Một vài khuynh hướng phê bình thơ từ giữa thập kỉ 80 - Thế kỉ XX đến nay

1. Đặt vấn đề Cùng với sự phát triển đa dạng, không thuần nhất của thơ ca đương đại; sự phức tạp, đa chiều trong quá trình tiếp nhận, đời sống phê bình (thơ) trong mấy thập kỉ gần đây cũng không kém phần sôi động, phong phú. Trong bài viết này, chúng tôi muốn đề cập đến một vài khuynh hướng phê bình thơ cơ bản, từ đó tham chiếu vào sáng tác để hình dung rõ hơn con đường quanh co và không ít ghập ghềnh của một thể loại văn chương trong tiến trình hội nhập.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 224 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một vài khuynh hướng phê bình thơ từ giữa thập kỉ 80 - Thế kỉ XX đến nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Science., 2010, Vol. 55, N◦. 5, pp. 14-22 MỘT VÀI KHUYNH HƯỚNG PHÊ BÌNH THƠ TỪ GIỮA THẬP KỈ 80 - THẾ KỈ XX ĐẾN NAY Đặng Thu Thuỷ Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Đặt vấn đề Cùng với sự phát triển đa dạng, không thuần nhất của thơ ca đương đại; sự phức tạp, đa chiều trong quá trình tiếp nhận, đời sống phê bình (thơ) trong mấy thập kỉ gần đây cũng không kém phần sôi động, phong phú. Trong bài viết này, chúng tôi muốn đề cập đến một vài khuynh hướng phê bình thơ cơ bản, từ đó tham chiếu vào sáng tác để hình dung rõ hơn con đường quanh co và không ít ghập ghềnh của một thể loại văn chương trong tiến trình hội nhập. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Phác thảo tình hình phê bình thơ từ giữa thập kỉ 80 đến nay Thơ từ sau 1975 đến đầu những năm 1980 chủ yếu trượt theo quán tính của nền thơ kháng chiến. Từ giữa những năm 1980, thơ mới bắt đầu có những chuyển động rõ nét. Đại hội Đảng VI cùng không khí cởi mở của nó là một luồng sinh khí mới thổi mạnh vào đời sống xã hội Việt Nam. Đây chính là một cơ hội, vận hội mới cho sự phát triển của đất nước trên mọi lĩnh vực, trong đó có thơ và phê bình thơ. Năm 1984-1985 đánh dấu sự ra đời của các tập thơ, bài thơ làm xôn xao thi đàn: Hoa trên đá (Chế Lan Viên), Ánh trăng, Đánh thức tiềm lực (Nguyễn Duy), Tự hát (Xuân Quỳnh), Người đàn bà ngồi đan (Ý Nhi). Những hiện tượng thơ này tuy chưa gây được hiệu ứng mạnh mẽ song qua đó, các nhà phê bình đã cảm nhận được một hướng tìm tòi mới với giá trị nhân bản: quan tâm đến những vấn đề cá nhân riêng tư, những vấn đề nhân sinh thế sự; khao khát hạnh phúc đời thường; sự phức tạp, bí ẩn của tâm hồn con người; tinh thần dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật... Từ năm 1988, ý thức về sự đổi mới thơ dấy lên mạnh mẽ. Những cách tân thể nghiệm không còn lẻ tẻ, rời rạc mà đã hình thành thành hệ thống. Trong hai năm 14 Một vài khuynh hướng phê bình thơ từ giữa thập kỉ 80 - thế kỉ XX... 1988, 1989, có nhiều tập thơ gây được sự chú ý đặc biệt của công chúng với những luồng dư luận trái chiều: Lối nhỏ (Dư Thị Hoàn), Ngựa biển (Hoàng Hưng), 36 bài tình (Lê Đạt- Dương Tường), Thơ tình Bùi Chí Vinh (Bùi Chí Vinh), Đêm mặt trời mọc (Nguyễn Quốc Chánh), Bến lạ (Đặng Đình Hưng)... Từ năm 1995, không khí phê bình có vẻ bớt phần sóng gió. Các nhà thơ vẫn kiên trì thử nghiệm: Những người đàn bà gánh nước sông (Nguyễn Quang Thiều), Người đi chăn sóng biển (Văn Cầm Hải), 99 tình khúc (Hoàng Cầm), Ngó lời thơ Haikâu (Lê Đạt), Người hái phù dung (Hoàng Phủ Ngọc Tường), Mùa sạch (Trần Dần), Thơ tự do (Nhiều tác giả), Giọng nói mơ hồ (Nguyễn Hữu Hồng Minh), Khí hậu đồ vật (Nguyễn Quốc Chánh). . . Tình hình sôi động trở lại vào đầu năm 2001 với hiện tượng Vi Thuỳ Linh. Linh chính là người khơi mào cho làn sóng thơ trẻ trong những năm gần đây. Giới làm thơ trẻ đã làm cho đời sống phê bình trở nên đầy sinh khí. Những năm gần đây, sự cách tân ào ạt đến chóng mặt của các cây bút trẻ đã khiến không ít người lạc quan, tin tưởng và hy vọng; và cũng nhiều người tỏ ra lo ngại, thậm chí ngờ vực. Những cuộc tranh luận về thơ trẻ từ 2001 đến nay là những cuộc tranh luận nảy lửa chưa có hồi kết thúc. Bên cạnh Vi Thùy Linh là Phan Huyền Thư, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Lý Đợi, Bùi Chát, Phan Bá Thọ, Lynh Bacardi, Thanh Xuân, Phương Lan, Khương Hà Bùi, Nguyệt Phạm, Nguyễn Thế Hoàng Linh, Ly Hoàng Ly. . . Những gương mặt này có thể coi là đại diện cho một thế hệ không còn bị ám ảnh nặng nề với quá khứ, quyết tâm theo đuổi khát vọng đổi mới thơ ca, mang đến cho thơ một diện mạo khác. Tác phẩm của họ đã trở thành tâm điểm của những cuộc xung đột giữa các phe phái: phái già và phái trẻ, bảo thủ và cấp tiến, phái kiên quyết trung thành với lối thơ truyền thống và phái quyết tâm đối thoại với truyền thống, thậm chí phản lại truyền thống. Sôi sục, nóng bỏng hơn cả là những cuộc tranh luận xoay quanh sáng tác của hai nhóm: Mở miệng và Ngựa trời ở miền Nam. Tỏ ra thấu hiểu, đồng cảm và cổ vũ với họ hơn cả là các cây bút phê bình cấp tiến, tương đối thấm nhuần các lý thuyết phê bình hiện đại phương Tây: Inrasara, Như Huy... (phần nhiều trong số họ ở hải ngoại). Sát cánh cùng lớp trẻ là những gương mặt đàn anh, tuy cũng từng nặng lòng với truyền thống song cũng vẫn không nguôi quên khao khát canh tân thơ: Mai Văn Phấn, Nguyễn Quang Thiều, Dương Kiều Minh, Đặng Huy Giang, Trần Quang Quý, Nguyễn Bình Phương, Trần Tiến Dũng, Trần Anh Thái, Inrasara... Một vài nhà phê bình cũng đã có sự quan tâm thích đáng đến họ, ghi nhận tinh thần cách tân của họ: Inrasara, Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Trọng Tạo... Phê bình thơ từ giữa thập kỉ 80 tới nay đã được tiến hành dưới nhiều cấp độ: một tác giả, một nhóm tác giả, một vấn đề thời sự văn học, một hiện tượng mới nổi... Nhìn chung, được quan tâm, tranh luận nhiều hơn cả là các vấn đề: truyền thống và hiện đại, thơ và tính dân tộc, chữ và nghĩa, thơ và sex. Trong vài năm gần đây, phê bình đã có cái nhìn cởi mở, quán xuyến và cập 15 Đặng Thu Thủy nhật hơn với thực tế sáng tác. Dưới ống ngắm của các nhà phê bình, thơ đương đại được nhìn nhận một cách điềm tĩnh, khoa học, bớt màu sắc cảm tính; được đánh giá khách quan, toàn diện hơn do được quan tâm đến ở cả bề nổi và bề chìm, cả phần chính lưu và ngoại biên, cả những đóng góp và hạn chế. 2.2. Một số khuynh hướng phê bình cơ bản Thực tế đã tồn tại rất nhiều các kiểu phê bình với nhiều cách định danh khác nhau tùy theo từng quan niệm, tiêu chí phân loại: phê bình hàn lâm, phê bình điểm sách, phê bình báo chí, phê bình thông tấn, phê bình lí luận, phê bình thực hành, phê bình truyền thông, phê bình cảm tính, phê bình lí thuyết, phê bình học thuật, phê bình nghiệp dư, phê bình bắt sâu, phê bình thưởng hoa, phê bình bốc thơm, phê bình tiếp thị, phê bình dao búa, phê bình tô tượng, phê bình quét vôi kẻ biển, phê bình hoàn thành nhiệm vụ... Tuy nhiên, mọi sự phân loại chỉ là tương đối. Nhiều khi, ranh giới giữa các kiểu phê bình cũng rất mong manh. Một nhà phê bình có thể có lúc viết theo kiểu phê bình này, có lúc viết theo kiểu phê bình khác. Dựa trên một số tiêu chí như: bản chất đặc thù, phương pháp phê bình, phương thức tồn tại, công bố, chức năng, đội ngũ tác giả, độc giả,... tạm thời chúng tôi nhận thấy có hai bộ phận phê bình cơ bản sau: 2.2.1. Phê bình hàn lâm Phê bình hàn lâm là loại phê bình chuyên nghiệp, đề cao lí thuyết và phương pháp khoa học, chú trọng đến sự tích lũy học thuật, truyền thống tri thức, tính quy phạm học thuật, có những nguyên tắc khoa học nhất định. Tốc độ cập nhật, biên độ hoạt động, biên độ phủ sóng của phê bình hàn lâm đều ở mức chừng mực. Nó đến với người đọc chủ yếu qua con đường xuất bản truyền thống: in thành sách, thành tập. Do có điều kiện (cũng là yêu cầu thiết yếu) chuyên sâu hơn về học thuật, phê bình hàn lâm không thể được sản xuất theo kiểu fast food cho độc giả. Vì thế, nó khó tiếp cận với độc giả phổ thông, khó tìm được tri âm hơn so với phê bình truyền thông. Sứ mạng của phê bình hàn lâm cũng nặng nề hơn. Đó không chỉ là việc phát hiện và giới thiệu những tác giả, tác phẩm mới cũng như những vấn đề của đời sống văn chương đương đại mà còn phải góp phần đề xuất, gợi hướng, điều chỉnh sáng tác cũng như văn hóa đọc, giúp độc giả tiếp nhận tác phẩm ở những chiều kích mà bằng cách đọc thông thường khó nhận ra. Nó gián tiếp tác động đến cái hiện tại ở thì tương lai. Bằng con mắt xanh của một người “có nghề”, nhà phê bình không chỉ phát biểu chủ kiến của mình trước một đối tượng cụ thể trong một trường hợp cụ thể mà còn cung cấp cho người đọc một phương pháp, mở ra một đường đi mới để họ đến với những tác giả, tác phẩm khác nữa. 16 Một vài khuynh hướng phê bình thơ từ giữa thập kỉ 80 - thế kỉ XX... Bộ phận phê bình này có nhiều khuynh hướng khác nhau: phê bình thi pháp học, phê bình phân tâm học, phê bình văn hoá học... Thi pháp học là phương pháp nghiên cứu văn chương có từ rất lâu đời. Trong thời hiện đại, nó cũng đã đạt được nhiều thành tựu. Tuy vậy, thi pháp học không được cập nhật ở Việt Nam. Với chuyên luận Thi pháp thơ Tố Hữu, Trần Đình Sử đã là người đi tiên phong trong việc áp dụng lí thuyết về thi pháp học hiện đại vào nghiên cứu văn học Việt Nam. Nhà nghiên cứu đã khái quát hóa lí thuyết này thành các công thức, mô hình và phân tích, chứng minh một cách thuyết phục qua một trường hợp cụ thể là thơ Tố Hữu, từ đó mở ra một hướng nghiên cứu mới cho những người kế tiếp. “Thực ra, khi mang trên mình những y phục có phần “tối tân”, thi pháp học đã khiến không ít người, vốn quen với lối phê bình bình tán, hoặc ngủ quên trong tư duy giáo điều phải nghi ngại. Người ta e rằng thi pháp học sẽ “công nghệ hóa văn chương”. Song, rút cục, những lo lắng có phần... thái quá kia cũng bị đẩy lùi. Bởi lẽ, hiệu quả nghiên cứu mà thi pháp học đem tới là quá hiển nhiên [1;322]. Việc vận dụng các phạm trù thi pháp hiện đại: quan niệm nghệ thuật về con người, không gian, thời gian nghệ thuật, các hình thức nghệ thuật biểu hiện để xem xét thế giới nghệ thuật của nhà thơ đã có hiệu quả không nhỏ trong việc phê bình những tác phẩm thơ đương đại. Chu Văn Sơn là một trong những nhà phê bình đã tiếp thu rất linh hoạt và sáng tạo lí thuyết về thi pháp. Anh được biết đến không chỉ như một chuyên gia về thơ mới (rất thành công với Ba đỉnh cao thơ Mới khi anh đi tìm hiểu thế giới nghệ thuật của Xuân Diệu, Nguyễn Bính và Hàn Mặc Tử) mà còn là một nhà phê bình có nhiều quan tâm đến thơ đương đại. Với độ nhạy cảm tài hoa nghệ sĩ, Chu Văn Sơn luôn phát hiện ra được “mắt thơ” ở mỗi nhà thơ, coi nó như một cánh cửa rộng mở để tìm hiểu thế giới nghệ thuật của họ. Với những bài viết: Xuân Quỳnh, cánh chuồn trong giông bão; Lời nguyện cho cõi yên hàn; Nguyễn Duy, thi sĩ thảo dân, Trường hợp Thanh Thảo; Hoàng Cầm, gã phù du kinh Bắc...; Chu Văn Sơn đã bắt quyết được thần thái, hồn vía của mỗi bút thơ; dựng nên được thế giới nghệ thuật đặc sắc, không trộn lẫn của họ. Phê bình của Chu Văn Sơn vừa lôi cuốn bởi chất văn bay bổng mượt mà (nhiều khi điệu đà); vừa thuyết phục vì lí lẽ xác đáng, có tính khoa học; chất cảm đã hòa vào chất nghĩ, thật nhuần nhuyễn, uyển chuyển. Nhờ có những bài viết của anh, cái quen thuộc bỗng dưng được lạ hóa, cái cảm thấy bỗng nhiên được nhận ra. Thi pháp học đã đi vào phê bình, nghiên cứu, vào nhà trường, vào các đề tài khoa học... Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, Lưu Quang Vũ, Trần Đăng Khoa thời niên thiếu, Trần Mạnh Hảo, Lâm Thị Mĩ Dạ, Đoàn Thị Lam Luyến, Nguyễn Kim Huy, Võ Văn Hoa, Nguyễn Trọng Tạo, Hoàng Cầm, Inrasara... đã được khám phá dưới góc độ thi pháp. Ra đời muộn hơn thi pháp học, phê bình phân tâm là một trường phái khá 17 Đặng Thu Thủy thịnh hành ở phương Tây vào nửa đầu thế kỉ XX. Không phải đến bây giờ, bạn đọc Việt Nam mới biết đến phân tâm học. Tuy được giới thiệu vào Việt Nam từ những năm 30- 40 của thế kỉ song suốt một thời gian dài, nó bị xa lánh, ghẻ lạnh, kì thị. Kể từ Trương Tửu, Nguyễn Văn Hanh, Đàm Quang Thiện..., phải đến Đỗ Lai Thúy, phân tâm học mới phát huy đắc dụng hiệu quả của nó trong nghiên cứu, phê bình văn học. Nhiều phát hiện mới mẻ, thú vị đã được mở ra khi Đỗ Lai Thúy dùng phân tâm học để soi chiếu, lí giải các hiện tượng thơ ca quá khứ và cả hiện tại: Hồ Xuân Hương, Nguyễn Gia Thiều, Bà huyện Thanh Quan, rồi Xuân Diệu, Hoàng Cầm, Chế Lan Viên. “Không còn áp dụng phân tâm một cách cứng nhắc như Trương Tửu, đơn giản kiểu sơ đồ “dồn nén- ẩn ức- thăng hoa” như Nguyễn Văn Hanh, bắt buộc phải rõ tiểu sử tác giả như Nguyễn Văn Trung, bắt mạch các bệnh nhiễu tâm như Thanh Lãng... Đỗ Lai Thúy thao tác ngay với văn bản, tìm kiếm những kí hiệu mang bản chất phân tâm học của nó. Hướng vào bút pháp của nhà văn, được sự gợi dẫn của J. Lacan (vô thức được cấu trúc như một ngôn ngữ) và bộ công cụ thao tác ngôn ngữ từ các nhà hình thức luận Nga, trường phái ngôn ngữ Praha và phê bình mới Anh- Mỹ, Đỗ Lai Thúy đã đi trực diện vào phương thức tồn tại của văn học, tìm kiếm và giải mã cấu trúc vô thức trên/ trong/ qua văn bản, để chỉ ra “bút pháp của ham muốn” của các nhà văn có dấu ấn phân tâm tiêu biểu...” [2]. Nhà phê bình Inrasara lại gây ấn tượng với chủ trương phê bình lập biên bản. Theo ông, tinh thần chung của kiểu phê bình này là “lập biên bản các sự biến văn chương đang xảy ra trong thời đại tôi sống, những con người đang làm việc và sáng tạo với tôi” [3]. Như vậy, nhà phê bình chẳng khác nào một người thư kí trung thành của văn chương. Chấp nhận mọi hiện tượng văn chương xảy ra trong thời của mình, anh ta là người ghi chép lại (không có nghĩa là không có cái nhìn của chủ thể quan sát); dù đồng tình hay không, anh cũng cố gắng nhìn nhận như những gì chúng vốn có (nhìn nhận qua hệ mĩ học của chính sáng tác đó chứ không từ lập trường hay định kiến của người phê bình). Bởi thế, Inrasara quan tâm tới tất cả: từ những sáng tác truyền thống đến hậu hiện đại, từ nhóm Ngựa trời đến Tân hình thức. Inrasara đã lập biên bản gần 70 tác phẩm, tác giả ở thế hệ ông và sau ông một ít thuộc nhiều hệ mĩ học khác nhau. Với loại phê bình này, Inrasara cố gắng bày nó ra như là thế, rồi trên cơ sở hệ mĩ học của tác giả để đánh giá chính tác phẩm đó; nghĩa là không từ hệ mĩ học này phê phán sáng tác thuộc hệ mĩ học khác nhằm đảm bảo tính công bằng cho mọi trào lưu văn chương. Lập biên bản không phân biệt đối xử và loại trừ. Ông chủ trương: “Phê bình của tôi không là phê bình bênh vực hoặc trù dập, khen chê” nên ông luôn cố gắng đi tìm cái hay đồng thời ghi nhận sự bất cập của mọi hiện tượng thơ hôm nay, dù chúng là sáng tác ngoài luồng hay chính thống, in báo giấy hay báo mạng (Bởi thế, dù rất hào hứng với Ngựa trời, ông vẫn chỉ ra “sự thiếu một suy tư nền tảng” của nhóm này; dù khẳng định cái mới của Vi Thùy 18 Một vài khuynh hướng phê bình thơ từ giữa thập kỉ 80 - thế kỉ XX... Linh, ông vẫn cho rằng: đòi hỏi thơ Linh gánh vác trọng trách như “biểu tượng giải phóng phụ nữ trong văn học” là một đòi hỏi quá tải). Điều này xuất phát từ quan niệm: tồn tại văn chương không loại trừ mà bổ sung lẫn nhau. Thơ ca hôm nay cần có môi trường lành mạnh để các giọng thơ, các trào lưu, hệ mĩ học khác nhau cùng tồn tại và tranh đua, thúc đẩy nền thơ ca Việt Nam dấn tới. Inrasara còn là một trong số ít nhà phê bình dám tiên phong dấn thân tìm hiểu văn học hậu hiện đại nói chung và thơ hậu hiện đại nói riêng. Trong những bài viết của mình, ông đã tập trung phân tích, lí giải những biểu hiện của tính chất hậu hiện đại (về cảm thức hậu hiện đại, đặc biệt là những kĩ thuật sáng tác hậu hiện đại trong sáng tác của những bút thơ tiêu biểu). Bên cạnh đó, ông cũng rất quan tâm tới ảnh hưởng của các xu hướng, trào lưu thơ ca phương Tây khác tới thơ đương đại Việt Nam: tân hình thức, nữ quyền luận... Tuy không tuyên ngôn, không chủ trương một phương pháp phê bình nhất định nào như một số đồng nghiệp khác nhưng trên thực tế, những bài phê bình của Nguyễn Đăng Điệp đã cho thấy tính chất hàn lâm: coi trọng sự tồn tại của văn bản, sự miêu tả, cắt nghĩa một cách kĩ lưỡng, thấu đáo, cái nhìn điềm tĩnh, cách viết chừng mực, kín kẽ (tuy không kém phần sắc sảo). Nguyễn Đăng Điệp đã có những phát hiện thú vị khi viết về Hoàng Cầm, Nguyễn Quang Thiều, Vi Thùy Linh, Đồng Đức Bốn, Hữu Thỉnh..., sự theo dõi sát sao đời sống văn chương đương đại, cái nhìn khái quát, quán xuyến trên diện rộng về những chuyển động của thơ đương đại, thuyết phục được người đọc. Ngoài ra, không thể không kể đến một số cây bút “có nghề” và cũng có những quan tâm nhất định đến thơ đương đại: Phong Lê, Mã Giang Lân, Vũ Văn Sỹ, Ngô Văn Giá, Phạm Xuân Nguyên, Lưu Khánh Thơ, Bích Thu... 2.2.2. Phê bình truyền thông Trong những năm gần đây, phê bình truyền thông có vẻ đang ngày càng lấn át phê bình hàn lâm bởi những đặc tính, thế mạnh của nó rất thích nghi với tình trạng xã hội hiện thời. Tồn tại và phát triển trong điều kiện nền kinh tế thị trường, khuynh hướng phê bình này đã hưng khởi rất nhanh cùng với sự phát triển như vũ bão của các phương tiện truyền thông. Với kiểu phê bình này, phê bình đã được giải phóng khỏi các môi trường mang tính hàn lâm như các giảng đường đại học, các viện nghiên cứu. Nó lộ diện áp đảo ở những môi trường công cộng. Nơi dung dưỡng nó là các tạp chí, các tờ báo viết và báo mạng, các phương tiện phát thanh truyền hình... Đây là một xu hướng, một đặc trưng của thời hậu hiện đại: giải khu biệt hóa, xóa bỏ mọi trung tâm, giải thiêng, thông tục hóa những gì cao nhã. Một số người tâm đắc với quan niệm: phê bình văn học không phải là mảnh đất của riêng ai, không có chuyện độc quyền. Phê bình văn học là của mọi người (Phê bình văn học của tôi - Nguyễn Thanh Sơn). 19 Đặng Thu Thủy Phê bình truyền thông có những ưu thế không thể phủ nhận: tính thời sự, cập nhật, khả năng tái hiện đời sống văn học đương thời. Nó là tiếng nói tức thì, là những phản ứng nhanh trước những sáng tác mới ra lò. Vì thế, nó có thể mách bảo cho công chúng tiếp cận nhanh với sáng tác. Phê bình truyền thông về cơ bản không đặt ra những yêu cầu khắt khe về học thuật, về sự cẩn trọng mang tính khoa học nên khá bình dân, “thân thiện” với người đọc và cả người sáng tác; độ phủ sóng cao. Mặt khác, là sản phẩm của thời đại tiêu dùng, nhiều khi nó cũng không khác nào món mì ăn liền (dễ chế biến, dễ ăn, có thể lót dạ lúc đói lòng nhưng người ta dùng xong cũng có thể quên ngay). Bắt mạch cho phê bình hôm nay, Inrasara đã kê ra khá nhiều căn bệnh trầm kha của nó, trong đó có bệnh phê bình chung chung, vô thưởng vô phạt, phê bình độn giai thoại (có lẽ đây là căn bệnh phổ biến của phê bình truyền thông). Phương pháp của phê bình truyền thông phần nhiều dựa vào trực giác, thiên về cảm nhận (chứ không đi vào lí giải thuyết phục một cách khoa học) và nhiệt tình khẳng định, ngợi ca. Bài phê bình vì thế chủ yếu dừng lại ở việc giới thiệu, điểm sách. Do thiên về cảm nhận chủ quan, ít tính học thuật nên thực tế có khá nhiều các quan điểm khác nhau về cùng một đối tượng sáng tác, tùy theo kinh nghiệm, sự từng trải, sự nhạy cảm với cái mới, trực giác nghệ thuật tinh nhạy của mỗi người. Bình và tán là những thao tác cơ bản của phê bình truyền thông. Tuyên ngôn: “thơ hay chỉ có thể cảm chứ không nên dùng sự hiểu mà phân tích”, việc trích dẫn tràn lan, kèm theo những lời lẽ có cánh với ngôn từ rất hoa mĩ, sự phóng khoáng, thậm chí phóng đại; sự nông cạn, xào xáo không phải là hiếm thấy trong những bài phê bình mang tính truyền thông. Nhiều người cũng nhận ra rằng: các nhà phê bình phần đông vẫn chịu áp lực bởi sự cả nể bạn bè nhờ vả, bởi yêu cầu đặt hàng, quảng cáo của các công ty, nhà in sách... nên khen chê thiếu công tâm, đánh đồng giá trị, làm nhiễu loạn khả năng định hướng đọc của những độc giả thiếu bản lĩnh; ngược lại, làm thất vọng, mất lòng tin ở những độc giả có tri thức, có chủ kiến. Những cây bút phê bình truyền thông phần lớn là những người coi phê bình như một hứng thú chứ không phải như một trách nhiệm, một công việc bắt buộc phải làm. Phần đông trong số họ là những nhà văn, nhà thơ, nhà báo. Tuy có những hạn chế tất yếu nhưng xu hướng phê bình này không thể thiếu trong đời sống văn học hôm nay. Sự tồn tại và phát triển của nó là một tất yếu. Cũng cần hiểu rằng, có nhiều tiêu chí để phân loại phê bình hàn lâm và phê bình truyền thông (phương thức tồn tại, bản chất đặc thù, chức năng, đội ngũ tác giả, độc giả...), không nên có thiên kiến cho rằng: phê bình hàn lâm đồng nhất với chất lượng học thuật cao, khả năng tin cậy lớn; còn phê bình truyền thông thì ngược lại. Trên thực tế, vẫn có những cây bút phê bình truyền thông có thiên kiến sắc sảo, có những đóng góp có ý nghĩa cho sự tồn tại và phát triển của thơ đương đại. Phần 20 Một vài khuynh hướng phê bình thơ từ giữa thập kỉ 80 - thế kỉ XX... đông trong số họ là nghệ sĩ, những người trực tiếp sáng tác, trực tiếp làm thơ. Họ viết phê bình chủ yếu dựa vào nhãn quan nghệ sĩ, trực cảm nghệ sĩ, kinh nghiệm sáng tác (có người gọi là phê bình nghệ sĩ): Dương Tường, Hoàng Hưng, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Thụy Kha, Trịnh Thanh Sơn, Bùi Công Thuấ