Một số vấn đề văn hóa, xã hội của cộng đồng cư dân sau tái định cư ở Hà Nội

Tóm tắt Sự di dời dân cư tới các điểm cư trú mới trong các dự án thu hồi đất đai ở Hà Nội đặt ra vấn đề về tổ chức lại đời sống văn hóa xã hội cho nhóm dân cư này tại nơi ở mới. Thực tế là, liên kết xã hội ở các chung cư tái định cư khá yếu, điều này làm giảm sút các hoạt động chung của cộng đồng. Sự chia cắt văn hóa do di dời cộng với mức sống thấp tại nơi tái định cư khiến các liên kết mới càng trở nên khó khăn. Tái định cư để lại sự tổn thương văn hóa trong đời sống dân cư. Tình trạng tổn thương càng trở nên sâu sắc hơn khi chất lượng cuộc sống của người bị di dời không bằng nơi ở cũ. Tái định cư đẩy các hộ gia đình đến một không gian mới, song những yếu tố liên kết, sự giao lưu văn hóa vẫn còn hết sức mỏng manh.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 45 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề văn hóa, xã hội của cộng đồng cư dân sau tái định cư ở Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
51Số 32 (Tháng 6 - 2020) VĂN HÓA ĐƯƠNG ĐẠI NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA MỘT SỐ VẤN ĐỀ VĂN HÓA, XÃ HỘI CỦA CỘNG ĐỒNG CƯ DÂN SAU TÁI ĐỊNH CƯ Ở HÀ NỘI NGUYỄN ANH TUẤN* Tóm tắt Sự di dời dân cư tới các điểm cư trú mới trong các dự án thu hồi đất đai ở Hà Nội đặt ra vấn đề về tổ chức lại đời sống văn hóa xã hội cho nhóm dân cư này tại nơi ở mới. Thực tế là, liên kết xã hội ở các chung cư tái định cư khá yếu, điều này làm giảm sút các hoạt động chung của cộng đồng. Sự chia cắt văn hóa do di dời cộng với mức sống thấp tại nơi tái định cư khiến các liên kết mới càng trở nên khó khăn. Tái định cư để lại sự tổn thương văn hóa trong đời sống dân cư. Tình trạng tổn thương càng trở nên sâu sắc hơn khi chất lượng cuộc sống của người bị di dời không bằng nơi ở cũ. Tái định cư đẩy các hộ gia đình đến một không gian mới, song những yếu tố liên kết, sự giao lưu văn hóa vẫn còn hết sức mỏng manh. Từ khóa: Tái định cư, tổn thương văn hóa, liên kết xã hội, tự quản cộng đồng Abstract The relocation of people to new places of residence in land acquisition projects in Hanoi poses a problem of the reorganization of cultural and social life for this group of people in the new residential place. In fact, the social linkage in resettlement apartments is quite weak, which reduces the overall activities of the community. Cultural fragmentation, caused by relocation and low living standards in resettled areas makes it even more difficult for new linkages. Resettlement leaves a cultural trauma in people’s lives. The vulnerability becomes more acute when the file quality of the resettled people is not same as their former residence. Resettlement pushes households to a new space, but the linkages and cultural exchanges are still very fragile. Keywords: Resettlement, cultural vulnerability, social integration, community self-governance Đặt vấn đề Trong tuyên bố toàn cầu về đa dạng văn hoá của UNESCO, văn hoá được coi là hệ thống các đặc trưng, diện mạo về tinh thần, vật chất, trí tuệ và cảm xúc khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng. Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn học, mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, hệ thống giá trị, truyền thống và tín ngưỡng. Ở một đô thị lớn như Hà Nội, quá trình tái định cư đang đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến chiều cạnh văn hóa - xã hội của nhóm bị di dời. Việc tổ chức đời sống, sinh hoạt của các gia đình tái định cư ở khu vực cư trú mới có thể đang tạo nên những nét văn hóa riêng của nhóm này. Trong 20 năm qua, Hà Nội đã diễn ra những thay đổi lớn trong công tác quy hoạch, sắp xếp, tổ chức lại thành phố. Nhiều quận mới được thành lập và các địa bàn chuyển đổi từ xã thành phường như địa bàn quận Hoàng Mai, quận Nam Từ Liêm, quận Bắc Từ Liêm. Từ năm 2000 đến năm 2004, Hà Nội thu hồi 5.596 ha đất để phục vụ cho 957 dự án phát triển. Trong năm 2008, khoảng 1.500 ha đất bị thu hồi, trong đó có hơn 900 ha đất nông nghiệp trồng VĂN HÓA TRUNG - CẬN - ĐƯƠNG ĐẠI * TS., Viện Văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Số 32 (Tháng 6 - 2020)52 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA hai vụ lúa. Sau năm 2008 (thời điểm bắt đầu mở rộng thành phố), bình quân mỗi năm Hà Nội triển khai hơn 1.000 dự án, thu hồi khoảng 13.000 ha từ hơn 200.000 tổ chức, hộ gia đình, và các cá nhân [7]. Việc thu hồi đất đai để nâng cấp, mở rộng đường xá, xây dựng các trung tâm thương mại, trung tâm hành chính đã tạo nên sự di dời dân cư từ quận này sang quận khác và đặt ra vấn đề mới về ổn định cuộc sống sau tái định cư của người dân. Quá trình tái định cư, bên cạnh ý nghĩa phục vụ cho các chiến lược phát triển, các thiết kế quy hoạch hạ tầng, đang để lại nhiều vấn đề nảy sinh. Chẳng hạn, các khiếu nại về giá đất bồi thường, hỗ trợ tái định cư chiếm tới 90% tổng số lượng các cuộc khiếu nại [4]; di dân tái định cư có nguy cơ phá vỡ cấu trúc văn hóa tại cộng đồng tại chỗ [8]; sự di dời không tự nguyện có thể làm biến đổi thói quen văn hóa thành một loại văn hóa trái ngược [9]. Đời sống xã hội của nhóm bị di dời gợi ra nhiều điều về những thay đổi trong đời sống của con người khi buộc phải di dời khỏi nơi ở vốn quen thuộc của họ. Một câu hỏi đặt ra: Liệu việc di dời dân cư tới điểm cư trú mới có đảm bảo sự hình thành cộng đồng cố kết mới ở khu vực cư trú mới hay không? Để trả lời câu hỏi này cần nhìn theo quan điểm tiếp cận văn hóa - xã hội để nhận diện các mối quan hệ, sự tương tác xã hội của nhóm tái định cư tại khu vực cư trú mới. Đời sống văn hóa - xã hội bộc lộ qua cung cách ứng xử của các thành viên trước tình cảnh bị di dời, quá trình vật lộn để tái thiết cuộc sống mới và hình thành các chuẩn mực ứng xử mới. Phân tích các phản ứng của họ, chúng ta sẽ phần nào nhận ra được các phương diện khác nhau của đời sống xã hội sau tái định cư. Chúng tôi cũng xem xét các giá trị mới của đời sống mưu sinh, vượt lên khó khăn của nhóm tái định cư. Bài viết đề cập đến sự tổn thương về mặt văn hóa, sự lỏng lẻo trong việc kiến tạo liên kết xã hội tại nơi ở mới và sự khó khăn trong việc thiết lập năng lực tự quản cộng đồng của các hộ tái định cư tại phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Phường Thịnh Liệt có khoảng 9.000 hộ, trong đó, số hộ tái định cư vào khoảng 1.000 hộ. Những hộ này đến từ nhiều quận trong thành phố như Hai Bà Trưng, Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân và Hoàng Mai. Trong mỗi tòa chung cư tái định cư có 9 tầng, mỗi tầng có 9 căn hộ. Tầng 1 được thiết kế để phương tiện xe máy của cư dân và một phòng sinh hoạt cộng đồng. Mỗi tổ dân cư gồm từ 4 - 5 tòa nhà. Sau 10 năm tái định cư, chỉ còn khoảng chừng hơn 1/3 số hộ di dời tiếp tục ở lại sinh sống trong các tòa nhà tái định cư. Các hộ dân tái định cư chuyển đến phường Thịnh Liệt từ nhiều nơi trên địa bàn thành phố Hà Nội, như nhóm dân sống ở khu vực Giáp Bát (thuộc quận Hoàng Mai), nhóm dân sống dọc theo sông Tô Lịch (thuộc hai quận Cầu Giấy, Đống Đa), hoặc nhóm dân cư trú dọc theo các kênh mương ở quận Hai Bà Trưng. Ban đầu, dự án tái định cư ở phường Thịnh Liệt chủ yếu đón nhận các hộ di dời thuộc dự án thoát nước dọc hai bờ sông Tô Lịch. Sau này, phường Thịnh Liệt tiếp tục đón nhận các hộ di dời thuộc các dự án thu hồi đất đai khác của thành phố Hà Nội. 1. Chính sách tái định cư Theo Luật Đất đai của Việt Nam, thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất. Khi thu hồi đất của nhân dân, Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với phần diện tích thu hồi cho người bị thu hồi. Bên cạnh đó, Nhà nước hỗ trợ các hộ gia đình mất đất thông qua các chương trình đào tạo nghề mới, tạo việc làm mới và cấp kinh phí để họ di dời đến địa điểm mới nhằm ổn định đời sống, sản xuất [6, Điều 26, mục 3,4]. Luật Đất đai ban hành năm 2003, 2009 (sửa đổi) và 2013 nêu: Nhà nước có quyền thu hồi đất đai của các hộ dân trong trường hợp cần sử dụng mảnh đất đó vì các mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, hoặc vì mục đích phát triển kinh tế xã hội. Luật Đất đai cho phép Nhà nước có quyền cưỡng chế thu hồi đất khi đã ra quyết định thu hồi đất mà các hộ dân không chấp hành quyết định này. Việc 53Số 32 (Tháng 6 - 2020) VĂN HÓA ĐƯƠNG ĐẠI NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA cưỡng chế diễn ra sau 30 ngày kể từ thời điểm các hộ dân phải bàn giao đất. Khi hộ dân không bàn giao đất, Nhà nước ra văn bản quyết định cưỡng chế thu hồi đất. Trong trường hợp này, người dân buộc phải bàn giao đất và có quyền được khiếu nại sau. Việc bồi thường đối với những mảnh đất bị thu hồi chỉ thực hiện khi hộ dân có đủ giấy tờ hợp pháp để chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp của mình. Tuy nhiên, trên thực tế, các giấy tờ chứng nhận và xác nhận đất đai thường rất phức tạp do lịch sử để lại. Vì vậy, để chứng minh nguồn gốc đất đai và thực hiện đền bù thỏa đáng cho các hộ dân không mấy dễ dàng. Theo quy định của thành phố Hà Nội, các hộ bị thu hồi nhà ở, đất đai được bố trí tái định cư bằng suất mua nhà chung cư cao tầng tại khu vực tái định cư. Các dự án thu hồi đất thường chọn một vài khu vực nhà chung cư tái định cư trong thành phố để các hộ chuyển đến. Trong trường hợp địa phương có đủ đất để bố trí tái định cư, các dự án có thể đền bù bằng lô đất nền cho các hộ bị thu hồi. Thông thường, những địa bàn ven đô có đủ đất bố trí tái định cư tại chỗ hơn là những phường nội đô. Thành phố xây dựng quỹ nhà ở tái định cư phục vụ cho các hộ dân bị di dời do các dự án thu hồi, giải phóng mặt bằng. Theo quy định, các dự án phát triển phải đảm bảo đủ quỹ nhà, đất tái định cư trước khi tiến hành giải phóng mặt bằng. Trong trường hợp dự án không bố trí được nhà ở tái định cư cho các hộ bị thu hồi, các chủ đầu tư mua nhà ở tái định cư từ quỹ nhà ở tái định cư của thành phố. Quỹ nhà ở và đất tái định cư do Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất quản lý. Đồng thời, cơ quan này tổ chức bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho người dân. Trong giai đoạn 2005 - 2010, các khu chung cư tái định cư đã được xây dựng khắp nơi nhằm đảm bảo cho quá trình giải phóng mặt bằng diễn ra mạnh mẽ hơn trên toàn thành phố. Các cụm dân cư tái định cư sống trong các tòa chung cư cao tầng ngày càng phổ biến. Nhiều hộ gia đình rời xa nơi ở cũ và phải thích nghi với một loại hình nhà ở mới, với phương thức cư trú mới. 2. Sự tổn thương văn hóa Sự di dời của cư dân tái định cư không chỉ đơn giản là sự di chuyển về không gian địa lý trong thành phố, đó còn là một quá trình diễn tiến bởi những xúc cảm phức tạp như: lo âu, căng thẳng, sợ hãi, hay buồn chán. Khoảng thời gian chờ đợi cho đến lúc bàn giao đất thường kéo dài khoảng 1 năm rưỡi, đôi khi lâu hơn. Thêm vào đó, khoảng thời gian từ lúc chuyển ra khỏi nhà ở cũ cho đến lúc nhận nhà mới cũng khá lâu. Trong khi một số ít gia đình nhận nhà ở mới ngay sau di dời nên sớm ổn định, còn lại nhiều gia đình phải thuê nhà trọ vài tháng, thậm chí lên tới 2, hoặc 3 năm mới được nhận nhà ở mới. Trước khi chuyển đến nơi ở mới, một số gia đình đã tìm đến tận nơi để xem xét khu tái định cư và căn hộ mới mà họ được mua theo suất tái định cư. Một cái gì đó hoài niệm, buồn bã vẫn hiện trên nét mặt của những người trả lời phỏng vấn. Không ít người đã khóc khi kể lại ký ức về những ngày di chuyển khỏi nơi ở gắn bó nhiều năm. Một người phụ nữ kể lại rằng bà ta đã chứng kiến bà hàng xóm già không chịu chuyển đi, không chịu nhận tiền đền bù và cuối cùng bị cưỡng chế di dời: “Cái máy xúc đã xúc tất cả. Bà ấy gào khóc. Họ giữ bà ấy lại, còn cái máy xúc múc toàn bộ đồ đạc hất ra ngoài. Đồ đạc của gia đình bà ấy hỏng hết, đất cát lẫn đầy. Rốt cuộc, vẫn phải chuyển đi và không được nhận khoản tiền thưởng nếu như chịu chuyển đi sớm” (PVS, nữ, 60 tuổi). Một số khác đã chọn cách chấp nhận và phó mặc. Chúng tôi tập trung vào khai thác thái độ của người trả lời liên quan đến những chiều cạnh tài sản, tiết kiệm, đầu tư giáo dục, y tế, sinh kế, quan hệ gia đình sau khi bị thu hồi. Hầu hết những người được hỏi bày tỏ rằng, thu hồi đất đai không giúp họ có thêm tài sản sinh hoạt, không thể tiết kiệm, không đầu tư được giáo dục cho con, không có thêm tiền để chăm sóc sức khỏe và cũng không thể mở ra mô hình sinh kế mới. Họ dùng toàn bộ số tiền để mua nhà/xây nhà ở. Tái định cư đẩy phần lớn những Số 32 (Tháng 6 - 2020)54 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA phụ nữ trung niên về vai trò truyền thống hơn là gia nhập xã hội. Không có việc làm, hoặc việc làm không đủ, những phụ nữ này buộc phải ở nhà, đảm nhiệm phần lớn công việc chăm sóc trẻ em, người già và làm công việc gia đình - những công việc không đem lại thu nhập. Một cuộc thảo luận của nhóm phụ nữ độ tuổi 50 - 60 cho thấy, phụ nữ trung niên mong muốn có việc làm cho dù công việc chỉ đem lại một khoản thu nhập nhỏ. Họ không muốn sống phụ thuộc vào những người khác trong gia đình. Nhiều phụ nữ trung niên đã sống trong suốt 10 năm qua với tình cảnh thất nghiệp. Nói chung, sự tổn thương văn hóa hiện hữu không chỉ ở phương diện cá nhân mà còn ở phương diện nhóm xã hội. Trong cùng khu vực nhà ở chung cư tái định cư, mặc dù sự pha trộn các hộ gia đình từ nhiều nơi chuyển đến là rõ ràng, nhưng đặc điểm chung ở họ là sự buồn bã và kém hài lòng. 3. Tạo dựng liên kết xã hội mới Gắn kết cộng đồng phản ánh qua các liên kết xã hội, các tương tác trong đời sống hàng ngày giữa các thành viên. Điều ấy làm nên diện mạo văn hóa của một cộng đồng. Khác với những cộng đồng vốn được củng cố bởi những liên kết lâu bền, bởi nền tảng văn hóa truyền thống qua nhiều thế hệ, cộng đồng tái định cư là một sự thiết lập mới từ một tập hợp rải rác dân cư trong thành phố “gom lại”. Họ vốn đã bị tổn thương trước khi tới đây. Bởi vậy, các liên kết xã hội mới là một cuộc tạo dựng hoàn toàn mới. Nhận diện các liên kết mới giúp chúng ta nhận ra một vài nét văn hóa riêng của họ. Các quan hệ xóm giềng giữa những gia đình tái định cư tồn tại, nhưng giữ ở mức xã giao, không quá thân thiết, song cũng không quá lạnh nhạt. Trong quan hệ hàng xóm, việc thăm hỏi khi ốm đau, hỗ trợ nhau lúc gia đình có việc hiếu hỷ được duy trì. Một số thành viên giữ quan hệ giao tiếp, trò chuyện khi gặp mặt. Còn lại, những hoạt động khác ít có sự tương tác hơn. Thường thì việc thăm hỏi nhau lúc ốm đau chỉ diễn ra ở những người già hơn là ở những người trẻ tuổi. Việc sang nhà nhau chơi cũng xảy ra nhiều hơn ở nhóm người già và ít xảy ra ở người trẻ tuổi. Những người trẻ tuổi có xu hướng riêng tư hơn, khép kín hơn trong quan hệ xóm giềng. Người già tỏ ra tin tưởng hàng xóm hơn. Nhóm người già không thay đổi nhiều lắm trong những hoạt động trợ giúp giữa những người hàng xóm, chẳng hạn như gửi nhà hoặc trông nhà giúp nhau, nhờ vả nhau đón đưa trẻ đi học, nhưng những người trẻ tuổi lại ít làm như vậy. Trước tái định cư, những người hàng xóm thường trợ giúp nhau nhiều hơn, nhưng sau tái định cư, mối quan hệ này không còn trong khi những mối quan hệ mới khó đạt được một sự gắn kết như trước di dời. Bên cạnh đó, người già thường hoài niệm về nơi ở cũ - nơi có mối quan hệ gắn bó, gần gũi hơn giữa những người hàng xóm. Các gia đình tái định cư cho rằng mối quan hệ hàng xóm tại nơi ở mới không thân thiết bằng quan hệ hàng xóm của họ tại nơi ở cũ. Tại nơi ở cũ, các hoạt động hàng xóm thăm hỏi nhau lúc ốm đau, trò chuyện, sang nhà chơi, giúp đỡ nhau khi gia đình có việc hiếu hỷ đều được chia sẻ nhiều hơn so với hiện nay. Tại nơi ở cũ, các gia đình sống san sát, liền ngõ xóm nên quen biết nhau nhiều hơn. Chuyển đến nơi mới, các hộ từ nhiều nơi trong thành phố bị “trộn lại”, phần đông các hộ chỉ quen biết nhau trong phạm vi tầng ở của mình, “tầng nào biết tầng đó”. Mặc dù vậy, chung cư tái định cư cũng có lợi thế nhất định so với chung cư thương mại: “Nhà tái định cư thiết kế đơn giản hơn các khu thương mại. Các nhà ở thương mại luôn khép kín. Nhà nọ không biết tên nhà kia nếu không có sự giao tiếp. Nhà ở tái định cư thường có một cửa sổ trông ra hành lang, kể cả đóng cửa vào anh vẫn có thể giao tiếp. Kiểu bố trí nhà ở như vậy làm cho các quan hệ trong cùng tầng có tính chất cộng đồng hơn. Vẫn mang tính chất kiểu nơi cũ, tình làng xóm. Nơi đây vẫn có quan hệ làng xóm hơn là những nhà thương mại. Vẫn thăm hỏi nhau hoặc là những giao tiếp hàng ngày cởi mở hơn” (PVS, tổ trưởng tổ dân phố, 60 tuổi). 55Số 32 (Tháng 6 - 2020) VĂN HÓA ĐƯƠNG ĐẠI NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Các nhóm sở thích mới trong khu dân cư đã bắt đầu hình thành với mức độ tương tác đơn giản, mang tính giao lưu là chính. Phạm vi của các nhóm sở thích thu hẹp trong chính mỗi tòa nhà chung cư tái định cư. Thông thường, các hoạt động liên hoan nhỏ gồm từ 5 đến 10 đại diện hộ gia đình. Cung cách tổ chức liên hoan như vậy có ở cả nhóm thanh niên, nhóm trung niên và nhóm người già, qua đó, tạo ra sự gắn kết và hiểu thêm về các gia đình trong cùng tòa nhà. Nhóm phụ nữ già tỏ ra tích cực hơn cả. Nhóm phụ nữ này có chừng 20 người, đông hơn so với nhóm nam giới. Những phụ nữ này xây dựng quỹ của nhóm bằng cách đóng góp một khoản thỏa thuận chung là 240.000 đồng/ người/năm để có kinh phí duy trì các hoạt động của nhóm. Phụ nữ duy trì khá tốt hoạt động thăm hỏi ốm đau hoặc liên hoan hội nhóm nhân các dịp lễ tết. Một phụ nữ tái định cư phàn nàn rằng, mọi hoạt động của nhóm họ đều do tự nguyện, tự giác mà không nhận được hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương và điều này khác xa với nơi ở cũ: “Ở đây không có gì để hoạt động. Hội phụ nữ chả có hoạt động gì. Tự mình thăm hỏi lẫn nhau thôi. Trong khi, hội nông dân của phường được phường ưu ái hơn” (PVS, nữ, 62 tuổi). Không dễ dàng để tạo ra một quy mô rộng hơn giữa hai hay ba tòa nhà cùng tổ chức các hoạt động giao lưu trong khu tái định cư. Một số gia đình bắt đầu chuyển đi dần sau một thời gian sinh sống ở đây; một số đã không chuyển đến ngay từ đầu, căn hộ bị bán hoặc cho thuê; chỉ một số những hộ bị di dời hiện còn ở lại, số khác là những người mua lại nhà hoặc thuê nhà. Do vậy, khó có thể nói đến việc tạo dựng một mối liên kết cộng đồng bền vững ở cụm dân cư này. Ít người nhắc đến vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tổ chức đời sống xã hội mới tại các tòa nhà tái định cư, mặc dù các tổ chức này có thành lập. Cách tạo nên sự gắn kết xã hội giữa các thành viên thường diễn ra khi các tổ chức chính trị - xã hội triển khai tổ chức các hoạt động chung như hội nghị, tham quan, liên hoan... Những người tái định cư cho biết, tại nơi ở cũ, các tổ hội thường hoạt động tích cực hơn, thường xuyên tổ chức các hoạt động thăm quan, liên hoan cho các hội viên, nhưng tại nơi ở mới, các hộ tái định cư ít được thu hút vào các hoạt động tương tự. Không có nhiều hoạt động giao lưu giữa tổ phụ nữ ở khu chung cư tái định cư với hội phụ nữ phường. Có một lý do là đa số các hộ tái định cư còn nghèo nên không tham gia các hoạt động mà phường tổ chức. Một người dân cho biết: “Ở đây hội phụ nữ của phường có tổ chức các chuyến đi nhưng tòa của cô không đi vì không ai có tiền. Chỉ cá nhân nào có tiền mới đi. Nếu đi xa đóng 200.000 đồng thì đi, chứ 800.000 đồng đến 1 triệu họ sẽ không đi. Như cô chả dám đi” (PVS, nữ, 62 tuổi tòa N10). Có thể nói rằng, các liên kết xã hội yếu trong cộng đồng sẽ dẫn đến giảm sút các hoạt động chung giữa các hộ tái định cư, và ngược lại, việc ít thường xuyên tổ chức thành công các hoạt động chung lại tiếp tục làm yếu đi các liên kết xã hội. 4. Vấn đề tự quản cộng đồng Năng lực tự quản là một điểm quan trọng trong kết cấu văn hóa, xã hội của một cộng đồng. Ở đó, cộng đồng tự tổ chức, tự vận hành và giải quyết các nhu cầu của chính nó. Tổ dân phố là một hình thái tổ chức đời sống xã hội đô thị trong các ngõ, xóm. Chuyển sang hình thức cư trú nhà chung cư cao tầng, người ta cần đến một hình thái tổ chức khác cho kết cấu đời sống của dạng nhà ở chung cư cao tầng. Ban quản trị tòa nhà là tổ chức vận hành các hoạt động chung của tòa nhà và do người dân bầu. Ban quản trị ra đời để thực hiện các yêu cầu riêng biệt của tòa nhà chung cư cao tầng. Phân tích sự hiện hữu của ban quản trị tòa nhà chung cư tái định cư trong đời sống cộng đồng sẽ giúp chúng ta nhận diện rõ hơn về khả năng tự tổ chức, tái thiết đời sống công cộng. Nó cũng ẩn chứa chiều cạnh văn hóa khi xét định năng lực của ban quản trị phản ánh trình độ tổ chức xã hội của những người di dời đến từ mọi nơi trong thành phố. Số 32 (Tháng 6 - 2020)56 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Một số người mong muốn bầu ra ban quản trị để người dân tự vận hành tòa nhà. “Trước hết, ban quản trị phải có con dấu, hoạt động giống như một hợp tác xã và có lương” (PVS, nam giới, 61 tuổi). Các cuộc họp ở một số tòa nhà đã được tổ chức. Ở đó, người dân được thông bá
Tài liệu liên quan