Tóm tắt. Một trong những phương pháp dạy học đã và đang được áp dụng tương đối phổ
biến ở nhiều nước trên thế giới là phương pháp dạy học theo dự án, phương pháp dạy học
này có tính hợp tác và thực tiễn cao, đáp ứng mục tiêu giáo dục của Việt Nam với quan
điểm giáo dục toàn diện, chú trọng nâng cao năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến
thức vào thực tiễn, phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Bài
viết này chúng tôi đưa ra một số kết quả khảo sát thực trạng áp dụng dạy học theo dự án
trong dạy học môn Hóa học ở các trường trung học cơ sở miền núi phía Bắc sau khi đã
được Dự án Việt - Bỉ triển khai thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng
áp dụng phương pháp dạy và học tích cực cho giáo dục Việt Nam và đồng thời đưa ra một
số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp dạy học này cho giáo viên trung
học cơ sở.
11 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 445 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng dạy học theo dự án trong dạy học Hóa hữu cơ ở trường trung học cơ sở các tỉnh miền núi phía Bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 8, pp. 101-111
This paper is available online at
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG DẠY HỌC THEO DỰ ÁN
TRONG DẠY HỌC HÓA HỮU CƠ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC
Nguyễn Thị Sửu1, Nguyễn Thị Phương Thúy2
1Khoa Hoá học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội;
2Khoa Tự nhiên, Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên
Tóm tắt. Một trong những phương pháp dạy học đã và đang được áp dụng tương đối phổ
biến ở nhiều nước trên thế giới là phương pháp dạy học theo dự án, phương pháp dạy học
này có tính hợp tác và thực tiễn cao, đáp ứng mục tiêu giáo dục của Việt Nam với quan
điểm giáo dục toàn diện, chú trọng nâng cao năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến
thức vào thực tiễn, phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Bài
viết này chúng tôi đưa ra một số kết quả khảo sát thực trạng áp dụng dạy học theo dự án
trong dạy học môn Hóa học ở các trường trung học cơ sở miền núi phía Bắc sau khi đã
được Dự án Việt - Bỉ triển khai thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng
áp dụng phương pháp dạy và học tích cực cho giáo dục Việt Nam và đồng thời đưa ra một
số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp dạy học này cho giáo viên trung
học cơ sở.
Từ khóa: Phương pháp dạy học theo dự án; trung học cơ sở; học sinh; giáo viên; hóa học
hữu cơ.
1. Mở đầu
Dạy và học tích cực là một trong các định hướng đổi mới Giáo dục Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay. Từ năm 1997 đến nay, Chính phủ Vương quốc Bỉ đã thực hiện hai Dự án hỗ trợ
cho các trường Trung học cơ sở của 14 tỉnh miền núi phía Bắc thực hiện đổi mới phương pháp dạy
học theo định hướng này. Giáo viên trung học cơ sở và giảng viên các trường Cao đẳng sư phạm
đã được tập huấn về việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học các môn học
từ năm 1999 kết thúc năm 2009. Dự án đã đạt được những thành công nhất định, giáo viên các
trường trung học cơ sở đã vận dụng các pháp dạy học tích cực trong hoạt động dạy học của mình
và có những đóng góp tích cực cho công cuộc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông.
Việc sử dụng các pháp dạy học tích cực, bước đầu đã phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm, rèn luyện kĩ năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn và đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh [2].
Nghiên cứu về các pháp dạy học tích cực trong dạy học hoá học, chúng tôi thấy rằng việc
áp dụng dạy học theo dự án được giáo viên quan tâm nhiều hơn. Đây là một phương pháp dạy học
Ngày nhận bài: 08/06/2014. Ngày nhận đăng: 20/11/2014.
Liên hệ: Nguyễn Thị Phương Thúy, e-mail: ntpthuy_ktn@yahoo.com.
101
Nguyễn Thị Sửu, Nguyễn Thị Phương Thúy
mới với giáo dục Việt Nam và đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục với quan
điểm giáo dục toàn diện, chú trọng phát triển năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức
vào thực tiễn, phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích và tạo điều kiện để học sinh học
tập suốt đời [1].
Vậy việc vận dụng dạy học theo dự án trong dạy học hoá học sau khi tập huấn được giáo
viên các trường trung học cơ sở các tỉnh miền núi phía Bắc thực hiện như thế nào? Có những khó
khăn gì cần khắc phục? làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp dạy học này? Đây
là những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu của chúng tôi và được đề cập cụ thể trong bài báo này.
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát điều tra, phân tích tìm nguyên nhân và từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học phần Hóa
học hữu cơ ở trường trung học cơ sở.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Thực trạng sử dụng dạy học theo dự án trong dạy học hoá học ở một số
trường trung học cơ sở miền núi phía Bắc
Để tìm hiểu thực trạng việc vận dụng dạy học theo dự án trong dạy học hoá học ở trường
trung học cơ sở, chúng tôi đã tiến hành điều tra 117 giáo viên dạy hoá học ở 55 trường trung học
cơ sở tại các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang trong các năm 2012, 2013. Các
vấn đề điều tra và kết quả thu được như sau:
a. Thông tin về đối tượng điều tra
- Trong 117 giáo viên được điều tra có: 21 giáo viên nam (18%) và 96 giáo viên nữ (82%).
- Số giáo viên ở độ tuổi dưới 30 là: 36 giáo viên (31%); từ 31- 40 có 70 giáo viên (60%), từ
41 trở lên là 11 (9%).
- Về số năm công tác: Dưới 10 năm có 48 giáo viên (41%); trên 10 năm có 61 giáo viên
(52%); không đưa thông tin 8 giáo viên (7%).
b. Về mức độ nhận thức và quan tâm sử dụng dạy học theo dự án của giáo viên
- Có 104 giáo viên (88,89%) đã biết và hiểu về dạy học theo dự án qua tập huấn và tìm hiểu
qua tài liệu; Có 7 giáo viên (5,98%) không biết về phương pháp dạy học này và có 6 giáo
viên (5,13 %) không trả lời.
- Về mức độ vận dụng phương pháp dạy học này trong dạy học Hoá học:
+ Có sử dụng thường xuyên trong các năm học là 25 giáo viên (21,36%)
+ Không thường xuyên (có năm áp dụng có năm không) là 58 giáo viên (49,58%)
+ Không sử dụng 27 giáo viên (23,08%), không trả lời 7 giáo viên (5,98%).
- Về mức độ quan tâm của giáo viên đối với phương pháp dạy học theo dự án: Có 105 (89,74%)
giáo viên thích phương pháp dạy học này; 9 giáo viên (7,69 %) không thích; không trả lời là
3 giáo viên (2,56 %).
c. Ý kiến đánh giá của giáo viên về thái độ của học sinh trong giờ học có sử dụng phương pháp
dạy học theo dự án
- Học sinh rất thích và hào hứng trong giờ học là: 101 giáo viên (86,32%); không thích 3
102
Nâng cao hiệu quả sử dụng dạy học theo dự án trong dạy học Hóa hữu cơ...
(2,56%); bình thường: 9 giáo viên (7,69 %); không đưa thông tin: 4 giáo viên (3,41 %).
d. Về những khó khăn khi vận dụng phương pháp dạy học theo dự án
- Có 112 giáo viên trả lời chiếm 95,73 %. Các ý kiến tập trung nêu các khó khăn về việc chọn
nội dung để xây dựng chủ đề dự án, hướng dẫn học sinh lập kế hoạch và thực hiện dự án,
thiết kế bộ câu hỏi định hướng và công cụ đánh giá (các phiếu đánh giá) hiệu quả của dạy
học theo dự án, nguồn tư liệu và phương tiện thực hiện dự án, và học sinh chưa có một số kĩ
năng cơ bản để thực hiện dự án
- Không nêu ý kiến nào: 5 giáo viên chiếm 4,27 %.
e. Về những hiệu quả đối với học sinh khi vận dụng phương pháp dạy học theo dự án
- Có 114 ý kiến (97,44%) tập trung xác định hiệu quả của dạy học theo dự án: Gắn được lí
thuyết với thực tiễn, phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm và sáng tạo, kích thích động cơ,
hứng thú học tập của người học, phát triển năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề phức
hợp, phát triển năng lực cộng tác làm việc và kĩ năng giao tiếp,rèn luyện tính bền bỉ, kiên
nhẫn, năng lực đánh giá, phát triển kĩ năng thu thập và xử lí thông tin.
- Có 3 giáo viên không cho ý kiến, chiếm 2,56%.
g. Về các nội dung kiến thức của chương trình hoá học trung học cơ sở có thể áp dụng phương
pháp dạy học dự án.
- Có108 ý kiến (92,31%), xác định các nội dung: Phần cấu tạo chất, lịch sử hoá học, tính chất
của chất, điều chế, bảo quản và ứng dụng của chất, tích hợp giáo dục môi trường.
- Có 9 giáo viên không cho ý kiến, chiếm 7,69 %.
h. Với câu hỏi có nên tiếp tục vận dụng dạy học theo dự án trong dạy học hoá học trung học
cơ sở? Vì sao?
- Có 96 giáo viên (82,05 %) cho rằng nên tiếp tục thực hiện dạy học theo dự án vì những lí do
về hiệu quả của dạy học theo dự án đem lại (nội dung e)
- Có 21 giáo viên (17,94%) cho rằng không nên sử dụng dạy học theo dự án vì lí do về những
khó khăn nêu trên (nội dung d) và đánh giá về nhận thức của học sinh miền núi còn yếu,
chưa được tiếp xúc với các phương tiện khai thác nguồn tư liệu, chưa thành thạo tiếng phổ
thông, phương tiện dạy học còn hạn chế, khó tổ chức thực hiện đối với học sinh vùng cao.
Qua điều tra và làm việc trực tiếp với giáo viên dạy Hoá học tại trường trung học cơ sở.
Chúng tôi nhận thấy rất nhiều giáo viên có hiểu biết về phương pháp dạy học theo dự án, quan tâm,
hứng thú và có nhu cầu sử dụng với phương pháp dạy học này. Đa số giáo viên đã đánh giá đúng
hiệu quả của nó mang lại cho việc nâng cao tính tích cực học tập, phát triển các năng lực chung,
năng lực chuyên biệt cho học sinh theo định hướng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đặt ra.
Đây là kết quả đạt được của dự án Việt - Bỉ và là điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng phương pháp
dạy học theo dự án trong dạy Học hoá học ở trung học cơ sở. Thực tế số giáo viên sử dụng phương
pháp dạy học này chưa nhiều vì những yêu cầu chuẩn bị, khó khăn với đối tượng là học sinh miền
núi. Đây chính là những vấn đề cần giải quyết để giáo viên sử dụng hiệu quả phương pháp dạy học
này góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông và phát triển bền vững giáo dục
Việt Nam. Với mong muốn hỗ trợ giáo viên giải quyết một số khó khăn trong việc áp dụng phương
pháp dạy học theo dự án chúng tôi đã nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp để nâng cao hiệu
quả của việc vận dụng phương pháp này trong dạy học hóa hữu cơ trung học cơ sở.
103
Nguyễn Thị Sửu, Nguyễn Thị Phương Thúy
2.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp dạy học theo dự
án trong dạy học Hoá học hữu cơ trung học cơ sở
Để sử dụng hiệu quả dạy học theo dự án trong dạy học hoá học ở trường trung học cơ sở,
giáo viên cần lưu ý đến một số giải pháp sau:
2.2.1. Về mặt nhận thức và xây dựng kế hoạch thực hiện
Cần xác định việc vận dụng bất kì một phương pháp dạy học mới nào cũng đều có những
khó khăn nhất định nên cần có mong muốn, quyết tâm thực nghiệm và rút kinh nghiệm một cách
nghiêm túc thì mới đi đến quyết định là có nên sử dụng phương pháp dạy học đó hay không. Do
đó, giáo viên cần có sự chuẩn bị chu đáo trước khi áp dụng, không thực hiện khi chưa nắm vững
các nét bản chất, đặc điểm, quy trình thực hiện của phương pháp dạy học được quan tâm. Từ đó
xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể, với dạy học dự án cần tiến hành: Xác định và rèn luyện ở mức
cơ bản những kĩ năng cần thiết cho học sinh trước khi thực hiện dạy học theo dự án (đọc hiểu và
thu thập thông tin, hợp tác nhóm, trình bày vấn đề, lập kế hoạch giải quyết vấn đề, đánh giá và tự
đánh giá. . . ); những nội dung học tập có thể xây dựng ý tưởng của dự án và nguồn tư liệu; những
dự án sẽ thực hiện trong năm học (quy mô, nội dung, sản phẩm) cho từng lớp học cụ thể. . . Đồng
thời giáo viên cũng cần bố trí thời gian để giới thiệu với học sinh về phương pháp dạy học theo
dự án (khái niệm, tiến trình, hoạt động của học sinh và giáo viên, trình bày và đánh giá sản phẩm,
phiếu đánh giá, tiêu chí cụ thể) và một số kĩ thuật dạy học sử dụng trong dạy học theo dự án.
Về việc số lượng dự án thực hiện, ta không nên áp dụng quá nhiều dự án và quá thường
xuyên. Với học sinh trường trung học cơ sở chỉ nên áp dụng từ 1 -2 dự án cho một học kì ở một lớp
học (một dự án nhỏ và một dự án trung bình). Về mức độ chỉ nên yêu cầu học sinh ở mức độ thu
thập, trình bày thông tin về chủ đề (có mở rộng hơn nội dung trong SGK) và đưa ra nhận xét, đánh
giá đơn giản mang tính trực giác. Việc áp dụng quá thường xuyên phương pháp dạy học này hoặc
yêu cầu quá cao về mức độ, quy mô, sản phẩm của dự án sẽ gây khó khăn về thời gian ảnh hưởng
đến kế hoạch học tập của học sinh cũng như sự chuẩn bị không thật chu đáo của giáo viên dẫn đến
sự nặng nề, nhàm chán và mang tính hình thức.
2.2.2. Việc lựa chọn nội dung xây dựng đề tài dự án
Nội dung học tập được lựa chọn để xây dựng đề tài dự án cần đảm bảo các nguyên tắc:
- Các dự án phải bám sát nội dung kiến thức và mục tiêu chương trình hoá học
trung học cơ sở.
- Các dự án học tập phải tạo điều kiện để học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn, có ý
nghĩa xã hội sâu sắc và phù hợp với sự quan tâm, hứng thú của học sinh.
- Nội dung dự án mang tính tích hợp kiến thức các môn học khoa học tự nhiên, khoa học
xã hội và giáo dục môi trường, đồng thời tạo điều kiện cho việc phát triển, mở rộng kiến thức cho
học sinh.
- Các nội dung dự án học tập có nguồn tài liệu phong phú và phù hợp với điều kiện cơ sở
vật chất của địa phương để tạo ra những sản phẩm có ý nghĩa.
- Các nội dung dự án học tập tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động học tập
tích cực, tự lực cho học sinh theo cá nhân, nhóm và bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh.
Như vậy, chủ đề của dự án phải gắn với thực tiễn, hoặc những vấn đề xã hội diễn ra trong
cuộc sống, mang tính thời sự nhưng liên quan chặt chẽ với nội dung và mục tiêu của môn học.
104
Nâng cao hiệu quả sử dụng dạy học theo dự án trong dạy học Hóa hữu cơ...
Theo các nguyên tắc trên, với chương trình hoá học hữu cơ trường trung học cơ sở giáo viên có thể
xây dựng chủ đề dự án theo một số nội dung sau:
- Metan với vấn đề bảo vệ môi trường (chất gây hiệu ứng nhà kính )
- Các cách làm quả mau chín (các cách truyền thống của các dân tộc, dùng etilen, các loại
thuốc hoá học hiện nay).
- Dầu mỏ - “vàng đen” của nền kinh tế; Dầu mỏ Việt Nam.
- Khí thiên nhiên - nguồn nhiên liệu và nguyên liệu trong đời sống và công nghiệp.
- Các loại nhiên liệu và cách sử dụng hợp lí, hiệu quả các dạng nhiên liệu này.
- Những loại rượu đặc sản và phong tục uống rượu của các dân tộc miền núi Tây Bắc
(nguyên liệu, cách nấu rượu và sử dụng).
- Những tác hại của việc lạm dụng rượu với sức khoẻ con người và xã hội (ngộ độc rượu,
nghèo đói, tai nạn giao thông, bạo hành gia đình. . . ).
- Giấm ăn (cách làm giấm và sử dụng trong đời sống theo truyền thống của các dân tộc).
- Các loại đường chế biến từ cây mía và cách sử dụng (quy trình sản xuất đường thủ công,
các sản phẩm thu được và sử dụng trong thực tế địa phương).
- Mật ong và các sản phẩm từ ong mật (cách thu lấy, bảo quản và sử dụng).
- Các loại bánh đặc sản chế biến từ các dạng tinh bột của địa phương (cách chế biến, bảo
quản, sử dụng).
- Bông, gai và nghề dệt thổ cẩm của các dân tộc (các nguyên liệu, quy trình chế biến sợi,
nhuộm, dệt, thêu hoa văn).
- Những lợi ích từ rừng - nguồn xenlulozơ thiên nhiên (tre, nứa, gỗ. . . ) và cách khai thác để
đảm bảo sự phát triển bền vững.
- Các loại thức ăn đặc sản chế biến từ protein động vật của các dân tộc (cách chế biến, bảo
quản và sử dụng).
- Polime thiên nhiên - nguồn nguyên liệu phục vụ cuộc sống của con người.
- Polime trong đời sống và công nghiệp.
Đây là một số nội dung trong chương trình để giáo viên có thể sử dụng để xây dựng các dự
án học tập, giáo viên có thể lựa chọn các vấn đề và xây dựng kế hoạch thực hiện trong từng năm
học cho phù hợp với các đối tượng học sinh và điều kiện của địa phương (các ngành nghề thủ công,
công nghiệp sản xuất, chế biến sản phẩm từ rừng và nguyên liệu địa phương). Khi thiết kế các dự
án học tập giáo viên không nên yêu cầu học sinh phải tìm hiểu, vận dụng quá sâu về đặc điểm
cấu tạo, tính chất của các chất hữu cơ mà chỉ cần khai thác những kiến thức thực tiễn của học sinh
trong việc sử dụng các chất hữu cơ quan trọng trong chương trình, giúp học sinh hiểu được giá trị
của chúng đối với đời sống của các dân tộc, ý nghĩa khoa học của những cách thức, quy trình sản
xuất, chế biến, cách bảo quản và sử dụng hợp lí các sản phẩm được chế biến từ chúng cũng như
các nét đẹp trong nền văn hoá của dân tộc mình. Từ đó học sinh sẽ thấy được ý nghĩa của việc học
hoá học cũng như các môn khoa học khác và nâng cao lòng tự hào về dân tộc, có được sự tự tin,
niềm say mê, hứng thú học tập để giải quyết được những vấn đề của cuộc sống đặt ra.
Để đảm bảo việc thực hiện hiệu quả dạy học theo dự án, giáo viên cần xây dựng danh mục
nguồn tư liệu tham khảo cho các chủ đề dự án học tập để định hướng, hỗ trợ học sinh tìm tòi, thu
thập, xử lí khi thực hiện dự án. Các nguồn tư liệu có thể dùng từ các nguồn: SGK, sách tham khảo,
các trang web, báo điện tử, tạp chí khoa học, các kinh nghiệm từ chuyên gia, kho tàng văn hoá dân
105
Nguyễn Thị Sửu, Nguyễn Thị Phương Thúy
tộc. Nguồn tư liệu phải tin cậy, các nội dung liên quan đến kiến thức bài học cần tìm hiểu, đảm
bảo tính chính xác, khoa học, Do vậy cần có sự chọn lọc, phân tích khi sử dụng và trích dẫn nguồn
gốc rõ ràng. Danh mục này cần được bổ sung chỉnh sửa hàng năm cho phong phú và đảm bảo tính
đúng đắn, xác thực theo sự phát triển của khoa học và xã hội.
2.2.3. Thiết kế dự án học tập và hướng dẫn học sinh thực hiện dự án
a. Chuẩn bị
Khi thiết kế dự án học tập giáo viên cần thực hiện theo các bước sau:
- Suy nghĩ hình thành ý tưởng và đề xuất các hướng dự án dựa trên việc phân tích cấu trúc,
nội dung bài học trong chương trình. Từ các nội dung có thể xây dựng đề tài dự án, ý tưởng về dự
án [5]. Xây dựng bộ câu hỏi định hướng để xác định nội dung, phạm vi và mức độ của dự án trên
cơ sở mục tiêu bài học, đối tượng học sinh và điều kiện cơ sở vật chất của địa phương.
- Xây dựng bối cảnh và lựa chọn chủ đề dự án: Trên cơ sở ý tưởng và nội dung dự án, cần
xây dựng bối cảnh để nêu ra vấn đề cần nghiên cứu, tình huống và vai trò của học sinh trong việc
thực hiện dự án này. Bối cảnh được xây dựng trên cơ sở các vấn đề đặt ra từ thực tiễn xã hội, bảo
vệ môi trường, sức khoẻ, phát triển kinh tế của địa phương.
Ví dụ với các dự án có nội dung liên quan đến các đặc sản của địa phương (rượu, bánh, sản
phẩm của rừng. . . ) hoặc nét đẹp văn hoá các dân tộc (dệt thổ cẩm, chế biến gỗ, xôi 5 màu. . . ) có
thể lấy bối cảnh về xu hướng phát triển kinh tế, du lịch của địa phương và yêu cầu học sinh sẽ đóng
vai là nhân viên maketing của một công ty du lịch xây dựng tua du lịch và một bài thuyết trình
giới thiệu về sản phẩm của vùng miền. Với dự án về tác hại của việc lạm dụng rượu, giáo viên xây
dựng bối cảnh từ các vấn đề xã hội như ngộ độc rượu, tai nạn giao thông tăng vào dịp lễ tết, nạn
bạo hành gia đình. . . và học sinh sẽ đóng vai là nhà hoạt động xã hội tìm hiểu thực trạng, đưa ra
các thông tin, hình ảnh để khuyến cáo người dân về tác hại của việc lạm dụng rượu và các điều
luật xử phạt về các vi phạm này.
Từ bối cảnh của dự án đã xác định, giáo viên đề xuất chủ đề / tên dự án hoặc tổ chức cho
học sinh lựa chọn hoặc tự đề xuất đề tài dự án.
- Xác định nguồn tài liệu tham khảo, chuẩn bị các điều kiện thực hiện dự án (thời gian, cơ
sở vật chất, nguồn cung cấp thông tin. . . ).
- Xây dựng kế hoạch đánh giá: Mục tiêu, nội dung, công cụ và các tiêu chí đánh giá. Từ đó
xây dựng các phiếu đánh giá (của giáo viên và học sinh tự đánh giá) được sử dụng trước, trong và
sau khi thực hiện dự án.
- Thiết kế kế hoạch bài dạy: Giáo viên xác định các hoạt động của giáo viên, hoạt động của
học sinh theo cá nhân và theo nhóm, sự phối hợp hoạt động giữa học sinh với nhóm, giữa giáo viên
và nhóm học sinh, các kĩ thuật dạy học và kĩ năng học sinh cần sử dụng, các phương tiện dạy học
cần thiết.... Từ đó sắp xếp các hoạt động theo tiến trình hợp lí.
b. Tổ chức thực hiện bài dạy
Trước khi thực hiện các bài học có sử dụng phương pháp dạy học theo dự án, giáo viên giới
thiệu cho học sinh về phương pháp dạy học theo dự án, các chủ đề dự án học tập trong một tháng
(hoặc một học kì), kế hoạch bài học, thời gian học cụ thể với từng chủ đề dự án. Tổ chức cho học
sinh trong lớp chọn 2-3 hướng đề tài mà mình thấy hứng thú, quan tâm và thời gian thực hiện, trình
bày sản phẩm dự án. Việc tổ chức các nhóm học sinh thực hiện dự án, giáo viên có thể phân công
theo hứng thú hoặc theo địa bàn, nhóm dân tộc.
106
Nâng cao hiệu quả sử dụng dạy học theo dự án trong dạy học Hóa hữu cơ...
Khi hướng dẫn các nhóm thực hiện dự án, giáo viên cần đưa ra yêu cầu về mục tiêu, bộ câu
hỏi định hướng nội dung, quy mô, quá trình thực hiện và về sản phẩm của dự án, chỉ dẫn cách thức
thực hiện. Nhóm học sinh làm việc, thảo luận đặt tên cho dự án, lập kế hoạch thực hiện dự án, xác
định các nhiệm vụ cụ thể và phân công công việc cho từng cá nhân một cách rõ ràng. Bản kế hoạch
của các nhóm được trao đổi, thống nhất với giáo viên và ghi vào sổ dự án của từng cá nhân. Giáo
viên chỉ dẫn cho học sinh phương pháp tìm kiếm thông tin và tài liệu cần có để thực hiện. Đồng
thời giáo viên thống nhất với học sinh về thời gian trình bày sản phẩm của dự án và kế hoạch, tiêu
chí và cách thức đánh giá rõ ràng, cụ thể về sản p