Những giá trị văn hóa truyền thống trong thơ Nguyễn Khoa Điềm

Nói đến Nguyễn Khoa Điềm, ai cũng dễ dàng hình dung ra một phong cách thơ đẫm chất triết luận xuất phát từ vốn tri thức uyên bác và bề sâu văn hoá trong mối liên tưởng vừa sắc sảo triết lý lại vừa huyền ảo thấp thoáng bóng dáng văn hoá cổ xưa của hồn dân tộc. “Thơ ca Nguyễn Khoa Điềm chứa đựng nhiều chất liệu văn học và văn hoá dân gian. Câu thơ dù ở thể thơ truyền thống hay thơ tự do bao giờ cũng phảng phất phong vị của ca dao, tục ngữ. Chất hiền minh của trí tuệ dân gian thấm đẫm trong từng từ” [9,tr.255]. Nguyễn Khoa Điềm lại được sinh ra và lớn lên giữa lòng chiếc nôi văn hoá Huế. Chính cái chất Huế thâm trầm, hoàng thành rêu phong ngả bóng làm nhuộm tím nước con sông Hương biếc xanh càng khiến thơ Nguyễn Khoa Điềm sâu kín và loáng thoáng chút bí ẩn mơ hồ. Nguyễn Xuân Nam đã có một nhận xét khá rõ nét: “Thơ Nguyễn Khoa Điềm có sức liên tưởng mạnh. Anh thường dẫn người đọc đi từ quá khứ đến tương lai, từ khổ đau đến hạnh phúc, từ sách vở đến đời sống” [7,tr.125]. Vâng, giàu vốn tri thức sách vở Đông Tây, ngồn ngộn chất liệu đời thực là một thế mạnh tạo nên nhiều khoảnh khắc loé sáng trong những liên tưởng độc đáo của thơ Nguyễn Khoa Điềm. Trong phạm vi bài biết này, chúng tôi xin được đề cập đến những giá trị văn hoá truyền thống trong thơ anh. Trong đời sống văn học những năm gần đây đã xuất hiện rất nhiều những công trình nghiên cứu văn học trong mối quan hệ với văn hoá. Điều này, phần nào mang yếu tố tất nhiên, vì suy cho cùng, văn học chính là một bộ phận chủ yếu của văn hoá. Văn học bất kỳ một dân tộc nào cũng mang hồn vía của dân tộc ấy. Tuy nhiên, làm cho “tư liệu văn hoá” trong thơ sáng bừng lên giá trị thẩm mỹ mang tính lay động cao không phải nhà thơ nào cũng thành công, chưa kể đến việc những vốn liếng văn hoá ấy phải được đan quyện vào và chung sống cùng hiện thực thời đại. Trong thơ ca Việt Nam có không ít tác giả đã sử dụng vốn văn hoá làm nền tảng sáng tạo nhằm làm mới vốn cổ mà ai cũng biết rằng rất quý. Nhưng sử dụng vốn văn hoá cổ đặt trong trường liên tưởng mạnh mẽ của hiện thực cuộc sống để tạo nên gương mặt thơ riêng, không phải ai cũng đạt được thành công như Nguyễn Khoa Điềm. Qua nghiên cứu thơ Nguyễn Khoa Điềm, chúng tôi xin được rút ra những giá trị văn hoá truyền thống được anh sử dụng khá nhiều trong các tác phẩm thơ lẻ và trường ca.

docx12 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2406 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những giá trị văn hóa truyền thống trong thơ Nguyễn Khoa Điềm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những giá trị văn hóa truyền thống trong thơ Nguyễn Khoa Điềm  Nói đến Nguyễn Khoa Điềm, ai cũng dễ dàng hình dung ra một phong cách thơ đẫm chất triết luận xuất phát từ vốn tri thức uyên bác và bề sâu văn hoá trong mối liên tưởng vừa sắc sảo triết lý lại vừa huyền ảo thấp thoáng bóng dáng văn hoá cổ xưa của hồn dân tộc. “Thơ ca Nguyễn Khoa Điềm chứa đựng nhiều chất liệu văn học và văn hoá dân gian. Câu thơ dù ở thể thơ truyền thống hay thơ tự do bao giờ cũng phảng phất phong vị của ca dao, tục ngữ. Chất hiền minh của trí tuệ dân gian thấm đẫm trong từng từ” [9,tr.255]. Nguyễn Khoa Điềm lại được sinh ra và lớn lên giữa lòng chiếc nôi văn hoá Huế. Chính cái chất Huế thâm trầm, hoàng thành rêu phong ngả bóng làm nhuộm tím nước con sông Hương biếc xanh càng khiến thơ Nguyễn Khoa Điềm sâu kín và loáng thoáng chút bí ẩn mơ hồ. Nguyễn Xuân Nam đã có một nhận xét khá rõ nét: “Thơ Nguyễn Khoa Điềm… có sức liên tưởng mạnh. Anh thường dẫn người đọc đi từ quá khứ đến tương lai, từ khổ đau đến hạnh phúc, từ sách vở đến đời sống” [7,tr.125]. Vâng, giàu vốn tri thức sách vở Đông Tây, ngồn ngộn chất liệu đời thực là một thế mạnh tạo nên nhiều khoảnh khắc loé sáng trong những liên tưởng độc đáo của thơ Nguyễn Khoa Điềm. Trong phạm vi bài biết này, chúng tôi xin được đề cập đến những giá trị văn hoá truyền thống trong thơ anh. Trong đời sống văn học những năm gần đây đã xuất hiện rất nhiều những công trình nghiên cứu văn học trong mối quan hệ với văn hoá. Điều này, phần nào mang yếu tố tất nhiên, vì suy cho cùng, văn học chính là một bộ phận chủ yếu của văn hoá. Văn học bất kỳ một dân tộc nào cũng mang hồn vía của dân tộc ấy. Tuy nhiên, làm cho “tư liệu văn hoá” trong thơ sáng bừng lên giá trị thẩm mỹ mang tính lay động cao không phải nhà thơ nào cũng thành công, chưa kể đến việc những vốn liếng văn hoá ấy phải được đan quyện vào và chung sống cùng hiện thực thời đại. Trong thơ ca Việt Nam có không ít tác giả đã sử dụng vốn văn hoá làm nền tảng sáng tạo nhằm làm mới vốn cổ mà ai cũng biết rằng rất quý. Nhưng sử dụng vốn văn hoá cổ đặt trong trường liên tưởng mạnh mẽ của hiện thực cuộc sống để tạo nên gương mặt thơ riêng, không phải ai cũng đạt được thành công như Nguyễn Khoa Điềm. Qua nghiên cứu thơ Nguyễn Khoa Điềm, chúng tôi xin được rút ra những giá trị văn hoá truyền thống được anh sử dụng khá nhiều trong các tác phẩm thơ lẻ và trường ca. 1- Lòng tự hào về cội nguồn dân tộc: Ai cũng biết, vật biểu (vật tổ) của dân tộc Việt Nam khác với các dân tộc khác chính là yếu tố cặp đôi (hài hoà triết lý Âm Dương), vì thế, biểu tượng nòi giống Việt Nam không phải là một con vật duy nhất mà là một cặp đôi Âm trước Dương sau (nòi giống Lạc Hồng, nòi giống Tiên Rồng) gắn liền với huyền thoại về những đàn chim Lạc thẳng cánh về phương Nam mở nước và truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ đẻ ra trăm trứng Việt. Chính điều này khiến Nguyễn Khoa Điềm liên tưởng ngay đến đôi cánh tự do của loài chim tổ (Cần lưu ý trong triết lý Âm Dương, vật biểu của phương Nam chính là Chim): “Một đất nước/ Từ buổi đầu tiên/ Mang dấu hiệu cặp cánh tự do của bầy chim Lạc/ Qua suốt bốn nghìn năm” (Nghĩ về một nhãn hiệu). Cũng theo văn hoá học, vật biểu của phương Đông lại là Rồng, vì thế để khơi mào cho một khái niệm Đất Nước hoàn chỉnh, Nguyễn Khoa Điềm liên tưởng ngay rằng: “Đất là nơi Chim về/Nước là nơi Rồng ở/ Lạc Long Quân và Âu Cơ/ Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng” (Mặt đường khát vọng) Từ những liên tưởng ấy, Nguyễn Khoa Điềm lập tức kéo quá khứ nối về hiện tại của thời mình đang sống và chiến đấu (thời đánh Mỹ): “Chắc những đứa con của Âu Cơ từng lên rừng và xuống biển/ Cũng không nhớ thương nhau nhiều như ta nhỉ?/Anh nhớ em làm mỗi ngọn lửa cũng nhớ em/ Lửa cháy trong rừng Trường Sơn bao đêm” (Trên núi sông). Và vì thế, cội nguồn dân tộc, gốc gác tổ tiên luôn nhắc nhở mọi người Việt rằng:“Hàng năm ăn đâu làm đâu/ Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ” (Mặt đường khát vọng). Bái vọng tổ tiên, yêu quê cha đất tổ, chính là những yếu tố góp phần làm nên truyền thống yêu nước Việt nam.   Truyền thuyết Âu Cơ- Lạc Long Quân (forum.vico.vn )2. Truyền thống của nền văn hoá nông nghiệp lúa nước Trong hai loại hình văn hoá của thế giới thì Việt Nam là điển hình của loại hình văn hoá gốc nông nghiệp (loại hình văn hoá gốc du mục điển hình là phương Tây). Chính cái gốc văn hoá nông nghiệp này đã chi phối rất lớn đến mọi sinh hoạt và đời sống Việt Nam. Trong thơ Nguyễn Khoa Điềm gốc văn hoá nông nghiệp gắn liền với nghề trồng lúa nước được thể hiện ở nhiều góc độ. 2.1- Một dân tộc chuyên đắp đê chống lũ Có một nhà nghiên cứu văn hoá đã cho rằng: Có hai yếu tố chi phối mạnh mẽ đến đời sống văn hoá Việt Nam, đó chính là: luôn phải đắp đê chống lũ và tồn tại bên cạnh một nước lớn luôn muốn thâu tóm mình. Đúng vậy, một đất nước sinh tồn bằng sản xuất nông nghiệp thì, đắp đê ngăn lũ như một mệnh lệnh thiêng liêng để mà tồn tại: “Đất Nước/Phải chặt tre, đóng cọc mà giữ lấy!/ Đất Nước/Phải đan phên, đổ đất mà giữ lấy!/ Đất Nước/ Phải phá nhà, chặt cây vườn vác ra mà giữ lấy/Đất Nước/Phải neo người xuống sông, chặn nước mà giữ lấy!/ Đất Nước/ Đất Nước không thể trôi được!/Máu xương, mồ mả tổ tiên đã trôi đi/ Những dòng họ đã trôi đi/Nhưng hôm nay không thể nào trôi được!”. Hôm nay đang tích tụ dồn nén sức mạnh quá khứ bốn nghìn năm của dân tộc luôn đối đầu với nước lũ và đối mặt với nước lớn để mà giữ nước: “Đất Nước/Đang gầm lên trong sóng gió ngất trời/Hàng chục triệu thước khối nước đang lao vào mặt đất/ Cuộc xáp trận của vật chất muốn đè vật chất/Của thiên nhiên đè xuống con người”. Và khi nhắc đến truyền thống đắp đê chống lũ, Nguyễn Khoa Điềm liên tưởng ngay đến nhân vật Sơn Tinh trong cuộc chiến với Thuỷ Tinh. Quá khứ đang hướng về hiện tại đánh Mỹ của toàn dân tộc, về chống “cơn lũ dữ” Đế quốc Mỹ, Nguyễn Khoa Điềm, từ hiện tại còn mở rộng thời gian liên tưởng đến cả tương lai và không gian toàn nhân loại: “Sơn Tinh đang nhìn ta lo lắng đăm đăm/Cả nhân loại đang nhìn ta cổ vũ/Con cháu ta mai sau hối hả lật từng trang sử/ Ngợp trước con đê sông Hồng lên cao, lên cao…/ Chào 4000 năm! Con đê như một cánh tay cao/Của thế trận những người làm chủ/ Làm chủ cuộc đời và lướt từng đỉnh lũ” (Mặt đường khát vọng).  2.2- Văn hoá làng, xã nông thôn Theo các nhà văn hoá thì trong các đơn nguyên văn hoá Việt Nam, văn hoá làng (xã) chiếm một ví trí vô cùng quan trọng. Nó được xem là một đơn nguyên điển hình của nền văn hoá gốc nông nghiệp. Hai đặc trưng cơ bản của văn hoá nông thôn là tính cộng đồng và tính tự trị. Khi vượt ra khỏi phạm vi Làng để vươn đến phạm vi Nước, tính cộng đồng của làng (xã) nông thôn sẽ nâng lên thành tinh thần đoàn kết dân tộc, và tính tự trị của làng (xã) sẽ nâng lên thành ý thức độc lập dân tộc ở phạm vi Nước. Đối với người Việt các đơn vị trung gian giữa Làng và Nước đều không quan trọng, họ chỉ biết “sống ở làng, sang ở nước”. Vì vậy, khi xong nhiệm vụ với Nước, họ trở lại nơi “chôn nhau cắt rốn” của mình: “Đánh xong giặc trở về ngôi làng lại cần cù lam lũ với cái cày, con trâu. Nhưng sự vĩ đại của nhân dân chính là ở đó” [6, tr.276]. Chính những sản phẩm nhỏ nhoi họ làm ra hàng ngày đã góp phần hình thành Đất Nước: “Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng/ Đất nước có từ ngày đó”. Cái dáng cầm cuốc, cầm cày từ đời này nối sang đời khác đã làm nên cái nền móng văn hoá nông nghiệp nông thôn Việt Nam: “Có tổ tiên ta cầm cuốc, cầm cày”. Và mãi mãi muôn đời con cháu về sau luôn ghi khắc trong sâu thẳm lòng mình hình dáng cha ông trên ruộng đồng làng, trên những cánh đồng làng bạt ngàn màu xanh của lúa: “Lúa lên xanh trên những cánh đồng/ Cũng có tay cha ông in vào trong lúa/ Sâu thẳm quá cho đến từng mái rạ/Cũng có dáng một ngày cha ông khăn gói bước ra” (Mặt đường khát vọng). Chính vì thế, cái đất làng, cái nền làng, cái đình làng là vô cùng quan trọng. Nó gắn chặt với đời sống người dân quê Việt Nam “chân đất đầu trần”:“Ôi cái nền làng ta/Dựng lên cùng thớ đất Ta quen đi chân trần/ Thăm nhau mà thấy mát” (Cái nền căm hờn). Chính những người dân quê ấy, chứ không phải ai khác hơn, theo Nguyễn Khoa Điềm, họ đã làm nên Đất Nước. Đất nước hình thành qua những sinh hoạt mang đậm nét văn hoá làng (xã) truyền thống Việt Nam: “Không ai nhớ mặt đặt tên/Nhưng họ đã làm ra Đất Nước/ Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng/Họ truyền lửa qua mỗi nhà từ hòn than qua con cúi/Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói/Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân/Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái” (Mặt đường khát vọng). 2.3 Văn hoá môi trường sông nước Nền văn minh lúa nước Đông Nam Á được xem là chiếc nôi của nghề trồng lúa trên toàn thế giới. Chính vì thể, yếu tố sông nước cũng là một điển hình của loại hình văn hoá gốc nông nghiệp Việt Nam. Tổ quốc, Quốc gia đối với nhiều dân tộc có thể là những khái niệm trừu tượng, nhưng với những người dân nông nghiệp Việt Nam, những khái niệm ấy là vô cùng đơn giản và gần gũi. Đó chính là hai yếu tố chính của nền sản xuất nông nghiệp: Đất và Nước. Nhưng vì là nền nông nghiệp lúa nước, sống trong môi trường sông nước nên lúc cần họ chỉ cần gọi Tổ quốc là “Nước”, cũng là yếu tố đầu tiên trong bốn yếu tố quan trọng: “Nước, phân, cần, giống” của cư dân nông nghiệp. Bản thân Nguyễn Khoa Điềm cũng đã lý giải: “Vì khi làm nông nghiệp, số phận nhân dân đã gắn chặt với số phận dòng sông. Vậy thì văn hoá ắt phải mang gương mặt dòng sông” [6, tr.177]:“Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu/Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát/ Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác/ Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi” (Mặt đường khát vọng). Môi trường sông nước đã khiến trong ngôn ngữ Việt Nam có hẳn một trường từ ngữ sông nước đúc kết từ lâu đời. Ta gọi “Mặt trời mọc” chính là ngôn ngữ của hạt mầm nông nghiệp, gọi “Mặt trời lặn” chính là ngôn ngữ sông nước. Và vân vân những trường nghĩa sông nước trong ngôn ngữ Việt Nam: “ngụp lặn giữa dòng đời”, “chìm trong bể khổ”, “chìm đắm trong suy tư”, “hồ sơ bị ngâm lâu”… Và có lẽ cũng xuất phát từ nền văn minh sông nước mà tất cả các phong tục tập quán cũng vì sự tồn tại với môi trường tự nhiên và từng bước định hình thành truyền thống: “Người dạy ta nghèo ăn cháo ăn rau/Biết ăn ớt để đánh lừa cái lưỡi/Cái cuốc, con dao, đánh lừa cái tuổi/Chén rượu đánh lừa cơn mỏi, cơn đau/Con mộm nan tre đánh lừa cái chết/Đánh lừa cái rét là ăn miếng trầu/Đánh lừa thuồng luồng xăm mày xăm mặt” (Mặt đường khát vọng). 3. Văn hoá dân gian 3.1 Trò chơi dân gian Đó là những trò chơi truyền thống gắn liền với tuổi thơ của mỗi con người, mỗi vùng đất. Hẳn cậu bé Nguyễn Khoa Điềm cũng đã từng gắn chặt tuổi thơ mình cùng những trò chơi nên cái sức mạnh văn hoá truyền thống ấy đã là hành trang không thể thiếu của đời người. Đó là trò thả diều, một trò chơi dân gian nổi tiếng của xứ Huế mà cho đến bây giờ “diều Huế” trở thành một thứ “đặc sản” văn hoá rất riêng: “Biết ơn những cánh sẻ nâu đã bay đến cánh đồng/Rút những cọng rơm vàng về kết tổ/Đã dạy ta với cánh diều tuổi nhỏ/Biết kéo về cả một sắc trời xanh”. Đó còn là chuyền nẻ kết hợp nhuần nhuyễn giữa động tác và lời đồng dao đi cùng động tác:“Biết ơn trò chơi tuổi nhỏ mê ly/ “Chuyền chuyền một…” miệng, tay buông bắt/ Ngôn ngữ lung linh quả chuyền thoăn thoắt/Nên một đời tiếng Việt mãi ngân nga” (Mặt đường khát vọng). Từ một trò chơi tưởng chừng con trẻ vô bổ ấy, khi đã trở thành giá trị văn hoá truyền thống thì nó chứa một sức mạnh vô song: một tình yêu tiếng nói dân tộc đến nặng lòng. Và trò chơi “đánh trận giả” thuở ấu thơ lại cũng hiện về làm nền tảng sức mạnh trên bước đường ta ra trận thật – trận đọ sức mất còn cùng siêu cường quốc Mỹ: “Lối đường làng ta chọc chú ve xưa/ Nay là lối em ta đào hầm đặt bẫy/ Những trận giả trẻ con ta từng chơi, buổi ấy” (Gửi anh Tường). 3.2 Văn học dân gian Văn học dân gian vốn là một biểu hiện cụ thể của văn hóa dân gian. Đó là nền văn chương truyền miệng tự xa xưa còn lưu mãi đến ngày nay mà không cần chữ viết. Văn học dân gian Việt Nam cũng đa dạng, phong phú không kém bất kỳ một nền văn học dân gian lâu đời nào trên thế giới. Đó là những thần thoại, truyền thuyết, những ca dao, tục ngữ: “Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao, thần thoại/Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”/Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội/Biết trồng tre đợi ngày thành gậy/ Đi trả thù mà không sợ dài lâu” Và: “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn” (Mặt đường khát vọng) để rồi vận vào tục ngữ, ca dao hình thành nên tính cách của con người Việt Nam hiện đại: “O phó bí thư mười bảy tuổi/ “ăn chưa no, lo chưa tới” mẹ ơi” (Người con gái chằm nón bài thơ). Đó còn là Đất nước của hàng ngàn pho chuyện cổ tích có tự thời “ngày xửa ngày xưa”: “Đất nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể” (Mặt đường khát vọng) và:“Em ta nay là máu, lửa căm thù/Không kịp nghe Thạch Sanh và tròn tiếng mẹ ru” (Gửi anh Tường) Hay: “Em nghe không trái thị đã rơi xuống tay Người…/Khi trái thị chạm tay Người và Người ấp ủ/Thị lừng hương và cô Tấm bước ra/Đi trả thù và sống Tự do”(Mặt đường khát vọng). Trong thơ Nguyễn Khoa Điềm, Đất Nước được phô bày với tất cả vẻ đẹp lung linh của truyền thống văn hóa vừa gần gũi, cụ thể lại vừa thiêng liêng, huyền ảo. 4 Văn hoá phong tục, tập quán: Phong tục, tập quán cũng là một thành tố quan trọng trong văn hóa tổ chức đời sống cá nhân của người Việt. Đó là những phong tục, tập quán được truyền nối từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo nguời Việt, khi một sinh linh được sự tác hợp Âm Dương của Cha và Mẹ vừa mới hình thành như một hạt máu, bản thân nó đã có sự sống riêng trong lòng người mẹ. Người mẹ lúc này không chỉ sống cho riêng mình mà sống cả vì sự sống của thai nhi trong bụng. Vì thế, cái phong tục tính “tuổi mụ” trở thành một phong tục thiêng liêng trong quan niệm tín ngưỡng về mười hai bà mụ: “Biết ơn mẹ vẫn tính cho con thêm một tuổi sinh thành/ “Tuổi của mụ” con nằm trong bụng mẹ/Để con quý yêu tháng ngày tuổi trẻ/ Buổi mở mắt chào đời, phút nhắm mắt ra đi”. Đó là tập quán “miếng trầu là đầu câu chuyện” có từ thuở các vua Hùng dựng nước bằng câu chuyện “Trầu cau” ăm ắp nghĩa tình vừa mang yếu tố truyền thuyết lại vừa đậm yếu tố đời thường của cổ tích: “Đất nước bắt đầu với miếng trầu bà ăn”. Đó là tập quán thể hiện quan niệm “cái răng cái tóc là góc con người” của người Việt cổ xưa: “Tóc mẹ thì bới sau đầu” (Mặt đường khát vọng). Đó còn là tín ngưỡng sùng bái con người thể hiện qua một thứ “tôn giáo” đặc sắc Việt Nam: Đạo thờ cúng tổ tiên. Người Việt Nam quan niệm, khi chết đi chỉ có phần vật chất (thể xác) là tiêu tan còn tinh thần (linh hồn) thì tồn tại vĩnh viễn và thường xuyên đi về trần gian thăm nom, phù trì con cháu. Vì thế, bái vọng tổ tiên là điều không thể thiếu thể hiện sự tôn trọng đầy thiêng liêng của người sống đối với người đã khuất: “Con lại về thăm ảnh cha xưa/Người chiến sĩ đánh Tây/Mười lăm năm, mới có mặt trên bàn thờ/ Bạn con đến thắp nén nhang thơm ngát/Mắt cha vui phấp phới bóng trăm cờ” (Đất ngoại ô).Hồn thiêng cha ông vẫn cùng đi về cùng cháu con trong đời thực: “Nơi ta và tổ tiên/ Vẫn đi về trước cửa/Nơi mùa màng vất vả/Vẫn thơm lừng mái phên” (Cái nền căm hờn). Cái sâu bền của thơ Nguyễn Khoa Điềm chính là ở đó. Vừa linh thiêng, quyến rũ vừa căng đầy sức mạnh của hiện thực cuộc đời. 5. Truyền thống lịch sử dân tộc: Lịch sử và văn hóa là hai phạm trù vừa độc lập lại vừa rất thống nhất. Tất cả mọi giá trị văn hóa vật chất và tinh thần đều phải có bề dài lịch sử. Và từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử dân tộc chỉ có ý nghĩa khi gắn liền với những giá trị văn hóa từ quá khứ đến thời kỳ lịch sử ấy. Truyền thống lịch sử dân tộc trong thơ Nguyễn Khoa Điềm được thể hiện ở nhiều góc độ khác nhau. 5.1 Là một dân tộc mà lịch sử hình thành gắn liền với công cuộc mở cõi về phương Nam Lịch sử Việt Nam đã trải qua không ít những giai đoạn bị cắt chia đất nước bởi nhiều lý do, song lịch sử một giai đoạn thường bị chi phối bởi thế lực chính trị của giai đoạn lịch sử ấy mà thôi, còn văn hóa sử thì lại tồn tại vượt thời gian, vì thế nó trở thành sợi dây nối thiêng liêng, dù vô hình, làm nên sự thống nhất của dân tộc: “Chúng ta là người miền Nam/ Nhưng tôi biết anh gốc gác họ Hoàng Kinh Bắc/ Còn tôi họ Nguyễn tỉnh Đông/ Huyết thống ta trôi trên bán đảo âm thầm/Hôm nay bỗng réo sôi từng hồi từng trận” (Mặt đường khát vọng). Chính vì lẽ đó mà người Việt dù vô cùng gắn bó với quê cha đất tổ, nhưng khi vì lợi quyền mở mang và thống nhất giang san, họ sẵn sàng vui vẻ rời quê làm kẻ lưu đày, lao ra chiến trận: “Cầm giáo, cầm khiên và cất tiếng hát lưu đày” (Mặt đường khát vọng). Lưu đày mà cầm giáo, cầm khiên; lưu đày mà ra đi trong vang ca tiếng hát thì quả là một cuộc lưu đày đầy thi vị và lạc quan. Đây cũng chính là nét văn hóa truyền thống quý báu của người dân Việt. 5.2. Là truyền thống đánh giặc giữ nước Đây là truyền thống nổi bật làm nên phẩm giá Việt Nam: “Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc”. Lịch sử dân tộc gắn liền với lịch sử đánh giặc giữ nước và vì thế: “Hãy nhìn rất xa/Vào bốn ngàn năm Đất nước/Năm tháng nào cũng người người lớp lớp/ Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta/ Cần cù làm lụng/Khi có giặc người con trai ra trận/ Người con gái trở về nuôi cái cùng con/Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh/ Có nhiều người đã trở thành anh hùng”, trong đó có không ít những người mẹ anh hùng trực tiếp tham gia đánh giặc: “Mẹ của con ơi hẳn mẹ sẽ yêu hơn/ Thịt da mẹ vuông tròn là thế đó/Chúng con xin đón mẹ vào đội ngũ/ Hiếu thảo gia đình, chung thuỷ nước non”. Đó là truyền thống của thần tích Phù Đổng Thiên Vương và cuộc chiến thắng quân Nguyên Mông của quân dân thời Trần ngày trước: “Đất nước muôn năm/Nhưng ngựa đá lại xuống đường/Những bà mẹ đo chân vào thần tích/Để hoài thai triệu triệu những anh hùng” Và: “Trong lặng im ai đó trả lời:/ Người Mỹ đừng quên đây là xứ sở/Của những Yết Kiêu bất tử!” (Mặt đường khát vọng). Rồi cùng tiếp nối với ngọn cờ lau tập trận của Đinh Bộ Lĩnh thống nhất giang sơn: “Kỷ niệm tuổi thơ phơ phất bóng lau qua/Lớp trẻ đi những triền đồi bãi sóng/ Trên vai bạn cờ lau tập trận/ Lịch sử ngàn năm là ước mơ nay/Xe đi trong rừng lau gió bay” (Lau). Đánh thức truyền thống cha ông để kéo tuổi trẻ lầm lạc của miền Nam trở về nguồn cội:“-Sao các anh đến Hoa Lư/Không đem theo mỗi người một cành lau/Để làm cờ và tập trận/Như Đinh Bộ Lĩnh ngày xưa từng nuôi chí lớn”. Thế hệ này nối tiếp thế hệ kia, máu hòa trong máu làm nên sợi chỉ đỏ vô hình xuyên suốt chiều dài lịch sử: “Máu thấm sâu xuống mỗi mặt đường/Trần Hưng Đạo, Phan Bội Châu, Lê Lợi/ Trên trăm lối những anh hùng để lại/Máu cháu con hoà với máu cha ông” (Mặt đường khát vọng). Đó còn là truyền thống gần của những ngày đầu đánh Pháp bằng “chiến thuật trái mù u” thô sơ nhưng không kém thông minh khiến kẻ thù bao phen khiếp vía:“Ôi trái mù u động dưới chân Người/Còn muốn theo người ra cản giặc” (Nơi Bác từng qua), “Cho tôi làm một trái mù u/ Lăn theo chân các anh, các chị” (Con chim thời gian). Chính truyền thống đã lưu truyền vào xương thịt một cách tự nhiên làm nên sức mạnh: “Cho xương con có dáng trăm cọc bêu đầu/ Cho mắt con có màu gươm của mắt nghìn người bị chém/Cho tay con có mười chiếc đinh của nghìn tay bị đóng” (Mặt đường khát vọng). 5.3. Là quan niệm mang tính truyền thống dân chủ: Đất nước của nhân dân Chính nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã tự mình thú nhận khi được hỏi về quan niệm Đất Nước trong trường ca “Mặt đường khát vọng”, ông bảo: “ Ý tưởng xuyên suốt của tôi trong chương này là thể hiện một Đất nước của nhân dân, do đó, từ ngữ, hình ảnh, chất liệu thơ được sử dụng đều nhằm làm rõ ý tưởng này” [6, tr. 274]. Tác giả đã khái quát về nhân dân, đó là những người: “Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm/ Có nội thù thì vùng lên đánh bại/Để Đất Nước này là Đất nước của Nhân dân”. Chính Nhân dân đã sáng tạo lịch sử và sáng tạo văn học, vì thế, đã là “Đất Nước của Nhân dân” thì nhất định phải là “Đất Nước của ca dao, thần thoại”. Nhân Dân trong thơ Nguyễn Khoa Điềm vừa khái quát lại vừa cụ thể. Nhưng dẫu có thế nào họ vẫn là nhân vật trung tâm làm nên Đất Nước:“Những
Tài liệu liên quan