Chính sách học phí có ý nghĩa lớn
trong việc thực hiện chủ trương xã hội hoá
giáo dục, tăng tự chủ cho cơ sở giáo dục
đại học, đồng thời thể hiện sự chia sẻ trách
nhiệm của người dân với Nhà nước trong
bối cảnh nguồn ngân sách nhà nước còn
hạn hẹp. Nguồn thu từ học phí đã hỗ trợ
tích cực cho chi thường xuyên cho các cơ
sở giáo dục đại học.
Tuy nhiên, do mức học phí thấp nên
nguồn thu học phí vẫn chưa bảo đảm được
yêu cầu mở rộng quy mô và nâng cao chất
lượng giáo dục đại học, cụ thể:
- Học phí hiện hành chưa đảm bảo chi
phí đào tạo mà cơ sở giáo dục đại học bỏ ra
trong quá trình đào tạo ở tất cả các hệ và
hình thức đào tạo. Học phí trở thành khoản
thu “tượng trưng” đối với các cơ sở giáo
dục đại học. Do mức học phí thấp, không ít
cơ sở giáo dục đã đặt ra những khoản thu
ngoài qui định (thu tiền nước uống, tiền
học thêm, tiền vệ sinh và bảo vệ trường,
tiền giữ xe đạp, xe máy, tiền điện, giấy thi,
thi lại v.v.). Nhiều trường cao đẳng, đại
học công lập cũng tự qui định thêm các
khoản thu khác ngoài học phí để bù đắp chi
phí đào tạo, hiện tượng lạm thu đã gây nên
bức xúc trong dư luận.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 161 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số yếu tố tác động đến học phí của cơ sở giáo dục đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 2 (27) - Thaùng 3/2015
46
MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HỌC PHÍ
CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
NGUYỄN VIỆT HÀ (*)
TÓM TẮT
Chính sách học phí có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo
dục, tăng tự chủ cho cơ sở giáo dục đại học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn
nhân lực. Trong bài viết này, chúng tôi bàn về các yếu tố tác động đến học phí của cơ sở
giáo dục đại học.
Từ khóa: chủ trương xã hội hóa giáo dục, học phí của cơ sở giáo dục đại học
ABSTRACT
The tuition policy has a great significance to the implementation of the educational
socialization, the increase of the autonomous and self responsibility of the higher
education establishments, contributing to enhancement of human resource training. With
the paper, we would like to discuss the elements affecting the intuition policy of higher
education establishment.
Keywords: tuition policy, autonomous and self responsibility, higher education
establishments
*Chính sách học phí có ý nghĩa lớn
trong việc thực hiện chủ trương xã hội hoá
giáo dục, tăng tự chủ cho cơ sở giáo dục
đại học, đồng thời thể hiện sự chia sẻ trách
nhiệm của người dân với Nhà nước trong
bối cảnh nguồn ngân sách nhà nước còn
hạn hẹp. Nguồn thu từ học phí đã hỗ trợ
tích cực cho chi thường xuyên cho các cơ
sở giáo dục đại học.
Tuy nhiên, do mức học phí thấp nên
nguồn thu học phí vẫn chưa bảo đảm được
yêu cầu mở rộng quy mô và nâng cao chất
lượng giáo dục đại học, cụ thể:
- Học phí hiện hành chưa đảm bảo chi
phí đào tạo mà cơ sở giáo dục đại học bỏ ra
trong quá trình đào tạo ở tất cả các hệ và
hình thức đào tạo. Học phí trở thành khoản
(*) ThS, Vụ Kế hoạch Tài chính Bộ Giáo dục và Đào tạo
thu “tượng trưng” đối với các cơ sở giáo
dục đại học. Do mức học phí thấp, không ít
cơ sở giáo dục đã đặt ra những khoản thu
ngoài qui định (thu tiền nước uống, tiền
học thêm, tiền vệ sinh và bảo vệ trường,
tiền giữ xe đạp, xe máy, tiền điện, giấy thi,
thi lại v.v...). Nhiều trường cao đẳng, đại
học công lập cũng tự qui định thêm các
khoản thu khác ngoài học phí để bù đắp chi
phí đào tạo, hiện tượng lạm thu đã gây nên
bức xúc trong dư luận.
Khung học phí hiện hành chưa thể hiện
tính chất vùng cho các cơ sở giáo dục đại
học ở các địa bàn kinh tế-xã hội khác nhau.
Khung học phí quy định chưa phù hợp
với mức giá bình quân và thu nhập bình
quân của người dân tăng hàng năm. Mức
học phí thấp, so với các lần điều chỉnh
lương tối thiểu hàng năm, nên tỷ trọng chi
47
tiền lương giảng viên và cán bộ quản lý
trong chi phí thường xuyên chưa tăng lên
tương ứng, các cơ sở giáo dục đại học thiếu
kinh phí chi cho các hoạt động giảng dạy,
nghiên cứu và quản lý nhà trường.
Học phí trở thành rào cản lớn đối với
quá trình xây dựng và phát triển của trường
đại học, cao đẳng. Nếu một trường đại học
muốn tăng chất lượng đào tạo thì cần phải
giảm quy mô nhưng điều này làm giảm
nguồn thu của trường. Thực tế cho thấy các
cơ sở giáo dục đại học đã kích thích tăng
quy mô bất chấp các điều kiện đảm bảo
chất lượng.
Mức học phí được quy định đồng loạt
giữa các cơ sở giáo dục đại học, các trường ở
phân tầng chất lượng cao không được thu học
phí cao, điều này chưa khuyến khích việc đầu
tư xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất l-
ượng đạo tạo, tạo ra sự bất bình đẳng giữa các
cơ sở giáo dục đại học trong nước.
Khung học phí hiện tại chưa phù hợp
và hội nhập với giáo dục đại học quốc tế.
Để xây dựng mức học phí phù hợp cần
căn cứ trên cơ sở hệ thống định mức kinh
tế - kỹ thuật và đơn giá của các yếu tố liên
quan đến chi phí đào tạo. Tuy nhiên hiện
nay, nhà nước chưa ban hành định mức
kinh tế – kỹ thuật và đơn giá của các yếu tố
chi phí đào tạo nên việc ban hành mức học
phí cần cân nhắc các yếu tố sau:
1.XÂY DỰNG MỨC H C PHÍ THEO
HƯỚNG TIẾP CẬN VỚI CÁC NGUYÊN
TẮC CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
GIÁO DỤC ĐẠI H C.
Mức học phí cần được áp dụng một
cách linh hoạt phù hợp với tình hình cung
cầu trên thị trường dịch vụ giáo dục. Nhà
nước với tư cách là người quy định khung
học phí giáo dục đại học cần có những
thông tin tin cậy và cập nhật về tình hình
cung cầu trên thị trường dịch vụ đào tạo đại
học để cung cấp cho các cơ sở giáo dục đại
học xác định mức học phí cụ thể và thông
tin đến người học để chọn lựa cơ sở đào tạo.
2. TƯƠNG QUAN CUNG CẦU VỀ
DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI H C
Khung học phí cần phản ánh tương
quan cung cầu về dịch vụ giáo dục ở những
ngành đào tạo, khu vực và các thời kỳ khác
nhau nhằm điều tiết cung cầu ở một mức
độ nhất định đồng thời sử dụng học phí để
phát đi những tín hiệu thích hợp để cả
người học và cơ sở đào tạo cân nhắc khi
đưa ra các quyết định liên quan đến việc
học và đào tạo.
3. CHI PHÍ PHÁT SINH TRONG
QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO.
Mức học phí giáo dục đại học phải căn
cứ trên chi phí phát sinh trong quá trình
đào tạo. Học phí phải bù đắp được các chi
phi về khấu hao tài sản cố định dùng trong
đào tạo và chi phí thường xuyên được tính
theo năm lịch
4. TỶ LỆ HOÀN VỐN
Mức Học phí cho giáo dục đại học phải
tính tới tỷ lệ hoàn vốn đối với cả Nhà nước
và người học
5. MỨC TÍCH LŨY CỦA CƠ SỞ
GIÁO DỤC ĐẠI H C
Mức Học phí phải đảm bảo mức tích lũy
cần thiết nhằm đáp ứng các yêu cầu tự chủ tài
chính cho các cơ sở giáo dục đại học.
6. MỨC THU NHẬP CỦA NHÂN DÂN
Học phí phải được xác định phù hợp
với thu nhập của người dân nói chung, khả
năng chi trả của người học. Chi tiêu cho
giáo dục là một phần quan trọng trong tổng
chi tiêu của người dân. Mức chi tiêu này
phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó thu
nhập là một trong những yếu tố quyết định
khả năng chi trả của người học.
7. KHẢ NĂNG NGÂN SÁCH CỦA
NHÀ NƯỚC
48
Học phí được xác định phù hợp với
khả năng của ngân sách nhà nước. Hiện
nay theo định hướng chung, ngân sách nhà
nước chỉ chi trả cho giáo dục phổ thông và
giáo dục phổ cập còn đối với giáo dục nghề
nghiệp và giáo dục đại học công lập mức
thu học phí thực hiện theo nguyên tắc chia
sẻ chi phí đào tạo giữa Nhà nước và người
học. Nhà nước sẽ giảm dần các khoản cấp
phát trực tiếp cho các cơ sở giáo dục đại
học. Thay vào đó, Nhà nước áp dụng cơ
chế đặt hàng đối với các cơ sở đào tạo về
số lượng người được đào tạo ở những
ngành nghề đặc thù nhất định.
8. YẾU TỐ NGÀNH NGHỀ VÀ
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Học phí nên phân biệt theo nhóm
ngành nghề, hệ, chương trình đào tạo và
đối tượng người học. Sự phân biệt giá dịch
vụ giáo dục theo ngành nghề và chương
trình đào tạo nhằm phản ánh sự khác biệt
về chi phí đào tạo giữa các nhóm ngành,
nghề đào tạo.
Xây dựng mức học phí phù hợp là động
lực để nâng cao chất lượng giáo dục đại
học, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các
cơ sơ giáo dục đại học và đảm bảo quyền
lợi của người học. Tuy nhiên đi kèm với
việc xây dựng mức học phí phù hợp, các cơ
sở giáo dục đại học cần sử dụng hiệu quả
nguồn thu học phí và các nguồn thu hợp
pháp khác để đầu tư phát triển nhà trường./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiên Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành
Trung ương khóa XI, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.
2. Đỗ Minh Cương, Nguyễn Thị Doan (2001), Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại
học Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Viện khoa học giáo dục (1996), Những nhân tố mới về giáo dục trong công cuộc đổi
mới, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
* Ngày nhận bài: 07/1/2015 Biên tập xong: 01/3/2015 Duyệt đăng: 20/3/2015
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 2 (27) - Thaùng 3/2015
49
TRƯƠNG VĨNH KÝ VỚI VIỆC TRUYỀN BÁ CHỮ QUỐC NGỮ
VÀ PHÁT TRIỂN NỀN GIÁO DỤC PHÁP – VIỆT
TRẦN THỊ ÁNH (*)
TÓM TẮT
Vào nửa cuối thế kỷ XIX, cùng với quá trình xâm lược và bình định của thực dân
Pháp, văn minh phương Tây cũng được du nhập vào Việt Nam. Trước làn sóng văn minh
mới, tư tưởng của trí thức Việt Nam có sự phân hóa: một bộ phận cương quyết cự tuyệt và
chống đối; một bộ phận hồ hởi đón nhận và tích cực hợp tác với ngoại bang; một bộ phận
khác chủ trương tiếp nhận văn minh phương Tây với ý nguyện canh tân đất nước, thúc đẩy
dân tộc mau chóng tiến bộ. Trương Vĩnh Ký là trường hợp tiêu biểu cho bộ phận này.
Trương Vĩnh Ký hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau: văn hóa, báo chí, ngôn
ngữ, triết học, giáo dục, ngoại giao, Trong khuôn khổ của bài viết, tác giả tập trung đề
cập hoạt động và đóng góp của Trương Vĩnh Ký trên hai lĩnh vực có mối liên hệ mật thiết
với nhau: tuyên truyền, phát triển chữ Quốc ngữ và truyền bá nền giáo dục Pháp - Việt
nhằm mục đích khai thông dân trí, nâng cao dân đức.
Từ khóa: Trương Vĩnh Ký, trí thức, văn minh phương Tây, chữ Quốc ngữ, giáo dục
Pháp – Việt.
ABSTRACT
During the second half of the nineteenth century, with the invasion and pacification of
French colonialism, Western civilization was also introduced into Vietnam. Facing the
new wave of civilization, there were differences in ways of ideas among Vietnamese
intellectuals: some totally denied and opposed strongly; the others cheerfully welcomed
and actively cooperated with foreign forces; and the rest were willing to receive the
estern civilization with intentions of national reforms, promote peoples’ spirits to gain
progress rapidly. Truong Vinh Ky is a typical example of this group.
Truong Vinh Ky worked on many different areas: culture, media, language,
philosophy, education and diplomacy, etc. In the framework of the article, the author has
concentrated on activities and contribution of Truong Vinh Ky on two closely- related
areas: the propagation and development of the national language education and
dissemination of France – Vietnam education, which aim to improve people’s knowledge
and morals .
Keywords: Truong Vinh Ky, intellectuals, Western civilization, national language
script, French - Vietnamese education.
(*) ThS, Trường Đại học Sài Gòn
50
1. TRƯƠNG VĨNH KÝ TIẾP THU NỀN
GIÁO DỤC TÂY H C
Trương Vĩnh Ký (1837-1898) tên thật
là Trương Chánh Ký (còn gọi là Pétrus
Ký), sinh tại thôn Vĩnh Thành, tổng Minh
Lý, huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh Long (nay
là xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh
Bến Tre), trong một gia đình theo đạo
Công giáo, là con thứ ba của Lãnh binh
Trương Chánh Thi và bà Nguyễn Thị
Châu.
Năm 1942, Trương Vĩnh Ký theo học
chữ Hán với một thầy đồ trong làng. Ông
học giỏi, đọc viết thông thạo, hiểu rõ nghĩa
lí những sách mình đã học.
Năm 1946, cha đột ngột qua đời,
Trương Vĩnh Ký được mẹ gửi gắm cho Cố
Tám - một thầy tu Công giáo người Việt.
Từ đây, Trương Vĩnh Ký bắt đầu tiếp xúc
và gắn bó với nền giáo dục Tây học, được
học chữ Quốc ngữ và sau đó được vào học
ở Chủng viện Cái Nhum dưới quyền cai
quản của thừa sai người Pháp Borelle.
Năm 1848, linh mục người Pháp
Charles Esmile Bouillveaux (còn gọi là Cố
Long) đưa Trương Vĩnh Ký sang học
trường Pinhalu (Campuchia). Năm 1851,
ông được cấp học bổng sang học ở Đại
chủng viện Dulaima nằm trên đảo Pénang
(Malaixia), là trường chuyên đào tạo tu sĩ
cho vùng Viễn Đông. Tại đây, Trương
Vĩnh Ký được học chữ La-tinh và thần học,
được tiếp xúc với văn minh phương Tây và
quan hệ mật thiết với nhiều bạn học châu
Á. Chính trong những năm tháng học tại
trường này, Trương Vĩnh Ký đã có được
nền tảng kiến thức xuất sắc về văn hóa và
ngôn ngữ để trở thành nhà bác ngữ học sau
này. Khi đề tựa cho tác phẩm Trương Vĩnh
Ký - Biên khảo của Lê Thanh, Ứng Hòe
Nguyễn Văn Tố đã nhận xét: Trương Vĩnh
Ký “là một nhà bác ngữ uẩn súc, nước ta
chưa từng có bao giờ” [8; tr 3].
Năm 1858, Trương Vĩnh Ký tốt nghiệp
nhưng không ra làm linh mục vì phải về
nước chịu tang mẹ. Sau đó, ông dạy học ở
trường dòng Cái Nhum. Dạy học chưa
được bao lâu thì Pháp đánh thành Gia
Định. Lúc này, ở Cái Mơn đang xảy ra
nhiều cuộc vây ráp các phần tử Công giáo
bị tình nghi. Vì thế, Trương Vĩnh Ký phải
chạy lên Sài Gòn. Thời điểm này, Pháp
đang cần người dịch các văn kiện từ tiếng
Pháp ra tiếng Việt và ngược lại. Với suy
nghĩ: “phải làm việc để giúp đỡ đồng bào,
nhất là lúc Pháp và Nam triều chưa hiểu
nhau, chưa thành thật với nhau” [6; tr 244],
năm 1860 ông nhận lời làm thông ngôn cho
chỉ huy trưởng quân đội Pháp
Jauréguiberry. Sự kiện này đánh dấu buổi
đầu hợp tác giữa Trương Vĩnh Ký với
chính quyền thực dân.
Tuy hợp tác với người Pháp nhưng
Trương Vĩnh Ký chưa bao giờ tham gia
vào ngạch quan lại hành chính do Pháp bổ
nhiệm, không nhập quốc tịch Pháp, không
mặc Âu phục như những thầy thông, thầy
ký thời bấy giờ [5; tr 43].
Thời gian làm thông ngôn của Trương
Vĩnh Ký không dài, mặc dù người Pháp hết
lời ca ngợi ông là thông ngôn rất xuất sắc.
Ông chuyển sang viết giáo trình về ngôn
ngữ, lịch sử, địa lí vừa để giảng dạy cho
một số người Pháp, vừa tham gia giảng dạy
ở các trường Thông ngôn, Sư phạm thuộc
địa, Tham biện hậu bổ. Trương Vĩnh Ký
còn đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng
như Quản nhiệm tờ Gia Định báo (từ
1869), Giám đốc trường Sư phạm thuộc địa
(1871), điều hành trường Tham biện Hậu
bổ (1873), Ủy viên Hội đồng Thường trực
Học chính cao cấp (1874), Năm 1886,
Tổng Công sứ Bắc Kỳ và Trung Kỳ Paul
Bert mời ông ra Huế giúp việc. Trương
51
Vĩnh Ký được vua Đồng Khánh phong
chức Cơ mật Viện tham tá và sung Hàn
lâm viện Thị giảng học sĩ. Nhưng chỉ được
sáu tháng, ông về lại Sài Gòn tiếp tục dạy
học và viết sách.
Từ năm 1887 cho đến khi tạ thế
(01/9/1898), Trương Vĩnh Ký đã dành toàn
bộ thời gian để biên soạn sách, trong đó,
nhiều công trình có thể sử dụng làm sách
giáo khoa hoặc sách đọc thêm phục vụ cho
việc học tập.
2. NHỮNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN BÁ
CHỮ QUỐC NGỮ VÀ PHÁT TRIỂN
NỀN GIÁO DỤC PHÁP – VIỆT CỦA
TRƯƠNG VĨNH KÝ
2.1. Viết sách, dịch thuật và dạy học
Ngay khi tiếng súng xâm lược của
quân viễn chinh Pháp đang nổ ở ba tỉnh
miền Đông Nam Kỳ, người Pháp đã bắt
đầu thiết lập nền móng cho chế độ cai trị
thực dân trong lĩnh vực văn hóa – giáo dục.
Bằng việc loại bỏ dần giáo dục Nho học,
đồng thời cho thành lập các trường trung
học (để dạy tiếng bản xứ cho sĩ quan Pháp)
và mở trường thông ngôn ở Sài Gòn (nhằm
đào tạo viên chức người bản xứ cho bộ
máy cai trị thuộc địa), nền giáo dục Pháp –
Việt ở vùng đất Nam Kỳ nói riêng và Việt
Nam nói chung từng bước hình thành.31
Việc biên soạn sách giáo khoa và tài
liệu nhập môn phục vụ cho mục đích đào
tạo nói trên đòi hỏi phải có người thông
thạo cả chữ Hán, chữ Pháp và chữ Quốc
ngữ; mặt khác phải am hiểu văn hóa bản
xứ, văn hóa phương Tây và có khả năng sư
phạm tốt. Trương Vĩnh Ký – một trong số
3
Cũng cần nói thêm rằng, trong số các trí thức được đào
tạo từ hệ thống các trường học trên, có người trở thành
tay sai, phục vụ cho chính quyền thực dân, nhưng cũng có
không ít trí thức có tinh thần yêu nước, đứng về phía nhân
dân chống thực dân xâm lược. Điều này trái với chủ ý của
người Pháp khi đầu tư phát triển giáo dục ở vùng đất Nam
Kỳ cũng như trên cả nước ta sau này.
ít ỏi trí thức hội tụ đủ các yếu tố này – đã
được người Pháp mời hợp tác. Ông được
bổ nhiệm công việc ở Soái phủ Nam Kỳ,
vừa dạy học ở trường Thông ngôn, vừa bắt
đầu sự nghiệp biên khảo, dịch thuật.
Trương Vĩnh Ký đã phiên âm và cho
xuất bản hàng loạt các tác phẩm văn học
Việt Nam bằng chữ Quốc ngữ (sử dụng
mẫu tự La-tinh). Cuốn sách Quốc ngữ đầu
tiên được xuất bản vào năm 1866 là một
sưu tập những truyện dân gian mà ông gọi
là Chuyện đời xưa. Trong lời tựa Ý sách
cho Chuyện đời xưa, ông viết: “Góp nhóp
trộn trạo chuyện kia chuyện nọ, in ra để
cho con nít tập đọc chữ Quốc ngữ” [7; tr
315].
Chữ Quốc ngữ dù ra đời từ trước, vốn
chưa được phổ biến rộng rãi đến đây bắt
đầu thâm nhập và được truyền bá mạnh mẽ
vào đời sống xã hội. Với mong muốn chữ
Quốc ngữ trở thành chữ viết riêng của dân
tộc, Trương Vĩnh Ký đã dày công biên
soạn sách giáo khoa phục vụ cho việc dạy
chữ Quốc ngữ. Tiêu biểu là các tài liệu
được ông viết vào năm 1875 như: Bài học
thực hành tiếng An Nam, Sơ học vấn tân,
Bài giảng về địa dư Nam Kỳ, Bài giảng về
lịch sử An Nam,... Ở phần mở đầu của cuốn
sách Vần Quốc ngữ (Syllabaire) trong bộ
Sơ học quy chánh (Manuel des escoles
primaires), xuất bản năm 1876, Trương
Vĩnh Ký khẳng định: “Chữ quốc ngữ, phải
trở thành chữ viết của đất nước. Phải như
thế, vì lợi ích và sự tiến hóa. Vậy người ta
nên tìm cách phổ biến thứ chữ này bằng
mọi phương tiện” [2; tr 41]. Sự kì vọng và
ước đoán này của Trương Vĩnh Ký đã
được các sĩ phu cấp tiến và một số trí thức
tân học thực hiện để canh tân đất nước
trong các phong trào Đông Du, Duy Tân và
Đông Kinh Nghĩa thục đầu thế kỉ XX.
Nguyễn Văn Trấn trong P.J.B. Trương
52
Vĩnh Ký (1837-1898), đã đánh giá về cuốn
Vần Quốc ngữ: “Làm ra cuốn Vần Quốc
ngữ, Trương Vĩnh Ký đã viết sách dạy học
trò, trực tiếp gây ảnh hưởng rất lớn đến
nhiều nhà giáo dục học, môn đệ của mình.
Họ đã theo kiểu cách của Pestrus Ký mà ra
sức viết, viết để giáo dục thiếu nhi, nhi
đồng bằng lời nói có vần, câu ngắn, cho trẻ
em dễ học, dễ hiểu, dễ nhớ” [10; tr 217].
Vốn là người thông thạo Nho học, sớm
tiếp thu văn minh phương Tây, biết nhiều
ngôn ngữ, Trương Vĩnh Ký còn dịch các
sách chữ Hán như Đại học, Trung dung,
Tam tự kinh; phiên âm, phiên dịch ra chữ
Quốc ngữ những tác phẩm Hán – Nôm nổi
tiếng như Kim Vân Kiều truyện (1875), Gia
huấn ca (1882), Thơ dạy làm dâu (1882),
Thơ mẹ dạy con (1882), Đại Nam quốc sử
diễn ca (1885), Lục súc tranh công (1887),
Lục Vân Tiên (1889), Có thể thấy,
Trương Vĩnh Ký là người vừa nặng lòng
với chữ Quốc ngữ, vừa nặng tình với quê
hương đất nước và truyền thống tốt đẹp của
dân tộc.
Trương Vĩnh Ký cũng là người đầu
tiên sưu tầm và phiên âm ra chữ Quốc ngữ
những sáng tác thơ văn yêu nước chống
Pháp như: Hịch Quản Định kêu gọi đánh
Tây của Trương Định (1882), Văn tế nghĩa
sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu
(1887), Bài hịch kêu gọi nhân dân Nam Kỳ
chống Pháp của Nguyễn Tri Phương, bài
thơ Ai khiến thằng Tây tới vậy cà? của Bùi
Hữu Nghĩa, Đặc biệt, là người luôn có ý
thức giữ gìn sự trong sáng và phong phú
của ngôn ngữ dân tộc, Trương Vĩnh Ký đã
chủ xướng cách viết chữ Quốc ngữ theo lời
ăn tiếng nói thông thường, mà theo ông là
“viết theo lối dùng tiếng nói Annam ròng”,
“có nhiều câu thường dùng lắm” và là “lối
nói của người Việt bình dân có văn hóa”.
Thông qua những trước tác, biên soạn,
dịch thuật, sưu tầm, nghiên cứu với trên
một trăm đầu sách, Trương Vĩnh Ký đã có
những đóng góp quan trọng trong việc phổ
biến và phát triển chữ Quốc ngữ, một hoạt
động có ảnh hưởng quyết định đến tiến
trình phát triển văn hóa dân tộc mà thực
tiễn lịch sử đã cho thấy. Những công trình
sáng tác, dịch thuật, biên khảo của ông vào
thời điểm đó - như nhận định của nhà
nghiên cứu Nguyễn Văn Xuân trong Thế kỉ
XXI nhìn về Trương Vĩnh Ký - là “tiếng nổ
lớn mở đầu cho học thuật Quốc ngữ không
ai thay thế ông được” [5; tr 30].
Trong chương trình giáo dục Pháp –
Việt ban hành vào năm 1874, chữ Hán và
chữ Quốc ngữ chỉ được dạy ở cấp một. Với
tư cách là thành viên của Hội đồng thành
phố Sài Gòn, Trương Vĩnh Ký đã góp phần
đề xuất chính quyền thực dân thay đổi
chương trình theo hướng tăng thời lượng
và hàm lượng dạy chữ Quốc ngữ. Đến năm
1879, khi ban hành chương trình giáo dục
mới, người Pháp đã tăng giờ học chữ Hán
và chữ Quốc ngữ lên ở cả ba cấp học.
Trong bài viết “Chữ Quốc ngữ trên đất
Sài Gòn – Gia Định những thế kỉ XVII –
XVIII – XIX” (trích trong Địa chí văn hóa
thành phố Hồ Chí Minh), các tác giả Trần
Văn Giàu, Thanh Lãng và Hoàng Xuân
Việt cho rằng A. De Rhode không phải là
ông tổ duy nhất của chữ Quốc ngữ. Nguyễn
Văn Trấn trong P.J.B. Trương Vĩnh Ký
(1837-1898) cũng đánh giá về công lao và
những đóng góp của Trương Vĩnh Ký trong
việc truyền bá chữ Quốc ngữ