1. Mở đầu
Khi nghe bản hợp xướng, chúng ta có thể cảm nhận được những cái hay, cái đẹp trong sự cộng hưởng của âm
thanh, từ đó làm cho trình độ thẩm mĩ âm nhạc được nâng cao. Với vai trò quan trọng như vậy, Hợp xướng đã được
đưa vào chương trình dạy học ở nhiều cơ sở đào tạo trong toàn quốc cho nhiều ngành, trong đó có ngành Sư phạm
âm nhạc. Một dàn hợp xướng hát chính xác mới có thể lột tả được đúng tính chất âm nhạc và nội dung tác phẩm.
Tính khoa học cơ bản của nghệ thuật này là yêu cầu hát chính xác của từng bè để tạo nên sự hài hoà giữa các bè của
toàn bộ hợp xướng. Đó là vấn đề then chốt trong dạy học nhằm hướng tới rèn luyện các chất giọng tương đồng, có
cùng một trình độ âm nhạc. Một trong những nguyên tắc cơ bản của việc dạy học hợp xướng là giảng viên phải nắm
bắt được trình độ của sinh viên (SV), để từ đó lập kế hoạch dạy học, chuẩn bị các bài luyện tập phù hợp nhằm phát
triển năng lực thực hành ca hát và đáp ứng yêu cầu hát âm chuẩn của môn học hợp xướng.
Trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Âm nhạc mới, nội dung Hát hợp xướng đã được Bộ GD-ĐT phê
duyệt đưa vào dạy học từ lớp 10 đến lớp 12 (Bộ GD-ĐT, 2018). Đây chính là cơ hội và thách thức đối với giáo viên
âm nhạc khi họ được thể hiện mình về kĩ năng hát âm chuẩn trong dạy học hợp xướng. Khả năng hát âm chuẩn của
từng SV luôn quyết định sự chuẩn xác của chỉnh thể hợp xướng. Do đó, việc hình thành cho SV hệ Đại học sư phạm
(ĐHSP) âm nhạc khả năng hát âm chuẩn không chỉ mang ý nghĩa học thuật mà còn phát triển năng lực thẩm mĩ âm
nhạc, năng lực làm việc nhóm trong công tác giáo dục âm nhạc sau này.
5 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao kĩ năng hát âm chuẩn trong dạy học hợp xướng cho sinh viên Đại học Sư phạm Âm nhạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 172-176 ISSN: 2354-0753
172
NÂNG CAO KĨ NĂNG HÁT ÂM CHUẨN TRONG DẠY HỌC HỢP XƯỚNG
CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ÂM NHẠC
Lê Vinh Hưng
Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
Email: levinhhung@spnttw.edu.vn
Article History
Received: 24/3/2020
Accepted: 13/4/2020
Published: 30/4/2020
ABSTRACT
Chorus in the Music Pedagogy University's training program is a subject that
provides students with the skills of singing along, listening to many friends,
looking at the total score, reading the total score ... in order to develop
thinking, aesthetic sound with lots of friends and practice disciplines for
collective activities. However, in recent years, improving the ability to sing
standard chords - an important skill in choral singing has not really been
focused. The paper presents measures to improve the standard vocal skills in
choir teaching for music pedagogical university students. The research results
contribute to the renovation of music teaching activities at high schools today.
Keywords
skills, sound standard,
chorus, music pedagogy.
1. Mở đầu
Khi nghe bản hợp xướng, chúng ta có thể cảm nhận được những cái hay, cái đẹp trong sự cộng hưởng của âm
thanh, từ đó làm cho trình độ thẩm mĩ âm nhạc được nâng cao. Với vai trò quan trọng như vậy, Hợp xướng đã được
đưa vào chương trình dạy học ở nhiều cơ sở đào tạo trong toàn quốc cho nhiều ngành, trong đó có ngành Sư phạm
âm nhạc. Một dàn hợp xướng hát chính xác mới có thể lột tả được đúng tính chất âm nhạc và nội dung tác phẩm.
Tính khoa học cơ bản của nghệ thuật này là yêu cầu hát chính xác của từng bè để tạo nên sự hài hoà giữa các bè của
toàn bộ hợp xướng. Đó là vấn đề then chốt trong dạy học nhằm hướng tới rèn luyện các chất giọng tương đồng, có
cùng một trình độ âm nhạc. Một trong những nguyên tắc cơ bản của việc dạy học hợp xướng là giảng viên phải nắm
bắt được trình độ của sinh viên (SV), để từ đó lập kế hoạch dạy học, chuẩn bị các bài luyện tập phù hợp nhằm phát
triển năng lực thực hành ca hát và đáp ứng yêu cầu hát âm chuẩn của môn học hợp xướng.
Trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Âm nhạc mới, nội dung Hát hợp xướng đã được Bộ GD-ĐT phê
duyệt đưa vào dạy học từ lớp 10 đến lớp 12 (Bộ GD-ĐT, 2018). Đây chính là cơ hội và thách thức đối với giáo viên
âm nhạc khi họ được thể hiện mình về kĩ năng hát âm chuẩn trong dạy học hợp xướng. Khả năng hát âm chuẩn của
từng SV luôn quyết định sự chuẩn xác của chỉnh thể hợp xướng. Do đó, việc hình thành cho SV hệ Đại học sư phạm
(ĐHSP) âm nhạc khả năng hát âm chuẩn không chỉ mang ý nghĩa học thuật mà còn phát triển năng lực thẩm mĩ âm
nhạc, năng lực làm việc nhóm trong công tác giáo dục âm nhạc sau này.
2. Kết quả nghiên cứu
2.1. Giới thiệu về hát âm chuẩn và hợp xướng
Hợp xướng là loại hình nghệ thuật âm nhạc được biểu hiện bằng giọng hát nhiều bè. Mỗi bè có cách thức trình
diễn tương đối độc lập về âm điệu và nhịp điệu, song có sự liên kết hài hoà với nhau trong một chỉnh thể âm nhạc.
Với đặc trưng cơ bản đó, hợp xướng thực chất là lối diễn tấu tập thể nhằm liên kết thống nhất tư tưởng, tình cảm của
một cộng đồng nghệ sĩ trong một tác phẩm âm nhạc độc lập hoặc trong các thể loại âm nhạc khác như nhạc kịch
(opera), thanh xướng kịch (oratorio), giao hưởng (symphony)... Dù được sử dụng theo cách nào thì hợp xướng cũng
thường được các nhạc sĩ coi là một trong những phương tiện âm nhạc để chuyển tải tiếng nói đồng vọng của quần
chúng (Lê Vinh Hưng, 2014, tr 54).
Âm chuẩn của hợp xướng có nghĩa là giữ cho giọng hát được đúng âm điệu: Một điệu thức vang lên bằng cách
thông qua giai điệu và thông qua hợp âm chứa đựng những cung bậc, những quãng của điệu thức đó. Âm chuẩn của
hợp xướng được chia thành hai loại: âm chuẩn giai điệu và âm chuẩn hoà thanh (Lê Vinh Hưng, 2020).
2.2. Khả năng hát hợp xướng của sinh viên đại học sư phạm âm nhạc
Đối tượng được tuyển đầu vào hệ ĐHSP âm nhạc phần lớn đã có kiến thức nhất định về âm nhạc như: Lí thuyết âm
nhạc, Xướng âm, Thanh nhạc, Nhạc cụ. Phần lớn các em ở độ tuổi thanh niên, có giọng hát đã “vỡ giọng”, là lứa tuổi
đẹp nhất, sung sức nhất và có điều kiện chuyên tâm vào việc học tập. Do được tuyển chọn đầu vào qua môn Kiến thức
âm nhạc tổng hợp nên nhìn chung SV hệ ĐHSP âm nhạc có những thuận lợi nhất định trong đào tạo, có thể đáp ứng
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 172-176 ISSN: 2354-0753
173
được yêu cầu hát hợp xướng. Khả năng nghe và đọc nhạc của SV ĐHSP âm nhạc là một trong điều kiện có tính nền
tảng, có quan hệ khá chặt chẽ với hát hợp xướng, bởi đọc nhạc tốt sẽ giúp cho SV có thể tự đọc được bè của mình - một
yêu cầu bắt buộc khi hát hợp xướng. Nghe và đọc nhạc tốt thì người hát trong dàn hợp xướng mới có thể hát âm chuẩn,
không bị chênh phô hoặc không bị bè khác làm cho sai đi. Mặt khác, có khả năng nghe và đọc nhạc tốt mới có thể điều
chỉnh phần hát của mình sao cho chuẩn âm và tạo sự hài hòa với các bè khác. Tuy nhiên, không phải tất cả các SV
ĐHSP âm nhạc đều nghe và đọc nhạc tốt. Điều đó đã ảnh hưởng không tốt tới việc hát âm chuẩn hợp xướng.
Thanh nhạc có vai trò quan trọng và quan hệ mật thiết với hát hợp xướng. Thông thường, những người hát tốt
mới được tuyển lựa vào dàn hợp xướng. Nhiều kĩ thuật thanh nhạc được áp dụng trong hát hợp xướng, hay nói cách
khác, nếu một dàn hợp xướng mà những người đứng trong đó hát không có kĩ thuật thanh nhạc thì sẽ phá vỡ âm
chuẩn khi trình diễn tác phẩm.
Thực tế cho thấy, một số SV tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp hoặc một số trường âm nhạc khác, khi được tuyển
chọn vào học đại học, họ có những kiến thức nền tảng vững hơn hẳn những SV trúng tuyển nhờ học một số kiến
thức bên ngoài, đủ để đáp ứng cho kì thi. Điều đó dẫn đến sự không đồng đều về hát hợp xướng của SV trong cùng
một lớp/nhóm. Ngoài ra, sự không đồng đều về khả năng hát hợp xướng của SV còn thể hiện ở đặc điểm vùng miền,
sự phát triển kinh tế, văn hoá... Phần lớn SV học ĐHSP âm nhạc ít được tiếp xúc với âm nhạc nhiều bè trước khi vào
trường, nên học hát bè ở môn Hợp xướng là sự mới mẻ tạo sự hứng thú cho SV, nhưng kèm theo là những hạn chế
như SV hát nhầm bè của mình sang bè hát giai điệu chính, sợ bè của mình không vững nên có thể hát to lên hoặc cố
gắng không nghe các bè khác để khỏi lạc giọng. Điều đó cho thấy, việc dạy học âm nhạc ở phổ thông chưa chú trọng
đến kĩ năng hát hợp xướng.
Khi học hợp xướng, SV thường mắc những lỗi về âm chuẩn cao độ, trình độ diễn xướng chưa ổn định, kiến thức
cơ bản chưa đồng đều. Nguyên nhân là do họ chưa lấy hơi, nén hơi, giữ hơi, đẩy hơi đúng cách, thường hát tống hơi
quá mạnh, ồ ạt hoặc phấn khích quá độ dẫn đến âm thanh thô, gằn; do chưa được học đọc - nghe nhạc nên khó đạt
được âm chuẩn; do sự ảnh hưởng về ngôn ngữ nên khi hát thường bị các dấu thanh điệu chi phối dẫn đến hát sai cao
độ, nhất là bè nữ trầm (alti) và bè nam trầm (bassi).
Có thể thấy, SV hệ ĐHSP âm nhạc là những người có khả năng về giọng hát và những năng khiếu âm nhạc ở
nhiều mặt, tuy không thật xuất sắc nhưng thực sự là điều kiện để có thể tổ chức được dàn hợp xướng đáp ứng được
yêu cầu đào tạo hệ ĐHSP âm nhạc. Giảng viên cần phải nâng cao nhiệm vụ giảng dạy nhằm “cung cấp cho SV
những kĩ năng đích thực”, tiếp cận “đa chiều” trong học tập (Lê Anh Tuấn và Nguyễn Phúc Linh, 2016, tr 74).
Xuất phát từ vai trò quan trọng của hát ẩm chuẩn trong dạy học Hợp xướng và thực tiễn nêu trên, chúng tôi đề
xuất 02 biện pháp nâng cao kĩ năng hát âm chuẩn cho SV hệ ĐHSP âm nhạc như sau:
2.3. Biện pháp nâng cao kĩ năng hát âm chuẩn cho sinh viên đại học sư phạm âm nhạc
2.3.1. Rèn luyện âm chuẩn giai điệu
Để hát giai điệu đạt được mức độ đều và chuẩn xác trong hát hợp xướng, trước hết phải hướng tới rèn luyện hơi
thở và giọng hát. Với đối tượng SV sư phạm, trước khi thực hành hợp xướng, cần nâng cao vai trò của rèn luyện hơi
thở và khởi động giọng.
Về vấn đề hơi thở, tác giả Nguyễn Bách (2017, tr 123) cho rằng: “Hát xuống cung, (lạc giọng, lạc “tông”) là
vấn đề khá lớn đối với nhiều ban hợp xướng, cho dù chuyên nghiệp hay nghiệp dư. Nguyên nhân chính là thiếu hơi
thở thích hợp, thở không đúng cách, phung phí hơi thở”. Có nhiều kiểu thở khi hát như: thở ngực, thở ngực kết hợp
với bụng, thở ngực dưới và bụng, thở bụng... Người hát sẽ tùy theo từng loại bài hát, cách hát mà vận dụng.
Để xây dựng được cao độ chuẩn trong kĩ năng hát hợp xướng, trước tiên, SV phải được rèn luyện cách điều chỉnh
hơi thở thanh nhạc. Lấy hơi tốt sẽ tạo cơ sở tốt cho việc đẩy hơi. Động tác luyện tập cũng cần được hướng dẫn cặn
kẽ. Theo đó, khi luyện tập, SV cần đứng thẳng dựa vào tường, mở rộng 2 chân, tay phải để trên ngực, quay cổ để thư
giãn. Ngoài ra, còn khởi động lưỡi, khởi động môi để bộ phận phát âm có tác dụng tốt cho việc xử lí thuận lợi các
loại ngôn ngữ SV trong mỗi buổi học hợp xướng, cần vận động cơ thể để thích ứng hiệu quả.
Khởi động giọng cũng là một khâu quan trọng, giúp cho giọng hát vang, khỏe và chuẩn xác hơn. Việc chuẩn bị
tốt các bài khởi động giọng sẽ giải quyết được các vấn đề kĩ thuật hát hợp xướng. Với SV sư phạm, có thể hướng
dẫn các em luyện tập một số mẫu khởi động giọng như sau:
Mẫu 1:
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 172-176 ISSN: 2354-0753
174
Yêu cầu: hát nhấn vào từ “mi”, nguyên âm “ô” mở miệng trước, lưỡi bám nhẹ vào hàm răng dưới, sau đó giữ
nguyên khẩu hình và đẩy hơi từ bụng ngắn, gọn, linh hoạt.
Mẫu 2:
Yêu cầu: hát tốc độ vừa phải, từ âm trầm đến âm cao lên dần nửa cung đến độ cao thích hợp (với bè cao), xuống
dần nửa cung đến độ cao thích hợp (với bè trầm). Cần chú ý ở nốt đầu phách đặt âm thanh nhẹ nhàng, nốt sau liền
với nốt trước, nối từ âm nọ sang âm kia, nốt cao nhất phải mở rộng phía trong miệng, đẩy hơi liên tục, đều đặn không
thay đổi vị trí âm thanh.
Khi khởi động giọng, SV cần theo sự điều khiển của chỉ huy (giảng viên) về cách ngắt lấy hơi, hát với âm lượng
vừa phải. Ngoài luyện chính xác cao độ, tiết tấu, các em luôn phải lưu ý cách vận dụng hơi thở đẩy ra đều đặn, tránh
hát to, tránh hát gằn tiếng. Giảng viên cũng cần hướng dẫn SV mở khẩu hình to tròn vừa phải. Nếu mở khẩu hình
quá rộng, âm thanh phát ra sẽ không tròn tiếng; nếu mở khẩu hình khép nhỏ thì không đủ độ vang, âm thanh thiếu rõ
ràng, mạch lạc. “Kĩ thuật khẩu hình là cơ sở tạo nền để bật âm thanh một cách gọn gàng, linh hoạt, các phụ âm kết
hợp với lối hát mở dựa trên nguyên âm là một yêu cầu cốt lõi không thể thiếu đối với hát lời Việt.” (Trần Ngọc Lan,
2011, tr 55). Khi hát, miệng cần mở vừa phải, hàm dưới rơi xuống và vòm miệng trên cố gắng nhấc cao. Cần tránh
hàm cứng và môi bất động sẽ làm cản trở của việc phát âm và nhả chữ.
Ngoài rèn luyện hơi thở và khởi động giọng, việc rèn luyện hát chuẩn tiết tấu cũng rất cần thiết. Đây là một yêu
cầu không thể thiếu đối với người học âm nhạc nói chung và hát hợp xướng nói riêng. Trong dàn hợp xướng, chỉ cần
một thành viên hát sai về tiết tấu (hát trước hoặc hát sau tập thể), sẽ phá vỡ tính đồng nhất, tính nghệ thuật của tác
phẩm. Là một trong những thể loại mang tính đồng diễn cao, hát hợp xướng đòi hỏi từng thành viên tham gia phải
thể hiện một cách chính xác về tiết tấu mới tạo được sự phối âm hài hòa. Đối với SV sư phạm, khi bắt đầu học hát
hợp xướng thì việc rèn luyện kĩ năng hát đúng trường độ tiết tấu cần phải đặc biệt chú trọng. Hát đúng trường độ, tiết
tấu mới đảm bảo được phần hoà thanh của tác phẩm. Thiếu trường độ hoặc hát sai tiết tấu sẽ xảy ra sự xô lệch tiết
nhạc của các bè, không đảm bảo được tính đồng diễn, tạo ra các âm thanh không đúng thành phần của hợp âm. Có
thể hướng dẫn SV luyện tập một số mẫu tiết tấu sau:
Mẫu 1:
Yêu cầu: Khởi động ở tốc độ vừa phải, có thể sử dụng vỗ tay/miệng đọc (nốt đơn từ ping, nốt đen từ pung).
Mẫu 2:
Yêu cầu: Khởi động vừa phải hoặc nhanh. Có thể dùng vỗ tay (nốt đen) và búng ngón tay (nốt móc đơn), hoặc
miệng đọc (nốt đơn từ ping, nốt đen từ pung). Chú ý chỉ huy đánh nhịp để giữ tốc độ, lực độ chung cho dàn hợp
xướng.
Mẫu 1 khởi động nhẹ nhàng, phù hợp với nhiều dạng bài khác nhau; Mẫu 2 phù hợp với dạng tác phẩm vui nhộn
như bài Lý ngựa ô, là tác phẩm có tiết tấu đảo phách, nghịch phách đóng vai trò chủ đạo, giai điệu xuất hiện nhiều
bước nhảy xa và kĩ thuật nảy (staccato):
Để dàn hợp xướng có cùng cảm giác về trường độ của âm thanh, giảng viên nên hướng dẫn SV những động tác
vận động cơ thể phù hợp với tình tiết âm nhạc/theo tiết điệu nào đó phù hợp với tác phẩm. Chẳng hạn, với tác phẩm
Lý ngựa ô có nhiều dạng nghịch phách và đảo phách, giảng viên cần chuẩn bị bài tập vận động hình thể theo tiết tấu
mô phỏng bước chân ngựa phi, hoặc có thể hướng dẫn cho dàn hợp xướng dẫm chân theo phách kết hợp với đọc
nhạc hoặc vỗ theo tiết tấu của bài Luyện tập theo cách này thường xuyên sẽ tạo cho dàn hợp xướng có kĩ năng
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 172-176 ISSN: 2354-0753
175
phối hợp thể hiện tiết tấu đồng đều, và cũng tạo nên tính chủ động hơn trong việc kết hợp biểu cảm âm nhạc với
ngôn ngữ cơ thể.
Nhịp độ là một trong những phương tiện biểu hiện liên quan đến tính chất tác phẩm âm nhạc. Vì vậy, luyện tập
nhịp độ vận động của âm thanh có vị trí quan trọng trong quá trình rèn luyện kĩ năng hát âm chuẩn. Để giữ được tốc
độ đều đặn, ăn khớp của cả dàn hợp xướng đòi hỏi nhịp độ chuẩn xác và nhất quán của giảng viên và SV.
Khi luyện tập, nếu chưa định hình được các mức khác nhau của nhịp độ sẽ mắc những lỗi về nhịp như: gặp những
đoạn nhạc có trường độ kéo dài (nốt trắng, nốt tròn) thường hát chậm lại, ngược lại, những đoạn nhạc có trường độ
ngắn (nốt móc kép, nốt móc đơn) thường hát nhanh lên; gặp chỗ khó về cao độ (quãng giai điệu khó) sẽ lấy hơi tùy
tiện, không thống nhất. Giải quyết sự những vấn đề đó, mỗi giảng viên cần phải thiết kế những bài tập đặc thù, phải
chú trọng đến việc phân chia chi tiết từng chỗ lấy hơi, chỉ dẫn các kiểu lấy hơi (hơi lớn, hơi nhỏ, hơi trộm) và phải
có các bài tập riêng cho việc hát ngân đủ trường độ. Sau khi kiểm tra từng SV/nhóm SV hát đạt yêu cầu, giảng viên
nên hướng dẫn cho từng bè/hai bè và tất cả hợp xướng hát theo sự điều khiển của chỉ huy. Đôi khi có thể thay đổi
tốc độ đánh nhịp để cho dàn hợp xướng tập trung chú ý hát theo sự điều khiển của mình, đó là cách làm cần thiết đối
với các giảng viên dạy học hợp xướng.
2.3.2. Rèn luyện âm chuẩn hoà thanh
Hát hòa thanh là cách hát mà các bè được tiến hành theo các âm chiếu theo chiều dọc, được chồng lên nhau. Cách
hát này sẽ làm cho tất cả các bè có chung lời ca bởi sự thống nhất về trường độ, tốc độ và sắc thái. Các bè sẽ cùng
vận động, cùng ngắt và cùng kết. Ở cách hát này, người nghe dễ cảm thụ âm nhạc, nhưng người hát gặp khó khăn
trong luyện tập. Giai điệu của các bè làm nhiệm vụ hoà thanh sẽ khó hát, khó nhớ, thường phải hát ép thanh điệu
tiếng Việt để phù hợp với các quãng giai điệu của bè.
Để rèn luyện kĩ năng hát chuẩn hoà thanh đạt hiệu quả mong muốn, trước hết, từng SV phải có khả năng hát
chính xác bè của mình và hát hoà giọng với cả dàn hợp xướng. Khi hát, mỗi thành viên trong dàn hợp xướng phải
nghe được các bè khác hát và thực hiện theo sự điều khiển của giảng viên để thể hiện sắc thái tình cảm, sắc thái
cường độ, nhịp độ
Muốn dàn hợp xướng hát hợp âm chính xác, âm lượng cân bằng, giảng viên nên dạy cho SV hát âm chuẩn theo
thứ tự từ hai bè, ba bè rồi bốn bè. Đầu tiên, nên tập hai bè ở những quãng đúng (quãng 4, 5, 8). Đây là những quãng
đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối trong âm nhạc. Sau khi đã thực hành tốt hai bè mới hướng dẫn tập ba bè, bốn bè bằng
những hợp âm ba trưởng/ba thứ và các thể đảo của nó. Cách hát ba bè, bốn bè sẽ được sắp xếp theo kiểu rộng khi
phối hòa âm: ba trưởng, ba thứ, bảy át, bảy giảm.
Ví dụ : Trích Tiếng gọi mùa xuân của L.V.Betthoven; phỏng lời dịch: Vũ Tự Lân.
Ví dụ trên cho thấy, câu nhạc trên do bè nữ cao hát giai điệu, các bè còn lại hát hoà thanh. Bè nam trầm hát toàn
bộ âm khu ngực; bè nam cao cần hát gọn tiếng, tránh đẩy quá nhiều hơi để tránh bị vỡ tiếng, chà xát ép thanh điệu.
Nốt e1 là nốt cao nhất trong âm khu giọng ngực nên cần phải lấy hơi sâu, giữ hơi và đẩy hơi đều đặn để giữ đủ trường
độ, âm thanh không bị “tụt”; bè nữ trầm cần hát bằng giọng hỗn hợp và giọng ngực để tạo âm thanh sẽ đầy đặn, vang;
bè nữ cao cần hát bằng giọng hỗn hợp, âm vực trong một quãng tám (e2 - e1) là các nốt chuyển giọng giữa giọng đầu
và giọng hỗn hợp. Cần chú ý giữ hơi và đẩy hơi đều đặn để các âm vực không có sự thay đổi rõ rệt. Đó là những yêu
cầu về thanh nhạc để tránh khi hát bị bẹt tiếng và không chuẩn xác về cao độ.
Ngoài ra, để câu nhạc trên hát cho đều và có cảm xúc, SV cần hát liền tiếng. Khi hát nên tập trung chú ý về hơi
thở để xử lí các sắc thái cường độ từ mạnh xuống mạnh vừa và vuốt nhẹ dần câu nhạc, tuyệt đối không lấy hơi chậm
bằng một phách để tránh làm cho câu nhạc đứt đoạn. Trong quá trình cho SV thực hành hát hợp xướng, người chỉ
huy luôn cân bằng vị trí âm thanh trong từng âm vực, cân đối âm lượng giữa các bè (bè nam cao nên hát ở cường độ
mạnh vừa (mf) để tránh át bè nữ cao).
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 172-176 ISSN: 2354-0753
176
Với các tác phẩm hợp xướng viết theo phong cách đương đại, hòa thanh xây dựng không theo hòa âm quãng 3
mà sử dụng ngũ cung tạo thành chồng âm, cần có sự gia công nhiều hơn trong luyện tập. Để chuẩn bị cho SV hát tốt,
giảng viên cần chuẩn bị các bài tập tương ứng với tác phẩm. Các chồng âm nên được xây dựng bắt đầu từ bè bassi
và lần lượt các bè tenori, alti, soprani chồng các quãng có trong tác phẩm. Ngoài ra, cần cho SV hát nhiều lần để tạo
khả năng thích ứng khi nghe và hát chồng âm.
Trích đoạn trong tác phẩm Tự nguyện của Trần Mạnh Hùng cho thấy, bè alti và bè tenori, tiến hành liền bậc với
nhiều biến âm nửa cung kết hợp với một cung tạo thành quãng hòa âm 3 thứ cảm giác buồn, mênh mang, vô định
Với những tác phẩm như vậy, giảng viên nên dựa vào cao độ của đàn piano, cho SV hát lặp lại nhiều lần để “thẩm
thấu” được độ cao của nốt nhạc và cảm nhận chính xác cao độ khi hát. Ngoài ra, cần hướng dẫn cho SV phối hợp,
hỗ trợ nhau rèn luyện một cách kiên trì để cảm nhận tốt âm thanh và tạo được âm chuẩn.
Ví dụ 5: Trích Tự nguyện, nguyên tác :Trương Quốc Khánh; phối âm: Trần Mạnh Hùng.
Như vậy, ngoài việc rèn luyện kĩ năng hát chuẩn hoà thanh còn đòi hỏi SV cần phải nghe và thuộc những bè
khác. Nếu được trang bị khả năng nghe bè khác thì bản thân mỗi SV mới có thể tự điều chỉnh, tự phát hiện những
vấn đề cần thể hiện trong khi hát. Giảng viên có thể phân từng bè của SV ra các nhóm nhỏ để thay phiên nhau hát và
nghe hoà thanh (mỗi nhóm khoảng 4 đến 6 SV). Khi hát cần chú ý về âm lượng cho phù hợp, cách phát âm cho rõ
ràng, tránh bỏ nốt hoặc hát dựa theo các bạn cùng bè. Bên cạnh đó, giảng viên cũng cần phải giao bài, hướng dẫn SV
tự luyện tập bằng cách vừa hát vừa đàn các bè trong tổng phổ hợp xướng.
3. Kết luận
Việc dạy hợp xướng cho SV Sư phạm âm nhạc sẽ đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển môn Âm nhạc trong trường
phổ thông, giúp cho các em có đủ khả năng hát hợp xướng để có thể đảm nhiệm tốt hơn công tác giảng dạy sau này.
Hiện nay, khi mà Hợp xướng được đưa vào môi trường học tập, đã có nhiều hướng nghiên cứu tìm ra những biện
pháp dạy học khác nhau. Tuy nhiên, trước nhiều biện pháp giáo dục âm nhạc vô cùng đa dạng đó, những người trực
tiếp làm công tác chuyên môn cần phải phát huy, nâng cao trách nhiệm, vai trò của mình để hướng tới một lối đi
đúng đắn. Việc hướng tới rèn luyện kĩ năng hát âm chuẩn cho SV hệ ĐHSP âm nhạc là vấn đề mang ý nghĩa căn
bản, quan trọng trong dạy học Hợp xướng hiện nay.
Tài liệu tham khảo
Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ thông môn Âm nhạc (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-
BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT).
Lê Anh Tuấn (chủ biên), Ngu