I. MỞ ĐẦU
Dạy học địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam ỏ các trường đại học Sư phạm có vị
trí hết sức đặc biệt trong việc tạo dựng cơ sở kiến thức cơ bản vững chắc và năng lực
nghề nghiệp cho giáo sinh, bởi vì ở các trường phổ thông, đây là các môn học ở lớp
cuối cấp (lớp 9 và lớp 12), là môn thi tốt nghiệp THPT, môn thi học sinh giỏi trong
những năm gần đây. địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam cũng được cấu tạo là môn bắt
buộc trong chương trình đào tạo giáo viên THCS có trình độ CđSP, là môn học tự
chọn hay bắt buộc trong nhiều chương trình đào tạo cử nhân ở các trường đại học
thuộc các nhóm ngành kinh tế, văn hóa. Vì thế kinh nghiệm nâng cao chất lượng
dạy học địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam ở đHSP còn có thể hữu ích cho việc giảng
dạy môn này ở các trường đại học và cao đẳng khác.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 127 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao chất lượng dạy học địa lý kinh tế - Xã hội Việt Nam ở Đại học Sư phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý
109
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
ðỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM Ở ðẠI HỌC SƯ PHẠM
ðỖ THỊ MINH ðỨC
Khoa ðịa lý, Trường ðHSP Hà Nội
I. MỞ ðẦU
Dạy học ðịa lý kinh tế - xã hội Việt Nam ỏ các trường ðại học Sư phạm có vị
trí hết sức ñặc biệt trong việc tạo dựng cơ sở kiến thức cơ bản vững chắc và năng lực
nghề nghiệp cho giáo sinh, bởi vì ở các trường phổ thông, ñây là các môn học ở lớp
cuối cấp (lớp 9 và lớp 12), là môn thi tốt nghiệp THPT, môn thi học sinh giỏi trong
những năm gần ñây. ðịa lý kinh tế - xã hội Việt Nam cũng ñược cấu tạo là môn bắt
buộc trong chương trình ñào tạo giáo viên THCS có trình ñộ CðSP, là môn học tự
chọn hay bắt buộc trong nhiều chương trình ñào tạo cử nhân ở các trường ñại học
thuộc các nhóm ngành kinh tế, văn hóa... Vì thế kinh nghiệm nâng cao chất lượng
dạy học ðịa lý kinh tế - xã hội Việt Nam ở ðHSP còn có thể hữu ích cho việc giảng
dạy môn này ở các trường ñại học và cao ñẳng khác.
II. NHỮNG ðIỂM CẦN CHÚ Ý ðỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG
DẠY ðỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM
Trong bài báo này, chúng tôi muốn bàn về việc nâng cao chất lượng dạy học
ñịa lý kinh tế - xã hội Việt Nam xuất phát từ các ñiểm sau ñây:
1. Cần ý thức về một Việt Nam trong hoàn cảnh toàn cầu hóa và khu vực hóa
Quan ñiểm hệ thống luôn ñòi hỏi phải ñặt lãnh thổ (một nước, một vùng, một
ñịa phương) trong hệ thống lãnh thổ cấp cao hơn. Trong khi học và dạy ñịa lý kinh tế
- xã hội Việt Nam một yêu cầu luôn ñược ñặt ra là phải hiểu ñược tác ñộng của quá
trình toàn cầu hóa và khu vực hóa ñối với những chuyển biến trong cơ cấu ngành và
cơ cấu lãnh thổ nền kinh tế, về sự thích ứng chủ ñộng của nền kinh tế nước ta trong
quá trình hội nhập. Việc so sánh các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của nước ta (bằng các
số liệu hiện tại và các số liệu lịch sử) với các chỉ tiêu tương ñương trên thế giới và
trong khu vực luôn là cần thiết ñể hiểu ñược vị trí của nước ta trên thế giới, vị trí của
nước ta trên các nấc thang phát triển và ñể hình dung ñược các chặng ñường nước ta
sẽ còn phải vượt qua ñể tồn tại và phát triển, cũng như ñể thu hẹp khoảng cách với
các nước khác trong khu vực và trên thế giới.
Sự mở rộng quan hệ hợp tác ña phương và song phương giữa nước ta và các
nước, các liên minh khu vực, cũng như các tổ chức kinh tế - tài chính trên thế giới
ñã và có tác ñộng rất mạnh ñến việc thu hút ñầu tư nước ngoài, ñến sự hình thành và
phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, sự hình thành nền kinh tế nhiều thành phần,
nhiều hình thức sở hữu, những sự thay ñổi của thượng tầng kiến trúc phù hợp với
những thay ñổi ở hạ tầng cơ sở. Tất cả những cái ñó tạo nên ñộng lực mới cho sự
Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển
110
phát triển, nhưng cũng tạo ra những mâu thuẫn mới, những thách thức to lớn trong
quá trình phát triển.
2. Phải chủ ñộng cập nhật thông tin về kinh tế - xã hội Việt Nam, ñặc biệt là
thu thập và phân tích thông tin trên các trang web chính thức của các cơ
quan nhà nước, các tổ chức quốc tế
Việc truy cập Internet ở ðại học Sư phạm ñã trở nên dễ dàng, có thể nói là
“mọi lúc, mọi nơi”, nhờ thế mà giảng viên có thể hướng dẫn sinh viên các kỹ thuật
tìm kiếm thông tin trên mạng, nhất là các trang của các tổ chức quốc tế như WB,
ADB, FAO, UNDP, các trang Web Chính phủ của các bộ ngành của nước ta như Bộ
Kế hoạch và ðầu tư, Tổng cục Thống kê, các trang Web của các tỉnh, các viện
nghiên cứu, các trang báo ñiện tử. Việc thu thập và phân tích thông tin trên mạng
không chỉ cho phép giảng viên và sinh viên cập nhật thông tin cho bài giảng hay bài
nghiên cứu của mình, mà còn giúp cho họ có thêm cách nhìn ña chiều, có thêm kinh
nghiệm phê phán, ñiều này là vô cùng quan trọng trong việc nâng cao năng lực
nghiên cứu các khoa học xã hội và cả ñịnh hướng nghề nghiệp. Tất nhiên, việc thu
thập thông tin trên mạng không thay thế việc ñọc các sách giáo trình, sách chuyên
khảo, các tạp chí khoa học, các tập Atlat... nhưng nguồn thông tin số ngày càng có ý
nghĩa quan trọng. Hiện nay, sinh viên truy cập mạng ñể lấy thông tin ñược phổ biến
rộng rãi, không phải trả tiền. Sau này, việc truy cập vào các cơ sở dữ liệu phải trả
tiền của các thư viện, viện nghiên cứu... chắc chắn sẽ giúp ích nhiều hơn nữa cho
việc nghiên cứu theo chiều sâu và có hệ thống về các vấn ñề tự nhiên, kinh tế - xã
hội Việt Nam, cũng như việc nâng cao trình ñộ lý luận.
Chúng tôi muốn nói rằng giảng viên ñại học cần phải là người có kỹ năng tốt
trong việc tìm kiếm thông tin và phải hướng dẫn sinh viên nâng cao ñược năng lực
này, mà việc này phải ñược thực hiện thông qua các ñề tài nghiên cứu cụ thể.
Như vậy là trong quá trình giảng dạy, giảng viên cần tăng cường các dạng bài
tập, tiểu luận ñòi hỏi sinh viên phải sử dụng các thông tin trên mạng. Hàng loạt chủ
ñề có thể ñược ñưa ra, ví dụ các vấn ñề xuất khẩu nông sản, về cây cà phê, về công
nghiệp dệt - may, về công nghiệp ñiện, về công nghiệp khai thác và chế biến dầu
khí, về các khu công nghiệp..., kể cả các vấn ñề về phát triển văn hóa, giáo dục. Có
thể tổ chức thành những nhóm nghiên cứu và sinh viên tự phân công các thành viên
theo các phần việc ñộc lập, vừa tạo ra sản phẩm cuối cũng có chiều sâu, vừa tạo
dựng ñược nét văn hóa mới ở sinh viên, ñó là khả năng chia sẻ và khả năng hợp tác,
tính chịu trách nhiệm cá nhân và coi trọng thành quả lao ñộng của tập thể.
3. Cần luôn luôn chú ý ñến những ñặc trưng riêng của bộ môn
Người học phải luôn ý thức ñược vị trí của ñịa lý học ở nơi giáp ranh giữa các
khoa học. ðiều này ñòi hỏi người học luôn phải ñọc rộng ra các vấn ñề có liên quan
ñể hiểu ñược bản chất của các vấn ñề ñịa lý. Chẳng hạn, khi học Chương I (ðánh
giá ý nghĩa kinh tế của vị trí ñịa lý và tài nguyên thiên nhiên), cần nắm vững kiến
Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý
111
thức về ðịa lý tự nhiên Việt Nam. Khi học Chương II (ðịa lý dân cư) cần ñọc thêm
các tài liệu về xã hội học, nhân khẩu học, dân tộc học, lịch sử và ñịa lý tự nhiên ñể
hiểu ñược quan hệ giữa con người với môi trường, các vấn ñề xã hội của dân cư. Khi
học các chương III, IV, V cần có ñược các kiến thức về kinh tế ngành, cũng như các
kiến thức về sinh thái học, về công nghệ, về lịch sử kinh tế.
Trong giảng dạy ñịa lý nói chung, người ta quan tâm ñến các chủ ñề chính:
1) Sự phân bố: ðiều này liên quan ñến phân tích ñặc ñiểm và ý nghĩa của vị trí
ñịa lý (tọa ñộ ñịa lý, vị trí ñịa lý tự nhiên, vị trí ñịa lý kinh tế - xã hội) và sự phân bố
của các hiện tượng và sự vật.
2) ðặc ñiểm của ñịa phương: cả về mặt tự nhiên, lịch sử, dân cư, kinh tế, xã hội...
3) Sự tác ñộng qua lại giữa con người và môi trường: không chỉ vai trò của
ñiều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ñối với sự phát triển kinh tế - xã hội mà
cả sự tác ñộng ngược của sự phát triển ñến cơ sở tài nguyên, môi trường, các vấn ñề
của phát triển bền vững.
4) Sự vận ñộng và phát triển: Sự biến ñổi theo thời gian và không gian của các
vấn ñề ñược ñề cập. ðặc biệt là các vấn ñề của sự di cư gắn liền với sự phân bố lại
sản xuất và sự chênh lệch trong phát triển vùng (kể cả ở quy mô khu vực và quốc tế).
5) Vùng: ñược xác ñịnh theo các tiêu chí khác nhau; thường là các vùng về
kinh tế, sinh thái hay văn hóa.
Vậy trong giảng dạy ñịa lý kinh tế - xã hội Việt Nam, ta cần chú ý những ñiểm
cụ thể như sau ñây:
a. Trước hết là vai trò của vị trí ñịa lý như là nguồn lực phát triển kinh tế -
xã hội của ñất nước, của một vùng, của một trung tâm công nghiệp...
Nước ta ñang mở rộng hợp tác kinh tế trong khu vực và hội nhập vào nền kinh
tế thế giới. Những biến ñộng kinh tế, chính trị trong khu vực, sự thay ñổi trong chiến
lược toàn cầu của các cường quốc..., tất cả những cái ñó làm thay ñổi vị trí ñịa chiến
lược của nước ta, và ñòi hỏi nước ta phải có các ñường lối, chính sách ñối ngoại
khôn khéo ñể tận dụng ñược những lợi thế, những cơ hội, khắc phục những khó
khăn do vị trí ñịa lý tạo ra. Việc tận dụng lợi thế của vị trí ñịa lý còn cho phép ñất
nước và từng vùng khai thác ñược các nguồn lực từ bên ngoài và bù ñắp ñược những
hạn chế về nguồn lực phát triển bên trong.
Ý nghĩa của vị trí ñịa lý ñặc biệt rõ ñối với phát triển và phân bố các trung tâm
công nghiệp, dịch vụ lớn. Bởi vì một trung tâm công nghiệp (nhất là trung tâm công
nghiệp chế biến) không thể dựa vào các tài nguyên tại chỗ và thị trường tại chỗ, mà
ñòi hỏi phải phát triển trên cơ sở có những vùng cung cấp nguyên liệu - năng lượng
và vùng tiêu thụ sản phẩm rộng lớn, các mối quan hệ về hợp tác hóa. Cũng tương tự
như thế ñối với các trung tâm dịch vụ lớn. Việc phân tích vị trí ñịa lý không tách rời
việc ñánh giá những thuận lợi và khó khăn trong mở rộng giao lưu của ñịa
Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển
112
phương/vùng ñối với các “ñối tác”, các vùng lân cận (có liên quan ñến ñiều kiện ñịa
hình, ñiều kiện giao thông vận tải...).
b. Phải làm rõ cách tiếp cận ñịa lý trong ñánh giá ñiều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên
Cách tiếp cận ở ñây là: Môi trường tự nhiên là một hệ thống có quy luật vận
ñộng riêng của nó. Con người tác ñộng khôn ngoan nhất ñến tự nhiên là phải biết
thích ứng với ñặc ñiểm của hệ thống ñó, phải tính ñến những tác ñộng tích cực và
tiêu cực của bất cứ dự án phát triển tài nguyên nào. Khi môi trường suy thoái, tài
nguyên bị suy kiệt, thì những vấn ñề của sử dụng tài nguyên sẽ trở thành những vấn
ñề của kinh tế - xã hội. ðiều này cần ñặc biệt coi trọng trong ñiều kiện của nước ta:
vốn là một nước ñông dân, ở nhiều vùng khai thác tài nguyên còn dựa trên công
nghệ lạc hậu, việc quản lý tài nguyên chưa tốt; mặt khác, quá trình công nghiệp hóa
và sự thu hút ñầu tư nước ngoài ñang ñẩy nhanh quá trình khai thác và sử dụng tài
nguyên; sự báo ñộng về tài nguyên, môi trường ñang trở thành một hiện thực.
c. Phải nêu bật ñược các ñặc trưng của vùng (kể cả các bậc thấp hơn)
ðặc trưng của vùng tức là tổng thể các ñặc ñiểm tạo nên sự khác biệt của vùng
so với các vùng khác. Nắm ñược ñặc trưng của vùng, chính là nắm ñược cái cơ bản
nhất, cái cốt lõi nhất, và sinh viên sẽ học ñược cả cách tư duy ñể ñạt ñến sự hiểu biết
ñó. Thường thì ñể nắm ñược ñặc trưng của vùng, sinh viên phải học ñược cách tư
duy tổng hợp, các phương pháp so sánh. Vì vậy, ñối với giảng viên, muốn dạy tốt
ñặc trưng vùng thì phải nắm vững toàn bộ giáo trình về các vùng và luôn luôn ñặt
vùng trong sự so sánh với các vùng khác, với cả nước, thậm chí với nước khác.
Sự khác biệt về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội giữa các vùng tạo nên sự hấp
dẫn trong học tập và giảng dạy ñịa lý. Không có gì buồn tẻ hơn là khi dạy về các
vùng, các nội dung liệt kê, không có hồn, không có cắt nghĩa, không có diện mạo
riêng của vùng. Sự khác biệt tạo nên nét ñặc trưng của các vùng chính là kết quả của
sự tác ñộng qua lại giữa các nhân tố ñịa lý, nhất là các nhân tố có tính ñịa phương,
trong ñó có những nhân tố ñóng vai trò chủ ñạo (về tự nhiên cũng như về kinh tế -
xã hội). Sự khác biệt giữa các vùng, nếu thoạt nhìn, có thể mới là các biểu tượng ñịa
lý ñược tổ chức, sắp xếp lại với nhau, và vì vậy, chưa có ñược sự sâu sắc cần thiết ñể
trở thành kiến thức cơ bản, khắc sâu vào trí nhớ của người học và trở thành hành
trang cho người học.
d. ðặt hiện tượng trong sự vận ñộng và phát triển
Chưa bao giờ các vấn ñề kinh tế - xã hội của Việt Nam lại biến ñổi mau lẹ như
trong thời kỳ ðổi mới. Những biến ñổi này ñược phản ánh không chỉ ở các chuỗi số
liệu, từ các nguồn công bố chính thức của Tổng cục Thống kê, từ các sách, tài liệu
trong và ngoài nước mà còn ở cách tiếp cận, phân tích về các xu hướng biến ñổi ñó.
Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý
113
III. MỘT SỐ KINH NGHIỆM THÔNG QUA THỰC TIỄN GIẢNG DẠY
1. Lựa chọn kiến thức cơ bản
Kiến thức cơ bản là kiến thức cốt lõi, nền tảng ñược ñưa ra trong chương trình. Nó
bao gồm các thuật ngữ, khái niệm, các quy luật, các mối quan hệ tương hỗ, các dữ liệu
cơ bản. Việc lựa chọn kiến thức cơ bản là kỹ năng cần thiết ñối với người học và người
dạy ñể có thể "ứng bất biến dĩ vạn biến", sử dụng ñược các kiến thức ñã học trong các
tình huống thực tiễn khác nhau, biết cách trình bày các vấn ñề ñã học theo những cách
khác nhau, tùy thuộc vào ñiều kiện cụ thể (thời gian, người nghe...), và như vậy là tạo
nên nền tảng vững chắc cho sự tiến xa trong nghệ thuật dạy học. Muốn làm ñược ñiều
này, trong mỗi chương, sinh viên cần tìm ra ñược các từ khóa, các thuật ngữ chính, các
ñặc ñiểm mang tính quy luật của tự nhiên và kinh tế - xã hội Việt Nam; trong những
trường hợp có thể thì xâu chuỗi các kiến thức này bằng các sơ ñồ của tư duy.
Trong giảng dạy ðịa lý kinh tế - xã hội Việt Nam ở bậc ðại học, những ñiểm
then chốt ñược nêu ở mục 3 ( những ñặc trưng riêng của bộ môn)
2. Xây dựng hệ thống câu hỏi
Trình ñộ của sinh viên - người giáo viên tương lai không chỉ thể hiện ở năng lực
trả lời các câu hỏi và còn ở năng lực ñặt ra các câu hỏi, tạo ra các tình huống sư phạm
"ñắt giá", theo ý ñồ và kịch bản ñã ñược hình dung trước, thậm chí thiết kế trước.
Với sinh viên ñại học hạn chế những câu hỏi bắt ñầu bằng từ "Trình bày" (hoặc
hàm ý trình bày, chẳng hạn như "Hãy cho biết", "Hãy tìm ví dụ chứng minh",
"Chứng minh"), những câu này ñánh giá mức ñộ hiểu bài hơn là nâng cao năng lực
tư duy. Các câu hỏi ñòi hỏi phải giải thích. Thường thì các câu hỏi này ñòi hỏi sinh
viên (SV) phải nắm ñược các quan hệ nhân - quả và phải có kiến thức tổng hợp,
càng có óc tổng hợp càng tốt. Tất nhiên, không phải trường hợp nào cũng yêu cầu
SV giải thích, ñiều này xuất phát từ chỗ không phải mọi thứ ñều có thể giải thích
ñược một cách ñơn giản. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp SV không ñược cung cấp
thông tin ñầy ñủ (vì các lý do sư phạm chẳng hạn). Vì thế, cần thận trọng khi ñưa ra
các câu hỏi "Hãy giải thích", có trường hợp phải cung cấp thông tin bổ trợ.
Các câu hỏi ñòi hỏi phải vận dụng. Có nhiều cách ñòi hỏi SV phải vận dụng kiến
thức tổng hợp ñể giải quyết vấn ñề, giải quyết một bài tập nhận thức. Thông thường là
yêu cầu SV vận dụng các kiến thức ñã học vào một trường hợp cụ thể của một vùng hay
của một ngành... ðó là cách ñặt câu hỏi theo phép suy luận tương tự hay cá biệt hóa. Yêu
cầu cao hơn là những câu hỏi kiểu "Hãy so sánh", ñòi hỏi phải vận dụng nhiều kiến thức
hơn, có thể phải xuyên suốt nhiều bài hơn, phải huy ñộng nhiều kỹ năng ñịa lý hơn.
Các câu hỏi mở: ví dụ: Khi Việt Nam vào WTO thì hệ thống bán buôn và bán
lẻ của nước ta liệu ñổ vỡ hay có có hội tốt ñể mở rộng?
Về cách ñặt câu hỏi, trước hết cần tránh cho SV không hiểu lầm câu hỏi (dù
rằng câu hỏi rất tường minh hay có "ý tại ngôn ngoại", có các hàm ý sâu xa ñòi hỏi
Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển
114
SV phải trả lời). Việc ñưa ra các câu dẫn dắt là rất nên. Trong trường hợp các câu hỏi
khó, hoặc trình ñộ SV có hạn chế, thì việc xây dựng các câu hỏi có tính dẫn dắt từ dễ
ñến khó là hết sức cần thiết. ðiều rất quan trọng là phải thông qua việc SV trả lời
ñánh giá ñược thực sự SV ñó có hiểu bài không, có vận dụng ñược kiến thức ñã học
hay không, hay ñó chỉ là sự học ghi nhớ máy móc.
3. Sử dụng bảng số liệu, biểu ñồ và bản ñồ
a. Sử dụng bảng số liệu
Bảng số liệu trong giáo trình có mức ñộ chi tiết hay khái quát khác nhau,
nhưng ñều có tính chất là thông tin bổ sung cho kênh chữ, nhất là trong trường hợp
kênh chữ chỉ bàn ñến xu hướng, những nét chấm phá thì bảng số liệu cho cái nhìn
chi tiết hơn. Bảng số liệu còn là công cụ ñể SV khai thác làm nguồn tri thức mới và
ñể sáng tạo các bài tập thực hành cho SV. Có trường hợp từ một bảng số liệu có thể
ñưa ra nhiều phương án phân tích khác nhau, SV thấy rất lý thú, các con số không
còn khô khan nữa mà thực sự là "các con số biết nói". SV cũng học ñược kỹ năng
nhìn sự vật một cách ña chiều, phân tích các sự kiện và tìm các mối liên hệ giữa các
sự kiện. Trong giáo trình có thể chỉ ra vô số các ví dụ. Hãy thử lấy bảng số liệu:Diện
tích, sản lượng lúa qua các năm. Xử lý số liệu, có thể rút ra nhận xét về sự mở rộng
diện tích lúa cả năm và sự tăng sản lượng lúa cả năm; mối quan hệ giữa hai ñại
lượng này. Cũng có thể tính ra sự thay ñổi trong cơ cấu diện tích gieo trồng và sản
lượng lúa theo mùa vụ. Cũng có thể tính ñược năng suất lúa trung bình từng vụ và
thấy ñược rõ hơn ý nghĩa của việc chuyển ñổi cơ cấu mùa vụ...
Có nhiều bảng số liệu có thể nhìn thấy ñược cả chiều phân hóa không gian
(theo vùng) và chiều biến ñộng theo thời gian (theo năm). Có thể phân tích chung cả
nước, cũng như có thể phân tích riêng từng vùng hay so sánh giữa các cặp vùng...
Trên cơ sở bảng số liệu này có thể ñưa ra các phương án vẽ biểu ñồ khác nhau.
b. Sử dụng biểu ñồ
Trước khi học môn ðịa lý kinh tế - xã hội Việt Nam, SV ñược rèn luyện một
số kỹ năng vẽ và phân tích biểu ñồ. Do tính chất trực quan của các biểu ñồ trong
biểu diễn các thông tin thống kê, làm cho các số liệu khô khan trở nên hấp dẫn, nên
việc khai thác biểu ñồ là kỹ năng quan trọng của việc dạy học ðịa lý.
Biểu ñồ có thể biểu diễn những thay ñổi về mặt thời gian, sự khác biệt về mặt
không gian. Vì vậy, thông qua phân tích biểu ñồ, SV có thể hiểu ñược những ñặc
ñiểm về sự phát triển (theo thời gian) hay về sự phân bố (theo vùng). Như vậy, SV
cũng ñược rèn luyện về tư duy ñịa lý một cách rất tự nhiên.
Có nhiều dạng biểu ñồ. Có những dạng biểu ñồ vẽ dễ dàng bằng các phần mềm
máy tính, nhưng không thuận tiện nếu vẽ bằng tay. Vì vậy, nếu sinh viên nắm ñược
các kỹ năng tin học văn phòng cần thiết, thì rất nên tập vẽ biểu ñồ bằng Excel và học
cách chuyển ñổi các dạng biểu ñồ thích hợp nhất. Các dạng biểu ñồ có trong giáo trình
Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý
115
ðịa lý kinh tế - xã hội Việt Nam bao gồm: biểu ñồ cột ñơn, biểu ñồ cột theo cụm, biểu
ñồ cột chồng, biểu ñồ thanh ngang, tháp tuổi, biểu ñồ ñường (ñồ thị), biểu ñồ kết hợp
cột và ñường, biểu ñồ hình tròn, biểu ñồ miền, biểu ñồ ñiểm có ñường rơi.
c. Sử dụng bản ñồ, lược ñồ
Nhiều nội dung bài giảng có thể hoàn toàn phát triển dựa trên khai thác bản ñồ.
ðặc biệt dựa trên những câu hỏi dẫn dắt khai thác bản ñồ. Ví dụ: phân tích bản ñồ
Thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam có thể yêu cầu sinh viên chỉ ra các thị trường
xuất nhập khẩu chính của Việt Nam và cũng từ khai thác bản ñồ cần tìm ra ñược lý
do quan trọng vì sao nước ta lại buôn bán chủ yếu với các thị trường này.
Rất nhiều câu hỏi gợi mở dựa trên khai thác bản ñồ. Ví dụ: Phân bố cây công
nghiệp dài ngày và các nguyên nhân phân bố? hoặc: Vì sao Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh là hai trung tâm công nghiệp ( hoặc dịch vụ) lớn nhất ở nước ta?
Khai thác bản ñồ có lúc là sử dụng bản ñồ riêng lẻ, nhưng phổ biến hơn là khai
thác kết hợp nhiều bản ñồ ñể trả lời cho một câu hỏi. Các bản ñồ tài nguyên thiên nhiên
dùng ñể cắt nghĩa ñặc ñiểm phân bố nông nghiệp; kết hợp các bản ñồ kinh tế và bản ñồ
tự nhiên, dân cư sẽ giúp tìm ra các ñặc ñiểm, nguyên nhân phân bố nhiều hiện tượng.
Trong một số bài giảng, người dạy có thể xây dựng ngay trên lớp một số sơ ñồ
phân bố.
IV. KẾT LUẬN
Những ñiều chúng tôi trao ñổi ở trên ñề cập ñến cả người dạy và người học. Ở
ðHSP, người học (sinh viên) lại chính là người dạy trong tương lai. Vì vậy, ñối với họ,
việc dạy trên lớp của giảng viên còn là mẫu cho họ noi theo và phát triển.
Dạy ñịa lý Việt Nam sao cho hấp dẫn, sâu sắc luôn là một thách thức. Bởi lẽ, cả
người dạy và người học sống trong thực tiễn của ñất nước; những thay ñổi lớn lao về
kinh tế - xã hội ñang diễn ra không chỉ là nguồn thông tin, mà còn tác ñộng trực tiếp ñối
với họ và ñịa phương mà họ ñang sống. Vì vậy, có ñược cách nhìn riêng từ góc ñộ ñịa
lý, không né tránh những câu hỏi hóc búa từ phía người học, ñưa ra cách lý giải hợp lý
và thuyết phục luôn là thước ño