Nghiên cứu đề xuất quy hoạch hệ thống tiếp nhận chất thải từ tàu cho khu vực cảng biển Hải Phòng để đáp ứng các yêu cầu của Công ước MARPOL 73/78

Tóm tắt Việt Nam đã chính thức là thành viên đầy đủ của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu (MARPOL 73/78) từ năm 2015. Một trong các yêu cầu của Công ước Marpol đối với các chính quyền cảng thành viên phải đảm bảo khả năng đáp ứng yêu cầu tiếp nhận các chất thải từ tàu ra vào khu vực cảng của mình. Để đáp ứng yêu cầu này, Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt đề án “Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng, đề xuất quy hoạch và triển khai xây dựng các công trình tiếp nhận và xử lý chất thải từ tàu biển đáp ứng yêu cầu của công ước MARPOL” tại Quyết định 1533/QĐ-BGTVT ngày 4 tháng 5 năm 2015. Trong bài báo này, tác giả sẽ trình bày kết quả nghiên cứu đề xuất quy hoạch chi tiết hệ thống tiếp nhận và cơ sở xử lý chất thải từ tàu cho khu vực cảng biển Hải Phòng trên cơ sở quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển phía Bắc đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt cho các khu bến Sông Cấm, khu bến Đình Vũ, khu bến Yên Hưng, khu bến Lạch Huyện và các khu chuyển tải.

pdf17 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đề xuất quy hoạch hệ thống tiếp nhận chất thải từ tàu cho khu vực cảng biển Hải Phòng để đáp ứng các yêu cầu của Công ước MARPOL 73/78, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 646 Nghiên cứu đề xuất quy hoạch hệ thống tiếp nhận chất thải từ tàu cho khu vực cảng biển Hải Phòng để đáp ứng các yêu cầu của Công ước MARPOL 73/78 Proposals for planning of system receiving waste from vessels for Haiphong port to meet the requirements of the MARPOL 73/78 Trần Anh Tuấn Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, anhtuan.tcep@gmail.com Tóm tắt Việt Nam đã chính thức là thành viên đầy đủ của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu (MARPOL 73/78) từ năm 2015. Một trong các yêu cầu của Công ước Marpol đối với các chính quyền cảng thành viên phải đảm bảo khả năng đáp ứng yêu cầu tiếp nhận các chất thải từ tàu ra vào khu vực cảng của mình. Để đáp ứng yêu cầu này, Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt đề án “Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng, đề xuất quy hoạch và triển khai xây dựng các công trình tiếp nhận và xử lý chất thải từ tàu biển đáp ứng yêu cầu của công ước MARPOL” tại Quyết định 1533/QĐ-BGTVT ngày 4 tháng 5 năm 2015. Trong bài báo này, tác giả sẽ trình bày kết quả nghiên cứu đề xuất quy hoạch chi tiết hệ thống tiếp nhận và cơ sở xử lý chất thải từ tàu cho khu vực cảng biển Hải Phòng trên cơ sở quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển phía Bắc đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt cho các khu bến Sông Cấm, khu bến Đình Vũ, khu bến Yên Hưng, khu bến Lạch Huyện và các khu chuyển tải. Từ khóa: Công ước MARPOL 73/78, quy hoạch thu gom chất thải, chất thải từ tàu. Abstract Vietnam has officially been a full member of the International Convention for the Prevention of Pollution from Ships (MARPOL 73/78) since 2015. One of the requirements of the MARPOL 73/78 for the Authorities of the member ports is to ensure the ability to meet the requirements of receiving waste from the ship into their port area. To meet this requirement, the Ministry of Transport has approved the project " Study, assess the current situation, propose planning and implement the construction of works receiving and processing the waste from the ships, which meet the requirements of MARPOL Convention " at the Decision No 1533/QD-BGTVT dated May 4, 2015. In this paper, the author will present result of the research, propose detailed planning for receiving system and waste treatment facilities from ships for Hai Phong seaport area on the basis of detailed planning of the North port group up to 2020 and oriented to 2030, which was approved by the Ministry of Transport for Cam River wharf, Dinh Vu wharf, Yen Hung wharf, Lach Huyen wharf and transshipment areas. Keywords: MARPOL Convention 73/78, waste collecting plan, wastes from ship. Mở đầu Một trong những tác động của hoạt động hàng hải tới môi trường biển đó là do sự phát sinh chất thải rắn, nước thải và chất thải nguy hại trong hoạt động của tàu biển. Việc quản lý chất thải phát sinh từ hoạt động của tàu biển đã được tổ chức Hàng hải quốc tế rất quan tâm và được quy định cụ thể bởi Công ước MARPOL 73/78. Một trong các yêu cầu của Công ước Marpol đối với các chính quyền cảng thành viên phải đảm bảo khả năng đáp ứng yêu cầu tiếp nhận các chất thải từ tàu ra vào khu vực cảng của mình. Việt Nam đã tham gia phụ lục I, II từ năm 1991, phụ lục III, IV, V, VI từ năm 2015 và cũng đã có những quy định về việc quản lý chất thải phát sinh từ tàu tại các cảng biển, tuy nhiên công tác chuyển giao và tiếp nhận chất thải từ tàu tại các cảng biển của Việt Nam nói chung và khu vực cảng biển Hải Phòng nói riêng còn nhiều khó khăn do thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Việc nghiên cứu và đề xuất quy hoạch chi tiết hệ thống thu gom và xử lý chất thải từ tàu tại khu vực cảng biển Hải Phòng là THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 647 rất cần thiết để giúp các bến cảng khu vực Hải Phòng đáp ứng được các yêu cầu của Công ước MARPOL và góp phần bảo vệ môi trường biển. 1. Các chất thải phát sinh từ hoạt động tàu biển [1] 1.1. Chất gây ô nhiễm không khí Quá trình sử dụng nhiên liệu của động cơ tàu biển sẽ phát sinh ra các chất ô nhiễm dạng khí như bụi, CO, SO2, NOx, VOC,Nhiên liệu của các phương tiện thủy thường là các nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh và các tạp chất cao nên quá trình cháy sẽ phát sinh nhiều chất ô nhiễm hơn so với các phương tiện giao thông khác. Ô nhiễm không khí tại cảng biển chủ yếu từ việc đốt nhiên liệu của động cơ sử dụng dầu FO, RO, chủ yếu tập trung vào các chất ô nhiễm chính: NO2, PM10 và PM2.5, SO2, CO, VOC, CO2, N2O, CH4. Bên cạnh đó hoạt động của tàu biển còn phát thải các chất khí gây suy thoái tầng ozon từ các thiết bị bảo quản lạnh trên tàu. Các tàu chở dầu mỏ và các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ còn phát sinh các khí hydrocacbon (VOC) cũng là một trong các khí ô nhiễm không khí cần được kiểm soát. 1.2. Nước thải sinh hoạt Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt chủ yếu từ hoạt động của các thủy thủ trên các tàu. Ước tính mỗi tàu thuyền hoạt động trung bình có khoảng 20 thủy thủ thì khối lượng nước thải sinh hoạt hàng ngày được dự tính như sau (với định mức được tính toán là 100 lít/người/ngày): 20 người/tàu x 100 lít/người/ngày = 2 m3/tàu/ngày. Thành phần của nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, các chất lơ lửng, dầu mỡ và các vi sinh vật nếu không được xử lý sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước. Quá trình phân hủy các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt sẽ phát sinh nhiều chất gây mùi hôi thối. 1.3. Chất thải rắn sinh hoạt Các loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ tàu chủ yếu là thức ăn thừa, đồ hộp, nilon, kim loại và giấy bao gói Khối lượng chất thải phụ thuộc vào số lượng người trên tàu và chủng loại tàu. Trung bình lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên tàu chở hàng là 1,5 kg/người.ngày và đối với tàu khách là 3 kg/người.ngày. Trong thành phần chất thải sinh hoạt trên tàu chất thải thực phẩm chiếm khoảng 20%, chất thải dễ cháy chiếm 40% - 50%, chất không cháy 25% - 40%. Đối với chất thải này trên các tàu lớn được thiêu huỷ bằng đốt trong các lò đốt, các tàu không có lò đốt thì chúng được lưu trữ trong các thùng đựng rác và được đưa lên bờ tại các cảng. 1.4. Chất thải nguy hại Chất thải nguy hại (CTNH) phát sinh trên tàu biển từ hai nguồn: - Chất thải nguy hại phát sinh từ hầm tàu do quá trình hoạt động, sửa chữa, bảo dưỡng các máy móc, động cơ trên tàu chủ yếu là các chất thải dính dầu bao gồm dầu thải, giẻ dính dầu, các gioăng đệm cao su dính dầu, nước thải nhiễm dầu. - Chất thải phát sinh từ hàng hóa vận chuyển trên tàu: Hàng hóa vận chuyển trên tàu rất đa dạng bao gồm cả thành phần nguy hại với con người và môi trường như hóa chất, dầu mỏ... các hàng hóa này nếu bị hư hỏng hay rơi vãi sẽ trở thành chất thải nguy hại. 2. Đánh giá nhu cầu thu gom và xử lý chất thải phát sinh từ tàu tại khu vực cảng biển Hải Phòng 2.1. Lượng chất thải từ tàu được tiếp nhận tại khu vực cảng biển Hải Phòng Khi Việt Nam chưa tham gia các phụ lục III, IV, V, VI thì việc chuyển giao, tiếp nhận chất thải từ tàu tại các cảng biển là chưa bắt buộc và các cơ quan quản lý về hàng hải của Việt Nam cũng chưa kiểm soát chặt chẽ hoạt động này nên số lượt tàu có hoạt động chuyển giao và lượng chất thải thực tế được chuyển giao là rất ít. Hiện tại chưa có hệ thống khai báo và thống kê lượng chất thải từ tàu được thu gom tại các cảng biển Hải Phòng nên số liệu thống THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 648 kê được của Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng trong các năm qua chưa phản ảnh chính xác lượng chất thải phát sinh. Bảng1. Lượng chất thải từ tàu được thu gom từ khu vực cảng biển Hải Phòng [1] Năm Lượng nước thải tương ứng (tấn) Rác thải (tấn) Lượt chiếc Nước rửa két Nước dằn bẩn Dầu cặn Dầu lẫn nước Tổng cộng Lượt tàu Tổng cộng 2004 180 150,7 70 95,2 542,3 858,2 2005 197 135,6 65,4 120,8 612,2 934 2006 289 396,5 134,7 148,4 819,7 1.499,3 2007 345 425,2 165,3 162,2 955,8 1.708,5 2008 394 355 506 256,1 1.156 2.273,1 2010 248 241,5 120,7 731,58 1273,35 2.312 2894 151,2 2011 394 - - - - 4.578 3.166 170 2012 89 - - - - 917 - - Như vậy, nếu so sánh với số lượt tàu ra vào thực tế thì số lượt tàu thu gom và lượng chất thải thu gom được tại khu vực cảng biển Hải Phòng thống kê được là rất ít. Các loại chất thải thu gom chủ yếu là dầu thải, nước thải nhiễm dầu và rác thải sinh hoạt, còn nước thải sinh hoạt vẫn chưa tiến hành thu gom. Tình trạng này cũng là thực trạng chung của các cảng biển trên cả nước, nguyên nhân của tình trạng này có thể do một trong các nguyên nhân sau: - Chất thải từ tàu tại các cảng biển được thu gom trực tiếp bởi các đơn vị dịch vụ thu gom do chủ tàu liên hệ mà không thông qua Cảng vụ Hàng hải nên các cơ quan chức năng không thống kê được số lượng. - Các cảng biển không đáp ứng được nhu cầu thanh thải của các tàu biển khi vào cập cảng do vậy các tàu không thanh thải khi cập cảng Hải Phòng. - Các cơ quan quản lý của Việt Nam chưa có đủ năng lực kiểm tra giám sát việc quản lý rác thải trên tàu biển nên nhiều tàu đã xả trực tiếp chất thải xuống biển. Theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam các bến khu vực cảng biển Hải Phòng đều chưa đủ năng lực tiếp nhận và xử lý chất thải từ tàu, đặc biệt là nước thải. Hiện nay công tác tiếp nhận chất thải từ tàu tại khu vực cảng biển Hải Phòng đều do các tổ chức không trực thuộc cảng thực hiện. Đa phần đây là các đơn vị có vốn đầu tư từ khối tư nhân, thu lợi nhuận từ việc thu phí thu gom và xử lý chất thải cũng như từ nguồn lợi từ việc xử lý nước thải. Các đơn vị này không hoạt động chuyên biệt về thu gom chất thải từ tàu mà hoạt động kết hợp với việc thu gom chất thải trên đất liền nên không có các trang thiết bị đồng bộ, chuyên dụng cho việc thu gom chất thải từ tàu biển [2]. 2.3. Đánh giá nhu cầu và năng lực thu gom và xử lý chất thải từ tàu tại cảng biển khu vực Hải Phòng khi Việt Nam tham gia đầy đủ các phụ lục của Công ước MARPOL 1/ Nhu cầu thu gom Khi Việt Nam tham gia đầy đủ các phụ lục của Công ước MARPOL thì công tác chuyển giao, tiếp nhận chất thải từ tàu tại các cảng biển là bắt buộc và sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn, cùng với sự tăng trưởng về lượng hàng hóa thông qua cảng biển Hải Phòng trong những năm tới nên lượng chất thải có nhu cầu chuyển giao tại cảng biển Hải Phòng sẽ tăng nhanh chóng. Theo số liệu thống kê lượng hàng hóa thông qua cảng Hải Phòng giai đoạn 2013 - 2015 tăng trung bình từ 6 - 7% thấp hơn trung bình cả nước (10,7 - 11,3%). Tuy nhiên, theo dự báo thì giai đoạn 2015 - 2020 tốc độ tăng trung bình của cảng Hải Phòng là 8 %/năm và đạt 104 triệu tấn vào năm 2020, đến năm 2030 đạt 178 triệu tấn tăng 71,6% so với năm 2020. Tổng trọng tải của các tàu cập bến cũng sẽ tăng dần theo từng năm. Căn cứ vào dự báo tăng sản lượng hàng hóa thông qua cảng Hải Phòng và xu thế tăng trọng tải của tàu chúng tôi tính THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 649 toán lượng tàu biển ra vào cảng và lượng chất thải có nhu cầu chuyển giao tại khu vực cảng biển Hải Phòng đến năm 2030 [3]. Bảng 2. Ước tính lượng tàu biển ra vào và lượng chất thải có nhu cầu chuyển giao tại khu vực cảng biển Hải Phòng đến năm 2030 Tổng lượt tàu Lượng chất thải phát sinh STT Năm Chất thải nguy hại (tấn) Nước thải (m3) Rác thải (Tấn) lượt tàu tổng lượt tàu tổng lượt tàu tổng 1 2020 20.800 1,5 31.200 2,4 49.920 0,12 2.496 2 2030 23.733 35.600 56.959 2.848 2/ Năng lực thu gom Đối với chất thải nguy hại: Hiện tại chỉ có một đơn vị tham gia thu gom chất thải nguy hại từ tàu biển tại khu vực cảng biển Hải Phòng là Công ty Cổ phần Hòa Anh với trang thiết bị thu gom bao gồm 5 phương tiện thủy tổng trọng tải 599 tấn, 03 xe bồn tổng trọng tải 15 tấn và 5 xe tải trọng tải 20 tấn do vậy sẽ không đủ năng lực để thu gom toàn bộ lượng chất thải nguy hại từ tàu trên một khu vực rộng lớn của cảng biển Hải Phòng. Để đáp ứng yêu cầu thu gom chất thải từ tàu cho khu vực cảng biển Hải Phòng cần khuyến khích thêm các đơn vị tham gia đầu tư các trang thiết bị và phương tiện thu gom chất thải nguy hại từ tàu [1]. Đối với việc thu gom rác thải do nhu cầu thu gom hiện tại khoảng 200 tấn/năm nên Công ty Môi trường đô thị Hải Phòng mới đầu tư có 5 phương tiện xe thu gom rác thải cảng và 02 phương tiện thủy thu gom dưới nước nên với nhu cầu gia tăng đột biến lượng rác thải cần thu gom thì với lực lượng như vậy sẽ không đủ đáp ứng. Tuy nhiên, Công ty Môi trường đô thị Hải Phòng hoàn toàn có khả năng đầu tư thêm các trang thiết bị để đáp ứng nhu cầu thu gom. Đối với nước thải sinh hoạt: Hiện tại chưa có bến cảng nào có trang thiết bị tiếp nhận và cũng chưa có đơn vị nào cung cấp dịch vụ tiếp nhận nước thải sinh hoạt từ tàu tại khu vực cảng biển Hải Phòng nên hoàn toàn chưa đáp ứng được. 3/ Năng lực xử lý [1] Đối với chất thải nguy hại: tại Hải Phòng có nhiều đơn vị đang tham gia xử lý chất thải nguy hại và Hải Phòng cũng đã có quy hoạch hệ thống cơ sở xử lý chất thải nguy hại nên hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu xử lý chất thải nguy hại thu gom được từ tàu biển đến năm 2020 và đến năm 2030, mặc dù trên lý thuyết năng lực của các đơn vị xử lý vẫn đáp ứng được nhu cầu xử lý chất thải nguy hại từ tàu. Tuy nhiên, thực tế nhu cầu xử lý chất thải nguy hại tại các cơ sở công nghiệp tại Hải Phòng cũng tăng cao và hầu hết các cơ sở này khó có thể mở rộng thêm quy mô sản xuất do vậy sẽ không đáp ứng được nhu cầu xử lý chất thải nguy hại nên cần phải được đầu tư thêm. Với các hệ thống xử lý rác thải của thành phố Hải Phòng hiện tại và đã được quy hoạch sẽ đảm bảo xử lý 100% đến năm 2030. Đối với nước thải sinh hoạt: tương tự như đối với công tác thu gom các cảng biển khu vực Hải Phòng đều chưa đáp ứng được yêu cầu xử lý nước thải sinh hoạt thu gom từ tàu biển. 3. Đề xuất quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật thu gom và xử lý chất thải từ tàu tại khu vực cảng biển Hải Phòng 3.1. Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển khu vực Hải Phòng [3] Theo quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển phía Bắc (nhóm 1) đến năm 2020, định hướng đến 2030 được ban hành theo Quyết định số 1741/QĐ-BGTVT, ngày 03/08/2011 của Bộ Giao thông Vận tải thì Cảng Hải Phòng: “Là cảng tổng hợp quốc gia, cửa ngõ quốc tế (loại IA), gồm các khu bến cảng trên sông Cấm, khu bến cảng Đình Vũ (gồm cả Nam Đình Vũ), khu bến cảng Lạch Huyện và khu bến cảng Yên Hưng - Đầm nhà Mạc”. Cụ thể như sau: - Khu bến cảng Đình Vũ (gồm cả Nam Đình Vũ): bao gồm bến tổng hợp, container và các bến chuyên dụng hiện tại đang khai thác và các bến tiếp tục đầu tư xây dựng theo quy THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 650 hoạch cho cỡ tàu đến 20.000 DWT. Dự kiến lượng hàng hóa thông qua vào năm 2020 đạt khoảng 31 triệu tấn/năm, và dự kiến lượng hàng năm 2013 đạt khoảng 42 triệu tấn/năm. - Khu bến cảng trên sông Cấm: các bến khu sông Cấm hạn chế phát triển và chỉ đầu tư chiều sâu để duy trì khai thác cho tàu 10.000 DWT, các bến này sẽ từng bước chuyển đổi công năng theo quy hoạch của thành phố. Lượng hàng hóa thông qua bến vào năm 2020 đạt khoảng 20 triệu tấn và giảm dần đến năm 2030 dự kiến đạt khoảng 18 triệu tấn/năm. - Khu bến cảng Lạch Huyện: khu bến mới đang được xây dựng và phát triển trong thời gian tới bao gồm bến tiếp nhận tàu container có trọng tải tới 100.000 DWT và bến tổng hợp cho tàu trọng tải trên 50.000 DWT. Năng lực thông qua dự kiến vào năm 2020 đạt khoảng từ 12,1 - 13,8 triệu tấn/năm và năm 2025 đạt khoảng từ 28,2 - 34,8 triệu tấn/năm, và dự kiến đạt xấp xỉ 120 triệu tấn/năm vào năm 2030. - Khu bến cảng Yên Hưng (sông Chanh, Đầm nhà Mạc): chủ yếu quy hoạch cho các bến xăng dầu cho tàu 40.000DWT và bến chuyên dụng cho tàu 10.000 DWT đầy tải và tàu 50.000 DWT giảm tải, tập trung ở hai bên bờ sông Chanh. Lượng hàng hóa thông qua khu bến năm 2020 đạt khoảng 12 triệu tấn/năm và năm 2030 đạt 25 triệu tấn/năm. 3.2. Cơ sở đề xuất quy hoạch hệ thống tiếp nhận, xử lý chất thải từ tàu cho khu vực cảng biển Hải Phòng Các số liệu đánh giá và dự báo cho thấy cảng biển Hải Phòng chưa đáp ứng công tác tiếp nhận và xử lý chất thải từ tàu tại thời điểm hiện tại và trong tương lai. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong ngành Giao thông Vận tải, ngày 06/6/2011 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 855/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Đề án “Kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động giao thông vận tải”. Theo đó, mục tiêu cụ thể giai đoạn 2011 - 2015 cần có “30% cảng biển quốc tế có trang bị phương tiện thu gom, xử lý rác thải, dầu thải từ tàu biển; đến giai đoạn 2016-2020 định hướng đến 2030 cần có 70% cảng biển quốc tế; 50% cảng, bến thủy nội địa loại 1 có trang bị phương tiện, thiết bị thu gom rác thải, dầu thải từ các tàu.” Để thực hiện tốt Quyết định số 855/QĐ-TTg của Chính phủ và yêu cầu của Công ước Marpol, ba phương án quy hoạch hệ thống tiếp nhận và xử lý chất thải từ tàu tại khu vực cảng biển Hải Phòng được đề xuất. Cụ thể như sau: - Các bến sẽ không đầu tư hệ thống tiếp nhận chất thải từ tàu mà chỉ ký kết với các đơn vị dịch vụ để cung cấp dịch vụ tiếp nhận chất thải từ tàu; - Các bến đầu tư xây dựng hệ thống tiếp nhận rác thải sinh hoạt, dầu thải, chất thải lỏng lẫn dầu và nước thải từ tàu đảm bảo khả năng tiếp nhận các loại chất thải này từ tàu khi có yêu cầu sau đó chuyển giao cho các đơn vị bên ngoài cảng xử lý; - Các bến đầu tư xây dựng hệ thống tiếp nhận rác thải sinh hoạt, dầu thải, chất thải lỏng lẫn dầu và nước thải từ tàu đảm bảo khả năng tiếp nhận các loại chất thải này từ tàu khi có yêu cầu sau đó xử lý trong phạm vi cảng hoặc chuyển giao cho các đơn vị xử lý được quy hoạch cho các cụm cảng. 3.3. Quy hoạch hệ thống tiếp nhận chất thải từ tàu cho khu vực cảng biển Hải Phòng Khu bến sông Cấm Các bến thuộc khu vực này nằm gần khu vực nội thành thành phố Hải Phòng nên sẽ không ưu tiên phát triển và được quy hoạch là khu cảng vệ tinh tiếp nhận các tàu có trọng tải đến 10.000 DWT, năng lực thông qua dự kiến sẽ giảm dần theo từng năm. Do vậy, các bến khu vực này sẽ không đầu tư hệ thống tiếp nhận chất thải từ tàu mà sẽ yêu cầu các bến ký kết với các đơn vị dịch vụ để tiếp nhận chất thải từ tàu. Khu bến cảng Đình Vũ (bao gồm cả Nam Đình Vũ) Đề xuất quy hoạch hệ thống tiếp nhận cho giai đoạn này bao gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: đến năm 2020 - Các bến đang khai thác chưa phải đầu tư hệ thống tiếp nhận chất thải từ tàu mà ký kết với đơn vị dịch vụ thu gom; THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 651 - Các bến đầu tư xây dựng mới phải đầu tư hệ thống tiếp nhận rác thải sinh hoạt, dầu thải, chất thải lỏng lẫn dầu và nước thải từ tàu đảm bảo khả năng tiếp nhận các loại chất thải này từ tàu khi có yêu cầu. Giai đoạn 2: Đến năm 2030 - Tất cả các cảng trong khu bến phải được đầu tư hệ thống tiếp nhận rác thải sinh hoạt, dầu thải, chất thải lỏng lẫn dầu và nước thải từ tàu đảm bảo khả năng tiếp nhận các loại chất thải này từ tàu khi có yêu cầu. Khu bến Yên Hưng Đề xuất quy hoạch hệ thống tiếp nhận chất thải từ tàu cho khu bến này như sau: Giai đoạn 1: Đến năm 2020 - Tất cả các cảng đang khai thác (bao gồm cảng chuyên dụng, cảng tổng hợp, cảng sửa chữa) đều chưa phải đầu tư hệ thống tiếp nhận chất thải từ tàu mà sẽ ký kết với đơn vị cung cấp dịch vụ thu gom; - Các cảng đầu tư mới (cảng sửa chữa, cảng xăng dầu): phải đầu tư hệ thống tiếp nhận rác thải, dầu thải, nước thải lẫn dầu và nước thải từ tàu đảm bảo khả năng tiếp nhận các loại chất thải này từ tàu