1. Giáo dục bảo vệ môi trường
2. Mục tiêu GDBVMT trong trường mầm non
3. Nội dung GDBVMT
4. Các phương pháp GDBVMT cho trẻ mầm non.
5. Các hoạt động GDBVMT trong trường, lớp MN
22 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 27764 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường và trách nhiệm của giáo viên nhằm thực hiện công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GDBVMT VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA GIÁO VIÊN NHẰM THỰC HIỆN CÔNG TÁC GDBVMT TRONG TRƯỜNG MN. Nội dung chính 1. Giáo dục bảo vệ môi trường 2. Mục tiêu GDBVMT trong trường mầm non 3. Nội dung GDBVMT 4. Các phương pháp GDBVMT cho trẻ mầm non. 5. Các hoạt động GDBVMT trong trường, lớp MN Thảo luận: - GDBVMT là gì? Xây dựng mục tiêu, nội dung, phương pháp GDBVMT trong trường MN Các hoạt động GDBVMT trong trường, lớp MN Thời gian thảo luận: đến giờ Giáo dục bảo vệ môi trường Là làm cho các cá nhân và cộng đồnghiểu được bản chất phức tạp của môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo là kết quả tương tác của nhiều nhân tố sinh học, lí học, xã hội, kinh tế và văn hóa; đem lại cho họ kiến thức, nhận thức về giá trị, thái độ và kỹ năng thực hành để họ tham gia một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường và quản lý chất lượng môi trường Giáo dục bảo vệ môi trường phải được bắt đầu từ lứa tuổi mầm non vì công tác này hàm chứa ý nghĩa nhân văn sâu sắc, giúp trẻ phát triển tư duy, hình thành nhân cách, hiểu về mình, về bạn bè và môi trường sống, biết sống thân thiện với môi trường ngay từ tấm bé nhằm đảm bảo phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ 1. Mục tiêu GDBVMT trong trường mầm non Đối với trẻ MN - Cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường: môi trường tự nhiên, môi trường xã hội - mối quan hệ giữa con người và môi trường, sự ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường - Hình thành cho trẻ thói quen, kỹ năng hành động và các hành vi phù hợp với MT - Giúp trẻ có thái độ tích cực với môi trường 1. Mục tiêu GDBVMT trong trường mầm non Đối với cán bộ, giáo viên và nhân viên: Cung cấp những hiểu biết về môi trường, những vấn đề ô nhiễm môi trường Xây dựng thói quen, kỹ năng hành động và các hành vi phù hợp với MT Thái độ tích cực với môi trường và đấu tranh với những biểu hiện làm suy thoái môi trường Nội dung GDBVMTcho trẻ MN Nội dung 1: Con người và môi trường sống Môi trường sống: + Nhận biết môi trường: phòng/nhóm/lớp học/gia đinh, làng + Phân biệt môi trường sạch môi trường bẩn + Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường + Một số cách tránh tác hại môi trường ô nhiễm Nội dung 1: Con người và môi trường sống Quan tâm BVMT + Tiết kiệm trong sinh hoạt: tiết kiệm điện, nước; giữ gìn đồ chơi đồ dùng.... + Tham gia vệ sinh môi trường: không vứt rác bừa bãi, tham gia vệ sinh, lau chùi, sắp xếp đồ dùng đồ chơi.... + Yêu quý thiên nhiên: Không bẻ cây, không bắt động vật, biết CS cây cối và con vật, không nói to nơi công cộng... Nội dung 2: Con người với động vật, thực vật Mối quan hệ động vật, thực vật với môi trường, đối với con người (ích lợi đối với môi trường sinh thái: trong tự nhiên không có động vật / thực vật chỉ có lợi hoặc có hại, tất cả đều cần thiết cho thiên nhiên) CS và BV cây cối và các con vật 3 Con người với thiên nhiên Gió: lợi ích, tác hại của gió, biện pháp tránh gió. Nắng và mặt trời: lợi ích và tác hại của nắng, biện pháp tránh nắng. Mưa: Nhận biết và đoán được trời sắp mưa, lợi ích và tác hại của mưa, biện pháp tránh mưa. Bão, lũ: Hiện tượng, nguyên nhân, tác hại của bão lũ Nội dung 4: Con người và tài nguyên (đất, nước, danh lam thắng cảnh) Tác dụng của đất, nguyên nhân đất ô nhiễm, biện pháp BV Các nguồn nước, ích lợi của nước, nguyên nhân nước ô nhiễm,biện pháp BV Danh lam thắng cảnh, giữ gìn và bảo vệ danh lam thắng cảnh PHƯƠNG PHÁP GDBVMT cho trẻ MN Phương pháp 1. Nhóm Phương pháp: Thực hành, trải nghiệm: - Phương pháp dùng trò chơi - Phương pháp giải quyết các tình huống có vấn đề là đưa ra tinh huống cụ thể. Tinh huống có thể xuất hiện tự nhiên, hoặc tình huống được tạo ra Phương pháp 2. Phương pháp dùng lời: kể chuyện, đàm thoại, câu hỏi, câu đố, đọc thơ.... 3. Phương pháp trực quan minh hoạ: Quan sát, thí nghiệm minh hoạ 4. Phương pháp dùng tình cảm và khích lệ 5. Tấm gương của người lớn về thái độ và hành vi BVMT NỘI DUNG GDBVMT ĐỐI VỚI CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN TRONG TRƯỜNG MN Cập nhật các vấn đề về môi trường, ô nhiễm môi trường* Thực hành tiết kiệm tiêu dùng trong trường mầm non, trong gia đình, nơi công cộng. NỘI DUNG GDBVMT ĐỐI VỚI PHỤ HUYNH CỦA TRẺ MN * Cập nhật các vấn đề về môi trường, ô nhiễm môi trường * Thực hành tiết kiệm tiêu dùng trong trường mầm non,trong gia đình, nơi công cộng. NHỮNG HOẠT ĐỘNG CÓ TÁC DỤNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở TRƯỜNG MN 1. Đảm bảo vệ sinh môi trường của trường, lớp (Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi trong lớp và ngoài trời gọn gàng, ngăn nắp; Quét dọn lớp học, sân trường, khu vực bếp, khai thông cống rãnh... thu gom và phân loại rác thải và vứt rác đúng nơi qui định...) 2. Xây dựng trường lớp xanh sạch đẹp (Trồng cây và chăm sóc cây xanh và chăm sóc các con vật....) 3. Thực hiện GDBVMT cho trẻ đầy đủ và nghiêm túc 4. Sử dụng các tài nguyên, nguyên vật liệu…hợp lý và tiết kiệm (điện, nước, đồ dùng, sử dụng lại…) 5. Phối hợp GDBVMT với gia đình và cộng đồng (tổ chức các HĐ để gia đình tham gia giữ gìn vệ sinh trường lớp và làng xóm, phố xá…) Nhiệm vụ của GVMN 1.Vệ sinh trường, lớp sạch đẹp 2. Thực hiện nội dung GDBVMT cho trẻ - Tổ chức các hoạt động giáo dục thiết thực có ý nghĩa và hấp dẫn đối với trẻ - Xây dựng nếp sống lành mạnh,ý thức bảo vệ MT cho trẻ 3. Gương mẫu trong việc thực hiện bảo vệ MT (về cả hành vi và thái độ) 4. Phối hợp với BGH nhà trường, gia đình và cộng đồng trong việc BVMT và GD trẻ BVMT