Nét tương đồng về điều kiện tự nhiên – Cơ sở quan trọng gắn kết mối quan hệ Hủa Phăn (Lào) và Sơn La (Việt Nam)

Tóm tắt. Hủa Phăn và Sơn La có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, văn hóa và xã hội. Điều kiện đó đã tạo nên mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời giữa nhân dân các dân tộc Hủa Phăn và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam, mối quan hệ đó ngày càng được củng cố và không ngừng phát triển. Những nét tương đồng về điều kiện tự nhiên như: vị trí địa lí, địa hình, sông ngòi, khí hậu, sinh vật. . . đã có tác động rất lớn đến quan hệ đó trên các phương diện kinh tế, văn hóa, chính trị, an ninh quốc phòng. Hai tỉnh Hủa Phăn, Sơn La đều rất chú ý đến các yếu tố này trong quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai bên. Điều đó đã thúc đẩy, gắn kết mối quan hệ tốt đẹp, thủy chung giữa hai tỉnh, hai nhà nước Lào, Việt Nam.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 250 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nét tương đồng về điều kiện tự nhiên – Cơ sở quan trọng gắn kết mối quan hệ Hủa Phăn (Lào) và Sơn La (Việt Nam), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2013, Vol. 58, No. 2, pp. 107-113 This paper is available online at NÉT TƯƠNG ĐỒNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – CƠ SỞ QUAN TRỌNG GẮN KẾT MỐI QUAN HỆ HỦA PHĂN (LÀO) VÀ SƠN LA (VIỆT NAM) Đặng Thị Hồng Liên Khoa Sử - Địa, Đại học Tây Bắc Tóm tắt. Hủa Phăn và Sơn La có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, văn hóa và xã hội. Điều kiện đó đã tạo nên mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời giữa nhân dân các dân tộc Hủa Phăn và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam, mối quan hệ đó ngày càng được củng cố và không ngừng phát triển. Những nét tương đồng về điều kiện tự nhiên như: vị trí địa lí, địa hình, sông ngòi, khí hậu, sinh vật. . . đã có tác động rất lớn đến quan hệ đó trên các phương diện kinh tế, văn hóa, chính trị, an ninh quốc phòng. Hai tỉnh Hủa Phăn, Sơn La đều rất chú ý đến các yếu tố này trong quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai bên. Điều đó đã thúc đẩy, gắn kết mối quan hệ tốt đẹp, thủy chung giữa hai tỉnh, hai nhà nước Lào, Việt Nam. Từ khóa: Hủa Phăn, Sơn La, Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Đảng Cộng sản Việt Nam, mối quan hệ, tương đồng, điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội. 1. Mở đầu Quan hệ Lào - Việt luôn được quan tâm vun đắp bởi hai Đảng, hai nhà nước vì sự phát triển của cả hai quốc gia. Nằm trong chủ trương đó, Hủa Phăn (Lào) và Sơn La (Việt Nam) là hai tỉnh có chung đường biên giới đã phát huy quan hệ hợp tác toàn diện và đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần hun đúc tình đoàn kết hữu nghị Việt – Lào. Một trong những cơ sở quan trọng tạo nên mối gắn kết bền chặt đó chính là nét tương đồng về điều kiện tự nhiên giữa hai tỉnh. Bài viết này nhằm thống kê, so sánh và phân tích tác động của sự giống nhau về vị trí địa lí, địa hình, sông ngòi, khí hậu. . . đến quan hệ giữa Hủa Phăn và Sơn La. Ngày nhận bài 21/12/2012. Ngày nhận đăng 25/2/2013. Liên lạc Đặng Thị Hồng Liên, e-mail: liendhtb@gmail.com 107 Đặng Thị Hồng Liên 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên tỉnh Hủa Phăn (Lào) Vị trí địa lí: Tỉnh Hủa Phăn (Houaphan) nằm ở phía đông bắc nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, trên vĩ tuyến 19048’ vĩ độ Bắc và ở khoảng giữa kinh độ 1030 - 1050 Đông. Phía Đông và phía Bắc có đường biên giới tiếp giáp với 3 tỉnh của nước Việt Nam: Sơn La 210 km, Thanh Hoá 296 km và Nghệ An 53 km; phía Tây Bắc giáp với tỉnh Luông Pha Bang, phía Tây Nam giáp với tỉnh Xiêng Khoảng. Hủa Phăn có chiều dài biên giới với Việt Nam 559 km. Tỉnh lỵ là Sầm Nưa (Sam Neua). Diện tích tỉnh Hủa Phăn 16.500 km2 [6;11]. Địa hình: Địa hình của Hủa Phăn chủ yếu là rừng núi, có nhiều thung lũng và các khe suối nhỏ và vừa, có dòng sông Mã chảy từ huyện Sông Mã (Sơn La) qua Hủa Phăn và lại chảy về tỉnh Thanh Hoá của Việt Nam. Đất đai màu mỡ, phù hợp với việc phát triển cây lương thực. Rừng che phủ phần lớn diện tích của tỉnh. Tổng diện tích rừng 645.400 ha, diện tích rừng tự nhiên 37.600 ha, diện tích đất trồng trọt khoảng 376.400 ha. Trong đó, diện tích ruộng có hơn 7.000 ha (năm 1985), ngoài ra là đất đồi núi trọc và đất dốc đan xen nhau trùng điệp từ Bắc tới Nam. Sông ngòi: Hủa Phăn có hệ thống sông suối dày đặc, con sông lớn nhất ở tỉnh Hủa Phăn là Sông Mã, chảy qua phía Tây của tỉnh, bắt nguồn từ Kốc Phắc Mạ thuộc tỉnh Sơn La (Việt Nam), chảy qua huyện Xiềng Khọ (tỉnh Hủa Phăn) dài 80 km, rồi chảy vào tỉnh Thanh Hoá (Việt Nam) dài 470 km. Sông Nặm Nơn bắt nguồn từ khu vực Buôm Phạt, Buôm Thang huyện Viêng Thoong dài 500 km, chảy qua huyện Hủa Mương 80 km, các con sông, con suối trên phần lớn đều chảy về Việt Nam và ra biển, chỉ có suối Nặm Khan chảy vào sông Mê Kông. . . Khoáng sản: Hủa Phăn là tỉnh giàu có về tài nguyên khoáng sản, dưới lòng đất có nhiều loại khoáng sản quý như: mỏ măng gan ở thị trấn Viêng Xay, mỏ kẽm ở bản Xăm Nửa, mỏ quặng ở Ta Ẹm, Ta Puôm, mỏ ngọc bản Đon, mỏ chì ở Mương Kút, mỏ vàng ở Na Năng (Xăm Tạy). Sinh vật: Tài nguyên rừng của tỉnh Hủa Phăn cũng khá phong phú với nhiều loại có giá trị như: gỗ pơ mu, đinh hương, nghiến, thông, lát... cây thả cánh kiến trắng, cây mây... Ngoài ra còn có các loại cây thân cỏ, thân dây rất phong phú dùng làm hàng hoá, làm thuốc nam chữa bệnh. Rừng ở tỉnh Hủa Phăn những năm 1950-1960 trở về trước có rất nhiều loại thú rừng như: voi, hổ, bò tót, gấu, hươu, nai, khỉ, vượn, gà rừng, chim trĩ, sóc, nhím. . . nhưng cho đến nay, các loại thú rừng tự nhiên đã bị giảm đi đáng kể do chiến tranh tàn phá và con người săn bắn nhiều, có loài đã bị tuyệt chủng. Khí hậu: Hủa Phăn là tỉnh miền núi, nằm ở phía Bắc đường vĩ tuyến, có hai khu vực gió thổi tập trung vào từ phía Đông Bắc và phía Tây nên khí hậu mát mẻ quanh năm. Khí hậu của tỉnh Hủa Phăn đa dạng và phong phú, phù hợp với trồng trọt và chăn nuôi, được chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô trùng với mùa đông, bắt đầu từ tháng 11 của năm trước tới tháng 5 năm sau (theo lịch Lào), tức là từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau dương lịch. Mùa mưa trùng với mùa hè, bắt đầu từ tháng 6 - 10 (lịch Lào) tức là 108 Nét tương đồng về điều kiện tự nhiên – cơ sở quan trọng gắn kết mối quan hệ... tháng 7-9 dương lịch. Nhiệt độ trung bình: 200- 250C, nhiệt độ cao nhất từ 30-350, nhiệt độ thấp nhất từ 10-150. Riêng ở dọc các con sông lớn như: sông Mã, trung lưu và hạ lưu Nặm Xăm, Nặm Nơn, Nặm Khan là khu vực thời tiết ấm áp và nóng, có năm nhiệt độ lên đến 34 - 380C, nơi đây phù hợp với việc trồng cây đới nóng như: lúa vụ xuân, bông, mít, xoài, dừa, me, chuối... 2.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên tỉnh Sơn La (Việt Nam) Vị trí địa lí: Tỉnh Sơn La nằm ở phía Tây Bắc nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trên tọa độ địa lí 2003’đến 22002’ vĩ Bắc, 103011’ đến 105002’ kinh Đông; phía Bắc giáp hai tỉnh Yên Bái và Lai Châu (252 km), phía Đông giáp hai tỉnh Phú Thọ và Hoà Bình (135 km), phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá (42 km) và hai tỉnh Hủa Phăn, Luông Pha Bang của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (250 km); phía Tây giáp tỉnh Điện Biên (85 km) [3;31]. Sơn La có diện tích tự nhiên 14.174 km2, bằng 4,2% diện tích cả nước; nằm ở phía tây bắc đồng bằng Bắc Bộ, có vị trí hết sức quan trọng về an ninh - quốc phòng. Quốc lộ số 6 nối Hà Nội - Sơn La - Điện Biên - Lai Châu không chỉ đóng vai trò huyết mạch mà còn là trục giao thông chiến lược cho toàn vùng. Địa hình: Phần lớn địa hình tự nhiên của Sơn La bị chi phối bởi đặc điểm địa chất- kiến tạo, bởi những cuộc vận động địa chấn từ hàng chục triệu năm trước đây đã tạo ra cho Sơn La một vùng rừng núi trùng điệp kéo dài suốt từ tỉnh Hoà Bình đến đỉnh Pha Đin nối liền với tỉnh Điện Biên và Lai Châu, có độ dốc lớn, độ chia cắt mạnh, nhiều núi cao, vực sâu, giao thông trắc trở. Các hệ thống núi lớn có hướng tây bắc - đông nam đã cùng dãy Hoàng Liên Sơn ở phía Bắc kẹp dải cao nguyên đá vôi ở giữa, chia lãnh thổ Sơn La thành lưu vực sông Đà và lưu vực sông Mã. Với trên 80% đất đai là đồi núi đã làm nổi bật lên vị trí quan trọng của nghề rừng trong nền kinh tế của Sơn La, có vai trò phòng hộ đầu nguồn và điều tiết nước, phòng hạn và chống lũ lụt cho đồng bằng Bắc bộ. Đất đai canh tác của Sơn La thuộc lưu vực hai sông lớn là sông Đà và sông Mã, ven sông có đất phù sa. Đặc điểm chung của thổ nhưỡng Sơn La là tầng đất khá dầy, thấm nước tốt, tỉ lệ đạm và lân trong đất cao. Sông ngòi: Sơn La có 2 con sông lớn chảy qua là sông Đà và sông Mã. Sông Mã chảy qua tỉnh Sơn La dài 93 km, rồi chảy sang tỉnh Hủa Phăn. Diện tích lưu vực khoảng 4.000 km2 với 11 phụ lưu. Sông suối và chế độ thủy văn của Sơn La rất giầu tiềm năng thủy điện, trong đó có 57 điểm xây dựng được thủy điện, thực sự là một trong những thế mạnh của Sơn La. Khoáng sản: Sự đa dạng và phức tạp về địa chất đã khiến cho Sơn La rất phong phú về loại hình khoáng sản. Cả tỉnh có khoảng 150 mỏ và điểm quặng khoáng sản đã được phát hiện và đánh giá sơ bộ. Kết quả ban đầu cho thấy, hầu hết các điểm quặng đều có trữ lượng nhỏ. Các loại khoáng sản tỉnh Sơn La giống tương tự hai tỉnh Hủa Phăn và Luông Pha Bang gồm: than, mỏ đồng, mỏ niken - đồng, mỏ sắt, bôxít (tức quặng nhôm), vàng và nguồn nước khoáng của Sơn La khá phong phú, chất lượng tốt. Sinh vật: Lớp phủ thực vật ở Sơn La phổ biến là loại rừng kín xanh ẩm nhiệt đới, 109 Đặng Thị Hồng Liên nằm ở các thung lũng, sườn đồi núi thấp, độ cao dưới 700 mét. Thực vật là những giống loài nhiệt đới có thành phần phức tạp. Rừng nhiều tầng, có nhiều loại cây cao thấp khác nhau. Những cây ở tầng cao rụng lá trong mùa khô. Ở độ cao trên 700 mét là rừng á nhiệt đới. Thực vật chủ yếu ở đây là những loài cây họ sồi, dẻ, dổi và một số cây lá kim. Khí hậu: Vị trí địa lí, độ cao địa hình tạo nên những nét chung và riêng của khí hậu Sơn La. Bên cạnh đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa chí tuyến của miền khí hậu Bắc Bộ, địa phương còn có những nét đặc thù là rét và khô, sương muối xuất hiện khá nhiều. Mùa đông ở Sơn La kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, trong đó tháng 1 là tháng lạnh nhất. Mùa hè kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, nóng nhất tháng 6 -7. 2.3. Một số yếu tố tương đồng về điều kiện tự nhiên tác động đến quan hệ Hủa Phăn - Sơn La Thực hiện đường lối đối ngoại của hai Đảng và hai Nhà nước, tháng 11/1969, tại Viêng Xay (tỉnh Hủa Phăn) đoàn đại biểu cấp cao hai tỉnh Sơn La - Hủa Phăn đã tổ chức hội đàm và ký kết Biên bản ghi nhớ - đây là văn bản hợp tác đầu tiên tỉnh Sơn La tổ chức ký kết với 1 trong 8 tỉnh Bắc Lào, là sự kiện đánh dấu mốc mở đầu mối quan hệ tốt đẹp giữa Hủa Phăn và Sơn La [1;1]. Từ xa xưa đến cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, dưới ách đô hộ của thực dân, phong kiến, các phong trào khởi nghĩa chống thực dân Pháp ở vùng Tây Bắc luôn có sự ủng hộ mạnh mẽ và hiệu quả của nhân dân Lào anh em; vùng rừng núi biên giới Sơn La và Hủa Phăn đã từng là địa bàn hoạt động chủ yếu của các phong trào kháng chiến của nghĩa quân Nguyễn Quang Bích, Lương Bảo Định, Giàng Tả Chay (Chậu phạ Pát Chay). . . Phong trào có lúc đã trở thành cuộc khởi nghĩa rộng lớn của các dân tộc vùng Tây Bắc và Thượng Lào chống kẻ thù chung là đế quốc Pháp. Từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập, quan hệ giữa hai nước lại càng gắn bó bền chặt với nhau hơn bao giờ hết trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập tự do và vì CNXH của hai nước. Như Bác Hồ đã nói "là anh em ruột thịt trong một nhà". Vì vậy Sơn La coi trọng sự giúp đỡ cách mạng Lào không chỉ là nghĩa vụ mà còn là trách nhiệm của tình anh em ruột thịt "Giúp bạn là tự giúp mình". Trong suốt quá trình kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, đã có hàng ngàn chiến sĩ, cán bộ Sơn La ngã xuống ở chiến trường Lào để cùng với nhân dân Lào giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Sự giúp đỡ mọi mặt của nhân dân Sơn La đã góp phần gắn chặt tình đoàn kết đặc biệt anh em Việt - Lào càng vững chắc, trong sáng và thuỷ chung. Bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước đến nay, tỉnh Hủa Phăn luôn duy trì, tăng cường mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với tỉnh Sơn La về : Kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng, văn hóa. . . Mối quan hệ hữu nghị và hợp tác này ngày càng phát triển, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng hai nước cũng như lợi ích và nguyện vọng của nhân dân hai bên. Sợi dây đầu tiên gắn kết mối quan hệ son sắt, thủy chung giữa tỉnh Hủa Phăn và Sơn La chính là một số nét tương đồng về điều kiện tự nhiên như: vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, gianh giới, rừng núi. . . của hai tỉnh. Đây là nhân tố tự nhiên chi phối đến quan hệ 110 Nét tương đồng về điều kiện tự nhiên – cơ sở quan trọng gắn kết mối quan hệ... giữa hai tỉnh... Trước hết trên phương diện vị trí địa lí, Hủa Phăn và Sơn La là hai tỉnh có chung đường biên giới, có nhiều huyện tiếp giáp nhau trải dài trên 210 km. Đường biên giới Hủa Phăn giáp với Sơn La có 11 xã thuộc 4 huyện, trong đó xã Mường Pợ thuộc huyện Viêng Thoong và 10 xã thuộc các huyện Xiềng Khọ, Xốp Bau, Mường Ét tiếp giáp với các huyện Sốp Cộp, Sông Mã, Mai Sơn, Yên Châu và Mộc Châu của tỉnh Sơn La (Việt Nam), cụ thể như sau: Huyện Xốp Bau giáp với huyện Mộc Châu. Ở dọc biên giới có xã Pa Háng, giáp gianh là bản Pà Khổm Nọi. Huyện Xiềng Khọ giáp với huyện Mộc Châu, huyện Yên Châu, Mai Sơn ở dọc biên giới có các xã và bản như sau: xã Phiêng Xá có các bản: Keo Lăng, Ko Dôn, Na Khạng, Kèo Lôm, Phiêng Xá. Xã Moong Nặm có các bản: Pha Loong, Hủa Phu. Xã Na Noong có các bản: Xốp Lung, Phiêng Ten, Co Nghịu. Huyện Mường Ét giáp với huyện Sông Mã, ở dọc biên gới có các xã và các bản như sau: xã Xiêng Khun có các bản: Huổi Sai, Pheng Luông, Đán, Huội Kăng. Xã Huổi Phoọc có bản Huổi Mọ. Huyện Viêng Thoong giáp với huyện Sông Mã, ở dọc biên giới có các xã và bản như sau: xã Mương Kau có bản Chạt. Xã Mương Pợ có bản Xốp Tịu, bản Bông [6;14]. Điểm cần chú ý là đường biên giới chạy từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam qua đường phân thuỷ giữa hai dãy núi chính, có tính chiến lược làm điểm tựa như: Pu Xam Sẩu, Pu Chửn, Pu Giai Thẩu, Pu Khoai, Pu Săn Cạng, Pu Ta Nê, Pu Khau Quang, Núi Pha Luông... Các dãy núi này chính là bộ khung của đường biên giới trùng điệp giữa hai bên, tuy nhiên các dãy núi này làm tăng đầu tư trong việc mở đường giao thông đi lại. Con đường chính thông thương giữa hai tỉnh là quốc lộ 43 chạy từ Mộc Châu qua cửa khẩu Lóng Sập đến Sầm Nưa và đường 22 đi từ cửa khẩu Chiềng Khương qua Mường Ét đi Sầm Nưa. Ngoài ra còn có đường ô tô đi từ Cò Nòi đến Sốp San qua trạm kiểm soát Nà Cài, đường Sốp Cộp qua trạm Lạnh Bánh sang Mường Son. Trên tuyến Biên giới có 23 đường tiểu ngạch, nhân dân hai bên biên giới thường qua lại thăm thân; có 5 con suối chảy qua biên giới là Nà Cay, Huổi Là, Nậm Dinh, suối Bao và suối Không tên. Từ những cửa khẩu chính và thông qua đường tiểu ngạch, nhân dân hai tỉnh thường xuyên đi lại thăm thân thuận tiện. Trong lịch sử lâu đời, nhân dân hai bên biên giới đã có mối quan hệ họ hàng, bạn bè, người cùng bản làng. . . điều này phần lớn là do cư trú tự nhiên. Hàng năm, nhân dân hai bên vẫn đi lại thăm hỏi, kết hôn, trao đổi, buôn bán với nhau trên tình cảm anh em đoàn kết, hữu nghị và ngày càng gắn bó. Tuy nhiên, do Sơn La và Hủa Phăn có vị trí chiến lược trọng yếu về quốc phòng, an ninh, nên các thế lực thù địch luôn có âm mưu tiến hành các hoạt động chống phá cách mạng hai nước; ráo riết thực hiện các âm mưu thâm độc nhằm chia rẽ mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào; lợi dụng địa hình phức tạp và trình độ dân trí còn thấp để tiến hành các hoạt động tuyên truyền, chống phá với các chiêu bài như: Dân chủ, nhân quyền, dân 111 Đặng Thị Hồng Liên tộc, tôn giáo,. . . Thứ hai, do nằm trong một cấu trúc địa chất phức tạp, nên địa hình của Hủa Phăn và Sơn La có điểm chung là những vùng rừng núi trùng điệp, kéo dài, có độ dốc lớn, chia cắt mạnh, nhiều núi cao vực sâu, giao thông trắc trở. Điều này chi phối khá lớn đến nền kinh tế, văn hóa của hai tỉnh. Hủa Phăn và Sơn La đều là những tỉnh miền núi khó khăn về kinh tế, trình độ văn hóa tương đối thấp. Trong quá trình phát triển cần dựa vào nguồn hỗ trợ từ chính phủ là rất lớn. Địa hình tương đồng đã làm cho khí hậu hai tỉnh có rất nhiều đặc điểm giống nhau - Nhiệt đới gió mùa chí tuyến. Tuy nhiên, do Sơn La trực tiếp ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên có ẩm độ mùa đông nhiều và kéo dài hơn, còn Hủa Phăn do chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa nên mùa hè thường nóng bức hơn. Thứ ba, đất đai của Sơn La, Hủa Phăn, đa dạng và phức tạp, phần lớn phát triển trên vùng đá vôi, một số ít phát triển trên đá sa thạch và phiến thạch đã tạo nên nhiều loại đất với đặc điểm sinh thái phong phú cho phép sử dụng đất vào nhiều mục đích khác nhau. Với trên 80% đất đai là đồi núi đã làm nổi bật lên vị trí quan trọng của nghề rừng trong nền kinh tế của cả hai tỉnh. Đặc điểm chung của thổ nhưỡng là tầng đất khá dầy, thấm nước tốt, tỉ lệ đạm và lân trong đất cao. Hai tỉnh đều có hệ thống sông suối dày đặc, trong đó sông Mã là con sông lớn, có giá trị về giao thông và kinh tế bắt nguồn từ Sơn La chảy sang Hủa Phăn. Thứ tư, sự đa dạng và phức tạp về địa chất đã khiến cho Hủa Phăn, Sơn La rất phong phú về loại hình khoáng sản như: mỏ đồng, quặng, bô xít... và tài nguyên rừng như: các loại gỗ, thú rừng, cây thuốc... Chính những nét tương đồng về khí hậu, đất đai, sông suối, tài nguyên khoáng sản đã tác động đến đặc điểm kinh tế hai tỉnh, với nền kinh tế nông - lâm nghiệp là chủ đạo. Vì thế, sự trao đổi buôn bán và hợp tác về khoa học kĩ thuật rất thuận tiện. Mặc dù Sơn La và Hủa Phăn đều là các tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn của Việt Nam và Lào, địa hình bị chia cắt, giao thông còn nhiều trở ngại. Tiềm lực kinh tế và trình độ phát triển vẫn còn ở mức thấp; nguồn ngân sách của tỉnh Sơn La còn hạn hẹp và phụ thuộc nhiều vào nguồn cân đối từ Trung ương trong khi nhu cầu giúp đỡ của tỉnh Hủa Phăn là rất lớn. Đồng thời nét tương đồng về điều kiện tự nhiên cũng tác động sâu sắc đến nền tảng văn hóa của nhân dân hai tỉnh. Văn hóa ứng xử, giao tiếp giữa người Thái (Sơn La) với người Lào (Hủa Phăn) có nhiều điểm tương đồng. Điều này càng được tôn lên nhờ yếu tố ngôn ngữ cùng chung một nguồn gốc. Người Thái trắng ở Sơn La có thể nghe và hiều được tiếng Lào và ngược lại. Đây là nhân tố vô cùng quan trọng gắn kết bền chặt mối quan hệ Hủa Phăn – Sơn La. . . 3. Kết luận Các yếu tố về điều kiện tự nhiên như: vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, sông ngòi, khoáng sản, sinh vật của hai tỉnh Hủa Phăn (Lào), Sơn La (Việt Nam) có nhiều điểm giống nhau. Sự tương đồng này bắt nguồn từ cùng nằm trong một cấu trúc địa chất phức tạp, tự nhiên. Trong quá trình phát triển, nhân dân hai tỉnh Hủa Phăn và Sơn La đều biết tận dụng 112 Nét tương đồng về điều kiện tự nhiên – cơ sở quan trọng gắn kết mối quan hệ... những thế mạnh của điều kiện tự nhiên, đồng thời luôn chú trọng đến vấn đề này trong quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai tỉnh. Đặc biệt với vị trí tiếp giáp nhau, hai bên đã có mối quan hệ hợp tác từ lâu đời, trong cộng cuộc chống ngoại xâm và phát triển kinh tế thời bình. Điều kiện tự nhiên có nhiều điểm giống nhau đã tác động đến quan hệ giữa hai tỉnh, làm tăng thêm tình đoàn kết gắn bó giữa hai tỉnh, hai nhà nước Lào – Việt Nam. Trên cơ sở mối quan hệ hợp tác từ lâu đời, trong thời đại ngày nay, hai tỉnh đều nhận thấy cần tiếp tục vun đắp mối quan hệ hợp tác này ngày càng sâu sắc vì sự phát triển của hai tỉnh nói riêng và vì sự phát triển của hai quốc gia Lào, Việt Nam nói chung. Sự kiện năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam – Lào được tổ chức tại tỉnh Sơn La năm 2012 vừa qua là một minh chứng cho điều nói trên. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ hợp tác với các tỉnh Bắc Lào qua các thời kì. Sở Ngoại vụ tỉnh Sơn La. [2] Báo cáo tổng hợp, đánh giá hiệu quả trong quan hệ hợp tác giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào. Sở Ngoại vụ tỉnh Sơn La. [3] Chu Viết Luân (chủ biên), 2008. Sơn La thế và lực mới trong thế kỉ XXI. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [4] Lương Ninh (chủ biên), 1996. Đất nước Lào – Lịch sử và văn hóa. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [5] Bùi Văn Thanh. Quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào. TL Viện Nghiên cứu Đông Nam Á. [6] Khăm Mon Lư Văn Xay. Tổng hợp tình hình hợp tác giữa Lào –Việt Nam giai đoạn 1948-1975 ở ba huyện dọc Sông Mã, tỉnh Hủa Phăn. [7] Phi-phặc Bun-vi-xiên. Hồi ký về truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân các dân tộc khu vực Mường Son, huyện Viêng Thoong, tỉnh Hủa Phăn. ABSTRACT Natural Similarities promote a close relationship between Hua phan (Laos) and Son La (Vietnam) Hua Phan and Son La have many natural, cultural, and social features in common, which explains the friendly relationship that exists between the people of these two provinces. Under the leadership of the Lao People’s Revolutionary Party and the Communist Party of Vietnam, these bonds have been improved and developed day by day. The similarities in such natural features as location, mography, rivers, climate, biology, etc., have had a great impact on their relationship in terms of economy, culture, politics and security.