Phát triển năng lực tự học môn khoa học cho học sinh Lớp 4, 5 qua sổ tay học tập

Tóm tắt: Sổ tay học tập môn khoa học là một công cụ vô cùng hữu ích đối với học sinh trong quá trình học môn khoa học ở Tiểu học. Việc sử dụng sổ tay học tập hợp lí là một trong những biện pháp giúp học sinh phát triển năng lực tự học. Bài viết dưới đây tập trung phân tích phát việc triển năng lực tự học bằng sổ tay học tập, đưa ra quy trình hướng dẫn học sinh làm sổ tay, chỉ ra cách sử dụng sao cho hợp lí và mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình học tập của học sinh.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển năng lực tự học môn khoa học cho học sinh Lớp 4, 5 qua sổ tay học tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
46 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC MÔN KHOA HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 QUA SỔ TAY HỌC TẬP Ngô Hải Chi, Ngô Thị Tâm Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Sổ tay học tập môn khoa học là một công cụ vô cùng hữu ích đối với học sinh trong quá trình học môn khoa học ở Tiểu học. Việc sử dụng sổ tay học tập hợp lí là một trong những biện pháp giúp học sinh phát triển năng lực tự học. Bài viết dưới đây tập trung phân tích phát việc triển năng lực tự học bằng sổ tay học tập, đưa ra quy trình hướng dẫn học sinh làm sổ tay, chỉ ra cách sử dụng sao cho hợp lí và mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình học tập của học sinh. Từ khóa: Tự học, năng lực tự học, phát triển năng lực tự học, sổ tay học tập, khoa học Nhận bài ngày 20.4.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 15.5.2020 Liên hệ tác giả: Ngô Hải Chi; Email: nhchi@hnmu.edu.vn 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trước tình hình đất nước đang dần đổi mới, đòi hỏi mỗi cá nhân phải tự phấn đấu, tự học, tự nghiên cứu để trau dồi kiến thức, kĩ năng dựa trên quan điểm của UNESCO “ học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” nhằm phục vụ, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, Đảng và nhà nước vô cùng quan tâm đến việc tự học của học sinh tiểu học bằng việc đổi với phương pháp dạy và học phát huy năng lực học sinh, khuyến khích các em tự học, phát triển kiến thức, kỹ năng của mỗi học sinh. Do đó, việc phát triển năng lực tự học của học sinh qua các môn học là vô cùng quan trọng và cần thiết. 2. NỘI DUNG 2.1. Khái niệm và vai trò của sổ tay học tập trong dạy học môn khoa học ở tiểu học Có rất nhiều quan điểm khác nhau về sổ tay học tập và vai trò của nó trong việc phát triển năng lực tự học của học sinh. Theo Nguyễn Lương Bình và cộng sự [1, tr 188], sổ tay học tập là hệ thống tài liệu chứng minh cho sự tiến bộ học tập của học sinh, trong đó, các em được tự đánh giá về bản thân, nêu điểm mạnh, điểm yếu, sở thích của mình, tự ghi chép lại kết quả học tập trong quá trình tự học, tự đánh giá và đối chiếu với mục tiêu đã đề ra; đồng thời, các em có thể tự mình tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục những hạn chế. Để minh chứng cho sự tiến bộ, thay đổi trong quá trình tự học, các em có thể lưu giữ lại sản phẩm của bản thân cùng những lời nhận xét của thầy cô, cha mẹ và bạn bè. Như vậy, sổ tay TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 40/2020 47 học tập như những minh chứng, kết quả về những điều mà các em tìm hiểu, thu nhận được. Theo cách hiểu đó, Hiệp hội đánh giá Tây bắc Hoa Kì cũng khẳng định: Sổ tay học tập là bộ sưu tập có mục đích công việc học tập của học sinh, minh họa những nỗ lực, tiến bộ và thành tích trong một hoặc nhiều lĩnh vực theo thời gian. Bộ sưu tập gồm sự tham gia tích cực của học sinh và những minh chứng về sự tự học, tự đánh giá của học sinh. Như vậy, nghiên cứu này hướng đến việc sử dụng sổ tay học tập như một công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh. Trong ngành Giáo dục, sổ tay học tập được hiểu là quá trình tự thu thập và tự đánh giá sản phẩm của học sinh mộ cách hệ thống nhằm tài liệu hóa tiến trình hướng tới được các mục tiêu học tập, nói cách khác, là mình chứng cho quá trình tự học, tự nghiên cứu. Qua phân tích và tổng hợp quan điểm của các công trình nghiên cứu, cho thấy: để phát triển năng lực tự học của học sinh thì sổ tay học tập phải như một công cụ kép vừa đảm bảo phát triển năng lực tự học của học sinh, vừa phải đảm bảo là công cụ tự đánh giá quá trình học tập của người học. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu này, theo chúng tôi, sổ tay học tập là một tập hợp thông tin người học: sở thích, tính cách, điểm mạnh, điểm yếu, quá trình người học tự thu thập kiến thức, sản phẩm học tập; là cơ sở để người học tự đánh giá sự tiến bộ trong quá trình học. Như vậy, vai trò chính của sổ tay học tập là thể hiện sự tiến bộ của học sinh trong một giai đoạn học tập (cung cấp cho học sinh cơ hội ghi chép, phản ánh, thể hiện sản phẩm sau khi tự học); tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của học sinh (học sinh phát triển được sự hiểu biết về phong cách học của bản thân khi được tự đánh giá và phản ánh về những sản phẩm đã chọn lọc để đưa vào sổ tay học tập, thể hiện năng lực tự học của bản thân); tạo môi trường để giáo viên và học sinh theo dõi quá trình và kết quả học; là nơi học sinh lưu lại những ý tưởng mới chợt xuất hiện trong quá trình học tập. 2.2. Các bước xây dựng sổ tay học tập nhằm phát triển năng lực tự học Để giúp giáo viên hướng dẫn học sinh làm sổ tya học tập được thuận lợi và hiệu quả, chúng tôi đề xuất quy trình xây dựng sổ tay học tập trong sơ đồ 1 Bước 1.Thu thập dữ liệu - Mục tiêu: Cung cấp các thông tin cho quá trình xây dựng sổ tay học tập. Giúp học sinh hiểu rõ đối tượng đang tìm hiểu, đang nghiên cứu. Qua đó, các em nhận thấy những đặc điểm tiểu biểu, nổi bật cũng như những hiểu biết ban đầu về đối tượng với nội dung/ chủ đề sắp được học. - Cách tiến hành: + Hoạt động của giáo viên: giáo viên hướng dẫn, cung cấp cho học sinh một số nguồn tài nguyên tham khảo. Giáo viên có thể đưa ra một số yêu cầu, mục tiểu cơ bản mà học sinh cần phải có được sau khi học một nội dung nào đó, với những kiến thức mở rộng, phát triển hơn, giáo viên sẽ để các em tự đọc, tự tìm hiểu rồi trao đổi với bạn bè, với cô trong những tiết hướng dẫn học. 48 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Sơ đồ 1. Quy trình xây dựng sổ tay học tập Mặt khác, giáo viên cũng có thể cung cấp mẫu sổ tay học tập để các em hình dung ra cách trình bày, sắp xếp thông tin một cách logic, khoa học, dễ nhìn và đặc biệt, đảm bảo lượng kiến thức trong mục tiêu đã đề ra của nội dung/bài học. Nhằm giúp học sinh dễ dàng trong việc tìm kiếm các tài liệu tham khảo, giáo viên có thể cung cấp tài nguyên cho học sinh qua bảng 1. Nội dung tìm kiếm Trang web/ Đường link/ Tên sách khoa học 1. Hình ảnh 1. Pixabay 2. Unsplash 3. Pngtree 4. Pinterest 2. Tài liệu - Tìm kiếm qua sách vở: 1. Bách khoa động vật Karen McGhee,George McKay, Nxb Dân Trí 2. Bách khoa toàn thư nhỏ, Thế giới côn trùng, Tác giả Văn Phí Dương, Nxb Phụ Nữ. 3. Bách khoa toàn thư về khoa học, Nxb Thanh Niên 4. Bí mật về thế giới động vật, Nxb Lao động. 5. Lịch sử tự nhiên, Nxb Dân Trí. 6. Tủ sách thế giới động vật, Động vật rừng, Nxb Dân Trí. 7. Tủ sách thế giới động vật. Động vật nuôi, Nxb Dân Trí. 8. Tử sách thế giới động vật, Động vật trên đồng, Nxb Dân Trí. 9. Tủ sách thế giới động vật, Động vật vùng cực, Nxb Dân Trí. 9. Tủ sách thế giới động vật, Côn trùng, Nxb Dân Trí. Bước 1: Thu thập, lưu trữ dữ liệu Bước 2: Xây dựng sổ tay học tập Bước 3: Tự đánh giá Bước 4: Chia sẻ, phản hồi, đánh giá đồng đẳng Bước 5: Giáo viên kiểm tra, đánh giá Bước 6: Học sinh chỉnh sửa, rút kinh nghiệm TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 40/2020 49 10.Vòng đời động vật, Vui học hiểu nhiều, Nxb Tổng hợp TP HCM - Tìm kiếm online: 11. https://sci-hub.tw/ 12. https://bookboon.com/ 13. https://coccoc.com/search?query=khoahoc.tv 14. HowStuffWorks.com 15. Discovery.nasa.gov 16. LiveScience.com 17. Khoahoctunhien.vn 3. Video 1. 2. https://youtu.be/Z0bNtsEpdT4 3. https://www.youtube.com/watch?v 4. https://www.youtube.com/playlist?list 5. https://www.youtube.com/playlist?list Bảng 1. Tổng hợp nguồn tài nguyên tham khảo + Hoạt động của học sinh: Thực hiện các hướng dẫn của giáo viên, tự tìm hiểu nguồn tài liệu phục vụ cho nội dung/bài học đang nghiên cứu, dựa vào một số nguồn tài nguyên giáo viên đã cung cấp. Các em tự đặt ra những câu hỏi nghi vấn, những vấn đề còn đang thắc mắc, mong muốn học được những kiến thức nào để làm cơ sở tìm đọc tài liệu, giải quyết vấn đề. Bước 2: Xây dựng sổ tay học tập - Mục tiêu: Xây dựng hệ thống tài liệu lưu trữ lại những thông tin về người học: thông tin cá nhân, quá trình học tập, tiến độ học tập, Dựa vào đó, học sinh có thể tự đánh giá quá trình học tạp của bản thân, giáo viên có thể theo dõi, góp ý, bổ sung kiế thức kịp thời cho các em. - Cách thực hiện: + Hoạt động của giáo viên: Giáo viên tạo điều kiện để học sinh tự xây dựng, sắp xếp nội dung kiến thức thu thập được trong qúa trình tự học theo sự sáng tạo của các em nhưng vẫn đảm bảo nội dung, kiến thức chính. Với những em khả năng sáng tạo chưa cao, giáo viên sẽ cung cấp cho các em mẫu sổ tay học tập để các em tham khảo, làm cơ sở đẻ tự xây dựng cuốn sổ tay theo sở thích, trí sáng tạo của bản thân. Xác định và giới thiệu cho học sinh mục đích của việc làm sổ tay học tập, đồng thời giúp giáo viên và học sinh đánh giá được sự tiến bộ trong học tập. Thông qua sổ tay học tập, các em biết được bản thân đã tiến bộ đến đâu và cần phải cải thiện ở mặt nào. Xác định cấu trúc của một cuốn sổ tay học tập: giáo viên đưa ra yêu cầu về nội dung, cấu trúc của sổ 50 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI tay học tập gồm thông tin cá nhân, quá trình học tập, sản phẩm học tập của học sinh. Về cấu trúc, cuốn sổ gồm trang bìa, trang giới thiệu bản thân, trang thời gian biểu, thông tin về quá trình tự học (kết quả tự học, sản phẩm, tự đánh giá bản thân, đánh giá của giáo viên, của gia đình. Hướng dẫn viết sổ tay: Trong quá trình các em làm sổ tay học tập, giáo viên thường xuyên kiểm tra việc thực hiện, sưu tầm tài liệu để định hướng theo đúng mục tiêu bài học của học sinh. Đồng thời, giáo viên sẽ sửa chữa, bổ sung thêm những kiến thức các em tự học còn chưa đầy đủ, chưa đúng với mục tiêu bài học. Tất cả những thông tin thu được từ sự hiểu biết của giáo viên sẽ được cung cấp trước lớp và học sinh sẽ ghi lại những thông tin, kiến thức còn thiếu sót. Để học sinh dễ dàng hơn trong việc ghi chép và các kiến thức mang tính hệ thống, giáo viên có thể thiết kế những trang sổ tay có sẵn các gợi ý theo từng chủ đề, mỗi chủ đề có hai khối lớp (khối 4, 5), hướng dẫn hay yêu cầu cụ thể để học sinh tự tìm hiểu và ghi vào đó kết quả thực hiện hoạt động của mình. Sau đây, chúng tôi xin đưa ra mẫu sổ tay với chủ đề Thực vật dưới dạng như sau: * Đối với loại bài thực hành, làm thí nghiệm : Đó là những bài học có kiến thức được rút ra nhờ vào việc học sinh thực hành các thí nghiệm khoa học, xuất hiện phần lớn các bài học ở chủ đề “ Vật chất và năng lượng” và chủ đề “Thực vật và Động vật” * Đối với loại bài quan sát : Học sinh phải tiến hành quan sát một sự vật, một hiện tượng nào đó để rút ra kiến thức cần đạt được. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 40/2020 51 * Đối với loại bài đọc, nghiên cứu tài liệu: Dạng bài này đòi hỏi học sinh phải tìm đọc nhiều nguồn tài liệu khác nhau và những kiến thức trong thực tế để trả lời câu hỏi. * Đối với loại bài ôn tập: Loại bài thường xuất hiện ở cuối mỗi chủ đề, cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản để có thể tự thực hành, giải đáp những vấn đề cơ bản trong cuộc sống. 52 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI + Hoạt động của học sinh: Trong quá trình học sinh tự học, các em tự đánh giá bản thân đã có ý thức tự rèn luyện năng lực tự học hay chưa, tự đánh giá những kiến thức mình đã học được so với mục tiêu bài học mà giáo viên đã đề ra, hay sản phẩm học tập áp dụng vào cuộc sống thực tế như thế nào. Bước 4: Chia sẻ, phản hồi, đánh giá đồng đẳng Mục tiêu: Cung cấp, bổ sung kiến thức mới mẻ, những nhận xét về nội dung và hình thức trình bày từ bạn bè để xem xét, bổ sung thông tin. Cách thực hiện: Hoạt động của học sinh: Học sinh mang cuốn sổ tay đến lớp để cùng trao đổi với bạn bè về những nội dung mình đã tự học được, những cách trình bày sáng tạo, độc đáo, lại dễ nhìn, tạo sự hứng thú học tập hơn. Bước 5: Giáo viên kiểm tra, đánh giá Mục tiêu: Kiểm tra, đánh giá kết quả quá trình tự học của học sinh, đồng thời, chỉ ra những hạn chế, những thiếu sót trong qúa trình các em tự học. Cách thực hiện. Hoạt động của giáo viên: Sau mỗi bài học, giáo viên thu lại sổ tay để tiến hành đánh giá, nhận xét, chỉ ra những ưu hạn chế của các em Bước 6: Học sinh chỉnh sửa, rút kinh nghiệm Mục tiêu: Hoàn thiện lại toàn bộ hệ thống kiến thức đã tự học, rút kinh nghiệm từ giáo viên và bạn bè. Cách thực hiện. Hoạt động của học sinh: Học sinh đọc kĩ, lắng nghe những nhận xét, góp ý của bạn và giáo viên để tìm ra những hạn chế, những nội dung kiến thức còn thiếu để bổ sung nhằm tạo hiệu quả cao hơn ở những bài học sau. 2.3. Hướng dẫn học sinh sử dụng sổ tay học tập môn khoa học * Sử dụng sổ tay học tập trong giờ lên lớp. Sổ tay học tập là một trong những công cụ TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 40/2020 53 giúp học sinh thể hiện tính tự chủ, tự học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp của học sinh. Với phần chuẩn bị bài trước, học sinh cần đọc trước nội dung bài học hôm đó, rồi ghi lại những vấn đề còn thắc mắc, còn khó khăn mà không thể tự mình giải quyết được và cần có sự giúp đỡ của giáo viên. Bên cạnh đó, các em có thể ghi chép lại những kiến thức đã biết, đã tìm hiểu hoặc dựa vào những kiến thức đó để làm cơ sở cho việc tiếp thu các kiến thức được dễ dàng và trả lời đúng các câu hỏi giáo viên đưa ra có liên quan đến các kiến thức đã tìm hiểu. Sổ tay học tập được sử dụng trong giờ học mang lại nhiều lợi ích đối với học sinh. Qua cuốn sổ tay này, các em sẽ dựa vào những mục tiêu chung cần đạt được của bài học, để tự lên kế hoạch, vạch ra mục tiêu cho bản thân cần đạt được sau khi học. Nhờ sự chuẩn bị kĩ trước khi đến lớp, các em sẽ tạo cho bản thân “tâm thế” sẵn sàng học tập. Từ đó có sự tập trung nhất định vào bài học và việc học đạt hiệu quả cao hơn. Với những vấn đề còn thắc mắc đã đưa ra, các em sẽ dựa vào lời giảng của giáo viên để tự đi tìm lời giải. Nếu trong quá trình nghe giảng mà vẫn chưa đưa ra được lời giải xác đáng, thì cuối tiết học, các em có thể lên gặp trực tiếp giáo viên để nhờ sự trợ giúp của cô. Sổ tay học tập là một sản phẩm tự học của học sinh, nó là cầu nối giữa học sinh và giáo viên, là người bạn đồng hành trong suốt quá trình học tập. Khi đó, lời giảng của giáo viên không còn mang tính chất như dạy học truyền thống là “giáo viên nói gì thì học sinh nghe nấy”. Bởi học sinh được chủ động tìm hiểu, học hỏi và nêu ra thắc mắc cần được giải đáp. Nhờ cuốn sổ tay học tập, giờ học giống như một cuộc “đối đầu” giữa giáo viên và học sinh. Bởi các em được chủ động tìm hiểu, nắm bắt các tri thức, hoặc đặt ra vấn đề với giáo viên, khi đó, vai trò của giáo viên lúc này hết sức quan trọng. Chính điều này đã đặt ra một nhu cầu cấp thiết cho người giáo viên, vì họ phải thật nhanh nhạy và khéo léo trong việc tìm hiểu và mở rộng kiến thức bài học để có thể giải đáp kịp thời những khúc mắc của học sinh. Còn với các em học sinh, điều này sẽ thúc đẩy các em ham học hỏi và khám phá thật nhiều điều thú vị và mới lạ xung quanh. * Sử dụng sổ tay học tập ngoài giờ lên lớp. Sổ tay học tập không chỉ đồng hành với học sinh trong quá trình học trên lớp mà nó còn đồng hành với các em trong quá trình học tập ngoài giờ học. Từ việc các em có thể ghi chép sổ tay bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu nên việc sử dụng sổ tay cũng không bị giới hạn về mặt thời gian, không gian. Ngoài giờ lên lớp, thời gian các em sử dụng sổ tay học tập thường vào những giờ tự học, tự ôn tập kiến thức ở nhà. Sổ tay học tập giống như một người bạn cùng ôn tập lại kiến thức trên lớp, hỗ trợ học sinh trong quá trình làm và hoàn thiện phiếu học tập trên lớp của giáo viên hoặc là có thể giải đáp một số câu hỏi về cuộc sống xung quanh và thế giới tự nhiên mà các em chưa biết. Môn khoa học với đặc trưng là các kiến thức rất thực tế, gần gũi với cuộc sống thường ngày nên kiến thức học sinh tiếp thu được sẽ sử dụng thường xuyên. Vì vậy, mà mỗi cuốn sổ tay học tập ngoài việc hỗ trợ học tập trên lớp mà nó còn giúp các em học sinh giải quyết những vấn đề, các tình huống thực tiễn phù hợp với hiểu biết, kinh nghiệm của các em. Mặt khác, sổ tay học tập giống như một cuốn nhật kí nhắc nhở học sinh tự học và tích lũy kiến thức hàng ngày mà không phải phụ thuộc vào sự nhắc nhở của giáo viên và gia đình. Vì mục đích thiết kế và hướng dẫn học sinh tự làm sổ tay học tập nâng cao tính tự 54 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI học của học sinh nên hiệu quả sử dụng của nó mang lại vô cùng lớn. Chính vì thế, sổ tay học tập được sử dụng ngoài giờ lên lớp ngày càng nhiều. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, các sân chơi, chương trình tìm khoa học tự nhiên, đời sống dành cho học sinh tiểu học vô cùng nhiều và dễ tìm kiếm. Thậm chí, có nhiều chương trình còn được rất nhiều bạn nhỏ yêu thích và đam mê, có bạn còn chọn cách tự học qua một số chương trình hấp dẫn như: thế giới động vật, 10 vạn câu hỏi vì sao hay Disney Shorts. Với sở thích xem truyền hình như vậy thì việc có cuốn sổ tay bên cạnh để ghi chép những kiến thức, được cung cấp ở những chương trình ấy vô cùng phù hợp và tiện lợi. Học mà chơi, chơi mà học- điều này sẽ càng làm tăng sự thích thú, ham học hỏi những kiến thức về tự nhiên, về thế giới xung quanh của học sinh. 3. KẾT LUẬN Trong bài viết trên, chúng tôi đã phân tích quy trình phát triển năng lực tự học cho học sinh qua sổ tay học tập cùng với quy trình hướng dẫn học sinh xây dựng sổ tay học tập môn khoa học với bố cục và nội dung cụ thể, phù hợp với quá trình các em tự tìm hiểu kiến thức. Trong đó, chúng tôi đã đưa ra 3 hướng tự tìm tòi, khám phá kiến thức của học sinh như sau: Quá trình đọc, nghiên cứu tài liệu; Quá trình quan sát và Quá trình thực hành, thí nghiệm. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng xây dựng biện pháp hướng dẫn học sinh sử dụng sổ tay học tập, tự đánh giá quá trình tự học của bản thân mỗi học sinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Kim Chi (2010), Tâm lý học đại cương, Nxb. Chính trị - Hành chính. 2. Vũ Quốc Chung, Lê Hải Yến (2003), Để tự học hiệu quả, Nxb. Đại học sư phạm, Hà Nội. 3. Nguyễn Cảnh Toàn (1996), Quá trình dạy- tự học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 4. Nguyễn Hiến Lê (1993), Tự học một nhu cầu của thời đại, Nxb. Mũi Cà mau. 5. Nguyễn Gia Cầu (2006), “Để giúp học sinh biết cách học và tự học”, Tạp chí Giáo dục. 6. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. USING LEARNING HANDBOOK TO DEVELOP SELF-LEARNING ABILITY OF SCIENCE FOR GRADE 4 AND GRADE 5 STUDENTS Abstract: The handbook of science studies brings a lot of benefits to students while learning science at Primary school. It is said that utilising the handbook appropriately may help them develop their self-learning ability. This article analyses the development of self-learning by using learning handbook as well as describes more details about the making of a handbook for students and gives them some proper guidance to maximise its efficiency during the learning process. Keywords: Self-learning, developing self-learning ability, learning handbook, science
Tài liệu liên quan