Ôi, những câu ca dao ru em từngàn xưa của người dân quê đến nay vẫn còn. Những
lời hát đơn giản, mộc mạc nhưvậy vẫn còn in đậm trong ký ức của mỗi tâm hồn
người dân Việt Nam dù nhân loại đã có những phát minh sáng tạo khoa học kỹthuật
vượt bực. Thếnhưng, bước vào thiên niên kỷthứba, thông điệp của Tổchức Liên
hiệp quốc vẫn liên tục cảnh báo nguy cơthiếu nước ngọt cho nhân loại trên một trái
đất với 3/4 diện tích bao quanh bềmặt là phủ đầy nước Hầu hết các quốc gia trên
thếgiới, hiện tượng mưa rơi ảnh hưởng trong thi ca, phong tục, tập quán, vẫn
nhiều hơn với các hoạt động thời tiết khác. Thếcòn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
(ĐBSCL), vựa lúa lớn nhất của Việt Nam thì sao?
11 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2006 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mưa ở đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MƯA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Lê Anh Tuấn
Đại học Cần Thơ
--- oOo ---
1. Khởi dẫn
Lạy Trời mưa xuống,
Lấy nước tôi uống,
Lấy ruộng tôi cày,
Lấy đầy bát cơm,
Lấy rơm đun bếp,
Lấy nếp nấu xôi,
…
Ôi, những câu ca dao ru em từ ngàn xưa của người dân quê đến nay vẫn còn. Những
lời hát đơn giản, mộc mạc như vậy vẫn còn in đậm trong ký ức của mỗi tâm hồn
người dân Việt Nam dù nhân loại đã có những phát minh sáng tạo khoa học kỹ thuật
vượt bực. Thế nhưng, bước vào thiên niên kỷ thứ ba, thông điệp của Tổ chức Liên
hiệp quốc vẫn liên tục cảnh báo nguy cơ thiếu nước ngọt cho nhân loại trên một trái
đất với 3/4 diện tích bao quanh bề mặt là phủ đầy nước … Hầu hết các quốc gia trên
thế giới, hiện tượng mưa rơi ảnh hưởng trong thi ca, phong tục, tập quán, … vẫn
nhiều hơn với các hoạt động thời tiết khác. Thế còn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
(ĐBSCL), vựa lúa lớn nhất của Việt Nam thì sao?
Mưa và việc sử dụng nước mưa ở ĐBSCL không có gì là mới lạ cả. Người cư dân đầu
tiên đến khai khẩn vùng đất này từ thế kỷ thứ 17, 18 đã biết cách hứng nước mưa để
ăn uống. Các ngôi nhà cổ ở ĐBSCL đều có dấu tích của bể trữ nước mưa. Hình ảnh
chiếc lu, cái khạp nước để bên hiên nhà, cạnh gốc cau hoặc trước cửa nhà với cái gáo
gừa là hình ảnh rất quen thuộc ở vùng quê Việt Nam. Người miền Nam Việt Nam
ngày xưa còn có thói quen để một lu nước nhỏ trước cửa nhà, cho khách bộ hành
phương xa lỡ bước, đến tự nhiên múc uống mà không cần xin phép gia chủ. Đó là một
tập quán đẹp của dân tộc mang tính hiếu khách, hào hiệp và dễ dãi của người dân
nông thôn miền Nam Việt Nam.
Bài này mời các bạn cùng tôi điểm qua một số dữ liệu và nhận xét đề xuất.
2. Một số liệu thống kê
ĐBSCL là vùng đất phía Tây Nam của Việt Nam và nơi chảy cuối cùng của
sông Mekong đổ ra biển. Đồng bằng rộng 36.000 km2, tức trên 4% diện tích toàn lưu
vực sông Mekong, chiều dài dòng Mekong chảy qua Việt Nam là 225 km (hơn 5%
tổng chiều dài sông Mekong). Ở Việt Nam, sông Mekong được gọi tên là sông Cửu
Long do các nhánh sông khi chảy ra biển tựa như 9 con rồng trườn xuống Biển Đông.
Đồng bằng có hai mặt giáp biển dài 600 km, dân cư hiện khoảng 17 triệu người
(tương đương 24% tổng dân số). Diện tích canh tác nông nghiệp xấp xỉ 2 triệu ha.
ĐBSCL nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm. một năm có hai mùa
mưa và mùa nắng phân biệt. Mùa mưa kéo dài khoảng 5 tháng, tương ứng với chủ yếu
thời kỳ gió mùa Tây Nam, mưa lớn xảy ra khi các luồng áp thấp nhiệt đới xuất hiện
trên lục địa Châu Á, thường bắt đầu vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 và chấm dứt vào
cuối tháng 11 hằng năm. Bảy tháng còn lại trong năm là mùa khô, thời kỳ này gió
mùa Đông Bắc lại chiếm ưu thế do sự hiện diện của các trung tâm áp cao từ vùng
2
Siberi - Mông Cổ di chuyển xuống. Lượng mưa trong mùa khô rất ít, chỉ chiếm
khoảng 5 - 10% so với tổng lượng mưa trong cả năm (xem bảng 1).
Bảng 1: So sánh lượng mưa trung bình tháng (mm) một số vùng ĐBSCL
(số liệu này chỉ mang tính tham thảo tạm thời, chưa qui về chuỗi nhiều năm)
Vùng/Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Σ
Cần Thơ
Sóc Trăng
Cà Mau
Rạch Giá
Tân Châu
Châu Đốc
Long Xuyên
Phú Quốc
17
9
18
11
9
16
12
28
3
2
9
7
15
2
2
24
12
14
32
36
55
44
13
55
45
64
97
99
103
108
97
138
166
224
290
220
166
169
211
306
182
247
306
250
154
136
162
396
226
248
330
304
162
150
194
438
214
264
343
310
112
147
197
543
278
266
337
294
180
153
235
522
250
289
332
270
286
250
287
328
169
171
170
160
172
137
144
179
52
40
88
44
64
60
57
78
1604
1840
2360
2015
1478
1385
1611
3038
Lượng mưa trung bình ở ĐBSCL biến động trong khoảng 1.400 - 2.200 mm/năm.
Tỉnh có lượng mưa cao nhất là Cà Mau (trên 2.200 mm/năm), tỉnh có lượng mưa thấp
nhất là Đồng Tháp (xấp xỉ 1.400 mm/năm). Tuy nhiên, điểm có lượng mưa được ghi
nhận thấp nhất là Gò Công (Tiền Giang) chỉ vào khoảng 1.200 mm/năm với trung
bình có 100 - 110 mm/năm. Đảo Phú Quốc (Kiên Giang) được ghi nhận như là nơi có
lượng mưa cao nhất vùng đồng bằng, lên đến 3.145 mm/năm với tổng số ngày mưa
ghi nhận là 140 ngày mưa/năm. Trong các tháng mùa mưa, số liệu từ các trạm đo mưa
cho thấy có khoảng 13 - 21 ngày mưa/tháng. Trong mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3,
số ngày có mưa trong tháng rất ít chỉ vào khoảng 0 - 6 ngày mưa. Theo dõi số liệu
mưa nhiều năm ở khu vực ĐBSCL, ta thấy tại Kiên Giang thường bắt đầu có mưa
sớm vào tháng 4, sớm hơn các tỉnh khác khoảng 15 - 20 ngày. Nếu so sánh với số liệu
mưa ở các khu vực khác trong toàn quốc ở Việt Nam thì mưa ở ĐBSCL ít bị biến
động.
Liên kết giữa mưa và các yếu tố khí hậu khác ta cũng dễ thấy những quan hệ khá chặt
chẽ, lượng mưa có tương quan thuận với nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ mặt trời, lượng mây
bao phủ và tương quan nghịch với lượng bốc hơi (xem bảng 2, 3, 4).
Bảng 2: So sánh nhiệt độ trung bình tháng (°C) một số vùng ĐBSCL
(số liệu này chỉ mang tính tham thảo tạm thời, chưa qui về chuỗi nhiều năm)
Vùng/Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB
Cần Thơ
Sóc Trăng
Cà Mau
Rạch Giá
Tân Châu
Phú Quốc
26.3
25.2
24.9
25.5
26.0
25.5
27.0
26.0
25.4
26.3
26.6
26.3
28.1
27.2
27.6
27.5
27.4
27.3
28.8
28.4
27.6
28.5
28.3
28.1
27.7
27.9
27.4
28.4
28.2
28.1
27.2
27.2
27.1
28.2
27.9
27.8
27.7
27.0
27.0
27.7
27.0
27.3
27.5
27.0
26.8
27.5
27.7
27.1
27.1
26.9
26.8
27.5
27.7
27.0
27.3
26.8
26.5
27.3
27.8
26.6
27.2
26.4
26.2
26.7
29.7
26.5
26.2
25.5
25.5
25.9
25.6
26.0
27.0
26.8
26.5
27.3
27.5
27.0
Bảng 3: So sánh bốc hơi trung bình tháng (mm) một số vùng ĐBSCL
(số liệu này chỉ mang tính tham thảo tạm thời, chưa qui về chuỗi nhiều năm)
Vùng/Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB
Cần Thơ
Sóc Trăng
90
118
118
134
140
158
144
144
102
96
84
84
81
90
81
87
72
72
74
59
72
66
81
90
1148
1198
3
Bảng 4: So sánh ẩm độ tương đối trung bình tháng (%) một số vùng ĐBSCL
(số liệu này chỉ mang tính tham thảo tạm thời, chưa qui về chuỗi nhiều năm)
Vùng/Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB
Cần Thơ
Rạch Giá
Tân Châu
Sóc Trăng
80
78
81
80
77
75
78
77
77
77
75
77
77
78
77
77
82
84
81
84
84
85
83
86
84
86
86
87
85
86
85
87
85
85
89
88
84
85
85
88
84
83
86
86
82
81
86
83
82
82
83
83
3. Một số nhận xét về mưa ở ĐBSCL
Nếu so với các nước trên thế giới, lượng mưa ở ĐBSCL thuộc loại khá nhiều
và thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp, đặc biệt cho cây lúa nước. Tuy nhiên đó
chỉ nói về lượng, điều dễ thấy nhất là sự phân bố mưa ở ĐBSCL không đều, mùa mưa
trùng với mùa lũ và mùa khô trùng với mùa kiệt của sông Cửu Long.
Điều đáng chú ý là ở ĐBSCL có 2 đỉnh mưa: đỉnh thứ nhất, vào các tháng 6 - 7 và
đỉnh thứ hai vào các tháng 9 - 10. Những trận mưa đầu mùa thường thường sự chảy
tràn lớn xuống các dòng sông rạch và kênh mương cuốn theo rác rến, các độc chất
trong đất gây ô nhiễm. Sông rạch bị ô nhiễm lớn nhất vào tháng 5 hằng năm, đặc biệt
ở các đô thị lớn và các khu công nghiệp tập trung. Ở các vùng đất có sự hiện diện của
phèn tiềm tàng (lớp pyrite), do mùa khô kéo dài, đất nứt nẻ, mực nước ngầm hạ thấp
tạo điều kiện thuận lợi cho phèn tiềm tàng trở thành phèn hoạt động (dạng jarosite).
Nước mưa đầu mưa hòa tan phèn làm độ pH của nước kinh rạch hạ thấp. Phải mất
một vài tuần lễ của đầu tháng 5, người nông dân mới có thể chuẩn bị đất, cày bừa và
gieo sạ được. Đầu mùa mưa, vẫn có năm, hạn đầu vụ xuất hiện là chết một số diện
tích lúa mới gieo sạ. Giữa hai đỉnh mưa, có một thời kỳ khô hạn ngắn, trong dân gian
gọi là Hạn Bà Chằn, kéo dài khoảng 10 ngày từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 8, nguyên
nhân là do ảnh hưởng các luồng gió xoáy nghịch trên cao. Hạn Bà Chằn, nếu kéo dài,
có thể gây giảm năng suất lúa vụ Hè Thu bởi vì thời gian này là kỳ cây lúa trổ đòng và
có nhu cầu nước cao nhất. Vào cuối mùa mưa là thời kỳ lũ lụt tràn về hằng năm, mưa
lớn vào tháng 9, tháng 10 gây khó khăn cho việc gặt hái, phơi lúa và tồn trữ nông sản.
Một số phân tích ban đầu về chất lượng nước mưa tại một số vùng ở Đồng bằng cho
thấy, nước mưa vẫn còn sự tinh khiết, ít nhiễm bụi khói trừ một số trận mưa đầu mùa
xảy ra ở các đô thị lớn như Cần Thơ, Mỹ Tho nhưng lượng khói bụi trong nước mưa
cũng chưa phải lớn lắm. Lượng acid trong nước mưa không đáng kể. Trong nước
mưa, có sự ghi nhận hiện diện của thành phần đạm hòa tan, đặc biệt là các trận mưa
giông, có sấm chớp (do hiện tượng đối lưu vào mùa hè). Sự hiện diện các vi khuẩn
trong nước mưa, nếu có, là do các vật dụng thu hứng không được sạch sẽ. Nhìn
chung, chất lượng nước mưa ở khu vực được đánh giá là tốt. Các khu vực biên giới
các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, các vùng dọc ven biển của tỉnh Tiền Giang, Bến Tre,
Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang cũng như các hải đảo ở khu
vực biển Tây như Phú Quốc, nước mưa là nguồn nước ngọt chủ yếu cho ăn uống, sau
đó mới đến lượng nước ngầm và nước mặt. Ở một mặt nào đó, người ta có đánh giá
sự khác biệt giàu nghèo của người dân vùng nông thôn qua khả năng trữ nước mưa
trong gia đình của họ. Gia đình càng khá giả, lượng nước mưa trữ càng nhiều và
ngược lại. Ở các gia đình trung nông trở lên, sự hiện diện một bể chứa nước hoặc một
hàng lu sắp hàng dài bên hông nhà là hình ảnh khá tiêu biểu.
Việc trữ nước mưa để sử dụng trong ăn uống không hẳn là một việc dễ dàng trên bình
diện toàn xã hội, đặc biệt là vùng nông thôn, nơi mà mức sống của người dân còn thấp
4
và trình độ dân trí nhiều hạn chế. Sự thiếu nước ngọt trầm trọng vào mùa khô là một
vấn đề không đơn giản để giải quyết nhanh chóng. Ở các vùng mặn, có một nhóm
người hành nghề "đổi nước" (người dân tránh tiếng "bán nước"). Giá một can 20 lít
ngọt chừng 200 - 800 đồng, có lúc lên đến 1.000 đồng/can 20lít, tùy thuộc việc phải di
chuyển gần hoặc xa. Người dân phải dùng nước một cách dè sẻn. Cuối mùa khô cũng
là là mùa dịch bệnh với các chứng bệnh "điển hình" như tiêu chảy, thương hàn, đau
mắt hột, phụ khoa, ghẻ lở,… Các bệnh này chiếm từ 40 - 60% các trường hợp đến
trạm xá y tế để nhập bệnh, điều trị.
4. Một số giải pháp đề nghị cho việc sử dụng nước mưa ở ĐBSCL
Hầu hết, các trạm đo mưa ở ĐBSCL đã có chuỗi số liệu dài trên 12 năm liên
tục. Các trung tâm dân cư lớn, chuỗi số liệu ghi nhận ở các trạm đo mưa dài đến vài
chục năm. Trong tính toán thiết kế các công trình thủy nông, việc xác định lượng mưa
cần thiết cho tưới là bài toán phải làm trước tiên. Tần suất thiết kế được chọn là 75%
cho các chuỗi số liệu mưa năm và thời vụ. Hiện có một số phần mềm máy tính đã
được soạn thảo để giúp cho việc tính toán thủy văn, như LP3.exe của L.A. Tuấn,
CROPWAT của Tổ chức Lương Nông Thế giới (FAO), TS2000 của Trung tâm Công
nghệ Phần mềm Thủy lợi, … Khi lượng mưa tự nhiện không thỏa yêu cầu nước cho
cây trồng thì mới nghĩ đến biện pháp công trình, như lấy nước từ sông rạch qua hệ
thống trạm bơm, cống và kênh mương. Việc sử dụng nước ngầm được khuyến cáo là
không nên do thiếu hiệu quả, chi phí lớn và một số vấn đề về ảnh hưởng môi trường.
Nước ngầm có thể sử dụng cho ăn uống nếu được xử lý tốt. Vấn đề này sẽ được thảo
luận ở một bài viết khác.
Nước mưa là nguồn nước lý tưởng cho việc sử dụng ăn uống. Ưu điểm của nước mưa
là dồi dào, tương đối sạch, rẻ tiền và đều khắp khu vực. Nhược điểm của việc thu trữ
nước mưa là thiếu hụt lớn vào mùa khô, đầu mùa mưa nước thường nhiễm bẩn do
chảy trên mái nhà, máng xối đầy bụi, phân chim, chuột bọ, … Nơi lấy nước mưa dễ
biết nhất là từ mái nhà. Mái nhà ở nông thôn thường lợp bằng tole tráng kẽm (thu
nước mưa tốt nhất), sau đó mới đến ngói và cuối cùng là fibro ximăng, mái lá, … Một
số lưu ý khi tồn trữ và sử dụng nước mưa:
• Không nên dùng sơn các loại, kể cả sơn chống rỉ sét, để sơn lên mái nhà nếu
muốn thu nước mưa. Trong sơn có sự hiện diện của chì gây ngộ độc thần kinh
cho con người. Sơn còn gây mùi hôi khó chịu cho nước.
• Không nên dùng tấm lợp fibro xi-măng để hứng nước mưa. Đây là loại vật liệu
xây dựng có trộn thêm amiăng vào xi-măng để tăng cường độ cứng, nhưng
amiăng là những sợi nhỏ có thể bị bào mòn theo nước mưa. Sợi amiăng rất có
hại cho cơ thể con người.
• Không nên lấy nước vào đầu mùa mưa, phải đợi sau 2 -3 trận mưa lớn để rửa
sạch máy nhà, máng xối mới bắt đầu hứng nước.
• Nếu có điều kiện nên kỳ rửa mái nhà (mái lợp tole hay ngói). Cũng nên chú ý
không nên leo lên mái nhà lúc có mưa giông, sấm chớp. Chỉ leo lên khi thấy
các trận mưa lâm râm nhỏ và không có sấm chớp.
• Khi hứng nước mưa, phải có màng lọc (màng lọc có thể dùng vải mùng, lưới
muỗi để làm) để hạn chế các bụi, cặn, cành cây, lá cây, lông chim, … theo
mưa vào thùng chứa.
• Vật chứa nước phải kỳ rửa cho sạch, phơi nắng để diệt vi khuẩn và rong rêu
trước khi thu nước mưa.
5
• Phải che chắn, đậy kín các lu nước, thùng phuy, xô chậu, … để hạn chế muỗi
để trứng và phát triển thành lăng quăng (bọ gậy). Muỗi là tác nhân gây bệnh
sốt xuất huyết, sốt rét ở những vùng nông thôn. Các bể chứa nước lớn có thể
thả một số cá bảy màu để ăn trứng muỗi, lăng quăng.
• Dù nước mưa có sạch đến đâu cũng không nên uống trực tiếp mà cần phải đun
sôi, để nguội trong các chai sạch, có nắp đậy để uống dần. Trường hợp gặp
khó khăn về nhiên liệu, củi đốt, thì có thể đựng nước trong các chai trong suốt
(thủy tinh, nhựa trong, …) đem phơi nắng liên tục ít nhất là 6 giờ để diệt vi
khuẩn.
Theo một số khảo sát riêng của tác giả, trung bình một người ở nông thôn ĐBSCL
tiêu thụ khoảng 5 lít nước mỗi ngày. Nếu kể thêm có khách đến nhà, các dịp lễ tết, giỗ
cưới (mỗi năm trung bình 1 gia đình nông thôn có ít nhất 2 - 3 đám giỗ tết, người dân
miền Nam Việt Nam rất hiếu khách, cởi mở). Như vậy số lượng nước cần dùng cho 1
người là 6 - 8 lít/ngày. Tùy theo hoàn cảnh gia đình, ta có thể tính thể tích bể dự trữ
cho các tháng mùa khô. Ví dụ một gia đình 5 người, lấy lượng nước tối đa cho 1
người là 8 lít thì lượng nước cần trữ cho 6 tháng mùa khô tối đa sẽ là:
8 lít/người.ngày x 5 người x 180 ngày = 7.200 lít = 7,2 m3
Với mức thất thoát (do rò rỉ, bốc hơi, …) khoảng 20 - 30%, thì dung tích chứa cần là:
7,2 m3 x 1,3 = 9,6 m3, làm tròn ≈10 m3
(tương đương 1 bể hình khối chữ nhật cao ngang 2 m, dài 3 m và cao 1,8 m).
Hình 1: Các loại vật dụng trữ nước ở nông thôn Việt Nam
Chi phí mua vật dụng tồn trữ cũng khá cao so với thu nhập của nông dân. Giá vào thời
điểm 2000 - 2002, một cái lu nước 200 - 250 lít là 20.000 đồng - 50.000 đồng/cái tùy
Bể xây
Thùng Lu
Bồn nước
Xô
Can
6
chất lượng. Xây một hồ xi-măng chứa nước có dung tích 5 - 7 m3 tốn chừng 400.000
đồng - 500.000 đồng/cái. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều thùng đựng nước bằng
nhựa composite hoặc inox có dung tích từ 300 lít đến 2.500 lít, nhưng giá cả thì khá
cao từ 700.000 đồng đến trên 5 triệu đồng/cái.
Các kiểu xây dựng bể chứa rất nhiều, sau đây là một số cách đơn giản, có thể áp dụng
cho các vùng nông thôn Việt nam.
Mái nhà
Van khóa ống hoặc co chữ
T với ống mềm
(khi xả bỏ nước mưa ra ngoài)
Vòi tràn
Bể trữ nước mưa
Máng xối
Bơm tay
Nắp bể
Chi tiết A
Van
Ống hút
Mưa
Ống nước từ máng xối
Co Ống xả bỏ nước
Lưới chắn
Ống dẫn nướcxuống bể
Chi tiết A
Hình 2:
Mẫu thu nước từ mái nhà xuống bể ngầm
7
Hình 3: Chỉ dẫn các bước xây 1 cái lu có dung tích chứa khoảng 250 lít nước:
(Theo Pickford, 1991 và Watt, 1978)
1. Cắt 2 miếng vải thô có kích thước
125 x 110 cm, vẽ các đường may theo
kích thước như hình vẽ. May 2 miếng
vảI cho dính vào nhau đề thành một
cái bao vải. Lộn trái bao khi may
xong.
2. Đặt bao vải lên một tấm đáy bằng
xi-măng xây sẵn hình tròn có đường
kính 60 cm, dày 1,5 cm. Đổ cát vào
bao vải. Giữ đáy bao cát trùm trọn
đều trên tấm đáy.
3. Khi bao đầy cát, cột miệng bao lại
và tạo dáng cho lu bằng một cái bay
gỗ, vỗ đều chung quanh bao. Phun
nước cho ướt cát trong bao trước khi
trát vữa.
4. Gắn một vành kim loại (sắt, tole
kẽm) có đường kính 40 cm lên đầu
bao cát để làm miệng lu. Trộn vữa xi
măng theo tỉ lệ 1:2 (1 phần xi măng :
2 phần cát ), trộn khô (1 cái lu 250 lít
cần 5 kg cát và 25 kg xi-măng P.300).
Tô lớp vữa đầu tiên quanh bao cát với
bề dày khoảng 0,5 cm.
8
Làm thêm 1 cái nắp đậy (bằng tole tráng kẽm, có bọc lưới muỗi) cho cái lu.
Khi bắt đầu sử dụng:
Ngày thứ nhất: đổ nước không quá 1/2 lu.
Ngày thứ hai: đổ nước không quá 3/4 lu.
Ngày thứ ba: có thể đổ đầy lu.
Cách này cũng có thể áp dụng để xây các loại lu có dung tích lớn hơn, chừng 500 lít
hoặc 1.000 lít. Tuy nhiên, bà con nông dân nên tập làm các lu nhỏ trước rồi quen tay
mới dần dần làm các loại lu lớn hơn. Loại lu này nên hạn chế di chuyển, tốt nhất là
định đặt lu ở đâu, xây ở đó. Lu sử dụng một thờI gian có thể bị nứt, lúc đó có thể dùng
vữa xi-măng, dầu chai hoặc nhựa đường để hàn trét chỗ nứt. Trước khi hàn trét, cần
khéo léo, nhẹ tay đục theo vết nứt khoảng 0,5 cm trước khi trét (xem hình 4).
Hình 4:
Đục trám vết nứt trên lu
5. Đợi lớp vữa thứ nhất hơi ráo nước,
tiếp tục tô lớp thứ hai thêm 0,5 cm lên
lớp thứ nhất. Kiểm tra độ dày đồng
đều của lớp hồ vữa bằng 1 cây đinh
hoặc 1 cọng thép. Gắn thêm một vành
kim loại thứ hai có đường kính 47 cm
bên ngoài vành thứ nhất lên miệng lu.
Đổ vữa xi-măng giữa 2 vành kim loại
để hình thành miệng lu.
6. Hai ngày sau, móc cát trong bao cát
ra, lấy khỏI lu bao cát cà 2 vành kim
loại. Chính sửa các khiếm khuyết của
hình dáng cái lu. Trét kỹ nơi tiếp xúc
giữa thân lu và đáy lu bằng 1 lớp xi-
măng già. Quét láng bên trong lu bằng
một lớp hồ xi-măng đặc cho trơn lu.
Giữ lu khoảng 2 tuần lễ mới bắt đầu
sử dụng.
Vết nứt
Bề dày lu
19 - 25 mm (khoảng đục)
9
Chứa nước bằng thùng kim loại
Nhiều địa phương có thể tận dụng các thùng container, conex, hoặc các thùng
chứa của xe bồn, … để trữ nước. Nước có thể hứng từ mái nhà các hội trường, trung
tâm làng xã, mái chùa, dãy nhà trường học, … làm các nơi trữ và phân phối nước
công cộng, như các hình dưới.
Hình 5: Các hình thức trữ nước mưa bằng thùng kim loại cho cộng đồng
Hứng thu nước
mưa từ mái nhà
Hứng thu nước
mưa từ mái nhà
Thùng trữ
Vòi nước
Kệ đỡ
Bồn chứa nước
Kệ đỡ
Đưa nước vào
Bồn chứa
nước bằng
thép tấm, liên
kết hàn hoặc
bằng đinh tán
bu-lon
10
Trữ nước bằng ao hồ
Tại nhiều vùng nông thôn, người ta lợi dụng các vùng trũng dưới đất làm nơi
trữ nước, nhất là các ao hồ, kênh mương, … Các nơi trữ này tiện lợi, rẻ tiền, chứa
được nhiều nước nhưng có các nhược điểm:
• Dễ nhiễm bẩn do bị nước tràn mặt cuốn theo rác rến, các tạp chất hữu cơ và
bụi đất vào chỗ chứa. Gia súc nếu không chăn dắt kỹ lưỡng sẽ có thể vào nơi
trữ để uống nước làm nước bị nhiễm phân và nhiễm khuẩn.
• Dễ bốc hơi và thấm rút do mặt thoáng và mặt tiếp xúc với đất lớn.
Các nhược điểm này có thể khắc phục một phần, bằng cách lót tấm trải bằng nylon
hoặc lót dale beton mặt dầu phải tốn thêm chi phí xây dựng. Hình dưới đây là một
kiểu mẫu ao trữ nước.
Hình 6: Lót đáy kênh, ao bằng tấm trải nylon để ngăn mất nước do thấm,
trồng cây chung quanh để hạn chế bốc hơi và làm hàng rào để ngăn gia súc vào.
Ta có thể lợi dụng sự chảy tràn trên triền dốc mắt đất để thu hứng nước mưa. Đây là
phương pháp áp dụng cho các vùng hải đảo, đồi gò. Cách này ít phổ biến ở vùng
ĐBSCL, chỉ trừ một số vùng ở khu vực Thất Sơn (An Giang), Phú Quốc (Kiên
Giang). Nước