Nâng cao năng lực tự chủ tài chính của tổ chức phi chính phủ quốc tế tại Việt Nam

Tóm tắt. Tại Việt Nam, số lượng tổ chức phi chính phủ quốc tế ngày càng tăng về số lượng, nhưng nguồn ngân sách hoạt động lại có xu hướng giảm tốc mặc dù tổng nguồn vốn viện trợ cho loại hình tổ chức phi chính phủ đang tăng trên toàn thế giới. Điều này đặt ra cho các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam một bài toán khó: Làm thế nào để vẫn giữ và thu hút được nhiều hơn nguồn ngân sách hoạt động nhằm duy trì và phát triển hoạt động của tổ chức trong giai đoạn này? Bài báo chỉ ra một số những giải pháp mà tổ chức phi chính phủ quốc tế có thể áp dụng nhằm nâng cao tự chủ tài chính thông qua nghiên cứu về Làng trẻ em SOS Việt Nam - một thành viên của Làng trẻ em SOS Quốc tế. Bằng các phương pháp nghiên cứu so sánh đối chiếu, tổng hợp phân tích tài liệu, phỏng vấn sâu, phỏng vấn chuyên gia, phân tích SWOT, nghiên cứu đã đánh giá được năng lực tự chủ tài chính và những giải pháp phù hợp mà SOS Việt Nam có thể thực hiện nhằm tăng cường khả năng tự chủ tài chính trong giai đoạn 2015-2020. Những giải pháp này là những gợi ý nghĩa cho nhiều tổ chức phi chính phủ quốc tế với bối cảnh thực tiễn tại Việt Nam hiện nay.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 22 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao năng lực tự chủ tài chính của tổ chức phi chính phủ quốc tế tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0038 Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2A, pp. 114-120 This paper is available online at NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM Trịnh Phương Thảo Khoa Công tác Xã hội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Tại Việt Nam, số lượng tổ chức phi chính phủ quốc tế ngày càng tăng về số lượng, nhưng nguồn ngân sách hoạt động lại có xu hướng giảm tốc mặc dù tổng nguồn vốn viện trợ cho loại hình tổ chức phi chính phủ đang tăng trên toàn thế giới. Điều này đặt ra cho các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam một bài toán khó: Làm thế nào để vẫn giữ và thu hút được nhiều hơn nguồn ngân sách hoạt động nhằm duy trì và phát triển hoạt động của tổ chức trong giai đoạn này? Bài báo chỉ ra một số những giải pháp mà tổ chức phi chính phủ quốc tế có thể áp dụng nhằm nâng cao tự chủ tài chính thông qua nghiên cứu về Làng trẻ em SOS Việt Nam - một thành viên của Làng trẻ em SOS Quốc tế. Bằng các phương pháp nghiên cứu so sánh đối chiếu, tổng hợp phân tích tài liệu, phỏng vấn sâu, phỏng vấn chuyên gia, phân tích SWOT, nghiên cứu đã đánh giá được năng lực tự chủ tài chính và những giải pháp phù hợp mà SOS Việt Nam có thể thực hiện nhằm tăng cường khả năng tự chủ tài chính trong giai đoạn 2015-2020. Những giải pháp này là những gợi ý nghĩa cho nhiều tổ chức phi chính phủ quốc tế với bối cảnh thực tiễn tại Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Tổ chức phi chính phủ, tổ chức phi chính phủ quốc tế, năng lực tự chủ tài chính, tự chủ tài chính, Làng trẻ em SOS. 1. Mở đầu Tổ chức phi chính phủ quốc tế là một loại hình tổ chức phi chính phủ có phạm vi hoạt động rộng khắp toàn cầu nhằm mục đích cứu trợ và viện trợ cho các nước đang phát triển thông qua việc cung cấp những dịch vụ mà nhà nước chưa muốn hoặc chưa thể cung cấp cho người dân nhằm đảm bảo an sinh xã hội. Sự ra đời của hình thức tổ chức phi chính phủ là một sự tất yếu khách quan khi mà ở mỗi quốc gia dù phát triển hay đang phát triển, những vấn đề xã hội nảy sinh ngày càng nhiều. Trong khi đó, không phải lúc nào nhà nước cũng có thể đảm bảo thực hiện chức năng của mình một cách toàn diện nhất. Viết về loại hình tổ chức này, tại Việt Nam hiện nay có hai cuốn sách nổi bật của tác giả Nguyễn Văn Thanh [5] với nội dung khái quát lịch sử hình thành, phát triển của các tổ chức phi chính phủ quốc tế; nêu lên những đặc trưng nổi bật và những tác động chủ yếu của các tổ chức đối với nền kinh tế, chính trị thế giới; đồng thời tác giả cũng trình bày chính sách mà một số quốc gia áp dụng cũng như những ý kiến đề xuất về chính sách của Việt Nam với các tổ chức phi chính phủ quốc tế. Công trình thứ hai của Nguyễn Đức Cân [6] giới thiệu khái quát về tổ Ngày nhận bài: 5/1/2016. Ngày nhận đăng: 5/5/2016 Liên hệ: Trịnh Phương Thảo, e-mail: thaotrinh87@gmail.com. 114 Nâng cao năng lực tự chủ tài chính của tổ chức phi chính phủ quốc tế tại Việt Nam chức và hoạt động của các tổ chức phi chính phủ trên thế giới, tổ chức phi chính phủ nước ngoài cũng như những dự án mà các tổ chức đang triển khai ở Việt Nam. Tuy đề cập cụ thể và chi tiết về nhiều khía cạnh của tổ chức phi chính phủ quốc tế, nhưng những nghiên cứu trên chưa hề đề cập tới năng lực tự chủ tài chính của loại hình tổ chức này. Ở Việt Nam, năng lực tự chủ tài chính là một khái niệm mới được nhắc đến nhiều trong vài năm trở lại đây, đặc biệt từ khi Chính phủ ra quyết định về tự chủ tài chính cho các cơ quan sự nghiệp. Các công trình nghiên cứu về năng lực tự chủ tài chính có thể kể đến bao gồm: Luận án nghiên cứu cơ sở lí luận và thực trạng về cơ chế tự chủ tài chính của các trường đại học công lập [7]. Từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính ở đơn vị sự nghiệp như hệ thống các trường đại học công. Nguyễn Khánh Tường trong cuốn sách với 144 trang đã nêu lên những nội dung và biện pháp cụ thể để thực hiện tự chủ tài chính ở các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh [8]. Nghiên cứu này đề xuất cách thức xây dựng quy chế thực hiện tự chủ tài chính cho hệ thống các trường cao đẳng, đại học ngoài công lập. Những công trình nghiên cứu trên đều viết về tự chủ tài chính dưới dạng nội dung và cơ chế thực hiện, cũng như những phương án đề xuất để hoàn thiện cơ chế tự chủ hoặc thực hiện tự chủ trong trường học hoặc trong xí nghiệp. Bởi vậy, có thể thấy trong bối cảnh ở Việt Nam, tự chủ tài chính là một hoạt động thực tiễn tự thân của từng tổ chức phi chính phủ, chưa được đề cập hoặc đưa vào trong các nghiên cứu chuyên sâu để hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ phương thức nâng cao năng lực tự chủ tài chính dù chỉ ở khía cạnh lí thuyết. Với ý nghĩa đó, tác giả đã làm nghiên cứu về năng lực tự chủ tài chính của Làng trẻ em SOS Việt Nam - thành viên của Làng trẻ em SOS Quốc tế - một trong những tổ chức phi chính phủ quốc tế nổi bật trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã mở rộng mạng lưới của mình khắp 133 quốc gia trên toàn cầu từ khi được thành lập năm 1949 đến nay. Với mẫu khảo sát này, dựa trên những thông tin thu thập và phân tích, những giải pháp nâng cao năng lực tự chủ tài chính cho SOS Việt Nam chính là những giải pháp mà nhiều tổ chức phi chính phủ quốc tế tại Việt Nam hiện nay có thể áp dụng thực tế. 2. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian 1 năm nhằm đánh giá năng lực tự chủ tài chính của Làng trẻ em SOS Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2014 và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực tự chủ tài chính của Làng trong lộ trình hoạt động đến năm 2020. Nghiên cứu phần nào giúp SOS Việt Nam đưa ra lời giải bài toán tự chủ tài chính mà SOS Quốc tế đặt ra để vừa phù hợp với bối cảnh Việt Nam, vừa phù hợp với tôn chỉ hoạt động và đặc trưng của cả hệ thống tổ chức phi chính phủ quốc tế. Để đánh giá năng lực tự chủ tài chính của Làng trẻ em SOS Việt Nam, bằng phương pháp nghiên cứu tổng hợp phân tích tài liệu, tác giả đã đưa ra bộ khái niệm, đặc trưng về Tổ chức phi chính phủ quốc tế và những đặc điểm cơ bản của năng lực tự chủ tài chính, chỉ số đánh giá năng lực tự chủ tài chính của tổ chức phi chính phủ. Vốn là một loại hình tổ chức phi chính phủ, tổ chức phi chính phủ quốc tế mang đầy đủ những đặc trưng cơ bản của tổ chức phi chính phủ. Thông qua nghiên cứu về 4 đặc trưng, định nghĩa về tổ chức phi chính phủ do Hội đồng Kinh tế và xã hội Liên hợp quốc đưa ra và có chỉnh sửa năm 1950, năm 1996; 5 đặc trưng của tổ chức phi chính phủ do Salamon và Anheier đưa ra cùng những thuật ngữ mà nhiều học giả khác sử dụng mang nghĩa tương đương với tổ chức phi 115 Trịnh Phương Thảo chính phủ như: Tổ chức tự nguyện tư nhân (Private voluntary organization), Tổ chức phi lợi nhuận (Non-profit organization), tổ chức nhân dân (People organization), và dựa trên các khía cạnh về tổ chức phi chính phủ được trình bày trong nhiều hội thảo khoa học tại Việt Nam, có thể thấy tổ chức phi chính phủ được hiểu là một loại hình tổ chức không phải của bất kì chính phủ nào, hoạt động phi lợi nhuận vì mục tiêu xã hội và mang tính tự nguyện của nhân dân [3;15]. Năng lực tự chủ tài chính của các tổ chức phi chính phủ có nhiều đặc điểm khác biệt so với các loại hình tổ chức khác do các đặc tính cơ bản đã trình bày bên trên. Trong khái niệm về năng lực tự chủ tài chính của tổ chức phi chính phủ, bà Katherine Scott đã chỉ ra năng lực này là một loại nguồn lực,của tổ chức như những nguồn lực khác [4] và “được định nghĩa là khả năng tạo ra và quản lí quỹ” [2; 8]. Trong tổ chức phi chính phủ, do hướng tới mục tiêu tạo ra sự tiến bộ xã hội; đồng thời toàn bộ chi phí bỏ ra của tổ chức phi chính phủ chỉ được thu lại bằng thành quả tạo ra sự thay đổi xã hội/ đối tượng mà tổ chức hướng đến, nên nguồn tài chính của tổ chức phi chính phủ không có tính quay vòng như trong tổ chức vì lợi nhuận. Bởi vậy, cần khẳng định khả năng tạo dựng nguồn quỹ là một trong những tiêu chí hàng đầu để đánh giá tính bền vững trong hoạt động của tổ chức [3]. Mặc dù không thể phủ nhận việc tự chủ trong quản lí quỹ cũng là một trong những lí do quan trọng khi các nhà tài trợ, nhà từ thiện quyết định có hay không cung cấp nguồn tài chính trong tổ chức. Nhưng vẫn cần phải khẳng định việc tự chủ tài chính tại các tổ chức này phụ thuộc vào năng lực tự chủ trong tạo dựng nguồn quỹ nhiều hơn so với năng lực tự chủ trong việc quản lí và đầu tư quỹ. Cuối cùng, trong Developing a financing strategy- tập tài liệu do CIVIUS (Liên minh Quốc tế vì sự tham gia của người dân) viết riêng về việc phát triển chiến lược tài chính cho các tổ chức phi chính phủ, năng lực tự chủ tài chính một lần nữa được khẳng định là năng lực đòi hỏi các tổ chức không được phụ thuộc hoàn toàn vào một nguồn tài trợ riêng biệt về tài chính. Nó đòi hỏi các tổ chức cần có nguồn tài chính đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau [1]. Do đó, trong nghiên cứu “năng lực tự chủ tài chính nói đến khả năng tự đảm bảo hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu, sứ mệnh ban đầu khi tổ chức được hình thành thông qua khả năng đảm bảo việc tạo dựng nguồn quỹ của tổ chức mà không phụ thuộc vào một nguồn tài trợ nhất định”. Với cách hiểu khái niệm về năng lực tự chủ tài chính mà nghiên cứu đã trình bày, cùng với lí do nguồn quỹ của các tổ chức phi chính phủ lại có nguồn chính từ các nhà tài trợ, bởi vậy, việc đánh giá năng lực tự chủ tài chính của các tổ chức phi chính phủ có thể hiểu là đánh giá mức độ tổ chức đó đảm bảo nguồn quỹ cho hoạt động mà không phụ thuộc vào nhà tài trợ hay không. Như vậy, sự tự chủ tài chính của tổ chức sẽ dịch chuyển giữa hai thái cực: Tự đảm bảo tài chính 100% hoặc Phụ thuộc nguồn tài trợ 100%. Sự tự chủ tài chính của một tổ chức phi chính phủ sẽ càng cao khi sự phụ thuộc vào nguồn quỹ từ các nhà tài trợ càng giảm. Hay nói cách khác, nguồn quỹ thu được từ việc tự đảm bảo tài chính chiếm tỉ lệ ngày càng lớn trong tổng thu nhập hàng năm của tổ chức, đó là thước đo cho sự tự chủ tài chính của tổ chức. Cũng cần lưu ý, việc đánh giá này sẽ được đánh giá theo chu kì một năm một lần (năm tài khóa). Tuy nhiên, cần có sự phân định rõ giữa những khoản nào được coi là khoản thu nhập phụ thuộc nguồn tài trợ, những khoản nào được coi là khoản thu từ việc tự chủ tài chính. Bởi nói đến cùng, hầu hết tất cả các khoản thu nhập của tổ chức phi chính phủ đều đến từ một nhóm, cá nhân gọi chung là: nhà tài trợ. Trong cẩm nang Types of funding do MANGO (một tổ chức phi chính phủ duy nhất trên thế giới hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ khác quản lí và ổn định nguồn tài chính một cách độc lập) nguồn quỹ của tổ chức phi chính phủ được MANGO phân thành nguồn quỹ hạn chế và nguồn quỹ 116 Nâng cao năng lực tự chủ tài chính của tổ chức phi chính phủ quốc tế tại Việt Nam không hạn chế. Cả hai dạng nguồn quỹ này đều được thu thập phần lớn từ những nhà tài trợ (từ thiện). Tuy nhiên, điểm khác biệt cơ bản chính là: nguồn quỹ hạn chế được huy động từ những nhà tài trợ có cam kết lâu dài cho tổ chức (có thể là những người sáng lập, những đối tác khác. . . ) và từ những tổ chức, cá nhân có cam kết cung cấp tài chính cho việc thực hiện một dự án/ chương trình tổ chức triển khai. Hay nói cách khác, nguồn tài chính này chính là “nguồn tài trợ nhất định”. Bởi vậy, nguồn quỹ hạn chế này thường ổn định, không thay đổi và không đòi hỏi tổ chức phải tự thân vận động và tìm kiếm quỹ theo chu kì thời gian ngắn hạn. Tuy nhiên, những nguồn quỹ này có xu hướng ngày càng bị thắt chặt lại và chỉ đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất cho việc thực hiện hoạt động của tổ chức. Ngược lại, nguồn quỹ không hạn chế tuy cho phép các tổ chức được tự do tài chính hơn, (giống như nguồn tài chính thêm vào với nguồn quỹ hạn chế để đáp ứng tốt hơn nhu cầu hoạt động được tốt hơn), nhưng để có nguồn quỹ này, đòi hỏi tổ chức phải nỗ lực không nhỏ, dành thời gian, tiền bạc và công sức để vận động và xây dựng nguồn quỹ vốn không ổn định trong thời gian dài hạn. Theo MANGO, việc phát triển nguồn quỹ không hạn chế này thành công đến đâu, sẽ trả lời cho câu hỏi tổ chức đó đã tự chủ tài chính được đến đâu. Trong đó, những nguồn tài chính sau đây được coi là nguồn quỹ không hạn chế: • Phí thành viên và hội phí; • Phí sử dụng dịch vụ (ví dụ phí đào tạo, tư vấn. . . ); • Thu nhập từ các hoạt động liên quan đến chuyên môn của tổ chức (ví dụ như bán các ấn phẩm tổ chức phát hành); • Thu nhập từ các hoạt động không liên quan đến chuyên môn của tổ chức (ví dụ như cho thuê văn phòng. . . ); • Thu nhập từ tiền, tài sản hiến tặng; • Tiền, quà tài trợ (mọi hình thức) của các nhà tài trợ cá nhân; • Nguồn tài trợ từ địa phương, chính phủ tại quốc gia mà tổ chức đó có địa bàn (thông qua các lần gây quỹ cộng đồng, sự hỗ trợ về mặt y tế/pháp lí, nguồn tiền/cơ sở vật chất do các doanh nghiệp trao tặng. . . ). Với sự phân định rõ ràng như vậy về loại/ nguồn tài chính (quỹ), có thể đánh giá mức độ tự chủ tài chính của các tổ chức phi chính phủ theo công thức sau: Mức độ tự chủ tài chính = Tổng nguồn quỹ không hạn chế Tổng nguồn quỹ × 100% Như vậy, khi nhìn vào các mục tài chính của một tổ chức, dựa vào công thức tính toán mức độ tự chủ tài chính và việc phân loại các nguồn quỹ hạn chế, nguồn quỹ không hạn chế, mức độ tự chủ tài chính của các tổ chức phi chính phủ là một chỉ tiêu hoàn toàn có thể tính toán thành số liệu cụ thể. Dựa trên kết quả nghiên cứu, đối sánh tài liệu để đưa ra chỉ số đánh giá mức độ tự chủ tài chính của một tổ chức phi chính phủ, nghiên cứu đi sâu vào đánh giá năng lực tự chủ tài chính của Làng trẻ em SOS Việt Nam nhằm làm mẫu khảo sát phục vụ cho mục đích đề xuất giải pháp của đề tài. Bằng phương pháp so sánh, đối chiếu số liệu từ những báo cáo thường niên hàng năm của SOS Quốc tế, Báo cáo phát triển hoạt động của SOS Việt Nam trong giai đoạn 2010-2014, Lộ 117 Trịnh Phương Thảo trình phát triển của SOS Việt Nam trong giai đoạn 2015-2020, và đặc biệt dựa trên kết quả các buổi phỏng vấn sâu với cán bộ quản lí, lãnh đạo, về mức độ tự chủ tài chính của Làng, kết quả thu được như sau: Làng trẻ em SOS Việt Nam luôn nỗ lực thực hiện các hoạt động để đảm bảo năng lực tự chủ tài chính của mình thông qua việc huy động nguồn quỹ không hạn chế từ học phí, ngân sách nhà nước và hoạt động gây quỹ. (Nguồn quỹ hạn chế của Làng được định nghĩa là nguồn ngân sách SOS Quốc tế rót về hàng năm theo dự trù tài chính thường niên). Những hoạt động gây quỹ tỏ ra có tác động tích cực khi các con số thống kê cho thấy trong giai đoạn 2010-2014, Làng trẻ em SOS Việt Nam đã thành công trong việc đảm bảo năng lực tự chủ tài chính một phần (2010-2012: 25.5-27.5%). Mức độ tự chủ trong toàn giai đoạn này có sự bứt phá rõ rệt trong năm 2013, 2014 (tương ứng 33.5 và 36.5%) do sự xuất hiện hiệu quả của Phòng Truyền thông và Phát triển Quỹ. Với tỉ lệ tự chủ lên tới 36,5% trong năm 2014, con số tự chủ 50% vào năm 2020 theo lộ trình phát triển của SOS tại Việt Nam không phải là mục tiêu quá xa vời, nhưng nó cần sự nỗ lực và xây dựng chiến lược phát triển rõ ràng cho Làng trẻ em SOS Việt Nam trong thời gian tới. Bài toán nâng cao năng lực tự chủ tài chính cho Làng trẻ em SOS Việt Nam thực sự cần được giải đáp. Nhưng, bài toán đó chỉ có thể được giải thấu đáo khi tìm kiếm đáp án phù hợp với bối cảnh Việt Nam hiện nay và phù hợp với chiến lược, sứ mệnh chung của toàn bộ các Làng trẻ em SOS trên toàn thế giới. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích SWOT để giúp định vị chính xác hơn Làng trẻ em SOS Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức được đưa ra không chỉ riêng SOS gặp phải, mà phần nhiều trong số đó là những gì mà các tổ chức phi chính phủ quốc tế cũng đang đối mặt trong quá trình hoạt động tại Việt Nam. Trong quá trình tiến tới việc tự chủ tài chính, không chỉ SOS Việt Nam mà nhiều tổ chức khác gặp phải những điểm yếu, thách thức không nhỏ, bao gồm: Sự thiếu hụt về mặt nhân sự và chiến lược phát triển hình ảnh, gây quỹ thông qua các hoạt động PR (Quan hệ công chúng) - đây vốn là đội ngũ/con đường chủ chốt tạo ra sự quan tâm/ hiểu biết của công chúng đến hoạt động của tổ chức, tạo ra sự liên kết nhằm nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ, tạo ra danh tiếng để việc gây quỹ được thuận lợi hơn; sự cạnh tranh giữa các tổ chức phi chính phủ trước các nhà tài trợ, đặc biệt là do sự phát triển rất nhanh về số lượng của các tổ chức trong cùng một lĩnh vực; sự sụt giảm nguồn tài trợ từ các khu vực chính như châu Âu, châu Mỹ, châu Đại Dương do suy thoái kinh tế toàn cầu; sự thiếu linh hoạt trong việc chủ động xây dựng hoạt động do bị chi phối bởi tổ chức “mẹ”; sự kìm hãm bởi đặc trưng “phi lợi nhuận” vốn hay được hiểu theo nghĩa đen bởi một số nhà quản lí/ lãnh đạo về tổ chức phi chính phủ quốc tế. Trên cơ sở những phân tích khách quan về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của tổ chức SOS tại Việt Nam, nghiên cứu đề xuất những giải pháp tận dụng được những thế mạnh, cơ hội của Làng; đồng thời giúp hạn chế được những điểm yếu, giải quyết được phần nào những thách thức mà Làng phải đương đầu để những giải pháp đó thực sự giúp Làng trẻ em SOS Việt Nam xây dựng một chiến lược tự chủ tài chính bền vững đến năm 2020. Trong số những giải pháp được đề xuất dựa trên việc sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia về tính hiệu quả của giải pháp, một số giải pháp sau đây có thể được áp dụng rộng rãi cho nhiều tổ chức phi chính phủ quốc tế tại Việt Nam nói chung và các tổ chức khác hoạt động mục tiêu vì cộng đồng, xã hội nói riêng. Những giải pháp đó bao gồm: - Xây dựng bộ phận/ phòng chịu trách nhiệm làm Truyền thông và phát triển Quỹ tại tổ chức. Truyền thông là con đường ngắn nhất để đến với công chúng, các tổ chức, các đối tượng thụ 118 Nâng cao năng lực tự chủ tài chính của tổ chức phi chính phủ quốc tế tại Việt Nam hưởng, những tình nguyện viên. . . mà có liên quan đến tổ chức trong quá khứ, hiện tại hoặc tương lai. Thêm một bộ phận quản lí việc truyền thông và gây quỹ tạo ra tính chuyên nghiệp trong việc hình thành năng lực tự chủ tài chính của tổ chức một cách chủ động và thường xuyên. Bộ phận này hoạt động thành công, sẽ đảm bảo sự bền vững về mặt tài chính cho các hoạt động/ chương trình mà tổ chức thực hiện. Các giải pháp truyền thông cần đa dạng từ trực tuyến đến việc tổ chức các chương trình gây quỹ, sử dụng các ấn phẩm, clip, bài báo, bộ phim, gương mặt đại diện. . . Các giải pháp gây quỹ cần linh hoạt cho cá nhân, tổ chức trong hình thức đóng góp (bằng tài chính, hiện vật, sự hỗ trợ tình nguyện. . . ), thời gian đóng góp, phương thức tài trợ. . . - Xây dựng kế hoạch và thực hiện chương trình tuyển tình nguyện viên một cách chuyên nghiệp. Nguồn lực tình nguyện viên là một nguồn lực chủ chốt được huy động từ cộng đồng mà không nhiều tổ chức tận dụng/ hoặc e ngại tận dụng nguồn lực này do một số đặc tính của nguồn lực tình nguyện. Tuy nhiên, việc sắp xếp và phân loại công việc có thể thuê ngoài để sử dụng nguồn tình nguyện viên là một phương thức mở rộng hoạt động và giảm thiểu chi phí hiệu quả cho các tổ chức phi chính phủ vốn có nguồn kinh phí không thực sự dồi dào. - Linh hoạt xây dựng, phát triển các hoạt động có thu liên quan đến hoạt động của tổ chức. Thông thường, các tổ chức phi chính phủ trong nước thường dễ đưa quyết định thực hiện một chương trình có thu hơn các tổ chức vốn là thành viên của một tổ chức phi chính phủ quốc tế. Nhiều nhà lãnh đạo của các tổ chức phi chính phủ quốc tế tại Việt Nam e ngại thuộc tính “phi lợi nhuận” nên thường tránh né các hoạt động “thu lợi”. Thêm vào đó, sự thiếu linh hoạt trong việc tự tổ chức hoạt động do phụ thuộc vào tổ chức mẹ (thường ở quốc gia khác ngoài Việt Nam) khiến cho việc phát triển các hoạt động có thu là khó xảy ra. Tuy nhiên, đây là một hướng đi mới được đề xuât bởi chỉ có việc tự mình tạo ra lợi nhuận mới đảm bảo sự nuôi sống bền vững của chính bản thân tổ chức đó. Tất nhiên, lợi nhuận ở đây cần được hiểu là lợi nhuận không phân phối, tức là không có bất kì khoản lợi nhuận ròng nào được phân phối cho lợi ích của thành viên sáng lập, ban điều hành, nhân viên. . . hoặc bất kì ai trừ các khoản bồ
Tài liệu liên quan