998, được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định 100/2007/QĐ-TTg; Quyết định 3307/VPCP, ngày 25/4/2013 của Văn phòng Chính phủ về việc thu hút đầu tư, đảm bảo an sinh xã hội và phát triên kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc; Quyết định 167 về hỗ trợ làm nhà ở; Quyết định 102 về hỗ trợ trực tiếp con giống và cây trồng; Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 08 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 – 2015; Quyết định số 1722/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020; Chương trình Xây dựng nông thôn mới Đi cùng với các chính sách chung, để phát triển bền vững các tỉnh của khu vực, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Quyết định quy hoạch tổng thể như: Quyết định số 230/2006/QĐ-TTg ngày 23/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên thời kỳ 2006 – 2020. Quyết định số 917/QĐ-TTg ngày 11/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình đến năm 2020. Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 28//1/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu đến năm 2020. Quyết định số 1636/QĐ-TTg ngày 22/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở TÂY BẮC HIỆN NAY Nguyễn Anh Sơn(1) Lê Thanh Bình(2) Chính sách dân tộc là một bộ phận quan trọng trong chính sách xã hội của Đảng, Nhà nước ta. Kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới (1986) đến nay, bên cạnh việc tiếp tục quan điểm nhất quán về vấn đề dân tộc và chính sách đoàn kết dân tộc, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách đối với vùng dân tộc thiểu số. Bài viết đánh giá những thành tựu, hạn chế về quá trình thực hiện chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; giáo dục và nguồn nhân lực; xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại các tỉnh khu vực Tây Bắc hiện nay, đồng thời nêu ra các giải pháp khắc phục những hạn chế đó. Từ khóa: Chính sách dân tộc; khu vực Tây Bắc; Tây Bắc; xóa đói giảm nghèo. Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 36 Số 20 - Tháng 12 năm 2017 tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quyết định số 1959/QĐ-TTg, ngày 29/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La đến năm 2020. Quyết định số 116/2006/QĐ-TTg ngày 26/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái thời kỳ 2006 – 2020. Nhờ thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước nên trong những năm qua các tỉnh khu vực Tây Bắc đã có bước phát triển đáng ghi nhận. Nền kinh tế nhiều thành phần bước đầu hình thành và phát triển, chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá. Nhiều vùng chuyên canh cây trồng, sản xuất với số lượng hàng hoá lớn đã hình thành. Kết cấu hạ tầng của khu vực được cải thiện rõ rệt, góp phần đắc lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống của đồng bào. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ đã hoàn thành, mặt bằng dân trí được nâng cao. Hệ thống trường phổ thông Dân tộc nội trú được hình thành và phát triển đến các, tỉnh huyện, vùng, tạo nguồn đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; đời sống văn hoá của đồng bào các dân tộc trong khu vực được nâng cao một bước, văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số được tôn trọng, bảo tồn và phát huy. Hệ thống Phát thanh, Truyền hình ở khu vực không ngừng phát triển. Việc khám chữa bệnh cho người nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn ngày càng được quan tâm; các loại dịch bệnh cơ bản được ngăn chặn. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong khu vực đã được thực hiện đầy đủ trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội, đoàn kết giữa các dân tộc tiếp tục được củng cố. Hệ thống chính trị các cấp của khu vực Tây Bắc được tăng cường và củng cố, nhất là ở cấp cơ sở. Công tác phát triển Đảng trong vùng đồng bào dân tộc được chú trọng; tình hình chính trị, trật tự xã hội ở vùng dân tộc và miền núi cơ bản ổn định. Quốc phòng, an ninh được giữ vững. Đây chính là kết quả mà đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng mang lại. 2. Một số kết quả đạt được và hạn chế, yếu kém trong triển khai thực hiện chính sách dân tộc khu vực Tây Bắc 2.1. Về phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo Trong những năm qua, kinh tế khu vực Tây Bắc đã có những chuyển biến khá tích cực trên nhiều lĩnh vực. Trong chăn nuôi, hiện nay Tây Bắc đang từng bước chuyển dịch theo hướng mô hình trang trại, gia trại như nuôi cá hồi, cá tầm đang được phát triển mạnh ở Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Sơn La; mô hình tự sản xuất vịt giống tại xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên với lợi nhuận thu được hàng năm khoảng 50 triệu đồng Trong nông nghiệp, các địa phương trong khu vực đã xây dựng các Đề án phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa như: Đề án tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Sơn La, tập trung vào việc phát triển các cây công nghiệp: mía, cà phê, sắn; cây ăn quả ôn đới; rau an toàn; chăn nuôi đại gia súc. Đề án phát triển nông nghiệp của tỉnh Điện Biên đến năm 2020 định hướng đến 2025 tập trung vào quản lý, khai thác rừng bền vững; cải thiện thủy lợi; thúc đẩy sản xuất đại gia súc; hình thành liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đối với một số mặt hàng chủ lực như lúa, gạo, cà phê, chè, cao su. Mô hình trồng chuối của đồng bào Mông ở huyện Mường Khương (Lào Cai) đã cho thu nhập từ 50 triệu đồng – 200 triệu đồng/hộ/năm Theo đó, thu nhập bình quân đầu người của khu vực đạt khoảng 28,8 triệu đồng năm 2016 (tăng 2 triệu đồng so với năm 2015). Đi cùng với phát triển kinh tế, công tác xóa đói giảm nghèo của khu vực Tây Bắc trong những năm qua cũng đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Theo đó, tỷ lệ hộ nghèo ở các tỉnh khu vực Tây Bắc đã giảm từ 39,4% năm 2006 xuống còn 29,14% năm 2015. Riêng tỷ lệ hộ nghèo của các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ- CP của Chính phủ trong vùng Tây Bắc đã giảm xuống còn 31,94% vào cuối năm 2014, bình quân giảm trên 6%/năm, vượt so với mục tiêu giảm bình quân 4%/năm theo Nghị quyết. Dù đã đạt được kết quả đáng ghi nhận, nhưng công tác xóa đói giảm nghèo của khu vực Tây Bắc chưa thật sự bền vững, tỷ lệ tái nghèo còn cao. Theo số liệu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, hết năm 2016, cả nước có 31.212 hộ tái nghèo, đồng thời phát sinh thêm 153.537 hộ nghèo, các tỉnh khu vực Tây Bắc vẫn đứng tốp đầu về số hộ tái nghèo và nghèo phát sinh. Trong “Tổng số 31.212 hộ tái nghèo năm 2016 của cả nước thì 4 tỉnh (Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu) đã có 11.956 hộ, chiếm tỷ lệ hơn 38,3% số hộ tái nghèo của cả nước”2. 2.2. Về giáo dục, đào tạo Triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số như: Chính sách về phát triển hệ thống mạng lưới trường lớp, tăng cường cơ sở vật chất các cơ sở giáo dục; chính sách đối với trẻ 2. Vũ Thị Hồng Đam, Lối mở nào cho giảm nghèo bền vững ở Tây Bắc? https://www.baomoi.com/loi-mo-nao-cho-giam- ngheo-ben-vung-o-tay-bac/c/23137890.epi. Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 37Số 20 - Tháng 12 năm 2017 em, học sinh; chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng dân tộc thiểu số, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đặc biệt là giáo dục tại vùng cao, vùng dân tộc thiểu số nên giáo dục và đào tạo ở vùng Tây Bắc luôn duy trì và nâng cao chất lượng. Trong đó, “Việc kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên tiếp tục được quan tâm, nhất là tại vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn. Các địa phương đã tập trung rà soát, sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp học đảm bảo hợp lý, hiệu quả và chất lượng”3. Vì vậy, “Tính đến năm 2015, toàn vùng đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở; tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi: mẫu giáo đạt 85 - 95%, tiểu học đạt 97 - 99%; trung học cơ sở đạt 85 - 90%; trung học phổ thông đạt 55 - 60%; củng cố hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông bán trú ở tất cả huyện nghèo trong vùng. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 25 - 30% và 100% cán bộ xã được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ vào năm 2010 và 45% lao động qua đào tạo vào năm 2015”4. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giáo dục đào tạo của khu vực Tây Bắc vẫn còn nhiều, hạn chế, yếu kém. Số người không đi học chiếm tỷ lệ 26,8%. Chất lượng và hiệu quả giáo dục còn thấp do tỷ lệ học sinh bỏ học, lưu ban cao. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông trong mấy năm gần đây của nhiều tỉnh trong vùng luôn ở trong nhóm thấp nhất nước. Vì vậy, tỷ lệ thí sinh trúng tuyển vào các trường đại học và cao đẳng hằng năm còn rất thấp (bình quân 9 - 10% tổng số thí sinh dự thi, có tỉnh chỉ đạt 4-5%) nên quy mô học sinh, sinh viên của các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng sư phạm của hầu hết các tỉnh còn nhỏ. Chất lượng đầu vào của sinh viên theo hệ cử tuyển chưa cao. Sự phối hợp giữa nhà trường và địa phương trong quá trình đào tạo cử tuyển, công tác quản lý học sinh dự bị chưa chặt chẽ. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng và chưa đồng bộ về cơ cấu. Giáo viên là người dân tộc thiểu số ở các bậc học sau trung học cơ sở còn chiếm tỷ lệ thấp. Điều kiện đảm bảo cho giảng dạy và học tập, cơ sở vật chất trường học còn 3. Thế Duyệt: Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về văn hóa, giáo dục ở vùng Tây Bắc, vn/van-ban-chinh-sach/giam-sat-viec-thuc-hien-chinh-sach- phap-luat-ve-van-hoa-giao-duc-o-vung-tay-bac/118863.html 4. Đào Phan Thắng: Thực trạng Giáo dục nghề nghiệp vùng Tây Bắc, 371/Thuc-trang- Giao-duc-nghe-nghiep-vung-Tay-Bac.html nhiều thiếu thốn. Nhiều xã vùng cao còn thiếu phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện và các công trình phụ trợ khác. Hằng năm, đầu tư cho các cơ sở đào tạo, đặc biệt là các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp của các tỉnh trong khu vực mới đáp ứng được khoảng 50% đến 60% nhu cầu. 2.3. Về phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm Triển khai chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số như: Đề án hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg; Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15 – 6 – 2016 của Chính phủ về Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2030. Trong những năm qua, các địa phương khu vực Tây Bắc đã có các đề án như: Đề án Đào tạo 100 cán bộ trẻ sau đại học giai đoạn 2012-2015, định hướng đến 2020 của Ban Tổ chức Tỉnh ủy Yên Bái; Đề án Phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2005 – 2010 và Đề án Quy hoạch đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ chuyên môn và kỹ thuật tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 537/QĐ-UBND ngày 26/6/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên về việc Phê duyệt đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh điện biên đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 12 – 12 – 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La về Phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2020 Nhờ có các kế hoạch, đề án cụ thể của các địa phương nên nguồn nhân lực dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc đã qua đào tạo cũng tăng dần qua các năm. Trong đó, Hoà Bình và Điện Biên là hai tỉnh có tỷ lệ nhân lực trên 15 tuổi đã qua đào tạo vượt mức trung bình cả nước. Tại Lai Châu, “Năm 2015, số lao động được đào tạo nghề và giải quyết việc làm tăng: đào tạo nghề cho 5.077 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo, tập huấn lên 38%; giải quyết việc làm cho 6.600 lao động, trong đó xuất khẩu 100 lao động”5. Cùng thời gian này, “Yên Bái tạo việc làm mới cho 18.174 lao động (xuất khẩu lao động đạt 742 người), đạt 42,8%, vượt mục tiêu đề ra”6. Đến hết năm 2015, toàn tỉnh Lào Cai “Có 18.671 người có trình độ đại học, sau đại học, tăng 6.044 người so với năm 5. Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2014, kế hoạch năm 2015, 6. Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2014, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2015. Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 38 Số 20 - Tháng 12 năm 2017 2010. Trong đó, khu vực công có 1.083 người, tăng 400 người so với năm 2010; tập trung chủ yếu ở các ngành: Giáo dục, y tế và một số ngành khác. Khu vực tư có 731 người, tăng 200 người so với năm 2010; tập trung chủ yếu ở các ngành: Công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và xây dựng. Về, đội ngũ công nhân kỹ thuật tay nghề cao, nhân viên có chuyên môn cao cũng đã có sự tăng lên về số lượng, đội ngũ này tập trung chủ yếu ở khu vực tư với 1.140 người, tăng khoảng 400 người so với năm 2010; được phân bố ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề, tập trung nhiều ở các ngành: Xây dựng chiếm 19,4, công nghiệp chiếm 18,5%, thương mại chiếm 50,9% và ngành khác chiếm 8,7%”7. Bên cạnh đó, lực lượng trong độ tuổi lao động của vùng dân tộc thiểu số đã qua đào tạo vẫn còn thấp so với yêu cần thực tiễn. Chẳng hạn như tại tỉnh Sơn La, dù “Từ năm 2011-2015 đã mở được 119 lớp đào tạo nghề cho 1.941 học viên tham gia. Các ngành nghề đào tạo chủ yếu như kỹ thuật trồng ngô thương phẩm, kỹ thuật nề xây dựng, chăn nuôi gia súc, gia cầm, sửa chữa xe máy, gò hàn, may công nghiệp”8. Tuy nhiên, các ngành nghề đào tạo trên chủ yếu là lao động phổ thông, có tay nghề và trình độ thấp, trong khi nguồn lực chất lượng cao phục vụ cho các ngành như khoa học, kỹ thuật, quản lý kinh tế - xã hội vẫn còn thiếu và yếu. 2.4. Về phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số Để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các địa phương của khu vực Tây Bắc luôn coi trọng chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số. Vì vậy, tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số của khu vực trong những năm qua cũng tăng lên đáng kể: “Cán bộ dân tộc thiểu số cấp tỉnh ở Hòa Bình là 357/1.283 (chiếm tỷ lệ 27,82%); Yên Bái là 175/1.468 cán bộ (chiếm tỷ lệ 12%); Lai Châu là 1.332/6.787 cán bộ (chiếm tỷ lệ 19,62%); Lào Cai có 1.371 người (chiếm tỷ lệ 18,36%). Cán bộ DTTS cấp huyện: Hòa Bình là 790/1.078 cán bộ (chiếm tỷ lệ 73,28%); Lai Châu là 3.049/11.037 cán bộ (chiếm tỷ lệ 27%); Lào Cai có 3.686 người (chiếm tỷ lệ 22,57%). Cán bộ DTTS cấp xã chiếm tỷ lệ cao, tỉnh Sơn La có số cán bộ DTTS 7. Nguyễn Thị Hồng Minh: Đào tạo nhân lực chất lượng cao ở Lào Cai: Cần hướng tiếp cận mới, vn/xa-hoi/dao-tao-nhan-luc-chat-luong-cao-o-lao-cai-can- huong-tiep-can-moi-412180.html 8. Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La: Báo cáo số 261/BC-UBND, Tlđd. cấp xã là 4.054/4.521 người chiếm tỷ lệ cao nhất (89,67%); Điện Biên và Lai Châu cũng có tỷ lệ trên 80%; Lào Cai có 60,13%”9. Tuy nhiên, bên cạnh những vấn đề đạt được, hiện nay, đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ku vực Tây Bắc vẫn còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, nhất là trình độ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, “Tỷ lệ cán bộ là người dân tộc thiểu số trong UBND tỉnh, huyện còn thấp (khoảng 11,32%). Trong tổng số 48.200 cán bộ dân tộc thiểu số cấp xã, số người có trình độ học vấn trung học cơ sở chiếm 45,7%, tiểu học 18,7%, chỉ có 1,9% có trình độ cao đẳng và đại học”10. 3. Giải pháp thực hiện Để khắc phục những khó khăn hạn chế, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục, đào tạo, và nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, trong thời gian tới, các tỉnh khu vực Tây Bắc cần thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau: 3.1. Tiếp tục thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 – 2020. Đồng thời phân cấp quản lý, tăng cường vai trò của các địa phương, chuyển từ hỗ trợ sang đầu tư. Đây là điều hết sức cần thiết, vì trong thời gian tới, các chính sách hỗ trợ giảm nghèo cần gắn với các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, áp dụng cách tiếp cận tăng trưởng bao trùm toàn diện. Bên cạnh đó, cần phát triển các mô hình kinh tế trong cộng đồng, xây dựng đội ngũ doanh nhân dân tộc thiểu số. Việc phát triển các mô hình giảm nghèo là một yếu tố hết sức cần thiết, bởi vấn đề này không chỉ có sức “lan tỏa” mà việc đưa những người “đi tiên phong” trong việc áp dụng các giống mới, kỹ thuật mới vào phát triển kinh tế gia đình cho cộng đồng học hỏi là điều hết sức cần thiết. Bởi một trong những nội dung quan trọng mà Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 đặt ra là phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, tinh thần tự lực của người dân trong quá trình thực hiện giảm nghèo tại địa phương. Bản thân người dân dù ở vùng khó khăn và vùng nghèo, vẫn có nội lực và tiềm năng nhưng chưa được phát huy đầy đủ vì thiếu điều kiện. Đó là sức lao động chưa được khai thác hiệu quả vì thiếu kỹ 9. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh – Đại học quốc gia Hà Nội. Đề tài KHCN – TB.20X/13-18: Kỷ yếu Hội thảo khoa học Lý luận và thực tiễn về chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ người DTTS nhằm phát triển bền vững vùng Tây Bắc. Hà Nội, tháng 9/2016, tr.41. 10. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thống kê giáo dục và đào tạo năm học 2014-2015. Hà Nội, 2015. Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 39Số 20 - Tháng 12 năm 2017 năng và kiến thức. Đó là nguồn kiến thức và văn hó
Tài liệu liên quan