Mức độ tương tác giữa giảng viên và sinh viên trong dạy học theo học chế tín chỉ ở trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang

1. Mở đầu Sư phạm tương tác nói chung và dạy học tương tác nói riêng là vấn đề đang được nhiều nhà khoa học trong lĩnh vực tâm lí học và giáo dục học quan tâm nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu và thực tiễn đã cho thấy: chất lượng và hiệu quả dạy học phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng và hiệu quả tương tác giữa thầy và trò. Đây là loại tương tác tâm lí - xã hội đặc trưng trong nhà trường. Thông qua quá trình tương tác, giảng viên (GV) tiến hành giảng dạy và giáo dục sinh viên (SV); SV lĩnh hội, tiếp thu tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, các yêu cầu giáo dục, nhằm phát triển nhân cách. Đào tạo theo học chế tín chỉ là 01 trong 07 bước quan trọng của lộ trình đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng giai đoạn 2006-2020. Việc áp dụng phương thức dạy học theo học chế tín chỉ trong giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong môi trường đại học và cao đẳng. Cùng với một số trường đại học, cao đẳng trên cả nước, Trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang với chức năng, nhiệm vụ đào tạo đa ngành, đa hệ, đã thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ, áp dụng đối với hệ Cao đẳng chính quy khóa 32 (K32) từ năm học 2009. Hiện nay, với sự hỗ trợ của khoa học công nghệ, con người có thể tương tác với nhau thông qua các phương tiện rất phong phú và tiện lợi như: email, yahoo, chat, webcam, website, facebook, các trang mạng xã hội, Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao chất lượng và hiệu quả tương tác giữa GV và SV, nâng cao chất lượng đào tạo? Hình thức dạy học theo học chế tín chỉ có ảnh hưởng đến quá trình tương tác giữa GV và SV hay không? Đây là những vấn đề đặt ra cần được giải quyết một cách khoa học để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Bài viết đề cập mức độ tương tác giữa GV và SV trong dạy học theo học chế tín chỉ ở Trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 55 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mức độ tương tác giữa giảng viên và sinh viên trong dạy học theo học chế tín chỉ ở trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 472 (Kì 2 - 2/2020), tr 17-21 17 Email: nguyenthibay2773@gmail.com MỨC ĐỘ TƯƠNG TÁC GIỮA GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KIÊN GIANG Nguyễn Thị Bảy - Trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang Ngày nhận bài: 02/02/2019; ngày chỉnh sửa: 23/02/2019; ngày duyệt đăng: 04/03/2019. Abstract: Interaction is the development principle of all things and phenomena in the world, including people. Interaction between lecturers and students in teaching is a special kind of psycho- social interaction, only in humans, is the integration of social interaction and psychological interaction. The article mentions the level of interaction between lecturers and students in teaching under credit system at Kien Giang Teachers Training College. Keywords: Lecturer, student, credit system, Kien Giang Teachers Training College. 1. Mở đầu Sư phạm tương tác nói chung và dạy học tương tác nói riêng là vấn đề đang được nhiều nhà khoa học trong lĩnh vực tâm lí học và giáo dục học quan tâm nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu và thực tiễn đã cho thấy: chất lượng và hiệu quả dạy học phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng và hiệu quả tương tác giữa thầy và trò. Đây là loại tương tác tâm lí - xã hội đặc trưng trong nhà trường. Thông qua quá trình tương tác, giảng viên (GV) tiến hành giảng dạy và giáo dục sinh viên (SV); SV lĩnh hội, tiếp thu tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, các yêu cầu giáo dục, nhằm phát triển nhân cách. Đào tạo theo học chế tín chỉ là 01 trong 07 bước quan trọng của lộ trình đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng giai đoạn 2006-2020. Việc áp dụng phương thức dạy học theo học chế tín chỉ trong giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong môi trường đại học và cao đẳng. Cùng với một số trường đại học, cao đẳng trên cả nước, Trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang với chức năng, nhiệm vụ đào tạo đa ngành, đa hệ, đã thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ, áp dụng đối với hệ Cao đẳng chính quy khóa 32 (K32) từ năm học 2009. Hiện nay, với sự hỗ trợ của khoa học công nghệ, con người có thể tương tác với nhau thông qua các phương tiện rất phong phú và tiện lợi như: email, yahoo, chat, webcam, website, facebook, các trang mạng xã hội, Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao chất lượng và hiệu quả tương tác giữa GV và SV, nâng cao chất lượng đào tạo? Hình thức dạy học theo học chế tín chỉ có ảnh hưởng đến quá trình tương tác giữa GV và SV hay không? Đây là những vấn đề đặt ra cần được giải quyết một cách khoa học để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Bài viết đề cập mức độ tương tác giữa GV và SV trong dạy học theo học chế tín chỉ ở Trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Một số khái niệm cơ bản 2.1.1. Khái niệm “Tương tác” Theo [1], “Tương tác” được hiểu là sự tác động qua lại lẫn nhau, có mối liên hệ, trao đổi thông tin với nhau. Theo Nguyễn Khắc Viện: “Tương tác là một khái niệm thuộc về ứng xử: cái này tác động lên cái kia, cái kia tác động trở lại cái này, hai cái ảnh hưởng lẫn nhau, chứ không thể ảnh hưởng một chiều” [2; tr 353]. Theo Vũ Dũng: “Tương tác là sự tác động qua lại, tác động lên nhau” [3; tr 973]. Như vậy, về nguyên nghĩa và ở mức khái quát nhất, tương tác là sự tác động qua lại tương ứng lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng trong hiện tượng khách quan, dẫn đến ảnh hưởng giữa các sự vật và hiện tượng đó. Sự tương tác giữa các sự vật, hiện tượng có thể được diễn ra thông qua sự tương tác của các lực cơ học, sự tác động của năng lượng (năng lượng vật chất giữa các hạt, năng lượng sinh học của các sinh thể hữu cơ và năng lượng tâm lí) và sự tác động của các thông tin, sự tác động giữa các biểu tượng của các chủ thể. Tuy có sự khác nhau về hình thái tác động nhưng chúng đều có chung bản chất là sự tác động qua lại, tương ứng giữa các sự vật, hiện tượng và con người dẫn đến sự thay đổi của cả hai phía. Từ những phân tích trên, chúng tôi cho rằng: tương tác là quá trình tác động qua lại giữa các sự vật, hiện tượng với nhau, trong đó diễn ra sự trao đổi và biến đổi giữa các sự vật, hiện tượng đó. 2.1.2. Khái niệm “Tương tác giữa giảng viên và sinh viên” Ở các trường đại học và cao đẳng, sự tác động qua lại giữa GV và SV diễn ra trên tất cả các mặt nhận thức, cảm xúc, tình cảm, thái độ và hành vi, Thông qua sự tương tác trong quá trình đào tạo nhằm hình thành các phẩm chất và năng lực nghề nghiệp cho SV. Từ sự phân tích trên, theo chúng tôi: Tương tác giữa GV và SV là một loại tương tác tâm lí - xã hội đặc biệt, trong đó có sự tác động qua lại về phương diện tâm lí, nhân cách và vai trò xã hội; sự tác động này được thể hiện thông qua nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử của GV đối với SV (và ngược lại) trong quá trình dạy học và trong cuộc thực tiễn. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 472 (Kì 2 - 2/2020), tr 17-21 18 Tương tác giữa GV và SV bao hàm tương tác tâm lí, tương tác liên nhân cách và tương tác xã hội nhưng có những đặc điểm khác với các mối tương tác khác trong nhà trường như giữa GV với GV hay giữa SV với SV, Đó là tương tác tâm lí - xã hội. 2.2. Thực trạng mức độ tương tác giữa giảng viên và sinh viên trong quá trình dạy học theo học chế tín chỉ ở Trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 154 SV khoa Tiểu học mầm non (trong đó 51 SV khóa 35; 50 SV khóa 34 và 53 SV khóa 33), 25 GV thuộc Khoa Tiểu học - Mầm non ở Trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang vào tháng 12/2016, tập trung đánh giá các tiêu chí sau: - Sự hiểu biết lẫn nhau; - Sự tương hợp tâm lí; - Sự cảm nhận về nhau. Kết quả khảo sát thực tế được phân tích theo logic từ các tiêu chí cụ thể đến khái quát chung về tương tác giữa GV và SV. Sau đây là một số kết quả nghiên cứu cụ thể: 2.2.1. Thực trạng các mặt biểu hiện của sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên trong dạy học theo học chế tín chỉ ở Trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang - Về sự hiểu biết lẫn nhau trong tương tác giữa GV và SV. Sự hiểu biết lẫn nhau là một biểu hiện quan trọng của mức độ tương tác. Từ khảo sát thực tiễn mức độ hiểu biết lẫn nhau trong tương tác giữa GV và SV, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 1: Bảng 1. Mức độ hiểu biết lẫn nhau giữa GV và SV Mức độ hiểu biết lẫn nhau GV (n = 25) SV (n = 154) Số lượng % Số lượng % Thấp 0 0 0 0 Dưới trung bình 1 4,0 4 2,6 Trung bình 4 16,0 13 8,4 Trên trung bình 15 60,0 112 72,9 Cao 5 20,0 25 16,2 Điểm trung bình 3,78 3,86 Xét một cách khái quát, sự hiểu biết lẫn nhau giữa GV và SV trong quá trình tương tác chủ yếu ở mức trên trung bình. Cả điểm trung bình và tỉ lệ % các mức độ hiểu biết đều phản ánh điều này. Về điểm trung bình chung, GV hiểu SV là 3,78 và tỉ lệ mức độ hiểu ở mức trên trung bình là 60%. SV hiểu về GV, điểm trung bình chung là 3,86; tỉ lệ mức độ hiểu ở mức trên trung bình là 72,9%, chiếm hơn một nửa số SV được khảo sát. Bảng 1 cho thấy: sự hiểu biết của SV về GV cao hơn sự hiểu biết của GV về SV. Cụ thể, điểm trung bình sự hiểu biết của SV về GV là 3,86; điểm trung bình sự hiểu biết của GV về SV là 3,78. Tuy nhiên, tỉ lệ % số GV hiểu SV trong tương tác ở mức độ cao hơn so với SV, cụ thể là GV hiểu SV ở mức độ cao là 20,0%, còn SV là 16,2%. Tỉ lệ GV hiểu SV và SV hiểu GV ở mức độ thấp là giống nhau. Mức dưới trung bình, GV là: 4,0% và SV là 2,6%. Sự khác biệt về tỉ lệ % và điểm trung bình chung này đều có ý nghĩa thống kê với P < 0,05. Như chúng ta đã biết, mức độ tương tác phụ thuộc vào sự hiểu biết giữa các chủ thể. Do vậy, các chủ thể rất cần có sự thông hiểu lẫn nhau. Trong khi đó, giữa GV và SV, mức hiểu nhau ở mức trên trung bình trong quá trình tương tác, đặc biệt là sự hiểu biết của SV về GV. Vì vậy, để cải thiện mức độ tương tác, trước hết, GV cần tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của SV, gần gũi, quan tâm, cởi mở, tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí, điều kiện hoàn cảnh gia đình, luôn khuyến khích các em thường xuyên chia sẻ những suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng của mình. - Về sự tương hợp tâm lí trong tương tác giữa GV và SV. Đề tìm hiểu sự tương hợp tâm lí trong tương tác giữa GV và SV, chúng tôi tìm hiểu các yếu tố xuất hiện trong quá trình tương tác với nhau như: trạng thái cảm xúc, quan niệm và thái độ của GV và SV về các nội dung được đề cập trong quá trình tương tác, sự đồng cảm, quan tâm, chia sẻ và tính điểm trung bình của từng tiêu chí đánh giá. Nếu GV và SV đều đánh giá cao về nhau, điểm trung bình chung từ 4,5-5 được xếp ở mức tương hợp cao. Điểm trung bình chung từ 3,5-4,5, chúng tôi xếp mức độ tương hợp trên trung bình. Điểm trung bình chung từ 3,0- 3,5 là mức trung bình và từ 2-2,5 được xếp ở mức dưới trung bình, còn mức tương hợp thấp có điểm trung bình từ 1,5-1 (xem bảng 2, 3, 4, 5). Bảng 2. Điểm trung bình và độ lệch chuẩn về sự tương hợp tâm lí giữa GV và SV (theo ý kiến GV) TT Các yếu tố tâm lí Tương hợp tâm lí giữa GV và SV Điểm trung bình Độ lệch chuẩn 1 Tâm trạng thoải mái, tự nhiên khi trò chuyện 4,36 0,70 2 Tương đồng về quan điểm, thái độ khi tranh luận/ bàn bạc về học tập và các hoạt động khác trong trường 4,72 0,45 3 Tương đồng về quan điểm, thái độ khi tranh luận/ bàn bạc về các vấn đề trong xã hội 2,76 1,09 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 472 (Kì 2 - 2/2020), tr 17-21 19 4 Sự đồng cảm và chia sẻ trong tương tác 4,04 0,88 5 Sự tương đồng về ứng xử trong tương tác 2,72 1,13 Điểm trung bình chung 3,72 0,85 Kết quả trên cho thấy, GV cảm thấy tương hợp tâm lí với SV ở mức trung bình và trên trung bình, với điểm trung bình chung là 3,72, cao hơn mức trung bình (từ 3- 3,5 điểm). Tiêu chí được GV đánh giá cao nhất là tương đồng về quan điểm, thái độ khi tranh luận, trao đổi về học tập và các hoạt động khác trong nhà trường, với điểm trung bình là 4,72, tiếp đến là tâm trạng thoải mái, tự nhiên khi trò chuyện với điểm trung bình là 4,36. Tiêu chí GV đánh giá thấp nhất là sự tương đồng về cách ứng xử trong tương tác, với điểm trung bình là 2,72 và tương đồng về quan điểm, thái độ khi tranh luận, bàn bạc về các vấn đề xã hội, với điểm trung bình là 2,76. Có hai tiêu chí có sự đánh giá không đồng đều của GV là sự đồng cảm và chia sẻ trong tương tác với độ lệch chuẩn là 0,88 và sự tương đồng về ứng xử trong tương tác, với độ lệch chuẩn là 1,13. Xét trung bình chung với độ lệch chuẩn là 0,85 cho thấy, sự đánh giá của GV chưa có sự thống nhất cao về mức độ tương hợp với SV trong tương tác. Theo ý kiến của SV, mức độ tương hợp với GV trong tương tác cũng chỉ ở mức trung bình và trên trung bình. Điều này được thể hiện ở điểm trung bình chung là 3,6 cao hơn mức trung bình. Có 03 tiêu chí SV đánh giá tương đối cao là tương đồng về quan điểm, thái độ khi tranh luận, thảo luận về học tập và các hoạt động khác trong nhà trường, với điểm trung bình là 3,94, tiếp đến là tâm trạng thoải mái, tự nhiên khi trò chuyện, với điểm trung bình là 3,78 và cuối cùng là sự tương đồng và chia sẻ trong tương tác, với điểm trung bình là 3,75. Nhìn chung, việc đánh giá của SV có sự tương đối thống nhất, điều đó được thể hiện ở độ lệch chuẩn. Độ lệch chuẩn trung bình của các tiêu chí là 0,998. Từ kết quả bảng 4 và bảng 5, phân tích điểm trung bình và độ lệch chuẩn, chúng tôi nhận thấy: - Mức độ tương hợp tâm lí trong tương tác giữa GV và SV ở mức trên trung bình và mức cao; - Ý kiến đánh giá của GV và SV về mức độ tương hợp có sự khác nhau. Tiêu chí tương đồng về quan điểm, thái độ khi trao đổi trong học tập và các hoạt động khác của nhà trường được đánh giá cao nhất; - Sự đánh giá của GV cũng như SV ở từng tiêu chí cụ thể chưa hoàn toàn có sự thống nhất với nhau; - SV có sự tương hợp tâm lí với GV cao hơn GV tương hợp với SV. Bảng 3. Điểm trung bình và độ lệch chuẩn về sự tương hợp tâm lí giữa GV và SV (theo ý kiến SV) TT Các yếu tố tâm lí Tương hợp tâm lí giữa GV và SV Điểm trung bình Độ lệch chuẩn 1 Tâm trạng thoải mái, tự nhiên khi trò chuyện 3,78 0,92 2 Tương đồng về quan điểm, thái độ khi tranh luận/bàn bạc về học tập và các hoạt động khác trong nhà trường 3,94 0,97 3 Tương đồng về quan điểm, thái độ khi tranh luận/bàn bạc về các vấn đề trong xã hội 3,25 1,02 4 Sự đồng cảm và chia sẻ trong tương tác 3,75 1,02 5 Sự tương đồng về ứng xử trong tương tác 3,31 1,06 Điểm trung bình chung 3,6 0,998 Bảng 4. Mức độ tương hợp tâm lí giữa GV và SV (theo ý kiến GV) TT Các yếu tố tâm lí Mức độ (%) Thấp Dưới trung bình Trung bình Trên trung bình Cao 1 Tâm trạng thoải mái, tự nhiên khi trò chuyện 0 0 12,0 40,0 48,0 2 Tương đồng về quan điểm, thái độ khi tranh luận/thảo luận về học tập và các hoạt động khác trong nhà trường 0 0 0 28,0 72,0 3 Tương đồng về quan điểm, thái độ khi tranh luận/ thảo luận về các vấn đề trong xã hội 16,0 20,0 40,0 20,0 4,0 4 Sự đồng cảm và chia sẻ trong tương tác 4,0 0 12,0 56,0 28,0 5 Sự tương đồng về ứng xử trong tương tác 16,0 28,0 28,0 24,0 4,0 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 472 (Kì 2 - 2/2020), tr 17-21 20 - Cảm nhận về nhau giữa GV và SV trong dạy học theo học chế tín chỉ ở Trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang. Cảm nhận về nhau cũng là một biểu hiện của mức độ trong quá trình tương tác. Chúng tôi cho rằng, khi cảm nhận tốt về nhau thì kết quả tương tác sẽ cao. Nếu có cảm nhận không tốt về nhau thì sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình tương tác, tương tác sẽ thấp. Nếu trong quá trình tương tác có cảm nhận tích cực về nhau thì chứng tỏ sự ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình tương tác diễn ra một cách tích cực. Ngược lại, nếu cảm nhận không tốt về nhau thì chứng tỏ sự ảnh hưởng trong quá trình tương tác là tiêu cực. Bảng 6. Cảm nhận về nhau giữa GV và SV trong dạy học theo học chế tín chỉ Cảm nhận về nhau GV (n = 25) SV (n = 154) Số lượng % Số lượng % Tỉ lệ % các mức Rất tốt 2 8,0 28 18,1 Tốt 18 72,0 98 63,6 Bình thường 4 16,0 25 16,2 Không tốt 1 4,0 3 1,9 Rất xấu 0 0 0 0 Điểm trung bình 3,73 3,78 Bảng 6 cho thấy, sự cảm nhận về nhau giữa GV và SV trong quá trình tương tác tương đối tốt (chủ yếu ở mức trung bình và tốt). SV cảm nhận về GV tốt hơn GV cảm nhận về SV. Điều đó được thể hiện ở điểm trung bình chung và tỉ lệ % ở các mức tốt và rất tốt. Cụ thể, điểm trung bình của SV là 3,78; còn điểm trung bình của GV là 3,73. Ở mức rất tốt, SV là 18,1%, trong khi đó GV chỉ có 8,0%. Ở mức không tốt, SV có 1,9% còn GV có 4,0%. Ở mức rất xấu, cả GV và SV đều không có. Tuy nhiên, ở mức tốt thì sự cảm nhận của GV cao hơn sự cảm nhận của SV. 2.2.2. Đánh giá chung về thực trạng mức độ tương tác giữa giảng viên và sinh viên trong dạy học theo học chế tín chỉ ở Trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang Những dữ liệu và phân tích trên đã cho thấy các mức độ tương tác giữa GV và SV. Tuy nhiên, những số liệu phản ánh này còn rời rạc từng mặt như: sự hiểu biết; sự tương hợp tâm lí và sự cảm nhận về nhau, vì thế chưa cho thấy rõ tổng thể về mức độ tương tác giữa GV và SV. Để có cái nhìn khái quát hơn về vấn đề này, chúng tôi tổng hợp toàn bộ các tiêu chí đã xét ở bảng trên bằng cách lấy trung bình chung của tất cả các tiêu chí đã xét như điểm trung bình, các chỉ số % của từng mức độ. Bảng 7. Mức độ tương tác giữa GV và SV (xét theo chung các tiêu chí) Các tiêu chí đánh giá Đánh giá của GV (n = 25) Đánh giá của SV (n = 154) Điểm trung bình chung 3,85 3,89 Tỉ lệ % các mức độ, hiệu quả tương tác Thấp 0 0 Dưới trung bình 0 2,2 Trung bình 19,0 9,5 Trên trung bình 76,2 84,7 Cao 4,8 3,6 Từ bảng 7, có thể rút ra một số nhận xét về mức độ tương tác giữa GV và SV như sau: - Mức độ tương tác giữa GV và SV theo đánh giá của cả hai phía đều chủ yếu ở mức trung bình và trên trung bình. Ở mức độ thấp theo đánh giá của GV và SV là không có, còn mức dưới trung bình và mức cao chiếm một tỉ lệ nhỏ; - SV đánh giá hiệu quả, mức độ tương tác với GV cao hơn so với đánh giá của GV. Bảng 5. Mức độ tương hợp tâm lí trong tương hợp tâm lí giữa GV và SV (theo ý kiến SV) TT Các yếu tố tâm lí Mức độ (%) Thấp Dưới trung bình Trung bình Trên trung bình Cao 1 Tâm trạng thoải mái, tự nhiên khi trò chuyện 1,3 5,2 32,5 35,7 25,3 2 Tương đồng về quan điểm, thái độ khi tranh luận/ thảo luận về học tập và các hoạt động khác trong trường 1,9 5,8 20,8 39,0 32,5 3 Tương đồng về quan điểm, thái độ khi tranh luận/ thảo luận về các vấn đề trong xã hội 3,9 21,4 29,9 35,1 9,7 4 Sự đồng cảm và chia sẻ trong tương tác 4,5 5,2 24,7 40,9 24,7 5 Sự tương đồng về ứng xử trong tương tác 6,5 13,6 35,1 31,8 13,0 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 472 (Kì 2 - 2/2020), tr 17-21 21 2.2.3. Thực trạng mức độ khó khăn trong tương tác của sinh viên và giảng viên trong dạy học theo học chế tín chỉ ở Trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang Để tìm hiểu mức độ khó khăn của SV và GV trong quá trình tương tác trong dạy học theo học chế tín chỉ, chúng tôi đã sử dụng hệ thống câu hỏi kết hợp với phỏng vấn: - Câu hỏi dành cho SV: “Theo em, trong quá trình tương tác với GV, em có gặp những khó khăn gì? “Em gặp khó khăn ở mức độ nào?”; - Câu hỏi dành cho GV: “Trong quá trình tương tác với SV, Thầy/Cô gặp những khó khăn gì và gặp khó khăn ở mức độ nào?”. Kết quả thu được ở bảng 8: Bảng 8 cho thấy, mức độ khó khăn có sự khác nhau giữa GV và SV. Mức độ “không gặp khó khăn” ở GV không có nhưng về phía SV là 3,24%; mức độ “ít gặp khó khăn” của GV chiếm 52%, trong khi SV chỉ có 14,94%; mức độ khó khăn trung bình của GV là 40%, còn SV là 60,38%; mức độ “khó khăn trên trung bình” thì tỉ lệ phần trăm của GV là 8%, trong khi ở SV là 16,23%; ở mức “nhiều khó khăn” thì về phía GV không có, trong khi đó về phía SV là 5,19%. Xét một cách tổng thể, về phía SV gặp khó khăn được thể hiện qua 5 mức độ trên là cao hơn so với GV. Điều này là hợp lí cả về thực tế cũng như về mặt thống kê. Sở dĩ có sự khác nhau như vậy là do GV đã có trình độ học vấn chuyên sâu, có kĩ năng sư phạm nên ít gặp khó khăn hơn. Do SV chưa có nhiều kinh nghiệm sống, chưa được trải nghiệm trong môi trường sư phạm, nên các em gặp khó khăn hơn trong quá trình tương tác. 3. Kết luận Tương tác giữa GV và SV trong dạy học là một loại tương tác tâm lí - xã hội đặc biệt, chỉ có ở con người; là sự tích hợp của tương tác xã hội và tương tác tâm lí, có sự tác động lẫn nhau giữa GV và SV. Trong quá trình tương tác giữa GV và SV có sự tham gia của nhiều yếu tố tâm lí như: sự hiểu biết lẫn nhau, sự tương hợp tâm lí giữa các chủ thể, sự cảm nhận về nhau hay nhu cầu tương tác, kĩ năng tương tác giữa các chủ thể. Các yếu tố tâm lí này là các tiêu chí để xác định mức độ tương tác. Tương tác giữa GV và SV là điều kiện để tiến hành đào tạo nghề, giáo dục nhân cách cho SV. Mức độ tương tác có ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo. Việc chuyển từ hình thức đào tạo niên chế sang hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo, tạo ra hình thức đào tạo linh hoạt, mềm dẻo. Do vậy, để nâng cao mức độ tương tác giữa GV và SV trong quá trình dạy học theo học chế tín chỉ ở Trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang, cần xây dựng bầu không khí tâm lí lớp học thân thiện, sôi nổi, đoàn kết và quan tâm lẫn nhau. GV cần chú ý dành nhiều thời gian để tiếp xúc với SV, tạo cơ hội, điều kiện cho các em được gặp gỡ, tiếp xúc, trò chuyện, trao đổi, bày tỏ những suy nghĩ, quan niệm của mình; GV cần hình thành cho SV tính tích cực, chủ động, tự giác trong học tập, nâng cao hiểu biết cho các em về đặc điểm tâm - sinh lí lứa tuổi. Tài liệu tham khảo [1] Nguyễn Như Ý (2000, chủ biên). Đại từ điển Tiếng Việt. NXB Văn hóa - Thông tin. [2] Nguyễn Khắc Viện (2001). Từ điển Tâm lí. NXB Văn hóa - Thông tin. [3] Vũ Dũng
Tài liệu liên quan