Múa rối nước

Múa rối nước là loại hình nghệ thuật đặc sắc của văn hóa lúa nước. Do tính đặc sắc, nên từ nghệ thuật mang yếu tố dân gian, múa rối nước đã nhanh chóng trở thành nghệ thuật truyền thống, có thể sánh ngang với tuồng, chèo là những bộ môn nghệ thuật có vị trí cao trong nền sân khấu dân tộc.

pdf15 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 2374 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Múa rối nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Múa rối nước Nguồn gốc Múa rối nước là loại hình nghệ thuật đặc sắc của văn hóa lúa nước. Do tính đặc sắc, nên từ nghệ thuật mang yếu tố dân gian, múa rối nước đã nhanh chóng trở thành nghệ thuật truyền thống, có thể sánh ngang với tuồng, chèo là những bộ môn nghệ thuật có vị trí cao trong nền sân khấu dân tộc. Múa rối có ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng múa rối nước thì chỉ duy nhất có ở Việt Nam. Nghệ thuật múa rối nước xuất hiện từ đời Lý (1010-1225). Vào đời vua Lý Nhân Tông năm 1121, trên bia Sùng Thiện Diên Linh đặt tại chùa Long Ðọi, xã Đội Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Văn bia chùa Đọi có ghi nhân dân biểu diễn các trò diễn Rối nước để mừng thọ Vua. Trong đó có đoạn viết: "Thả rùa vàng đội ba ngọn núi, trên mặt sóng dập dờn. Phơi mai vân để lộ bốn chân, dưới dòng sông lờ lững, liếc mắt nhìn lên bờ, cúi xét bầu trời lồng lộng. Trông vách dựng cheo leo, dạo nhạc thiều réo rắt. Cửa động mở ra thần tiên xuất hiện. Ðều là dáng điệu thiên cung, há phải phong tư trần thế. Vươn tay nhỏ dâng khúc Hồi phong, nhăn mày thúy ngợi ca vận tốt. Chim quý từng đàn ca múa, thú lành từng đội xênh xang." Múa rối nước là một sáng tạo độc đáo của cư dân vùng châu thổ sông Hồng, được manh nha từ công cuộc chế ngự, cải tạo nước. Rối nước thường được diễn vào những ngày nông nhàn, ngày xuân, trong các lễ hội. Thông qua các câu chuyện được nghệ sỹ rối nước thể hiện, người xem sẽ cảm nhận được sắc thái của hội làng, gửi gắm vào đó những mơ ước bình dị cho cuộc sống. Do điều kiện tự nhiên và công việc nông nghiệp của người dân Việt Nam gần gũi và gắn bó với nước, chính những người nông dân chân lấm tay bùn này đã sáng tạo ra nghệ thuật Rối nước. Họ thường tổ chức diễn vào những ngày việc đồng áng tạm xong, ngày xuân, những ngày mở hội. Người Pháp gọi môn nghệ thuật này với những con rối duyên dáng là "Linh hồn của đồng ruộng Việt Nam" và đánh giá: "Với sáng tạo và khám phá. Rối nước đáng được xếp vào những hình thức quan trọng nhất của Sân Khấu Múa Rối".* Phương thức nhờ nước để con rối hoạt động, nhờ nước giấu đi bộ máy và cách điều khiển là sáng tạo tuyệt vời. Nước làm cho con rối sinh động, làm cho chúng tươi tắn. Nước đã tham gia cùng diễn với con rối như một nhận xét: "Nước cũng là một nhân vật của múa rối". Mặt nước như êm ả với đàn vịt bơi, trở nên thơ mộng trong làn khói huyền ảo khi bầy tiên nữ giáng trần múa hát. Nhưng mặt nước cũng sôi động trong những trận chiến lửa, những con rồng vây vàng xuất hiện. *"Con rối được điều khiển bằng sự khéo léo khó mà tưởng tượng. Con rối như có phép thuật điều khiển". Đấy chính là sự tài tình, là điều hấp dẫn và sáng tạo của nghệ thuật Múa rối nước.* Trước kia, rối nước chỉ diễn vào ban ngày, ở ngoài trời. Không thấy sân khấu gắn bó hòa quyện với phong cảnh thiên nhiên như rối nước. Giữa thiên nhiên thơ mộng, khán giả có cơ hội chiêm ngưỡng một loại hình nghệ thuật trong đó có đất, nước, cây xanh, mây, gió, có lửa, có khói mờ vương toả, có cả mái đình với những hàng ngói đỏ... Thật sự là một sự hòa hợp độc đáo của nghệ thuật, thiên nhiên và con người. Lịch sử Múa rối Việt Nam ghi nhận hai loại hình chính là Mùa rối cạn và Múa rối nước. Rối cạn gồm nhiều hình thức như: Rối tay, Rối que ở Đồng Minh (Hải Phòng), Tế Tiêu (Hà Tây), Rối dây, Mộc Thầu Hý ở Cao Bằng, Bắc Thái. Riêng Rối nước là loại hình dân gian độc đáo, chỉ có duy nhất ở Việt Nam Giữa thiên nhiên thơ mộng, khán giả có cơ hội chiêm ngưỡng một loại hình nghệ thuật trong đó có đất, nước, cây xanh, mây, gió, có lửa, có khói mờ vương tỏa, có cả mái đình với những hàng ngói đỏ. Thật sự là một sự hòa hợp độc đáo của nghệ thuật, thiên nhiên và con người. Trước khi chính thức trở thành nghệ thuật sân khấu, múa rối nước là hoạt động nằm trong các phường hội dân gian rải rác khắp thôn xóm, được "nuôi lớn" bằng nhiệt huyết của người dân. Ngâm bùn lội nước để làm nghệ thuật không phải là một công việc bình thường thích thú với mọi người. Nếu không phải là người sống ân tình với nước tới mức "Sống ngâm da, chết ngâm sương" như cư dân trồng lúa nước, thì khó có được sự truyền cảm nồng nhiệt vào hành động của nhân vật rối nước. Về sân khấu Yếu tố độc đáo của rối nước là sử dụng mặt nước làm sân khấu để con rối diễn trò, đóng kịch. Buồng trò rối nước (nhà rối hay thủy đình), được dựng lên giữa ao, hồ với kiến trúc cân đối tượng trưng cho mái đình của vùng nông thôn Việt Nam. Tất cả buồng trò, sân khấu cùng trang bị cờ, quạt, voi, lọng, cổng hàng mã đúng là một đình làng thu nhỏ lại với những mái uốn cong lung linh phản chiếu trên mặt nước. Sân khấu rối nước là khoảng trống trước mặt buồng trò, nó chỉ thực sự hoàn chỉnh khi đã vào chương trình biểu diễn và cũng bắt đầu mất đi ngay khi chấm dứt tiết mục cuối cùng. Qua những tiết mục biểu diễn của nghệ thuật rối nước cổ truyền, những cảnh sinh hoạt bình thường về đời sống, tập tục tinh thần và vật chất truyền đời của người nông dân Việt Nam được thể hiện một cách rõ nét. Về con rối Quân rối nước chính là sản phẩm của nghệ thuật điêu khắc gỗ dân gian, vừa giàu tính hiện thực, vừa mộc mạc, đằm thắm, trữ tình. Hình thù của con rối thường tươi tắn, ngộ nghĩnh, tính hài và tính tượng trưng cao. Nhân vật tiêu biểu nhất là chú Tễu, thân hình tròn trĩnh, nụ cười hóm hỉnh lạc quan. Mở màn, chú Tễu xuất hiện vui vẻ, nghịch ngợm làm nhiệm vụ giáo đầu dẫn chuyện. Để làm được một con rối hoàn chỉnh, phải trải qua rất nhiều công đoạn từ đục cốt đến trang trí và rất nhiều công đoạn mà người nghệ nhân không thể bỏ qua. Quân rối càng hoàn hảo, càng giúp cho kỹ xảo điều khiển nâng cao, khả năng diễn đạt phong phú. Quân rối nước làm bằng gỗ tốt sẽ nặng và chìm và gỗ sung là chất liệu thông dụng để tạc con rối. Ở đây tài năng của nghệ nhân đã đem lại cho ta cái tươi mát, đôn hậu, hiền dịu, niềm lạc quan yêu đời, yêu thiên nhiên, con người qua cái bình dị đơn sơ được khuếch đại và nghệ thuật hóa. Quân rối nước dù tạc liền một khối gỗ hay chắp lại đều có hai phần gắn liền nhau đó là phần thân và phần đế. Phần thân là phần nổi lên mặt nước thể hiện nhân vật, còn phần đế là phần chìm dưới mặt nước giữ cho rối nổi bên trên và là nơi lắp máy điều khiển cho quân rối cử động. Về kỹ thuật điểu khiển Kỹ thuật điều khiển trong múa rối nước rất được coi trọng, tạo nên hành động của quân rối nước trên sân khấu, đó chính là mấu chốt của nghệ thuật múa rối. Quân rối đẹp mới chỉ có giá trị về mặt điêu khắc. Sự thành công của quân rối nước chủ yếu trông vào sự cử động của thân hình, hành động làm trò đóng kịch của nó. Các nghệ nhân dân gian đã dựa vào kinh nghiệm và khả năng sáng tạo để làm ra nhiều kiểu máy rối nước phong phú và đa dạng. Máy điều khiển được giấu trong lòng nước, lợi dụng sức nước, tạo sự điều khiển từ xa, cống hiến cho người xem nhiều bất ngờ kỳ diệu. Nghệ nhân rối nước đứng trong buồng trò thao tác bằng cây sào hoặc giật con rối bằng hệ thống dây. Phương thức nhờ nước để con rối hoạt động, nhờ nước giấu đi bộ máy và cách điều khiển là sáng tạo tuyệt vời. Nước làm cho con rối sinh động, làm cho chúng tươi tắn. Nước đã tham gia cùng diễn với con rối như một nhận xét: "Nước cũng là một nhân vật của múa rối." Mặt nước êm ả với đàn vịt bơi, trở nên thơ mộng trong làn khói huyền ảo khi bầy tiên nữ giáng trần múa hát. Nhưng mặt nước cũng sôi động trong những trận chiến lửa, những con rồng vây vàng xuất hiện. Báo nước ngoài từng viết: "Con rối được điều khiển bằng sự khéo léo khó mà tưởng tượng. Con rối như có phép thuật điều khiển." Đấy chính là sự tài tình, là điều hấp dẫn và sáng tạo của nghệ thuật múa rối nước. Về âm nhạc Khởi thủy là biểu diễn trên sân khấu ngoài trời giữa ao hồ, nên rối nước cần âm thanh mạnh để giữ tiết tấu và khuấy động không khí buổi diễn. Các phường hội dân gian chuyên dùng bộ nhạc gõ dân tộc như trống cái, não bạt, mõ, pháo, tù và ốc. Âm nhạc rối nước mang tính đại náo của hội hè, có tác dụng kích động mạnh cả người diễn lẫn người xem. Vốn là một nghệ thuật lấy động tác làm ngôn ngữ diễn đạt, rối nước gắn bó với âm nhạc như nghệ thuật múa. Các nghệ nhân múa rối nước dựa theo tiết tấu nhạc mà điều khiển con rối lúc khoan thai, lúc sôi động, giúp gắn kết các tiết mục với nhau. Người Pháp gọi môn nghệ thuật múa rối nước với những con rối duyên dáng là "linh hồn của đồng ruộng Việt Nam" và đánh giá: "Với sáng tạo và khám phá, rối nước đáng được xếp vào những hình thức quan trọng nhất của sân khấu múa rối"./.