Một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của học sinh trung học cơ sở

Tóm tắt. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá thực trạng một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của học sinh trung học cơ sở và đã xác định được mức độ ảnh hưởng khác nhau của các yếu tố như bạn bè, từ gia đình, các phương tiện truyền thông hay từ chính bản thân học sinh trung học cơ sở. Thông qua việc tìm hiểu về một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của học sinh trung học cơ sở đã giúp cho những người làm công tác giáo dục có cơ sở để đề ra các biện pháp phù hợp nhằm giảm thiểu hành vi này ở các em.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 257 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của học sinh trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 8, pp. 37-41 This paper is available online at MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI GÂY HẤN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Phạm Văn Tư Khoa Công tác xã hội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá thực trạng một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của học sinh trung học cơ sở và đã xác định được mức độ ảnh hưởng khác nhau của các yếu tố như bạn bè, từ gia đình, các phương tiện truyền thông hay từ chính bản thân học sinh trung học cơ sở. Thông qua việc tìm hiểu về một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của học sinh trung học cơ sở đã giúp cho những người làm công tác giáo dục có cơ sở để đề ra các biện pháp phù hợp nhằm giảm thiểu hành vi này ở các em. Từ khóa: Hành vi gây hấn, yếu tố ảnh hưởng, học sinh trung học cơ sở. 1. Mở đầu Học sinh trung học cơ sở là lứa tuổi có vị trí đặc biệt trong thời kì phát triển của trẻ em, là thời kì chuyển từ thời thơ ấu sang lứa tuổi trưởng thành với nhiều tên gọi như: “thời kì quá độ”, “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng”. . . Ở các em vừa mang những nét trẻ con, vừa người lớn, các em có mong muốn được bình đẳng với người lớn, mong muốn được làm người lớn, được chứng tỏ bản thân, khẳng định mình. Để thể hiện tính người lớn của mình các em sẵn sàng có những suy nghĩ và hành vi lệch lạc, gây tổn thương cho chính bản thân mình và người khác, gây ra những hậu quả mà các em chưa lường được trước, đó chính là hành vi gây hấn [1,2]. Trong những năm gần đây, hành vi gây hấn ở học sinh trung học cơ sở đang có xu hướng gia tăng và gây ra nhiều hậu quả phức tạp mà chính các em, phụ huynh hay thầy cô giáo cũng không thể lường hết được. Mặc dù đã được các Bộ, Ngành rất quan tâm, đưa ra nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu mức độ các hành vi gây hấn ở học sinh nhưng hiệu quả chưa cao. Do đó, việc nghiên cứu để tìm hiểu, chỉ rõ được các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn ở học sinh trung học cơ sở là rất cần thiết, giúp cho việc đề xuất các biện pháp phù hợp nhằm giảm thiểu hành vi này. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khách thể và phương pháp nghiên cứu Để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của học sinh trung học cơ sở chúng tôi tiến hành chọn 200 học sinh ở các trường: THCS Kim Khê huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương và trường THCS Tân Bình tại thành phố Hải Dương, trong đó có 100 học sinh nam, 100 học sinh nữ từ lớp 6 đến lớp 9. Ngày nhận bài: 15/11/2013. Ngày nhận đăng: 17/11/2014. Liên hệ: Phạm Văn Tư, e-mail: tupv@hnue.edu.vn. 37 Phạm Văn Tư Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn sâu. Kết quả nghiên cứu thể hiện như sau: 2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của học sinh trung học cơ sở 2.2.1. Ảnh hưởng từ bạn bè đến hành vi gây hấn của học sinh trung học cơ sở Hoạt động chủ đạo của học sinh trung học cơ sở là hoạt động giao tiếp bạn bè, đây là hoạt động đóng vai trò rất quan trọng với các em. Ở tuổi này các em thường "lí tưởng hoá" tình bạn và có nhu cầu kết bạn rất cao. Lúc đầu phạm vi giao tiếp của các em rộng (Giai đoạn tìm kiếm bạn thân) sau đó hẹp lai nhưng quan hệ gắn bó hơn. Nhiều em không hứng thú với một loại hoạt động nào đó nhưng vì chơi với bạn và được bạn chơi nên lây lan sang mình. Tình bạn ở lứa tuổi này làm nảy sinh những hứng thú mới. Trong giao tiếp với bạn, trò chuyện giữ một vai trò quan trọng. Nội dung trò chuyện: Suy nghĩ của các em, mọi sinh hoạt và cảm xúc của mình những điều bí mật, thầm kín của mình mà chưa nói với cả những người thân trong gia đình. Lí tưởng tình bạn của lứa tuổi này là “Sống chết có nhau”, “Chia sẻ ngọt bùi”... Trong quan hệ bạn bè, có cả những yếu tố tích cực nhưng đồng thời chứa đựng cả những yếu tố tiêu cực. Tìm hiểu ảnh hưởng từ bạn bè đến hành vi gây hấn của học sinh trung học cơ sở chúng tôi thu được kết quả tại Bảng 1. Bảng 1. Một số hành vi của học sinh trung học cơ sở bị bạn bè rủ rê, ép buộc tham gia STT Hành vi Bị bạn bè Không bị bạn bè rủ rê, ép buộc rủ rê, ép buộc SL % SL % 1 Hút thuốc lá 16 8,00 184 92,00 2 Uống rượu bia 22 11,00 178 89,00 3 Sử dụng thuốc lắc 14 7,00 186 93,00 4 Đua xe 44 22,00 156 78,00 5 Xem phim ảnh có nội dung bạo lực 30 15,00 170 85,00 6 Quan hệ tình dục trước hôn nhân 10 5,00 190 95,00 7 Sử dụng ma túy 10 5,00 190 95,00 8 Đánh nhau, sử dụng bạo lực 50 25,00 150 75,00 Từ kết quả ở bảng trên cho ta thấy, hành vi bị bạn bè lôi kéo, ép buộc tham gia nhiều nhất ở các em học sinh đó là “đánh nhau, sử dụng bạo lực” chiếm tới 25%. Thứ 2 là hành vi “đua xe” các em bị bạn bè rủ rê, ép buộc chiếm 22% Xếp thứ 3 là hành vi "Xem phim ảnh có nội dung bạo lực" chiếm tới 15% các em bị bạn bè rủ rê, ép buộc. Thấp nhất là hành vi “quan hệ tình dục trước hôn nhân” và “sử dụng ma túy”. Rượu và các chất kích thích ảnh hưởng rất lớn đến hành vi hung tính. Rượu có thể làm giảm khả năng kiềm chế của con người bao gồm giảm khả năng kiềm chế hành vi gây hấn. Rượu là chất khống chế, làm giảm sự kiềm chế ở con người và làm họ trở lên bất cần. Ngoài ra, rượu làm hỏng quá trình tiếp nhận thông tin, dẫn đến những phản ứng vội vàng, mất đi sự khôn ngoan. Những người uống rượu thường có những hành vi xung đột bạo lực. Rượu chính là một yếu tố gây nên tình trạng gây hấn hoặc bạo lực. Sử dụng một số chất ma túy tạo thuận lợi cho việc chuyển sang hành động gây hấn 38 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của học sinh trung học cơ sở (đánh, gây thương tích, giết người), có thể gây ra trạng thái hoang tưởng. Đồng thời, ma túy là chất gây nghiện, khiến con người lệ thuộc vào nó. Và trong quá trình tìm kiếm thuốc để sử dụng, người sử dụng ma túy có thể trở thành tội phạm: trộm cắp, cướp giật, mại dâm, buôn bán tang trữ ma túy, thậm chí cả giết người. . . Đối với các em học sinh trung học cơ sở các em chưa trưởng thành về cả mặt tâm, sinh lí nên việc sử dụng các chất kích thích hay tham gia những hoạt động không phù hợp ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như đời sống inh thần của các em. 2.2.2. Ảnh hưởng từ phương tiện truyền thông đến hành vi gây hấn của học sinh trung học cơ sở Những năm gần đây, cùng với sự gia tăng về các loại hình truyền thông, mặt tích cực giúp cho con người có nhiều thông tin hơn, cập nhật tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Ở nước ta hành vi gây hấn ở tuổi vị thành niên đã được “báo động đỏ” trên các báo in và báo mạng. Điều này khiến chúng ta tự hỏi vì sao các phương tiện truyền thông như radio, sách báo, tranh khiêu dâm, tivi, phim ảnh, đặc biệt là games trực tuyến lại khiến bạo lực mọc lên như nấm. Bởi vì, bên cạnh những tác động tích cực từ các phương tiện truyền thông thì chúng cũng bộc lộ một số mặt trái ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của học sinh trung học cơ sở. Tìm hiểu yếu tố này chúng tôi thu được kết quả tại Bảng 2. Từ kết quả Bảng 2 cho thấy: Mức độ tham gia thường xuyên của học sinh cao nhất là “xem internet, truyện tranh kiếm hiệp, báo trí về các vụ giết người, bạo lực” chiếm 13%, mức độ thỉnh thoảng là 44% và mức độ không bao giờ là 43%. "Xem phim hành động, phim có nội dung bạo lực" học sinh trung học cơ sở tham gia thường xuyên là 11%, thỉnh thoảng là 61% và 28% các em cho rằng không bao giờ tham gia. Tìm hiểu lí do tại sao các em lại không tham gia xem phim hành động, phim có nội dung bạo lực đại đa số các em cho rằng, do thời gian học chiếm chủ yếu và do bố mẹ cấm không cho xem ti vi nên các em không xem. Tuy nhiên, có một số em trong số những em trả lời không bao giờ cho rằng các em thường lén lút xem trộm không cho bố mẹ biết. "Chơi game online có nội dung bạo lực" là nội dung được đa số các em cho rằng không bao giờ các em mới tham gia chiếm tỉ lệ 60%, mức độ thỉnh thoảng tham gia là 32% và thường xuyên tham gia là 8%. Tìm hiểu vấn đề này chúng tôi được biết ở những địa bàn nghiên cứu các trường đã thực hiện rất tốt việc quản lí các em học sinh trong thời gian học, địa phương thực hiện khá tốt việc không để các quán nét ở gần trường nên các em ít có điều kiện tham gia. Bảng 2. Mức độ tham gia một số loại hình giải trí của học sinh trung học cơ sở STT Nội dung Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ SL % SL % SL % 1 Xem phim hành động, phim cónội dung bạo lực 22 11,00 122 61,00 56 28,00 2 Chơi game online có nội dungbạo lực 16 8,00 64 32,00 120 60,00 3 Xem internet, truyện tranh kiếm hiệp, báo trí đưa tin về các vụ giết người cướp của, các vụ ẩu đả, bạo lực. . . 26 13,00 88 44,00 86 43,00 39 Phạm Văn Tư 2.2.3. Ảnh hưởng từ môi trường giáo dục trong gia đình Gia đình là trường học đầu tiên của lòng nhân ái, là nơi "giáo dục nhân cách gốc cho đứa trẻ", thời gian học sinh trung học cơ sở sống ở gia đình nhiều hơn sống ở nhà truonwgf và ngoài xã hội. Phương pháp quan trọng nhất trong gia đình là phương pháp nêu gương bởi vì "không gì thấm sâu vào tâm hồn đứa trẻ bằng tấm gương" [3]. Môi trường gia đình là môi trường giáo dục đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển nhân cách cũng như mọi mặt của mỗi thành viên đặc biệt là đối với trẻ em nói chung, học sinh trung học cơ sở nói riêng. Gia đình là nơi nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ đầu tiên và đến suốt cuộc đời của mỗi người. Một gia đình văn hóa, lành mạnh, giáo dục tốt sẽ tạo cho các thành viên trong gia đình một môi trường an toàn để phát triển, hình thành nhân cách tốt. Ngược lại một gia đình luôn xảy ra những mâu thuẫn, căng thẳng, nhiều bậc cha mẹ chỉ lo làm ăn thiếu đi sự chăm sóc, dạy dỗ con cái, hay gia đình ly hôn, gia đình bạo lực, gia đình có người mắc vào tệ nạn xã hội dễ ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của học sinh trung học cơ sở. Qua điều tra của chúng tôi cho thấy: có 4% học sinh trung học cơ sở hiện nay không sống cùng bố mẹ đẻ, trong đó nguyên nhân khiến các em không ở cùng cha mẹ là: do bố mẹ ly thân, ly dị 1%; 3% do bố mẹ đi làm xa. Những em này sẽ thiếu thốn điều kiện chăm sóc, giáo dục từ bố mẹ, thiếu vắng tình cảm của bố mẹ, là những em rất cần được quan tâm giáo dục để em có thể học tập, phát triển một cách toàn diện. Khi các em học sinh mắc lỗi, có 83% học sinh cho biết bố mẹ sẽ chỉ bảo lại; 8% học sinh bị bố mẹ đánh đập; 3% học sinh có bố mẹ không làm gì cả; 7% học sinh bị bố mẹ chửi mắng; 10% học sinh bị bố mẹ phạt; và 4% học sinh viết rằng các em bị bố vừa chửi mắng, vừa đánh đập, buông ra những lời nguyền rủa, xỉ nhục các em. Với những em bị bố mẹ đánh đập, chửi mắng, thậm chí là nguyền rủa sẽ có 2 xu hướng: 1 là trở nên nhút nhát, mặc cảm tự ti, không tin vào giá trị bản thân, khó hòa nhập, 2 là trở nên hung hăng, ngỗ ngược. Cả 2 xu hướng đó đều khiến các em phát triển không bình thường. Đối với những em bố mẹ không làm gì cả cũng tương tự, các em cảm thấy lạc long cô đơn trong chính gia đình của mình, các em muốn làm gì thì làm, không biết đâu là đúng sai. Các em dễ so sánh mình với các bạn, và những em tự ti nhút nhát sẽ càng mặc cảm, khép mình. Còn với những em hung hăng có thể vì ghen tị mà dẫn đến hành vi sai lệch trong đó có hành vi gây hấn. Có 51% học sinh cho rằng mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình là quan tâm, gắn bó; 17% học sinh ở trong gia đình thỉnh thoảng xảy ra cãi vã xung đột; 23% học sinh sống trong gia đình có mối quan hệ giữa các thành viên là bình thường; 9% học sinh sống trong môi trường gia đình thoải mái dễ chịu. 2.2.4. Những yếu tố thuộc về cá nhân Khi tìm hiểu về tính cách của người có hành vi gây hấn có tới 60% cho rằng đó là người tàn nhẫn; 33% cho rằng đó là người mạnh mẽ quyết liệt; chỉ có 1% cho rằng người có hành vi gây hấn là người nhút nhát và 6% cho rằng đó là người thiếu tự tin. Đây là những số liệu đánh giá sự nhận thức của các em. Có tới 33% học sinh cho rằng người có hành vi gây hấn là người có tính cách mạnh mẽ, quyết liệt. Đây là một nhận thức sai lầm. Nếu các em cho rằng gây hấn là thể hiện sự mạnh mẽ, các em rất rễ có xu hướng làm theo để thể hiện sự mạnh mẽ, uy quyền của mình trước người khác, nhất là với những học sinh yếu thế. 40 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của học sinh trung học cơ sở Với việc tự đánh giá và cho điểm bản thân, có 24% học sinh cho mình là hoạt bát, nhanh nhẹn; 30% học sinh cho mình là người điềm tĩnh; 20% học sinh đánh giá mình là người nóng nảy; 13% học sinh nhận mình là người đa cảm ưu tư. Tương tự với câu cho điểm, có 3 mức điểm 1,5 và 10. Điểm 1 cho những em học sinh nhút nhát, tự ti, không dám bảo vệ mình; điểm 5 cho những học sinh có sự linh hoạt, cân bằng trong các tình huống; điểm 10 cho những học sinh có tính hung hăng, có xu hướng lấn át người khác. Theo thống kê, có 9% học sinh tự nhận mình là nhút nhát cho mình điểm 1; 83% học sinh cho mình 5 điểm và 8% học sinh còn lại cho mình 10 điểm. Những em tự nhận mình là người nóng nảy, người hung hăng có xu hướng lấn át người khác là những em dễ bị kích động, không làm chủ được hành vi, dễ bị chi phối bởi cảm xúc nhất thời. Trong giao tiếp với người khác, các em thường thể hiện tính gay gắt, dễ nổi nóng, dễ bị kích thích và thường không kiềm chế được mình. Các em ít có khả năng đánh giá hành vi, cách ứng xử của người khác một cách khách quan do đó dễ tạo ra các xung đột trong tập thể. Trong một số tình huống, nếu bị kích bác, các em khó kiềm chế bản thân, thể hiện tính hung hăng gay gắt, dễ đi đến các hành vi gây hấn. 3. Kết luận Trên cơ sở tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của học sinh trung học cơ sở chúng ta thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng khác nhau đến hành vi gây hấn của các em, có thể là ảnh hưởng từ bạn bè, từ gia đình, từ các phương tiện truyền thông hay từ chính bản thân học sinh trung học cơ sở. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này là khác nhau đến hành vi gây hấn của học sinh trung học cơ sở. Thông qua việc tìm hiểu về một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của học sinh trung học cơ sở đã giúp cho những người làm công tác giáo dục đề ra các biện pháp phù hợp để giảm thiểu hành vi gây hấn của các em. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Thị Minh Đức, 2010. Hiện tượng gây hấn trong các trường phổ thông trung học hiện nay. Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 58. [2] Trần Thị Minh Đức, 2010. Gây hấn học đường và nhận thức của học sinh về gây hấn. Tạp chí Nghiên cứu con người, số 3. [3] Vũ Hồng Tiến và cộng sự, 2007. Giáo trình Giáo dục gia đình. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [4] Phạm Văn Tư, 2012. Công tác xã hội với việc giảm thiểu hành vi gây hấn cho học sinh trung học cơ sở. Tạp chí điện tử thanh niên Việt. ABSTRACT Factors the encourage or discourage aggressive behavior among secondary school students This article analyzes and evaluates factors that influence aggressive behaviors among secondary school students. It evaluates the influence of friends, family, communication media and the students themselves. Looking at factors that influence aggressive behavior among secondary school students has helped educators find ways to reduce aggressive behavior. 41
Tài liệu liên quan