Tóm tắt. Trường ĐHSPHN từ năm 1998 đến nay đã liên kết với gần
30 tỉnh thành trên cả nước để đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục
(QLGD) đạt trình độ cử nhân ở hệ vừa làm, vừa học. Mục tiêu đào tạo
của nhà trường trong những năm tới là tiếp tục mở rộng quy mô và
không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành này. Vì thế,
chúng tôi đã nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo cử nhân QLGD hệ vừa làm vừa học của khoa Quản
lý giáo dục, trường ĐHSPHN. Đó là: Nghiên cứu điều chỉnh nội dung
chương trình đào tạo; Phát triển đội ngũ giảng viên; Đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học; Tăng
cường sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và cơ sở liên kết trong
tất cả các khâu của quá trình đào tạo. Kết quả khảo nghiệm đã khẳng
định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Trên
cơ sở kết quả nghiên cứu, có thể áp dụng các biện pháp trên để nâng
cao chất lượng đào tạo cử nhân QLGD hệ vừa làm vừa học của trường
ĐHSPHN.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 210 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân quản lí giáo dục hệ vừa làm vừa học khoa Quản lý giáo dục, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Vol. 56, No. 5, pp. 3-10
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỬ NHÂN QUẢN LÍ
GIÁO DỤC HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC KHOA QUẢN LÝ GIÁO DỤC,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Nguyễn Thị Yến Phương
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
E-mail: nguyenyenphuong@live.com
Tóm tắt. Trường ĐHSPHN từ năm 1998 đến nay đã liên kết với gần
30 tỉnh thành trên cả nước để đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục
(QLGD) đạt trình độ cử nhân ở hệ vừa làm, vừa học. Mục tiêu đào tạo
của nhà trường trong những năm tới là tiếp tục mở rộng quy mô và
không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành này. Vì thế,
chúng tôi đã nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo cử nhân QLGD hệ vừa làm vừa học của khoa Quản
lý giáo dục, trường ĐHSPHN. Đó là: Nghiên cứu điều chỉnh nội dung
chương trình đào tạo; Phát triển đội ngũ giảng viên; Đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học; Tăng
cường sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và cơ sở liên kết trong
tất cả các khâu của quá trình đào tạo. Kết quả khảo nghiệm đã khẳng
định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Trên
cơ sở kết quả nghiên cứu, có thể áp dụng các biện pháp trên để nâng
cao chất lượng đào tạo cử nhân QLGD hệ vừa làm vừa học của trường
ĐHSPHN.
1. Mở đầu
Bước sang thế kỉ XXI, loài người đã và đang chuyển sang một giai đoạn phát
triển mới với các yêu cầu ngày càng cao về chất lượng trong tất cả mọi lĩnh của đời
sống kinh tế – xã hội. Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước và
xu thế phát triển của thời đại, Việt Nam phải có được một nền giáo dục chất lượng,
một hệ thống giáo dục quốc dân hiện đại để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
đáp ứng đòi hỏi của thực tế phát triển trong giai đoạn mới.
Mục tiêu xây dựng và phát triển nền giáo dục hiện đại, đảm bảo chất lượng
cao phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó chất lượng đội ngũ cán bộ QLGD đóng
3
Nguyễn Thị Yến Phương
vai trò đặc biệt quan trọng. Đáp ứng yêu cầu của Đảng và Nhà nước về vấn đề nâng
cao chất lượng đội ngũ CBQL trong hệ thống giáo dục. Trường ĐHSPHN từ năm
1998 đến nay đã liên kết với gần 30 tỉnh thành trên cả nước để đào tạo đội ngũ cán
bộ QLGD đạt trình độ cử nhân ở hệ vừa làm, vừa học. Để đáp ứng mục tiêu đào tạo
của nhà trường trong những năm tới là tiếp tục mở rộng quy mô và không ngừng
nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành này cần phải có những nghiên cứu để đề
xuất các biện pháp phù hợp nhằm thực hiện mục tiêu đề ra.
2. Nội dung nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết và thực trạng đào tạo cử nhân QLGD hệ vừa
học vừa làm của khoa Quản lý giáo dục, trường ĐHSPHN, chúng tôi đề xuất một
số biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo hệ này của nhà trường.
2.1. Nghiên cứu điều chỉnh nội dung chương trình đào tạo
Nâng cao chất lượng đào tạo là vấn đề đang được các cơ sở đào tạo hết sức
quan tâm. Để làm được điều đó, trước hết phải đổi mới chương trình đào tạo. Bởi vì,
chương trình là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng đào tạo. Đáp ứng yêu
cầu đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam nói chung và của chuyên ngành QLGD,
trường ĐHSPHN nói riêng, chương trình đào tạo phải thường xuyên được chỉnh sửa
để đảm bảo tính khoa học, cập nhật tri thức hiện đại, phù hợp với thực tiễn. Mục
tiêu đào tạo cấp thiết đặt ra là:
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch nghiên cứu điều chỉnh nội dung chương
trình đào tạo:
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận: Đưa vấn đề xây dựng và phát triển nội dung
chương trình đào tạo thành một định hướng nghiên cứu khoa học (NCKH). Phân
công đội ngũ giảng viên thực hiện các nghiên cứu xây dựng và phát triển chương
trình( Nghiên cứu nội dung chương trình, phương thức đào tạo chuyên ngành này
của các quốc gia, các cơ sở đào tạo trong nước; Quan điểm tiếp cận khi xây dựng
và phát triển chương trình; Nghiên cứu cơ sở khoa học của xây dựng và phát triển
chương trình); Thực hiện các đề tài NCKH về xây dựng và phát triển chương trình;
Mời các chuyên gia( trong và ngoài nước) có kinh nghiệm về xây dựng và phát triển
chương trình tham gia tư vấn trong qua trình nghiên cứu.
+ Nghiên cứu cơ sở thực tiễn: Tiến hành các nghiên cứu thực trạng, tổ chức
hội thảo khoa học đánh giá nội dung chương trình đào tạo hiện hành.
- Thực hiện điều chỉnh chương trình trên cơ sở khoa học đã nghiên cứu: Lược
bỏ những học phần không phù hợp; bổ sung các học phần mới đáp ứng yêu cầu đặt
ra; Điều chỉnh thời lượng cho phù hợp với ý nghĩa của mỗi học phần; Trong mỗi học
phần cần loại bỏ các lý thuyết, số liệu, đã lỗi thời, bổ sung tri thức mới cập nhật
4
Nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân quản lí giáo dục hệ vừa làm vừa học...
thực tiễn; Đánh giá nội dung chương trình qua việc xin ý kiến chuyên gia trước khi
đề xuất với Trường; Đề xuất với Trường nội dung chương trình đã chỉnh sửa
- Chỉnh sửa, bổ sung giáo trình, tài liệu tham khảo cho phù hợp với nội dung
chương trình mới.
- Thực hiện nội dung chương trình mới cho các khóa học tiếp theo
- Tiếp tục xin ý kiến đánh giá về nội dung chương trình từ người học, đội ngũ
giảng viên, các chuyên gia, cơ sở liên kết. Trên cơ sở đó tiếp tục điều chỉnh nội dung
chương trình để ngày càng nâng cao tính thích ứng của nội dung chương trình với
nhu cầu người học và xu thế phát triển xã hội.
2.2. Phát triển đội ngũ giảng viên
Cùng với nội dung chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên là vấn đề hết sức
quan trọng. Giảng viên là người thực hiện chuyển tải nội dung chương trình học tới
người học. Theo quan điểm dạy học mới, vị thế, vai trò của người giảng viên đang
được chuyển dần từ truyền đạt tri thức sang tổ chức hướng dẫn hoạt động dạy học.
Đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo chuyên ngành QLGD ngày càng trưởng
thành về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên với quy mô đào tạo ngày càng mở rộng
và yêu cầu nâng cao chất lượng trở thành vấn đề tất yếu thì đội ngũ giảng viên hiện
có còn thiếu về số lượng và chất lượng vẫn còn vấn đề phải giải quyết. Để xây dựng
đội ngũ giảng viên đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng cần phải:
- Căn cứ vào số lượng giảng viên cơ hữu, thỉnh giảng hiện có và nhu cầu đào
tạo của chuyên ngành tiến hành lập quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên về quy
mô, cơ cấu, chất lượng.
- Đào tạo giảng viên: Từ năm học 2008- 2009. Khoa QLGD đã tuyển sinh
khóa sinh viên chính quy đầu tiên. Đến nay khoa đã có 3 khóa vinh viên chính quy
được đào tạo khoa học QLGD ở trình độ cử nhân. Đây là nguồn cung cấp giảng
viên cho chuyên ngành QLGD một cách hiệu quả, đội ngũ giảng viên tạo nguồn này
sẽ được tiếp tục đào tạo ở trình độ sau đại học chuyên ngành QLGD nhằm đáp ứng
yêu cầu đào tạo của khoa. Sự chọn lọc sinh viên xuất sắc cần phải được tiến hành
từ năm thứ 2 căn cứ vào kết quả học tập của năm thứ nhất. Có kế hoạch phân công
giảng viên có kinh nghiệm giúp đỡ các sinh viên đó trong những năm còn lại. Sự
quan tâm chu đáo, tỷ mỷ của giảng viên giỏi có thể đào tạo được lớp giảng viên kế
cận vừa có chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm vững vàng vừa có phẩm chất chính trị,
đạo đức tốt.
- Thu nhận giảng viên: Quản lý giáo dục là một lĩnh vực khoa học mới ở Việt
Nam. Để nhanh chóng tiếp cận lĩnh vực nghiên cứu này cần đặc biệt chú trọng xây
dựng cơ chế thu hút đội ngũ chuyên gia được đào tạo về QLGD ở nước ngoài bên
cạnh việc tuyển dụng giảng viên từ các cơ sở đào tạo khác đáp ứng đủ yêu cầu của
5
Nguyễn Thị Yến Phương
nhà trường và khoa QLGD.
- Bồi dưỡng đội ngũ giảng viên: Đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trong
xu thế hội nhập, bên cạnh việc bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ hiện có về chuyên
môn, nghiệp vụ sư phạm, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cần tập trung nâng cao
trình độ ngoại ngữ, tin học và khả năng sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại
trong dạy học cho giảng viên. Để làm tốt được vấn đề này cần thường xuyên kiểm
tra, nâng chuẩn quy định về trình độ phát triển các lĩnh vực trên, tạo điều kiện để
giảng viên thường xuyên có cơ hội sử dụng ngoại ngữ trong giảng dạy và nghiên cứu
khoa học; Mời những nhà lãnh đạo giỏi tại các cơ sở GD có bề dày thành tích đến
khoa để trao đổi kinh nghiệm thực tiễn họ đã tích lũy được; Tổ chức cuộc giao lưu
giữa các cơ sở giáo dục để nâng cao kinh nghiệm thực tiễn cho đội ngũ giảng viên.
- Xây dựng tiêu chí đánh giá mang tính bắt buộc để đánh giá chất lượng giảng
viên: Nhất thiết phải có công trình NCKH, bài báo, giờ dạy đổi mới PPDH. Đặc
biệt NCKH phải là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá giảng viên bởi vì một người
có NCKH xuất sắc mới có thể giảng dạy tốt được. Chất lượng nghiên cứu và chất
lượng giảng dạy luôn có liên quan mật thiết với nhau.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế: Tổ chức hội thảo mời chuyên gia nước ngoài để
học tập, trao đổi kinh nghiệm. Chủ động tìm kiếm các chương trình hợp tác đào tạo
chuyên ngành QLGD ở trình độ Ths, TS, sau TS theo các kênh khác nhau để mở
rộng cơ hội cho giảng viên được tham gia các chương trình đào tạo tiên tiến trong
khu vực và thế giới.
2.3. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa
hoạt động của người học
Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) đang là một yêu cầu cấp bách để nâng
cao chất lượng giáo dục. Đổi mới PPDH nhằm tích cực hóa hoạt động học tập, phát
huy tính chủ động sáng tạo và năng lực tự học, tự nghiên cứu của người học.
- Đổi mới phương pháp dạy học được bắt đầu từ việc làm cho chủ thể hoạt
động dạy ý thức được tính tất yếu của việc phải đổi mới phương pháp dạy học để
đáp ứng nhu cầu của người học trong xã hội hiện đại.
- Các tổ chuyên môn, các giảng viên xây dựng kế hoạch thực hiện đổi mới
phương pháp DH của tổ, cá nhân trên cơ sở kế hoạch chung của khoa đã được xác
lập.
- Tổ chức cho cán bộ, giảng viên tham gia các khóa học, hội thảo, tập huấn
các chuyên đề về đổi mới phương pháp DH
- Đặt ra yêu cầu giảng viên phải sử dụng thành thạo các thiết bị nghe nhìn, có
giáo án điện tử cho các học phần mình đảm nhận. Biết sử dụng máy tính và mạng
internet trong giảng dạy và NCKH.
6
Nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân quản lí giáo dục hệ vừa làm vừa học...
- Điều chỉnh hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo đáp ứng yêu cầu đổi mới
PPDH.
- Tổ chuyên môn xây dựng và thực hiên kế hoạch kiểm tra đánh giá chất lượng
giáo án của giảng viên trước khi lên lớp. Đặt ra yêu cầu phải điều chỉnh, bổ sung
giáo án hằng năm để tránh tình trạng một giáo án bất biến, dùng cho nhiều năm
- Đầu tư cơ sở vật chất: có kế hoạch đề nghị sửa chữa, cấp mới trang thiết bị,
phương tiện dạy học hằng năm.
- Đổi mới PPDH không phải chỉ là sự thay đổi từ phía người dạy mà còn bao
gồm cả sự thay đổi từ người học. Vì thế phải tăng cường tổ chức cho người học thảo
luận chung, thảo luận theo nhóm, báo cáo các vấn đề nghiên cứu, thăm quan, tìm
hiểu thực tế, thực hành để phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo của người học.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả đổi mới PPDH của giảng viên qua việc dự giờ,
tiếp nhận thông tin phản hồi từ người học.
- Tổ chức NCKH, viết sáng kiến kinh nghiệm, phổ biến kinh nghiệm đổi mới
PPDH.
- Xếp yêu cầu đổi mới PPDH là tiêu chí đánh giá thi đua hàng năm với giảng
viên.
- Xây dựng cơ chế khen thưởng, khiển trách với giảng viên thực hiện tốt hoặc
không tốt đổi mới PPDH.
2.4. Tăng cường sự phối kết hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và
cơ sở liên kết trong tất cả các khâu của quá trình đào tạo
Sự phối kết hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và cơ sở liên kết trong quá trình
tổ chức khoá học từ khi ôn thi đầu vào đến khi kết thúc khoá học góp phần quan
trọng nâng cao chất lượng đào tạo.
* Cơ sở đào tạo có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu điều chỉnh nội dung chương trình để đáp ứng ngày càng cao nhu
cầu của người học
- Thường xuyên bổ sung, điều chỉnh nội dung giáo trình, tài liệu tham khảo
cho phù hợp với sự thay đổi của nội dung chương trình đào tạo
- Lên kế hoạch bố trí giảng viên tham gia đào tạo cho phù hợp với kế hoạch
thực hiện chương trình đào tạo, đảm bảo chất lượng giảng viên đáp ứng yêu cầu
đào tạo.
-Thống nhất với cơ sở liên kết lên kế hoạch đào tạo: thời gian học, thời gian
thi, quản lý học viên, quản lý giờ dạy của giảng viên. Cùng cơ sở liên kết thực hiện
giám sát, điều chỉnh, kiểm tra, đánh giá kế hoạch đã thống nhất thực hiện.
- Xây dựng các quy định trong việc ra đề thi, chấm thi phù hợp với kế hoạch
7
Nguyễn Thị Yến Phương
đào tạo.
- Thực hiện các thủ tục tài chính: đơn giản, thuận tiện, theo đúng cam kết đã
thỏa thuận để đảm bảo quyền lợi cho mỗi bên. đặc biệt là đội ngũ giảng viên trực
tiếp tham gia đào tạo.
* Cơ sở liên kết có nhiệm vụ:
- Tuyển sinh và tổ chức điều hành các lớp học tại địa phương: Căn cứ vào nhu
cầu phát triển giáo dục của địa phương, điều kiện đáp ứng của địa phương cho quá
trình đào tạo và khả năng cung ứng của cơ sở đào tạo để lên kế hoạch tuyển sinh
cho phù hợp về số lượng học viên cho một lớp học, số lớp mỗi năm,địa điểm bố trí
lớp học.
- Phối hợp với cơ sở đào tạo lên kế hoạch: thời gian học, thời gian thi, quản
lý học viên, quản lý giờ dạy của giảng viên. Cùng cơ sở liên kết thực hiện giám sát,
kiểm tra, đánh giá kế hoạch đã thống nhất. Linh hoạt giải quyết các tình huống
phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch đào tạo dựa trên sự trao đổi thống
nhất giữa 2 bên và quy định hiện hành.
- Phân phối tài liệu học tập cho học viên trước khi học phần được giảng dạy
để đảm bảo cho học viên có thời gian nghiên cứu tài liệu học tập trước khi lên lớp.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho quá trình đào tạo: nâng cấp phòng
học, sắm mới, bảo dưỡng sửa chữa trang thiết bị hỗ trợ hoạt động dạy học.
- Các thủ tục về tài chính: Đảm bảo thực hiện đúng các cam kết đã thỏa thuận
một cách đơn giản, thuận tiện.
Sự phối hợp một cách khoa học, kế hoạch thực hiện được xây dựng tổng thể,
có tính đến các yếu tố phát sinh và dự kiến phương án giải quyết, thông tin liên lạc
hai chiều kịp thời, tinh thần trách nhiệm cao giữa 2 cơ sở trong quá trình liên kết
đào tạo sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của chuyên ngành này.
Để thực hiện thành công các biện pháp trên cần có sự chỉ đạo sát sao, sự ủng
hộ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo( trường, khoa, tổ chuyên môn, cơ sở liên kết); sự
tham gia tích cực của giảng viên, người học; sự đầu tư nguồn tài chính.
* Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất:
Để khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. chúng
tôi đã xin ý kiến 60 giảng viên và cán bộ quản lý, 500 học viên tham gia quá trình
đào tạo chuyên ngành QLGD của trường ĐHSPHN trong năm học 2009-2010, 2010-
2011tại các địa phương : Bắc Ninh, Hà Nội, Đà Nẵng, Phú Yên, Sài Gòn.Kếtquả
thu được:
8
Nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân quản lí giáo dục hệ vừa làm vừa học...
Bảng 1. Kết quả đánh giá tính cần thiết của các biện pháp đề xuất
Giảng viên - Cán bộ quản lí Học viên Điểm Thứ
Biện pháp Cần
thiết
Bình
thường
Không
cần
thiết
Điểm
TB
X1
Thứ
hạng
D1
Cần
thiết
Bình
thường
Không
cần
thiết
Điểm
TB
X2
Thứ
hạng
D2
TB
X
hạng
chung
Dx
Biện pháp 1 60 0 0 3.00 1 225 73 2 2.74 1 2.87 1
Biện pháp 2 57 3 0 2.95 2 219 68 13 2.69 4 2.82 2
Biện pháp 3 54 6 0 2.90 3 220 74 6 2.71 2 2.81 3
Biện pháp 4 51 9 0 2.85 4 221 69 10 2.70 3 2.78 4
Bảng 2. Kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Tên Giảng viên - Cán bộ quản lí Học viên Điểm Thứ
biện pháp Khả
thi
Bình
thường
Không
khả
thi
Điểm
TB
Y 1
Thứ
hạng
D1
Khả
thi
Bình
thường
Không
khả
thi
Điểm
TB
Y 2
Thứ
hạng
D2
TB
Y
hạng
chung
Dy
Biện pháp 1 50 8 2 2.80 1 209 88 3 2.69 1 2.74 1
Biện pháp 2 44 9 7 2.62 2 206 85 9 2.66 2 2.64 2
Biện pháp 3 38 16 8 2.53 4 199 97 4 2.65 2 2.59 4
Biện pháp 4 41 11 8 2.55 3 204 91 5 2.66 3 2.61 3
- Với đánh giá của giảng viên và cán bộ quản lý điểm trung bình về tính cần
thiết của các biện pháp từ 2.85 đến 3.00, trong đó biện pháp “Nghiên cứu điều chỉnh
nội dung chương trình đào tạo” có X cao nhất; biện pháp “ Tăng cường sự phối kết
hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và cơ sở liên kết trong tất cả các khâu của quá trình
đào tạo.” có điểm X thấp nhất. Điểm trung bình về tính khả thi của các biện pháp
từ 2.53 đến 2.80, trong đó biện pháp “Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích
cực hóa hoạt động của người học.” có điểm X thấp nhất; “Nghiên cứu điều chỉnh
nội dung chương trình đào tạo” có X cao nhất.
- Đánh giá của học viên: điểm trung bình về tính cần thiết của các biện pháp
từ 2.69 đến 2.74. Điểm trung bình về tính khả thi của các biện pháp từ 2.65 đến
2.69. Cũng như đánh giá của giảng viên, học viên đánh giá biện pháp 3 có điểm X
thấp nhất; biện pháp có X cao nhất.
- Với hệ số tương quan hạng Spearman: r = 0,857 có thế kết luận tính cần
thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất có mối quan hệ tương quan thuận
và chặt.
3. Kết luận
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng, chúng tôi đề xuất bốn
biện pháp: Nghiên cứu điều chỉnh nội dung chương trình đào tạo; Phát triển đội
ngũ giảng viên; Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động
của người học; Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và cơ sở liên kết
9
Nguyễn Thị Yến Phương
trong tất cả các khâu của quá trình đào tạo. Các biện pháp đề xuất đều được các
chuyên gia đánh giá là cần thiết và mang tính khả thi tương đối cao. Trên cơ sở kết
quả nghiên cứu, trường ĐHSPHN có thể áp dụng các biện pháp trên để nâng cao
chất lượng chất lượng đào tạo cử nhân QLGD hệ vừa làm vừa học của nhà trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đặng Quốc Bảo, Đội ngũ nhân lực chất lượng cao cho ngành giáo dục đào tạo:
Vấn đề và giải pháp, (tr. 165-174), Kỷ yếu hội thảo khoa học (2003). Đào tạo
nhân lực phục vụ CNH – HĐH đất nước, Chương trình nghiên cứu khoa học cấp
nhà nước KX 05, Đề tài KX 05 - 10.
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, kỷ yếu hội thảo “Đổi mới Giáo dục Đại học Việt Nam”,
Hà Nội 3-2004.
[3] Nguyễn Minh Đường (chủ biên), 1996. Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân
lực trong điều kiện mới. Viện khoa học Giáo dục, Hà Nội.
[4] Vũ Ngọc Hải, Đặng Bá Lãm, Trần Khánh Đức, 2006. Giáo dục Việt Nam đổi
mới và phát triển hiện đại hóa. Nxb Giáo dục.
SUMMARY
Improvement the quality of education management managers of part time
bachelor system at Hanoi National University of Education
From 1998 until now Hanoi National University of Education has associated
with 30 other provinces in the country to train the education managers to have the
bachelor of part time system. The training goal of the University for the next few
years is keep spreading the dimension and nonstop improving the quality of edu-
cation. Thus, we have studied and proposed some solutions to develop the quality
of education management managers of part time bachelor system. These are: Study
to change the education program, improve lectures , modernize teaching methods
toward do positively the learner activities, reinforce the association between train-
ing basis and united basis of all training steps. The experiment result affirmed the
essentiality and possibility of the above proposals. Based on the result, Hanoi Na-
tional University of Education can apply these strategies to improve the quality of
education management managers of part time bachelor system.
10