Một số yêu cầu giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Tóm tắt. Là đỉnh cao của đạo đức truyền thống, đạo đức dân tộc, giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên (SV) đang là vấn đề cấp thiết hiện nay. Vấn đề này có thể được thực hiện bằng nhiều con đường khác nhau như: thông qua dạy học, sinh hoạt tập thể, lao động sản xuất và hoạt động xã hội. Mỗi hình thức giáo dục nói trên đều có những ưu thế nhất định, tuy nhiên, dạy học luôn được xác định là con đường cơ bản, hiệu quả nhất trong giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho SV. Trong dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh, giảng viên (GV) có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, song nắm vững các yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cũng là một nội dung quan trọng cần đề cập tới.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 183 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số yêu cầu giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0063 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6, pp. 144-150 This paper is available online at MỘT SỐ YÊU CẦU GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CHO SINH VIÊN TRONG DẠY HỌCMÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Lê Thị Vân Anh Khoa Lí luận chính trị, Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt. Là đỉnh cao của đạo đức truyền thống, đạo đức dân tộc, giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên (SV) đang là vấn đề cấp thiết hiện nay. Vấn đề này có thể được thực hiện bằng nhiều con đường khác nhau như: thông qua dạy học, sinh hoạt tập thể, lao động sản xuất và hoạt động xã hội. Mỗi hình thức giáo dục nói trên đều có những ưu thế nhất định, tuy nhiên, dạy học luôn được xác định là con đường cơ bản, hiệu quả nhất trong giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho SV. Trong dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh, giảng viên (GV) có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, song nắm vững các yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cũng là một nội dung quan trọng cần đề cập tới. Từ khóa: Giáo dục, đạo đức Hồ Chí Minh, sinh viên, dạy học, môn tư tưởng Hồ Chí Minh. 1. Mở đầu Luận bàn minh triết và minh triết Việt, cố giáo sư Hoàng Ngọc Hiến có khẳng định: “. . . trong nền minh triết Việt có nhiều nguồn, có minh triết lục giáo, có minh triết đạo thờ cúng tổ tiên. . . có minh triết văn hóa các dân tộc anh em. Trong thời đại Hồ Chí Minh, minh triết Hồ Chí Minh với sức thấm sâu và lan tỏa rộng trong lòng dân là nguồn trung tâm trong đa nguồn minh triết Việt” [2; 49-50]. Ông nhấn mạnh “minh triết chính trị của Hồ Chí Minh là một kho báu vô giá” [2; 41]. Đặc trưng của minh triết Hồ Chí Minh nói chung, đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng là Người gộp bội thành công nhiều ý tưởng tinh hoa của nhân loại, đặc biệt của các vị tiền nhân phương Đông mà dân tộc ngưỡng mộ, cô đúc thành thông điệp mang tâm thức Việt để giáo dục cho nhân dân Việt Nam. Vì thế, đạo đức Hồ Chí Minh là điểm nhấn, trung tâm phát ra năng lượng, định hướng giá trị đạo đức trong thời đại mới. Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho SV trong dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh cần phải quán triệt sự đồng bộ cả mục tiêu, nội dung, phương pháp (PP), hình thức tổ chức dạy học, trong đó, nắm vững các yêu cầu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho SV cũng là nội dung căn cốt giảng viên cần lưu ý. Đó là các yêu cầu: đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng của môn học; phải thực hiện một cách sinh động, hấp dẫn, gắn lí luận với thực tiễn; cần nhạy bén, bám sát tình hình đất nước, khu vực; phát huy tính tích cực, chủ động của sinh viên trong học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh; người thầy phải là tấm gương đạo đức. Ngày nhận bài: 15/12/2014. Ngày nhận đăng: 15/3/2015. Liên hệ: Lê Thị Vân Anh, e-mail: levananhtbu@gmail.com 144 Một số yêu cầu giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên trong dạy học... 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng của môn học Khoa học là hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy, được tích lũy trong quá trình lịch sử, được thực tiễn chứng minh, phản ánh những quy luật khách quan của thế giới bên ngoài cũng như hoạt động tinh thần của con người, giúp con người giải thích và cải tạo thế giới hiện thực. Trước khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã mang trong mình tư duy của một nhà khoa học. Điều đó thể hiện ngay khi ở trong nước, Người đã phân tích được nguyên nhân thất bại của phong trào cứu nước từ khi Thực dân Pháp xâm lược. Đó là do những người yêu nước đương thời chưa tìm được con đường cứu nước phản ánh đúng thực tế phát triển của xã hội Việt Nam. Nhưng phải đến khi bắt gặp ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh mới thực sự chuyển mình từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản, từ một chiến sĩ giải phóng dân tộc trở thành một chiến sĩ cộng sản [1]. Từ đó, chất cách mạng, khoa học hòa quyện vào nhau và ngày càng phát triển, hoàn thiện trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Tính khoa học trong môn tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện: Người biết lựa chọn, kế thừa và kết hợp các quan điểm tiến bộ trên thế giới, nhất là học thuyết Mác - Lênin, đồng thời vận dụng sáng tạo vào thực tiễn Việt Nam. Tính khoa học trong môn tư tưởng Hồ Chí Minh xuất phát từ tính khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và quan điểm, đường lối của Đảng. Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh đảm bảo tính khoa học nghĩa là phải biết lựa chọn, kế thừa những nội dung phù hợp với thực tiễn hiện nay để giáo dục cho SV. Tính tư tưởng thể hiện ở mục tiêu môn tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm giúp cho SV: về kiến thức (hiểu được khái niệm, nguồn gốc, quá trình hình thành và nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh, hiểu được những giá trị khoa học, cách mạng, nhân văn trong cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần xây dựng nền tảng đạo đức con người mới); về kĩ năng (rèn luyện năng lực tư duy lí luận, kĩ năng trình bày, thuyết trình một số vấn đề lí luận, có kĩ năng vận dụng lí luận, PP và PP luận của Hồ Chí Minh để nghiên cứu, phân tích các vấn đề chính trị, xã hội của Việt Nam và thế giới); về thái độ (góp phần củng cố trong SV lòng tin vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, nâng cao lòng tự hào dân tộc và tình cảm đối với Đảng, với Bác Hồ, góp phần đào tạo SV trở thành những con người có phẩm chất đạo đức mới). Để đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng của môn học trong giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho SV, cần lưu ý những vấn đề sau: Thứ nhất, giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho SV cần gắn với tình hình, nhiệm vụ đất nước ngày nay, làm cho những kiến thức mà họ thu nhận được có ý nghĩa và tác dụng thiết thực. Đó là thực hiện nguyên lí nhà trường với xã hội, học đi đôi với hành. . . Thứ hai, cần hiểu rõ đối tượng giáo dục, đây là thế hệ trẻ được kế thừa những di sản tư tưởng, truyền thống của cha anh, song lại có những biến đổi khác biệt nhất định do điều kiện cụ thể của cuộc sống chi phối, ảnh hưởng. Không thể vận dụng những hình thức, tổ chức giáo dục trong điều kiện chiến tranh, trong cơ chế bao cấp đối với thế hệ trẻ ngày nay không trải qua chiến tranh, trong cơ chế thị trường, vừa có tác động tích cực, vừa có mặt tiêu cực, hạn chế. Thứ ba, tôn trọng đối tượng giáo dục, tránh việc giảng dạy công thức, giáo điều, áp đặt mà phải chú ý phát huy trí thông minh, tư duy sáng tạo, kết hợp lí trí với tình cảm. Thứ tư, người dạy phải làm gương cho người học về mặt lao động khoa học, tư cách, phẩm chất cần thiết của nhà giáo dục, khơi dậy ở họ ý thức tìm tòi, vươn tới mũi nhọn của tình hình nghiên cứu khoa học, ý thức về phát triển tài năng, học tập, làm theo những điều Bác Hồ dạy và theo gương của Người. Thứ năm, phải nhận thức cho đúng thực chất giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho SV là một cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị xã hội, đấu tranh chống những luận điểm sai trái, 145 Lê Thị Vân Anh chống các âm mưu, hành động “giành giật thanh niên” của kẻ thù [7]. Như vậy, quá trình giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh cần căn cứ vào những điều kiện chủ quan và khách quan, từ đó áp dụng PP, sử dụng phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại, tuân theo yêu cầu, quy trình bộ môn và lựa chọn hình thức tổ chức một cách khoa học, hợp lí. Đó là những yếu tố đảm bảo tính khoa học và tính tư tưởng của môn học góp phần định hướng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho SV. 2.2. Thực hiện một cách sinh động, hấp dẫn, gắn lí luận với thực tiễn Nhận thức đúng và giải quyết hợp lí mối quan hệ biện chứng giữa lí luận và thực tiễn, dùng lí luận làm kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn, tổng kết thực tiễn để phát triển lí luận, chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra rằng, mọi lí luận chân chính đều bắt nguồn từ thực tiễn, phản ánh đúng thực tiễn và trở lại phục vụ thực tiễn. Lí luận, xét tới cùng là từ thực tiễn. Không có thực tiễn thì không có lí luận. Lí luận và thực tiễn có mối quan hệ hữu cơ, gắn bó với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn bám sát thực tiễn dân tộc và thế giới, coi trọng tổng kết thực tiễn như một biện pháp không chỉ để nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn, mà còn là điều kiện để nâng cao trình độ lí luận. Đồng thời, Người cũng đặc biệt coi trọng kết hợp lí luận với thực tiễn, lời nói đi đôi với việc làm khi khẳng định: thực tiễn không có lí luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng, dễ mắc chủ quan; lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông. Hơn thế, Hồ Chí Minh luôn xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và những tư tưởng tiến bộ của nhân loại, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, lãnh đạo nhân dân vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, giành được những thắng lợi vẻ vang. Khi truyền bá học thuyết Mác - Lênin và đường lối, chính sách của Đảng, Hồ Chí Minh đề cập vấn đề lí luận và trình bày chúng không gò bó, phụ thuộc vào câu chữ, khái niệm mà hết sức thực tế, linh hoạt, mềm dẻo, dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với trình độ của nhân dân. Người đã chú trọng sử dụng cách tuyên truyền có hình tượng, đặc biệt là dùng phép so sánh, trên cơ sở hai sự vật có những nét tương đồng nhất định nào đó đem chúng đối chiếu với nhau, để gợi ra những hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người tiếp nhận. Điều đáng lưu ý, những hình ảnh mà Hồ Chí Minh đem ra so sánh bao giờ cũng gần gũi, thân quen, gắn liền với đời sống hằng ngày của nhân dân. Chẳng hạn, khi đề cập bản chất ăn bám, bóc lột của bọn đế quốc với người lao động ở chính quốc và thuộc địa, Hồ Chí Minh đã dùng hình ảnh con đỉa hai vòi; khi luận giải về vấn đề dân chủ, chuyên chính và mối quan hệ giữa dân chủ, chuyên chính, Bác dùng hình ảnh cái hòm đựng của cải thì phải có cái khóa; khi kêu gọi đoàn kết để chống giặc, Bác dùng hình ảnh hòn đá, con cáo và tổ ong; khi giải thích yêu cầu thống nhất giữa lí luận và thực tiễn, Bác so sánh lí luận như cái tên (hoặc viên đạn), thực hành như cái đích để bắn, có tên không bắn hoặc bắn lung tung thì cũng như không có tên. . . Thông qua những hình ảnh so sánh đó, vấn đề trừu tượng trở nên cụ thể, vấn đề cụ thể càng trở nên cụ thể hơn, vấn đề khó hiểu trở thành dễ hiểu. Cách tuyên truyền này phù hợp với đặc điểm quá trình nhận thức của đối tượng mà vẫn không xa rời những nguyên lí khoa học. Đây cũng chính là sự kế thừa sáng tạo cách nói ví von của người Việt Nam. Sự gắn kết giữa lí luận và thực tiễn phản ánh trong đạo đức Hồ Chí Minh, đó là đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả thực tế làm thước đo. Hồ Chí Minh đã khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối. Người nói: “cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [3; 292-293]. Tấm gương đạo đức của Người là đỉnh cao đặc trưng con người mới. Đó là: suốt đời hy sinh cho dân tộc không một chút riêng tư, hết lòng yêu thương nhân dân, lấy dân làm gốc; chí công vô tư, cần kiệm liêm chính; giản dị, khiêm tốn; suốt đời học tập rèn luyện. Người cũng hết lòng vì sự 146 Một số yêu cầu giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên trong dạy học... nghiệp giải phóng đồng bào bị đau khổ, nhân loại bị áp bức không phân biệt màu da, chủng tộc. . . yêu con người, tin vào sức mạnh con người và đem lòng chí công vô tư để đối xử với con người. Trong dạy học, GV lí luận chính trị có nhiệm vụ trang bị cho SV những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, định hướng để SV vận dụng vào hoạt động thực tiễn nhất là trong giai đoạn nâng cao chất lượng giảng dạy, đổi mới nội dung, PP, ứng dụng công nghệ thông tin như hiện nay. Do vậy, trong giảng dạy, GV cần gắn lí luận với thực tiễn. Khi trình bày các nguyên lí lí luận, GV cần phải lựa chọn các vấn đề liên hệ cho nguyên lí đó phải sát với hoạt động thực tiễn của xã hội. Nếu làm được thế thì những vấn đề từ phức tạp, trừu tượng sẽ trở nên dễ hiểu, dễ tiếp thu hơn đối với SV. Việc lựa chọn tư liệu minh họa cho bài giảng phải xuất phát từ mục đích làm sáng tỏ vấn đề lí luận đưa ra. Các số liệu, sự kiện có thể tìm trong sách nghiên cứu, tạp chí, báo và có thể khảo sát trong thực tế. Muốn có kiến thức thực tiễn để liên hệ cho nội dung lí luận của bài giảng đòi hỏi rất nhiều ở GV nhất là GV trẻ, phải năng động tìm hiểu và thâm nhập thực tiễn. Hình thức thâm nhập thực tiễn rất phong phú như: điều tra, khảo sát, phỏng vấn trực tiếp. . . sẽ giúp ích rất nhiều trong việc bổ sung kiến thức cho bài giảng thêm sinh động và góp phần quan trọng giúp SV vận dụng những tri thức được học vào thực tiễn cuộc sống. 2.3. Nhạy bén, bám sát tình hình đất nước, khu vực Với chủ trương đổi mới đã giúp Việt Nam hòa nhập vào dòng chảy chung của nhân loại và đưa đất nước từ một nền kinh tế nghèo nàn đến một trong những nước có tăng trưởng kinh tế cao ở châu Á. Tiến trình hội nhập được cụ thể hóa qua việc Việt Nam trở nên thành viên của khối ASEAN, tham gia APEC, gia nhập WTO. Việt Nam cũng đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia, tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế và thu hút đầu tư của nhiều tập đoàn nước ngoài. Xã hội ngày càng trở nên năng động, sáng tạo hơn. Kinh tế thị trường kích thích tính năng động cá nhân và xã hội. Đồng thời, thị trường cũng là mảnh đất nảy sinh lối sống tiêu dùng, chủ nghĩa cá nhân, thực dụng và những tác động can thiệp phá vỡ những chuẩn mực đạo đức, giá trị truyền thống. Trong khi đó, những tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông giữa các nước Trung Quốc, Philippin, Việt Nam, Hàn Quốc... cũng làm tình hình chính trị, ngoại giao trong khu vực có phần căng thẳng. Điều này đã và đang ảnh hưởng đến sự ổn định của khu vực cũng như làm gia tăng bất đồng quan điểm giữa các quốc gia trong việc giải quyết tranh chấp, thách thức tới việc hiện thực hóa Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN vào năm 2015. Trước những diễn biến phức tạp về kinh tế, chính trị trong nước cũng như khu vực, việc giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho SV càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Khi giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho SV, GV cần giải thích rõ ràng mối quan hệ giữa những chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh với nền kinh tế thị trường, quá trình hội nhập quốc tế hiện nay ở nước ta. Những chuẩn mực đạo đức đó không hề mâu thuẫn với nền kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập, toàn cầu hoá. Thực tiễn cho thấy, cần giáo dục đạo đức cách mạng cho SV qua tư tưởng và cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh, bởi vì đạo đức sẽ quyết định mục đích cuộc sống, động lực phấn đấu, tình cảm cũng như hành vi đạo đức của mỗi người. Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh để SV có được ý thức và trách nhiệm cộng đồng, tinh thần mình vì mọi người, lòng khoan dung, tự giác trong học tập và cuộc sống, tạo cái nhìn đúng đắn về những biến đổi của đời sống kinh tế - xã hội đang diễn ra. Tích cực ủng hộ cái đúng, nghiêm khắc đấu tranh với tiêu cực, hiểu sâu sắc về những mặt trái của xã hội đang diễn ra, nguy cơ xuống cấp đạo đức của một số SV và cội nguồn của sự xuống cấp đó, để đấu tranh chống lại và rèn luyện bản thân. Từ đó, giúp SV suy nghĩ và hành động đúng đắn góp phần thực hiện lẽ sống của Bác Hồ, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, góp phần khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh có giá trị trường tồn, nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng, Nhà nước và nhân dân. 147 Lê Thị Vân Anh 2.4. Phát huy tính tích cực, chủ động của sinh viên trong học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh Hoạt động học tập của SV vừa là sự tiếp nối của quá trình học tập bậc phổ thông vừa là sự khởi đầu cho một giai đoạn mới có tính chất nghiên cứu chuyên sâu vào một lĩnh vực chuyên môn nghề nghiệp nhất định. Mặc dù vậy, hoạt động học tập của SV ở đại học không thể tách rời hoạt động nhận thức để khám phá, chiếm lĩnh và sáng tạo tri thức, qua đó phát triển các năng lực tương ứng. Mức độ thể hiện vai trò chủ thể trong học tập phản ánh tính tích cực học tập của SV. Nói cách khác, tính tích cực của SV được xem như là sự thể hiện vai trò chủ thể nhận thức trong hoạt động học tập, là một dạng thể hiện tính tích cực của cá nhân trong hoạt động nhận thức. Vì vậy, chúng có liên quan mật thiết đến các yếu tố trong bản thân người học như ý thức về mục tiêu học tập; nhu cầu, hứng thú nhận thức trong quá trình học tập; cách thức học tập. . . Tính tích cực học tập của SV là một trong những phẩm chất tâm lí nhưng đồng thời lại được hình thành, phát triển và thể hiện thông qua các hoạt động trong những điều kiện, hoàn cảnh và môi trường xã hội cụ thể. Trong xu thế đào tạo theo hệ thống tín chỉ hiện nay, tính tích cực, chủ động trong học tập của SV lại càng trở nên quan trọng quyết định chất lượng giáo dục của SV và nhà trường. Tuy nhiên, một số SV vẫn thụ động trong học tập. Nhiều SV tỏ ra lúng túng trong việc lập kế hoạch học tập và đăng kí học phần. Để đạt hiệu quả cao trong việc học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng, bản thân SV cần: Một là, có động cơ học tập đúng đắn, kế hoạch học tập khoa học. Trong học tập, người học phải xác định cho mình động cơ học tập đúng đắn, học để mở rộng hiểu biết, để làm việc, hoàn thiện bản thân và quan trọng hơn là cải tạo cuộc sống. Từ việc xác định được động cơ đúng đắn, người học phải xây dựng cho mình kế hoạch học tập, nghiên cứu một cách khoa học. Người học phải tự sắp xếp, phân bổ thời gian hợp lí giữa hoạt động học và các hoạt động khác. Khi xác định được động cơ học tập đúng đắn, xây dựng được kế hoạch học tập khoa học, để có kết quả cao người học phải học tập với tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo và tự giác. Hai là, SV phải ý thức được vai trò, vị trí và nhiệm vụ của môn học. Một trong những yếu tố tạo hứng thú cho SV đó là việc hiểu được vai trò, vị trí và nhiệm vụ môn học, hay nói cách khác học môn học đó có tác dụng gì đối với người học. Cùng với môn học Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, môn tư tưởng Hồ Chí Minh trang bị thế giới quan, PP luận khoa học và nhân sinh quan cho người học, giúp họ nhìn nhận về thế giới, đề ra cách làm, thái độ ứng xử đúng đắn, xây dựng cuộc sống tốt đẹp. Ba là, SV phải có ý thức tổ chức, kỉ luật. Dạy học là một quá trình tương tác giữa người dạy và người học, trong đó người dạy đóng vai trò hướng dẫn, định hướng và tổ chức các hoạt động giúp người học hoàn thành nhiệm vụ. Người học đóng vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo và tự giác trong học tập, trong việc lĩnh hội và khám phá tri thức mới, song người học phải tuân thủ những quy định theo sự định hướng của người dạy. Vậy nên, SV phải có thái độ tích cực, có ý thức tổ chức, kỉ luật cao để hoạt động học tập đạt kết quả tốt nhất. 2.5. Người thầy phải là tấm gương đạo đức Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho SV đạt hiệu quả cần phải có sự kết hợp của nhiều tổ chức và cá nhân, trong gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Một điều không thể phủ nhận đó là đạo đức của người thầy - GV ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức của SV. Từ xưa, Khổng Tử đã nói: người thầy không chỉ dạy chữ cho trò mà còn dạy cho trò bằng 148 Một số yêu cầu giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên trong dạy học... toàn bộ nhân cách của mình. Học trò không chỉ học chữ ở thầy mà còn học cả cách sống, cách đối nhân xử thế của thầy [5]. “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”, trong đó, vai trò của người thầy chính là “lái đò qua sông” dìu dắt thế hệ trẻ làm người. Bởi đặc trưng của nghề dạy học là nghĩa vụ gắn với tình thương, trách nhiệm. Dạy học là nghề đào tạo con người, là nghề lao động nghiêm túc và vô cùng gian nan. Nó đòi hỏi người thầy những phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn rất cao. Bên cạnh đó, lí tưởng nghề nghiệp của GV cũng có ảnh hưởng sâu sắc đến việc hình thành nhân cách của SV, biểu hiện bằng lòng say mê, lương tâm nghề nghiệp, sự tận tụy với SV, với công việc, tác phong làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm và lối sống giả
Tài liệu liên quan