Tóm tắt. Việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm (NVSP) là công việc rất quan trọng đối với
sinh viên sư phạm để tạo được một đội ngũ giáo viên tương lai có đủ phẩm chất đạo đức,
năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm đáp ứng yêu cầu của xã hội. Hiện tại hoạt động
này tại khoa Nghệ thuật dành cho sinh viên sư phạm Mĩ thuậtvẫn còn nhiều bất cập dẫn
tới hiệu quả rèn luyện NVSP cho sinh viên chưa được như mong muốn. Bài viết này đưa ra
một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng rèn luyện NVSP thường xuyên cho sinh viên
sư phạm Mĩ thuật. Trong đó nhấn mạnh tới việc xây dựng một kế hoạch và quy trình rèn
luyện có tính đặc thù dành cho sinh viên sư phạm Mĩ thuật – Khoa Nghệ thuật. Kết quả
đánh giá thực nghiệm cho thấy phương pháp do chúng tôi đề xuất đã đạt được một số hiệu
quả đáng chú ý.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 214 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao chất lượng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho sinh viên mĩ thuật khoa Nghệ thuật trường Đại học Sư phạm Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0286
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8, pp. 178-186
This paper is available online at
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG RÈN LUYỆN
NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM THƯỜNG XUYÊN CHO SINH VIÊN MĨ THUẬT
KHOA NGHỆ THUẬT TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Nguyễn Thị Hồng Thắm
Khoa Nghệ thuật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm (NVSP) là công việc rất quan trọng đối với
sinh viên sư phạm để tạo được một đội ngũ giáo viên tương lai có đủ phẩm chất đạo đức,
năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm đáp ứng yêu cầu của xã hội. Hiện tại hoạt động
này tại khoa Nghệ thuật dành cho sinh viên sư phạm Mĩ thuậtvẫn còn nhiều bất cập dẫn
tới hiệu quả rèn luyện NVSP cho sinh viên chưa được như mong muốn. Bài viết này đưa ra
một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng rèn luyện NVSP thường xuyên cho sinh viên
sư phạm Mĩ thuật. Trong đó nhấn mạnh tới việc xây dựng một kế hoạch và quy trình rèn
luyện có tính đặc thù dành cho sinh viên sư phạm Mĩ thuật – Khoa Nghệ thuật. Kết quả
đánh giá thực nghiệm cho thấy phương pháp do chúng tôi đề xuất đã đạt được một số hiệu
quả đáng chú ý.
Từ khóa: Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, sinh viên sư phạm Mĩ thuật.
1. Mở đầu
Đối với các trường sư phạm, cùng với việc trang bị hệ thống kiến thức khoa học cho sinh
viên thì vấn đề rèn luyện kĩ năng nghề hay năng lực nghiệp vụ sư phạm có vai trò quan trọng và là
đặc trưng riêng biệt của các trường sư phạm phân biệt với các trường khác [5]. “Rèn luyện NVSP
thường xuyên góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển năng lực sư phạm của của giáo
sinh - một yếu tố không thể thiếu để tạo ra sự thành công trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ của
người thầy giáo” [6].
Mặc dù đã được quan tâm song trong những năm qua việc rèn luyện NVSP cho sinh viên sư
phạm Mĩ thuật vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của xã hội. Nhiều sinh viên năm
cuối vẫn lúng túng khi đi thực tập ở các trường phổ thông [7], còn yếu nhiều kĩ năng sư phạm cần
thiết. Từ thực tế nói trên, nhằm nâng cao chất lượng công tác rèn luyện NVSP cho sinh viên Mĩ
thuật, chúng tôi đưa ra một số biện pháp trong đó nhấn mạnh tới xây dựng một chương trình rèn
luyện NVSP dành riêng cho sinh viên Mĩ thuật.
Ngày nhận bài: 15/5/2015. Ngày nhận đăng: 20/10/2015.
Liên hệ: Nguyễn Thị Hồng Thắm, e-mail: thamkhoa@gmail.com
178
Nâng cao chất lượng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho sinh viên Mĩ thuật...
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng các biện pháp
Căn cứ vào mục tiêu đào tạo chung của trường ĐHSP Hà Nội và của khoa Nghệ thuật đó là
đào tạo sinh viên có kiến thức, kĩ năng dạy học và tổ chức các hoạt động Mĩ thuật đáp ứng công
tác giảng dạy Mĩ thuật tại các bậc học phổ thông, các trường chuyên nghiệp. Đào tạo những nhà
giáo tương lai có phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hôi chủ nghĩa Việt Nam, yêu
học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của người
giáo viên.
Căn cứ vào thời lượng, nội dung, chương trình rèn luyện NVSP của trường ĐHSP Hà Nội,
của khoa Nghệ thuật để xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch rèn luyện NVSP thường
xuyên cho sinh viên trong suốt quá trình đào tạo đạt kết quả chất lượng cao. Căn cứ vào cơ sở vật
chất, trang thiết bị dạy học của nhà trường, của khoa để xây dựng kế hoạch rèn luyện NVSP phù
hợp. Căn cứ vào trình độ, kinh nghiệm trong công tác rèn luyện NVSP của các giảng viên trong
khoa để phân công giảng viên chịu trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn sinh viên rèn luyện NVSP phù
hợp với từng nội dung cụ thể.
Bảng 1. Những khó khăn (KK) khi rèn luyện NVSP tại khoa Nghệ thuật
Stt Khó khăn
Mức độ
Rất KK KK vừa phải
SL % SL %
1 Cơ sở vật chất chưa đáp ứng 80 72,7 12 10,9
2 Năng lực hướng dẫn của giáo viên còn yếu 0 0 10 9,1
3
Nội dung, kiến thức NVSP được rèn luyện chưa sát
với PT
2 1,8 45 40,9
4 Giảng viên hướng dẫn chưa nhiệt tình 0 0 15 13,6
5 Số lượng SV rèn luyện trong 1 lần quá đông 0 0 35 31,8
6 Thời gian rèn luyện còn ít, mang tính thời vụ 85 77,2 10 9,1
7 Khó khăn khác (cán bộ quản lí, sinh viên,. . . ) 0 0 3 2,7
số phiếu phát ra 121 phiếu, thu lại 110 phiếu
Căn cứ vào thực trạng rèn luyện NVSP thường xuyên hàng năm của khoa để tổng kết, đánh
giá, kịp thời điều chỉnh, bổ sung nội dung rèn luyện NVSP phù hợp với thực tiễn. Thực trạng rèn
luyện NVSP ở khoa còn nhiều vấn đề bất cập ở nhiều mặt: Về tư tưởng: Trên thực tế, do nhiều
nguyên nhân khác nhau vẫn tồn tại tư tưởng coi nhẹ đào tạo NVSP. Vẫn còn những giảng viên coi
đây là nhiệm vụ của tổ Lí luận và phương pháp dạy học, thờ ơ trong công tác rèn luyện NVSP cho
sinh viên. Về nội dung: Chưa có một tài liệu chính thống về nội dung rèn luyện NVSP cho sinh
viên Mĩ thuật, Nội dung này còn năng tính lí thuyết chưa phù hợp với thực tiễn của phổ thông.
Nhìn chung các hoạt động này còn nặng tính hình thức, tính thời vụ. Về quỹ thời gian và cơ sở
vật chất: Quỹ thời gian dành cho rèn luyện NVSP còn ít, không có phòng chuyên dụng rèn luyện
NVSP, đối với sinh viên sư phạm Mĩ thuật cần thiết phải có tài liệu tham khảo, sách phục vụ cho
PPDH Mĩ thuật , đồ dùng trực quan dành cho dạy học Mĩ thuật ở phổ thông để học cách sử dụng,
thiết kế... nhưng hiện tại khoa cũng chưa trang bị. Về đội ngũ giảng viên: hiện tại Khoavẫn chưa
phát huy được hết vai trò của toàn thể đội ngũ cán bộ giảng viên trong công tác rèn luyện NVSP
tại khoa. Đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm rèn NVSP không nhiều. “Số lượng giảng viên am
hiểu về cải cách, đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học ở phổ thông còn ít” [2]. Về
179
Nguyễn Thị Hồng Thắm
sinh viên: So với mặt bằng chung của trường sư phạm, sinh viên sư phạm Mĩ thuật có nhiều hạn
chế về các kĩ năng sư phạm: nói ngọng nhiều, trình bày văn bản kém, giao tiếp, thuyết trình, viết
bảng ở mức trung bình hoặc yếu kém... Khả năng tự học, ý thức học tập của sinh viên chưa tốt.
Như vây có thể thấy ở đây khó khăn về cơ sở vật chất (72,7%) và thời gian rèn luyện ít,
mang tính thời vụ (77,2%) chiếm tỉ lệ lớn trong các phiếu điểu tra.
Bảng 2. Đánh giá mức độ các kĩ năng NVSP của sinh viên SP Mĩ thuật
Lớp SốSV Các kĩ năng
Mức độ
Tốt Khá TB Kém
SL % SL % SL % SL %
K64 7
Kĩ năng trình bày bảng 0 0 1 14,2 3 42,8 3 42,8
Kĩ năng giao tiếp 0 0 2 28,4 3 42,8 2 28,4
Kĩ năng tự học 0 0 0 0 4 51,7 3 42,8
K63 36
Kĩ năng trình bày vấn đề dạy và
học Mĩ thuật(có thể kết hợp diễn
đat trình bày bảng).
2 5,5 7 19,4 20 55,5 7 19,4
Kĩ năng công tác chủ nhiệm lớp 0 0 5 13,8 11 30,6 20 55,6
Kĩ năng tổ chức các hoạt động
tập thể, đoàn đội.
0 0 4 11,1 8 22,2 24 66,7
Kĩ năng xử lí các tình huống sư
phạm
4 11,1 10 27,8 10 27,8 12 33,3
K62 38
Kĩ năng nghiên cứu, sử dụng
sách giáo khoa, tài liệu tham
khảo mĩ thuật.
6 15,8 10 26,3 12 31,6 10 26,3
Kĩ năng thiết kế bài giảng 7 18,4 10 26,3 12 31,6 9 23,7
Kĩ năng triển khai bài giảng trên
lớp
5 13,1 9 23,7 15 39,5 9 23,7
Kĩ năng khai thác, thiết kế và sử
dụng các đồ dùng dạy học mĩ
thuật ở THCS
3 7,9 7 18,4 12 31,6 16 42,1
Kĩ năng dự giờ và rút kinh
nghiệm giờ dạy
2 5,3 12 31,6 13 34,2 11 28,9
K61 40
Kĩ năng triển khai bài dạy trên
lớp
8 20,0 10 25,0 12 30,0 10 25,0
Kĩ năng thiết kế bài dạy trên lớp 9 22,5 11 27,5 12 30,0 8 20,0
Kĩ năng đánh giá kết quả học
tập
6 15,0 9 22,5 15 37,5 10 25,0
Kĩ năng tổ chức các hoạt động
ngoại khóa Mĩ thuật
5 12,5 10 25,0 16 40 9 22,5
Mỗi kĩ năng chúng tôi xây dựng một chuẩn đánh giá, căn cứ vào chuẩn này để đánh giá mức
độ của sinh viên, có 121 sinh viên mĩ thuật ở 4 khối lớp được đánh giá.
Từ bảng đánh giá trên cho thấy, có nhiều kĩ năng NVSP của sinh viên Mĩ thuật vẫn còn ở
180
Nâng cao chất lượng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho sinh viên Mĩ thuật...
mức trung bình và yếu. Sinh viên năm thứ nhất và thứ hai có tỉ lệ các kĩ năng ở mức tốt và khá thấp
vì các lí do: các em chưa thích ứng tốt với môi trường học tập ở đại học, tâm lí nhiều sinh viên còn
nhút nhát, chưa xác định được kế hoạch, phương hướng học tập, lượng kiến thức, kinh nghiệm tích
lũy chưa nhiều. Các sinh viên ở năm cuối có tỉ lệ loại tốt và khá cao hơn do các kĩ năng này đã
được trải nghiệm ở thực tiễn các trường phổ thông và trong học tập, có khoảng thời gian lâu hơn
để tích lũy kinh nghiệm và kiến thức cho bản thân. Tuy nhiên ở cả bốn khóa từ k61 đến K64 các
kĩ năng NVSP ở mức tốt và khá vẫn còn thấp, điều này cho thấy các kĩ năng NVSP trên cần phải
được thường xuyên rèn luyện hơn nữa.
2.2. Một số biện pháp giải quyết vấn đề
2.2.1. Đề xuất biện pháp
Từ cơ sở lí luận và thực tiễn công tác đào tạo NVSP cho sinh viên chúng tôi đưa ra một số
những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng rèn luyện NVSP cho sinh viên sư phạm Mĩ thuật.
- Cần có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của hoạt động rèn
luyện NVSP đối với công tác đào tạo giáo viên Mĩ thuật.
Trên thực tế nếu sinh viên Mĩ thuật không có những kiến thức, kĩ năng về mĩ thuật thì
không thể trở thành giáo viên Mĩ thuật. Tuy nhiên không phải bất cứ ai chuyên môn giỏi là có thể
trở thành giáo viên giỏi... Vì vậy phải coi chương trình đào tạo NVSP bao gồm cả nội dung khoa
học cơ bản, chuyên ngành, liên ngành và khoa học giáo dục trong tổng thể chung của chương trình
đào tạo. Hiện nay “Quá trình đào tạo còn thiên về trang bị lí luận, xem nhẹ và thiếu biện pháp rèn
luyện kĩ năng nghề nghiệp” [3]. Từ nhận thức đúng này sẽ giúp tất cả các giảng viên, sinh viên
trong khoa Nghệ thuật có trách nhiệm hơn nữa trong công tác rèn luyện NVSP. Đối với những môn
chuyên ngành chủ yếu lượng thời gian dành cho thực hành như: Bố cục, Hình họa, Trang trí. . . các
giảng viên cần tận dụng các cơ hội để kết hợp giảng dạy chuyên môn với việc định hướng nghiệp
vụ sư phạm cho sinh viên. Các giảng viên cũng cần nắm được chương trình Mĩ thuật ở bậc phổ
thông như thế nào để kết hợp lồng ghép trong giảng dạy chứ không phải việc riêng của giảng viên
của tổ Lí luận, phương pháp dạy học. Trong các đợt TTSP thường xuyên cử giảng viên xuống các
trường phổ thông để dự giờ của sinh viên, kịp thời nắm bắt, cập nhật tình hình dạy và học ở phổ
thông. Với sinh viên: ngày từ năm thứ nhất cần trang bị cho các em tư tưởng coi trọng việc rèn
luyện NVSP có vai trò tương đương với các môn chuyên ngành.
- Có phòng học chuyên dụng cho rèn luyện NVSP cho sinh viên sư phạm Mĩ thuật
Công tác NVSP thực sự có hiệu quả khi được trang bị phòng học học chuyên dụng, có nơi
để tư liệu NVSP : phương tiện dạy học, đồ dùng trực quan dành cho dạy học Mĩ thuật, giáo án, sổ
chuyên môn, sổ chủ nhiệm. . . Đối với dạy học mĩ thuật ở bậc phổ thông, phương tiện dạy học có
tác động rất lớn đến xúc cảm thẩm mĩ, là môn học thẩm mĩ thị giác[4]. Do tính chất đặc thù của
môn học lấy thực hành làm hoạt động chủ yếu, cho nên dạy mĩ thuật thường dạy trên đồ dùng dạy
học là chính. Không có phòng chuyên dụng, sinh viên lúng túng với việc sử dụng đồ dùng dạy học
khi thực tập tại các trường phổ thông.
- Phối hợp chặt chẽ với trường phổ thông trong việc rèn luyện NVSP.
Mỗi giảng viên Mĩ thuật cần nắm được nội dung chương trình sách giáo khoa ở phổ thông
để có sự liên hệ trong bài giảng của mình cho sinh viên. Các giảng viên dạy phương pháp cần được
biết về thực tiễn giáo dục ở phổ thông, những thay đổi trong chương trình đào tạo ở phổ thông để tự
đổi mới về nhận thức, nội dung, phương pháp đào tạo không bị lệch pha với môi trường phổ thông.
Khi có bất cứ sự thay đổi về chương trình giáo dục phổ thông liên quan đến chuyên ngành đào tạo
tại Khoa ngoài sự chủ động của mỗi cá nhân giảng viên, Ban chủ nhiệm khoa, Trợ lí NCKH có thể
thông báo để các giảng viên kịp thời nắm được.Việc xây dựng mạng lưới các trường thực hành và
đội ngũ giáo viên dạy giỏi ở phổ thông cùng rèn luyện NVSP cho sinh viên là rất cần thiết, sẽ giúp
cho sinh viên sớm tiếp cận, cập nhật được thực tiễn dạy và học ở phổ thông.
181
Nguyễn Thị Hồng Thắm
- Xây dựng kế hoạch và quy trình cho quá trình rèn luyện NVSP thường xuyên cho sinh viên
SP Mĩ thuật
Ngoài việc thực hiện theo đúng chương trình kế hoạch rèn luyện NVSP của trường, chuyên
ngành Mĩ thuật thuộc khoa Nghệ thuật còn xây dựng riêng một chương trình rèn luyện NVSP
thường xuyên cho sinh viên Mĩ thuật. Chương trình này được xuyên suốt trong 4 năm học để hình
thành cho sinh viên mĩ thuật những kĩ năng sư phạm thiết yếu nhất sau khi ra trường, đáp ứng
chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào Tạo [1].
Năm Số tiết/ tuần Nội dung rèn luyện Thực hiện
1 2 tiết
- Kĩ năng trình bày bảng.
- Kĩ năng giao tiếp.
- Kĩ năng tự học.
Giảng viên trong
khoa
2 2 tiết
- Kĩ năng trình bày vấn đề dạy và học Mĩ thuật
(có thể kết hợp diễn đat trình bày bảng).
- Kĩ năng công tác chủ nhiệm lớp
- Kĩ năng tổ chức các hoạt động tập thể, đoàn
đội.
- Kĩ năng xử lí các tình huống sư phạm
Giảng viên và giáo
viên mời
3 3 tiết
- Kĩ năng nghiên cứu, sử dụng sách giáo khoa,
tài liệu tham khảo mĩ thuật.
- Kĩ năng thiết kế bài giảng.
- Kĩ năng khai thác, thiết kế và sử dụng các đồ
dùng dạy học mĩ thuật ở THCS.
- Kĩ năng triển khai bài giảng trên lớp.
- Kĩ năng dự giờ và rút kinh nghiệm giờ dạy.
Giảng viên trong
khoa
4 3 tiết
- Kĩ năng triển khai bài dạy trên lớp.
- Kĩ năng thiết kế bài dạy trên lớp.
- Kĩ năng đánh giá kết quả học tập.
- Kĩ năng tổ chức các hoạt động ngoại khóa
Mĩ thuật.
Giảng viên và giáo
viên mời
Tổ chức rèn luyện NVSP thường xuyên theo các giai đoạn:
1. Sinh viên nhận thức đúng về vai trò của rèn luyện NVSP, nắm được mục tiêu cách thức
thực hiện rèn luyên NVSP thường xuyên tại khoa và của từng kĩ năng cần thực hiện.
2. Sinh viên quan sát mẫu.
3. Sinh viên làm theo mẫu và luyện tập
4. Giảng viên, giáo viên đánh giá sinh viên, sinh viên tự đánh giá.
Với mỗi một kĩ năng chúng tôi đưa ra, sẽ có yêu cầu, cách thức thực hiện, chuẩn đánh giá
về kĩ năng áp dụng cho sinh viên Sư phạm Mĩ thuật.
- Sử dụng hồ sơ học tập trong quá trình rèn luyện NVSP tại Khoa. Khi đã có chuẩn đánh giá
các kĩ năng cho sinh viên sư phạm Mĩ thuật, chúng tôi sẽ lưu kết quả của các phiếu đánh giá này
cho mỗi sinh viên dưới dạng hồ sơ rèn luyện NVSP. Từ đó giúp người học chủ động theo dõi đánh
giá khả năng, có thể nhìn thấy điểm mạnh, điểm yếu, sự tiến bộ của bản thân trong quá trình rèn
luyện. Việc lưu kết quả cũng giúp cho tất cả các giảng viên trong khoa khi được phân công hướng
dẫn rèn luyện NVSP cho sinh viên cũng dễ dàng hơn.
182
Nâng cao chất lượng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho sinh viên Mĩ thuật...
2.2.2. Tổ chức thực nghiệm
- Trong số các biện pháp đề ra thì việc xây dựng một kế hoạch và quy trình rèn luyện NVSP
thường xuyên dành riêng cho sinh viên Sư phạm Mĩ thuật đóng vai trò quan trọng. Vì vậy chúng
tôi chọn biện phạm này để tổ chức thực nghiệm nhằm chứng minh hiệu quả của biện pháp đưa ra.
- Mục đích thực nghiệm: chứng minh biện pháp đưa ra có hiệu quả trong việc nâng cao chất
lượng rèn luyện NVSP cho sinh viên Mĩ thuật.
- Phương pháp thực nghiệm:
+ Thời điểm thực nghiệm: học kì I năm học 2014-2015 ( trong 3 tháng 10, 11, 12/2014)
+ Đối tượng thực nghiệm: sinh viên mĩ thuật khóa 61, 62, 63, 64.
+ Nội dung thực nghiệm: tiến hành rèn luyện cho sinh viên những kĩ năng theo theo quy
trình, kế hoạch mà chúng tôi đưa ra theo từng năm học.
- Tổ chức thực nghiệm:
Học kì I năm học 2014-2015 (tháng 10) chúng tôi đã có buổi trao đổi với sinh viên mĩ thuật
về vai trò của công tác rèn luyện NVSP đối với sinh viên, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát đánh
giá mức độ của các kĩ năng sư phạm cho sinh viên mĩ thuật (Bảng 2). Thông báo chương trình, nội
dung, phương pháp rèn luyện NVSP trong suốt 4 năm học cho sinh viên Mĩ thuật (MT).
Trong tuần căn cứ vào lịch đăng kí của sinh viên cho tổ Lí luận - phương pháp chúng tôi
chia sinh viên theo các nhóm: lớp K61MT, k62MT 3 tiết/ tuần/ nhóm (2 nhóm), lớp K63 2tiết/
tuần/ nhóm (2 nhóm), K64 2 tiết/ tuần/nhóm (1 nhóm). Số lượng sinh viên mĩ thuật chính quy
không quá đông (121 sv/ 4 lớp), đăng kí các môn học khá tập trung nên phần lớn sinh viên các lớp
đều có thể tham gia. Do thiếu phòng học nên chúng tôi chia lịch trong tháng như sau: tuần thứ 1,
2 trong tháng dành cho K63MT, K64MT; tuần 3,4 trong tháng dành cho K62MT, K61MT.
- Tổng hợp và đánh giá kết quả thực nghiệm:
Chúng tôi đã tiến hành rèn luyện các kĩ năng NVSP cho các sinh viên: có 110 sinh viên
tham gia thuộc 4 khóa từ K61 đến K64.
Biểu đồ 1: Nhận thức của sinh viên về vai trò xây dựng
một chương trình rèn luyện NVSP dành riêng
cho sinh viên sư phạm Mĩ thuật
Kết quả thực nghiệm được thể
hiện:
+ Về nhận thức.
+ Về tính khả thi của quy trình
rèn luyện NVSP với bố trí thời gian
học của sinh viên.
+ Hiệu quả khi áp dụng quy
trình rèn luyện NVSP.
Biểu đồ 1 cho thấy đa số sinh
viên mĩ thuật đều cho rằng cần thiết
nên xây dựng một chương trình rèn
luyện NVSP dành riêng cho sinh viên
chuyên ngành Mĩ thuật để tăng thời
lượng rèn luyện NVSP, giúp sinh
viên mĩ thuật có năng lực sư phạm
tốt hơn. Không có sinh viên nào trả
lời không cần thiết.
Biểu đồ 2 cho thấy: Chỉ có 7% sinh viên trả lời không phù hợp (với lí do phải học lại nhiều
môn với khóa dưới nên bị trùng lịch). Phần lớn sinh viên sinh viên đều cho rằng chương trình rèn
luyện đưa ra có tính tương thích cao với kế hoạch, thời gian học tập của sinh viên. Sinh viên có thể
bố trí thời gian đăng kí rèn luyện NVSP.
183
Nguyễn Thị Hồng Thắm
Biểu đồ 2: Đánh giá sự phù hợp của chương trình rèn luyện NVSP thực nghiệm
với việc bố trí thời gian học của sinh viên mĩ thuật
Bảng3: Đánh giá hiệu quả khi áp dụng quy trình rèn luyện NVSP
Lớp SốSV Các kĩ năng
Mức độ
Tốt Khá TB Kém
SL % SL % SL % SL %
K64 7
Kĩ năng trình bày bảng (KN1) 1 14,2 2 28,5 2 28,5 2 28,5
Kĩ năng giao tiếp (KN2) 2 28,5 2 28,5 3 42,8 0 0
Kĩ năng tự học (KN3) 0 0 2 28,5 4 57,1 1 14,2
K63 33
Kĩ năng trình bày vấn đề dạy và
học Mĩ thuật(có thể kết hợp diễn
đat trình bày bảng) (KN4)
6 18,1 11 33,3 20 60,6 6 18,1
Kĩ năng công tác chủ nhiệm
lớp(KN5)
1 3 10 30,3 12 36,3 10 30,3
Kĩ năng tổ chức các hoạt động
tập thể, đoàn đội (KN6)
3 9 8 24,2 13 39,3 9 27,2
Kĩ năng xử lí các tình huống sư
phạm (KN7)
7 21,2 12 36,3 9 27,2 5 15,1
K62 34
Kĩ năng nghiên cứu, sử dụng
sách giáo khoa, tài liệu tham
khảo mĩ thuật (KN8)
8 23,5 14 41,1 8 23,5 4 11,7
Kĩ năng thiết kế bài giảngKN9 10 29,4 11 32,3 8 23,5 4 11,7
Kĩ năng triển khai bài giảng trên
lớp (KN10)
7 20,5 11 32,3 14 41,1 2 5,8
Kĩ năng khai thác, thiết kế và sử
dụng các đồ dùng dạy học mĩ
thuật ở THCS (KN11)
4 11,7 15 44,1 12 35,2 3 8,8
Kĩ năng dự giờ và rút kinh
nghiệm giờ dạy (KN12)
4 11,7 17 50 9 26,4 4 11,7
184
Nâng cao chất lượng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho sinh viên Mĩ thuật...
K61 36
Kĩ năng triển khai bài dạy trên
lớp (KN13)
10 27,7 15 41,6 6 16,6 5 13,8
Kĩ năng thiết kế bài dạy trên lớp
(KN14)
11 30,5 15 41,6 7 19,4 3 8,3
Kĩ năng đánh giá kết quả học tập
(KN15)
10 27,7 13 36,1 7 19,4 6 16,6
Kĩ năng tổ chức các hoạt động
ngoại khóa Mĩ thuật (KN16)
9 25 12 33,3 9 25 6 16,6
Biểu đồ 3: So sánh tỉ lệ % loại Tốt và Khá
của các kĩ năng trước và sau khi thực nghiệm
Qua bảng số liệu và biểu đồ 3 có thể thấy được tỉ lệ sinh viên đạt loại tốt và Khá đều được
tăng lên ở tất cả các kĩ năng. Điều đó có thể khẳng định biện pháp đưa ra có hiệu quả đối với việc
nâng cao chất lượng rèn luyện NVSP cho sinh viên mĩ thuật.
2.3. Mặt tích cực và hạn chế khi áp dụng biện pháp đề xuất
Việc triển khai một quy trình rèn luyện mang tính thường xuyên, dành riêng cho sinh viên
ngành đặc thù mĩ thuật sẽ giúp cho sinh viên được rèn luyện các kĩ năng sư phạm bài bản, nhiều
thời gian hơn. Sinh viên cũng tự đánh giá được sự tiến bộ, mặt mạnh, mặt yếu của của bản thân
trong quá trình rèn luyện thông qua các phiếu đánh giá được lưu.
Tuy nhiên, với tình hình hiện tại tại khoa, việc bố trí phòng học là vấn đề khi ngành Mĩ
thuật đang thiếu phòng. Ngoài ra bố trí thời gian rèn luyện phù hợp với kế hoạch học tập của sinh
viên cần linh động trong các tuần; giảng