Mười nguyên lý của kinh tế học

Thuật ngữ nền kinh tế (economy) bắt nguồn từtiếng Hy Lạp có nghĩa là “người quản gia”. Thoạt tiên, điều này có vẻlạlùng. Nhưng trên thực tế, các hộgia đình và nền kinh tếcó rất nhiều điểm chung. Cũng giống nhưmột gia đình, xã hội phải đối mặt với nhiều quyết định. Một xã hội phải quyết định cái gì cần phải làm và ai sẽlàm việc đó. Cần phải có một sốngười sản xuất thực phẩm, một sốngười khác sản xuất quần áo và cũng cần có một sốngười thiết kếcác phần mềm máy tính nữa. Một khi xã hội đã phân bổ được mọi người (và đất đai, nhà xưởng, máy móc) vào những ngành nghềkhác nhau, nó cũng phải phân bổsản lượng hàng hóa và dịch vụ mà họ đã sản xuất ra. Nó phải quyết định ai sẽ ăn trứng cá, ăn thịt và ai sẽ ăn rau. Nó phải quyết định ai sẽ đi xe con và ai sẽ đi xe buýt.

pdf12 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2501 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mười nguyên lý của kinh tế học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 1 – Mười nguyên lý của kinh tế học 1 CHƯƠNG 1 MƯỜI NGUYÊN LÝ CỦA KINH TẾ HỌC Thuật ngữ nền kinh tế (economy) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “người quản gia”. Thoạt tiên, điều này có vẻ lạ lùng. Nhưng trên thực tế, các hộ gia đình và nền kinh tế có rất nhiều điểm chung. Cũng giống như một gia đình, xã hội phải đối mặt với nhiều quyết định. Một xã hội phải quyết định cái gì cần phải làm và ai sẽ làm việc đó. Cần phải có một số người sản xuất thực phẩm, một số người khác sản xuất quần áo và cũng cần có một số người thiết kế các phần mềm máy tính nữa. Một khi xã hội đã phân bổ được mọi người (và đất đai, nhà xưởng, máy móc) vào những ngành nghề khác nhau, nó cũng phải phân bổ sản lượng hàng hóa và dịch vụ mà họ đã sản xuất ra. Nó phải quyết định ai sẽ ăn trứng cá, ăn thịt và ai sẽ ăn rau. Nó phải quyết định ai sẽ đi xe con và ai sẽ đi xe buýt. Việc quản lý nguồn lực của xã hội có ý nghĩa quan trọng vì nguồn lực có tính khan hiếm. Khan hiếm có nghĩa là xã hội có các nguồn lực hạn chế và vì thế không thể sản xuất mọi hàng hóa và dịch vụ mà mọi người mong muốn. Giống như một hộ gia đình không thể đáp ứng mọi mong muốn của tất cả mọi người, xã hội cũng không thể làm cho mỗi cá nhân có được mức sống cao nhất như họ khao khát. Kinh tế học là môn học nghiên cứu cách thức xã hội quản lý các nguồn lực khan hiếm. Trong hầu hết các xã hội, nguồn lực được phân bổ không phải bởi một nhà làm kế hoạch duy nhất ở trung ương, mà thông qua sự tác động qua lại giữa hàng triệu hộ gia đình và doanh nghiệp. Do đó, các nhà kinh tế nghiên cứu con người ra quyết định như thế nào: họ làm việc bao nhiêu, mua cái gì, tiết kiệm bao nhiêu và đầu tư khoản tiết kiệm ấy ra sao. Các nhà kinh tế cũng nghiên cứu xem con người quan hệ qua lại với nhau như thế nào. Ví dụ, họ muốn phân tích xem làm thế nào mà nhiều người mua và bán một mặt hàng lại có thể cùng nhau xác định giá cả và lượng hàng bán ra. Cuối cùng, nhà kinh tế phân tích các lực lượng và xu thế tác động đến nền kinh tế với tư cách một tổng thể, bao gồm tăng trưởng của thu nhập bình quân, một bộ phận dân cư không thể tìm được việc và tỷ lệ tăng giá. Mặc dù kinh tế học nghiên cứu nền kinh tế dưới nhiều giác độ khác nhau, nhưng môn học này thống nhất với nhau ở một số ý tưởng cơ bản. Trong phần còn lại của chương này, chúng ta sẽ xem xét mười nguyên lý của kinh tế học. Đừng lo ngại nếu như bạn chưa hiểu ngay tất cả các nguyên lý đó, hoặc nếu như bạn thấy các nguyên lý đó chưa hoàn toàn thuyết phục. Trong các chương tiếp theo, chúng ta sẽ khảo sát đầy đủ hơn các ý tưởng này. Mười nguyên lý được giới thiệu ở đây chỉ nhằm giúp độc giả có một cái nhìn tổng quan về kinh tế học. Bạn đọc có thể coi chương này là “sự báo trước những điều hấp dẫn sắp tới”. CON NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO? “Nền kinh tế” là gì không hề có sự huyền bí nào cả. Dù chúng ta đang nói về nền kinh tế của Los Angeles, của Mỹ, hay của toàn thế giới, thì nền kinh tế cũng chỉ là một nhóm người tác động qua lại với nhau trong quá trình sinh tồn của họ. Bởi vì hoạt động của nền kinh tế phản ánh hành vi của các cá nhân tạo thành nền kinh tế, nên chúng ta khởi đầu nghiên cứu kinh tế học bằng bốn nguyên lý về cách thức ra quyết định cá nhân. NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 1 – Mười nguyên lý của kinh tế học 2 Nguyên lý 1: Con người đối mặt với sự đánh đổi Bài học đầu tiên về ra quyết định được tóm tắt trong câu ngạn ngữ sau: “Chẳng có gì là cho không cả”. Để có được một thứ ưa thích, chúng ta thường phải từ bỏ một thứ khác mà mình thích. Ra quyết định đòi hỏi phải đánh đổi mục tiêu này để đạt được một mục tiêu khác. Chúng ta hãy xem xét tình huống một cô sinh viên phải quyết định phân bổ nguồn lực quý báu nhất của mình: đó là thời gian của cô. Cô có thể dùng toàn bộ thời gian để nghiên cứu kinh tế học, dùng toàn bộ thời gian để nghiên cứu tâm lý học, hoặc phân chia thời gian giữa hai môn học đó. Đối với mỗi giờ học môn này, cô phải từ bỏ một giờ học môn kia. Đối với mỗi giờ học, cô phải từ bỏ một giờ mà lẽ ra cô có thể ngủ trưa, đạp xe, xem TV hoặc đi làm thêm. Hoặc hãy xem xét cách thức ra quyết định chi tiêu thu nhập của gia đình của các bậc cha mẹ. Họ có thể mua thực phẩm, quần áo hay quyết định đưa cả nhà đi nghỉ. Họ cũng có thể tiết kiệm một phần thu nhập cho lúc về già hay cho con cái vào học đại học. Khi quyết định chi tiêu thêm một đô la cho một trong những hàng hóa trên, họ có ít đi một đô la để chi cho các hàng hóa khác. Khi con người tập hợp nhau lại thành xã hội, họ đối mặt với nhiều loại đánh đổi. Ví dụ kinh điển là sự đánh đổi giữa “súng và bơ”. Chi tiêu cho quốc phòng càng nhiều để bảo vệ bờ cõi khỏi giặc ngoại xâm (súng), chúng ta có thể chi tiêu càng ít cho hàng tiêu dùng để nâng cao phúc lợi vật chất cho người dân (bơ). Sự đánh đổi quan trọng trong xã hội hiện đại là giữa môi trường trong sạch và mức thu nhập cao. Các đạo luật yêu cầu doanh nghiệp phải cắt giảm lượng chất thải gây ô nhiễm sẽ đẩy chi phí sản xuất lên cao. Do chi phí cao hơn, nên cuối cùng các doanh nghiệp này kiếm được ít lợi nhuận hơn, trả lương thấp hơn, định giá cao hơn hoặc tạo ra một kết hợp nào đó của cả ba yếu tố này. Như vậy, mặc dù các quy định về chống ô nhiễm đem lại ích lợi cho chúng ta ở chỗ làm cho môi trường trong sạch hơn và nhờ đó sức khỏe của chúng ta tốt hơn, nhưng chúng ta phải chấp nhận tổn thất là giảm thu nhập của chủ doanh nghiệp, công nhân hoặc phúc lợi của người tiêu dùng. Một sự đánh đổi khác mà xã hội đối mặt là giữa công bằng và hiệu quả. Hiệu quả có nghĩa là xã hội thu được kết quả cao nhất từ các nguồn lực khan hiếm của mình. Công bằng hàm ý ích lợi thu được từ các nguồn lực khan hiếm đó được phân phối công bằng giữa các thành viên của xã hội. Nói cách khác, hiệu quả ám chỉ quy mô của chiếc bánh kinh tế, còn công bằng nói lên chiếc bánh đó được phân chia như thế nào. Thường thì khi thiết kế các chính sách của chính phủ, người ta nhận thấy hai mục tiêu này xung đột với nhau. Chẳng hạn chúng ta hãy xem xét các chính sách nhằm đạt được sự phân phối phúc lợi kinh tế một cách công bằng hơn. Một số trong những chính sách này, ví dụ hệ thống phúc lợi xã hội hoặc bảo hiểm thất nghiệp, tìm cách trợ giúp cho những thành viên của xã hội cần đến sự cứu tế nhiều nhất. Các chính sách khác, ví dụ thuế thu nhập cá nhân, yêu cầu những người thành công về mặt tài chính phải đóng góp nhiều hơn người khác trong việc hỗ trợ cho hoạt động của chính phủ. Mặc dù các chính sách này có lợi là đạt được sự công bằng cao hơn, nhưng chúng gây ra tổn thất nếu xét từ khía cạnh hiệu quả. Khi chính phủ tái phân phối thu nhập từ người giàu sang người nghèo, nó làm giảm phần thưởng trả cho sự cần cù, chăm chỉ và kết quả là mọi người làm việc ít hơn và sản xuất ra ít hàng hóa và dịch vụ hơn. Nói cách khác, khi chính phủ cố gắng cắt chiếc bánh kinh tế thành những phần đều nhau hơn, thì chiếc bánh nhỏ lại. NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 1 – Mười nguyên lý của kinh tế học 3 Cần phải ý thức được rằng riêng việc con người phải đối mặt với sự đánh đổi không cho chúng ta biết họ sẽ hoặc cần ra những quyết định nào. Một sinh viên không nên từ bỏ môn tâm lý học chỉ để tăng thời gian cho việc nghiên cứu môn kinh tế học. Xã hội không nên ngừng bảo vệ môi trường chỉ vì các quy định về môi trường làm giảm mức sống vật chất của chúng ta. Người nghèo không thể bị làm ngơ chỉ vì việc trợ giúp họ làm bóp méo các kích thích làm việc. Mặc dù vậy, việc nhận thức được những sự đánh đổi trong cuộc sống có ý nghĩa quan trọng, bởi vì con người có thể ra quyết định tốt khi họ hiểu rõ những phương án lựa chọn mà họ đang có. Nguyên lý 2: Chi phí của một thứ là cái mà bạn từ bỏ để có được nó Vì con người đối mặt với sự đánh đổi, nên ra quyết định đòi hỏi phải so sánh chi phí và ích lợi của các đường lối hành động khác nhau. Song trong nhiều trường hợp, chi phí của một hành động nào đó không phải lúc nào cũng rõ ràng như biểu hiện ban đầu của chúng. Chẳng hạn, chúng ta xem xét quyết định liệu có nên đi học đại học. Ích lợi là làm giàu thêm kiến thức và có được những cơ hội làm việc tốt hơn trong cả cuộc đời. Nhưng chi phí của nó là gì? Để trả lời câu hỏi này, bạn có thể bị thuyết phục cộng số tiền chi tiêu cho học phí, sách vở, nhà ở lại với nhau. Nhưng tổng số tiền này không thực sự biểu hiện những gì bạn từ bỏ để theo học một năm ở trường đại học. Câu trả lời trên có vấn đề vì nó bao gồm cả một số thứ không thực sự là chi phí của việc học đại học. Ngay cả khi không học đại học, bạn vẫn cần một chỗ để ngủ và thực phẩm để ăn. Tiền ăn ở tại trường đại học chỉ là chi phí của việc học đại học khi nó đắt hơn những nơi khác. Dĩ nhiên, tiền ăn ở tại trường đại học cũng có thể rẻ hơn tiền thuê nhà và tiền ăn mà bạn tự lo liệu. Trong trường hợp này, các khoản tiết kiệm về ăn ở là lợi ích của việc đi học đại học. Cách tính toán chí phí như trên có một khiếm khuyết khác nữa là nó bỏ qua khoản chi phí lớn nhất của việc học đại học - đó là thời gian của bạn. Khi dành một năm để nghe giảng, đọc giáo trình và viết tiểu luận, bạn không thể sử dụng khoảng thời gian này để làm một công việc nào đó. Đối với nhiều sinh viên, khoản tiền lương phải từ bỏ để đi học đại học là khoản chi phí lớn nhất cho việc học đại học của họ. Chi phí cơ hội của một thứ là cái mà bạn từ bỏ để có được nó. Khi đưa ra bất kỳ quyết định nào, chẳng hạn như việc liệu có nên đi học đại học, người ra quyết định phải nhận thức được những chi phí cơ hội gắn với mỗi hành động có thể. Trên thực tế, họ thường ý thức được. Những vận động viên ở lứa tuổi học đại học - những người có thể kiếm bạc triệu nếu họ bỏ học và chơi các môn thể thao nhà nghề - hiểu rõ rằng đối với họ, chi phí cơ hội của việc ngồi trên giảng đường là rất cao. Không có gì đáng ngạc nhiên khi họ thường cho rằng ích lợi của việc học đại học là không xứng với chi phí bỏ ra. Nguyên lý 3: Con người duy lý suy nghĩ tại điểm cận biên Các quyết định trong cuộc sống hiếm khi minh bạch, mà thường ở trạng thái mù mờ. Khi đến giờ ăn tối, vấn đề bạn phải đối mặt không phải là sẽ “thực như hổ” hay “thực như miêu”, mà là có nên ăn thêm một chút khoai tây nghiền hay không. Khi kỳ thi đến, vấn đề không phải là bỏ mặc bài vở hoặc học 24 giờ một ngày, mà là nên học thêm một giờ nữa hay dừng lại xem ti vi. Các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ những thay đổi cận biên để chỉ những điều chỉnh gia tăng nhỏ so với kế hoạch hành động hiện tại. Bạn hãy luôn luôn nhớ NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 1 – Mười nguyên lý của kinh tế học 4 rằng "cận biên" có nghĩa là "bên cạnh" và bởi vậy thay đổi cận biên là những điều chỉnh ở vùng lân cận của cái mà bạn đang làm. Trong nhiều tình huống, mọi người đưa ra được quyết định tốt nhất nhờ suy nghĩ tại điểm cận biên. Giả sử bạn muốn một người bạn đưa ra lời khuyên về việc nên học bao nhiêu năm ở trường. Nếu anh ta phải so sánh cho bạn cách sống của một người có bằng tiến sĩ với một người chưa học hết phổ thông, bạn có thể sẽ phàn nàn rằng sự so sánh như thế chẳng giúp gì cho quyết định của bạn cả. Bạn đã có một số trình độ nhất định và bạn đang cần quyết định liệu có nên học thêm một hay hai năm nữa. Để ra được quyết định này, bạn cần biết ích lợi tăng thêm nhờ học thêm một năm nữa (tiền lương cao hơn trong suốt cuộc đời, niềm vui được chuyên tâm học hành) và biết chi phí tăng thêm mà bạn sẽ phải chịu (học phí và tiền lương mất đi trong bạn vẫn học ở trường). Bằng cách so sánh ích lợi cận biên và chi phí cận biên, bạn có thể đi đến kết luận rằng việc học thêm một năm có đáng giá hay không. Chúng ta hãy xem xét một ví dụ khác. Một hãng hàng không đang cân nhắc nên tính giá vé bao nhiêu cho các hành khách bay dự phòng. Giả sử một chuyến bay với 200 chỗ từ đông sang tây làm cho nó tốn mất 100.000 đô la. Trong tình huống này, chi phí bình quân cho mỗi chỗ ngồi là 100.000 đô la/200, tức 500 đô la. Người ta có thể dễ dàng đi đến kết luận rằng hãng hàng không này sẽ không bao giờ nên bán vé với giá thấp hơn 500 đô la. Song trên thực tế, nó có thể tăng lợi nhuận nhờ suy nghĩ ở điểm cận biên. Chúng ta hãy tưởng tượng ra rằng máy bay sắp sửa cất cánh trong khi vẫn còn 10 ghế bỏ trống và có một hành khách dự phòng đang đợi ở cửa sẵn sàng trả 300 đô la cho một ghế. Hãng hàng không này có nên bán vé cho anh ta không? Dĩ nhiên là nên. Nếu máy bay vẫn còn ghế trống, chi phí của việc bổ sung thêm một hành khách là không đáng kể. Mặc dù chi phí bình quân cho mỗi hành khách trên chuyến bay là 500 đô la, chi phí cận biên chỉ bằng giá của gói lạc và hộp nước sô đa mà hành khách tăng thêm này sẽ tiêu dùng. Chừng nào mà người hành khách dự phòng này còn trả cao hơn chi phí cận biên, thì việc bán vé cho anh ta còn có lợi. Những ví dụ trên cho thấy rằng các cá nhân và doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định tốt hơn nhờ cách suy nghĩ ở điểm cận biên. Người ra quyết định duy lý hành động chỉ khi ích lợi cận biên vượt quá chi phí cận biên. Nguyên lý 4: Con người phản ứng với các kích thích Vì mọi người ra quyết định dựa trên sự so sánh chi phí và ích lợi, nên hành vi của họ có thể thay đổi khi ích lợi hoặc chi phí thay đổi. Nghĩa là mọi người phản ứng đối với các kích thích. Ví dụ khi giá táo tăng, mọi người quyết định ăn nhiều lê hơn và ít táo hơn, vì chi phí của việc mua táo cao hơn. Đồng thời, người trồng táo quyết định thuê thêm công nhân và thu hoạch nhiều táo hơn vì lợi nhuận thu được từ việc bán táo cũng cao hơn. Như chúng ta sẽ thấy, tác động của giá cả lên hành vi của người mua và người bán trên thị trường - trong trường hợp này là thị trường táo - có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu phương thức vận hành của nền kinh tế. Các nhà hoạch định chính sách công cộng không bao giờ được quên các kích thích, vì nhiều chính sách làm thay đổi ích lợi hoặc chi phí mà mọi người phải đối mặt và bởi vậy làm thay đổi hành vi của họ. Ví dụ việc đánh thuế xăng khuyến khích mọi người sử dụng ô tô nhỏ hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn. Nó cũng khuyến khích mọi người sử dụng phương tiện giao thông NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 1 – Mười nguyên lý của kinh tế học 5 công cộng chứ không đi xe riêng và sống ở gần nơi làm việc hơn. Nếu thuế xăng cao đến một mức độ nhất định, mọi người có thể sẽ bắt đầu sử dụng ô tô chạy điện. Khi các nhà hoạch định chính sách không tính đến ảnh hưởng của các chính sách mà họ thực hiện đối với các kích thích, họ có thể nhận được những kết quả không định trước. Chẳng hạn, chúng ta hãy xem xét chính sách về an toàn đối với ô tô. Ngày nay, tất cả ô tô đều được trang bị dây an toàn, nhưng 40 năm trước đây không phải như vậy. Cuốn sách Nguy hiểm ở mọi tốc độ của Ralph Nader đã làm công chúng phải rất lo lắng về vấn đề an toàn khi đi ô tô. Quốc hội đã phản ứng bằng cách ban hành các đạo luật yêu cầu các nhà sản xuất ô tô phải trang bị nhiều thiết bị an toàn, trong đó có dây an toàn và các thiết bị tiêu chuẩn khác trên tất cả những ô tô mới sản xuất. Luật về dây an toàn tác động tới sự an toàn khi lái ô tô như thế nào? Ảnh hưởng trực tiếp là rõ ràng. Khi có dây thắt an toàn trong tất cả ô tô, nhiều người thắt an toàn hơn và khả năng sống sót trong các vụ tai nạn ô tô nghiêm trọng tăng lên. Theo nghĩa này, dây an toàn đã cứu sống con người. Nhưng vấn đề không dừng ở đó. Để hiểu đầy đủ tác động của đạo luật này, chúng ta phải nhận thức được rằng mọi người thay đổi hành vi khi có kích thích mới. Hành vi đáng chú ý ở đây là tốc độ và sự cẩn trọng của người lái xe. Việc lái xe chậm và cẩn thận là tốn kém vì mất nhiều thời gian và tốn nhiều nhiên liệu. Khi ra quyết định về việc cần lái xe an toàn đến mức nào, người lái xe duy lý so sánh ích lợi cận biên từ việc lái xe an toàn với chi phí cận biên. Họ lái xe chậm hơn và cẩn thận hơn nếu ích lợi của sự cẩn trọng cao. Điều này lý giải vì sao mọi người lái xe chậm và cẩn thận khi đường đóng băng hơn nếu so với trường hợp đường thông thóang. Bây giờ chúng ta hãy xét xem đạo luật về dây an toàn làm thay đổi tính toán ích lợi - chi phí của người lái xe như thế nào. Dây an toàn làm cho các vụ tai nạn ít tốn kém hơn đối với người lái xe vì nó làm giảm khả năng bị thương hoặc tử vong. Như vậy, dây an toàn làm giảm ích lợi của việc lái xe chậm và cẩn thận. Mọi người phản ứng đối với việc thắt dây an toàn cũng tương tự như với việc nâng cấp đường sá - họ sẽ lái xe nhanh và ít thận trọng hơn. Do đó, kết quả cuối cùng của luật này là số vụ tai nạn xảy ra nhiều hơn. Sự giảm sút độ an toàn khi lái xe có tác động bất lợi rõ ràng đối với khách bộ hành. Họ cảm thấy dễ bị tai nạn hơn. Nhìn qua, cuộc bàn luận này về mối quan hệ giữa các kích thích và dây an toàn tưởng như chỉ là sự suy đoán vu vơ. Song trong một nghiên cứu vào năm 1975, nhà kinh tế Sam Pelzman đã chỉ ra rằng trên thực tế đạo luật về an toàn ô tô đã làm nảy sinh nhiều hậu quả thuộc loại này. Theo những bằng chứng mà Pelzman đưa ra, đạo luật này vừa làm giảm số trường hợp tử vong trong mỗi vụ tai nạn, vừa lại làm tăng số vụ tai nạn. Kết quả cuối cùng là số lái xe thiệt mạng thay đổi không nhiều, nhưng số khách bộ hành thiệt mạng tăng lên. Phân tích của Pelzman về đạo luật an toàn ô tô là ví dụ minh họa cho một nguyên lý chung là con người phản ứng lại các kích thích. Nhiều kích thích mà các nhà kinh tế học nghiên cứu dễ hiểu hơn so với trong trường hợp đạo luật về an toàn ô tô. Không có gì đáng ngạc nhiên khi ở Châu Âu (nơi thuế xăng cao), người ta sử dụng loại ô tô cá nhân nhỏ hơn so với ở Mỹ (nơi có thuế xăng thấp). Song như ví dụ về an toàn ô tô cho thấy, các chính sách có thể gây ra những hậu quả không lường trước được. Khi phân tích bất kỳ chính sách nào, không những chúng ta xem xét ảnh hưởng trực tiếp, mà còn phải chú ý tới các tác động gián tiếp do các kích thích tạo ra. Nếu chính sách làm thay đổi cách kích thích, nó sẽ làm cho con người thay đổi hành vi của họ. NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 1 – Mười nguyên lý của kinh tế học 6 Kiểm tra nhanh: Hãy liệt kê và giải thích ngắn gọn bốn nguyên lý liên quan đến ra quyết định cá nhân. CON NGƯỜI TƯƠNG TÁC VỚI NHAU NHƯ THẾ NÀO? Bốn nguyên lý đầu tiên bàn về cách thức ra quyết định cá nhân. Nhưng trong cuộc sống hàng ngày, nhiều quyết định của chúng ta không chỉ ảnh hưởng đến bản thân chúng ta, mà còn tác động đến những người xung quanh. Ba nguyên lý tiếp theo liên quan đến cách thức mà con người tương tác với nhau. Nguyên lý 5: Thương mại có thể làm cho mọi người đều được lợi Có lẽ bạn đã nghe trên bản tin thời sự rằng người Nhật là những đối thủ cạnh tranh của chúng ta trong nền kinh tế thế giới. Xét trên một vài khía cạnh, điều này là đúng vì các công ty Nhật và Mỹ sản xuất nhiều mặt hàng giống nhau. Hãng Ford và hãng Toyota cạnh tranh để thu hút cùng một nhóm khách hàng trên thị trường ô tô. Compaq cũng cạnh tranh với Toshiba trên thị trường máy tính cá nhân để thu hút cùng một nhóm khách hàng. Vì vậy, người ta rất dễ mắc sai lầm khi nghĩ về sự cạnh tranh giữa các nước. Thương mại giữa Nhật và Mỹ không giống như một cuộc thi đấu thể thao, trong đó luôn có kẻ thắng, người thua. Sự thật thì điều ngược lại mới đúng: Thương mại giữa hai nước có thể làm cả hai bên cùng được lợi. Để lý giải tại sao, hãy xem xét thương mại tác động như thế nào tới gia đình bạn. Khi một thành viên trong gia đình bạn đi tìm việc, anh ta phải cạnh tranh với những thành viên của các gia đình khác cũng đang tìm việc. Các gia đình cạnh tranh nhau khi đi mua hàng vì gia đình nào cũng muốn mua hàng chất lượng tốt nhất với giá thấp nhất. Vì vậy theo một nghĩa nào đó, mỗi gia đình đều đang cạnh tranh với tất cả các gia đình khác. Cho dù có sự cạnh tranh này, gia đình bạn cũng không thể có lợi hơn nếu tự cô lập với tất cả các gia đình khác. Nếu làm như vậy, gia đình bạn sẽ phải tự trồng trọt, chăn nuôi, may quần áo và xây dựng nhà ở cho mình. Rõ ràn
Tài liệu liên quan