Những chiếc đèn cổ cùng “phụ kiện liên quan” có niên đại
2.500 năm, từ thời văn hóa Đông Sơn đến đầu thế kỷ 20
được trưng bày tại triển lãm “Cổ vật quốc gia Việt Nam”,
diễn ra từ tháng 2 đến tháng 5.2013, đang thu hút sự chú
ý của không ít người mê cổ vật và lịch sử.
31 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1505 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ngắm đèn cổ hàng nghìn năm tuổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngắm đèn cổ hàng nghìn
năm tuổi
Những chiếc đèn cổ cùng “phụ kiện liên quan” có niên đại
2.500 năm, từ thời văn hóa Đông Sơn đến đầu thế kỷ 20
được trưng bày tại triển lãm “Cổ vật quốc gia Việt Nam”,
diễn ra từ tháng 2 đến tháng 5.2013, đang thu hút sự chú
ý của không ít người mê cổ vật và lịch sử.
Cổ vật trưng bày gồm có các đèn, chân, phần dưới chân, lồng
đèn từ thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên đến thế kỷ 4 sau
Công nguyên. Những chiếc ít “tuổi” nhất cũng từ thế kỷ 20.
Nếu như văn hóa Đông Sơn chuộng đèn hình người quỳ, hình
voi, bò, hươu thì văn hóa Sa Huỳnh có đặc trưng là đèn
gốm. Thế kỷ thứ 1-10, loại đèn được sử dụng bị giao thoa sắc
nét với văn hóa phương Bắc, gồm có đĩa đèn gốm, đèn gốm
hình tích trà. Còn sang đến thế kỷ 11 - đầu thế kỷ 20, loại
được dùng nhiều là đèn gốm men trắng, men nâu, tượng
người (thời Lý-Trần), đèn đồng chạm cánh sen nổi, đèn có
phần dưới chân đắp rồng nổi tô lam (thời Lê sơ- Mạc).
Một số sản phẩm trong triển lãm:
Triển lãm đèn cổ diễn ra từ tháng 2 đến tháng 5.2013
Có những chiếc từ thời văn hóa Sa Huỳnh như đèn chân cao
và đèn gốm
tìm thấy ở di chỉ Hòa Diêm (Khánh Hòa) cùng có niên đại
2500 đến 2000 năm
Đèn hình người quỳ bằng đồng thuộc văn hóa Đông Sơn
cách 2.500 đến 2.000 năm
Cây đèn hình người quỳ bằng đồng thuộc văn hóa Đông Sơn
có từ thời 2.500 - 2.000 năm
Đèn 3 chân bằng đồng thuộc văn hóa Đông Sơn cũng cách
hiện nay 2.500 đến 2.000 năm
Đèn treo cũng bằng đồng thuộc văn hóa Đông Sơn
Từ trái qua phải: hai chiếc đèn hình tích tà bằng đồng và
gốm từ thế kỷ thứ 1 đến thứ 3,
chiếc bên tay phải là đĩa đèn 3 chân bằng gốm, cùng niên đại
hai chiếc đèn trên
Đèn hình voi bằng đồng thuộc văn hóa Đông Sơn
Du khách nước ngoài thích thú ngắm chiếc chân đèn bằng
gốm hoa lam đắp nổi thời Mạc
(niên hiệu Diên Thành 3 năm 1580)
Đĩa đèn 5 bấc gốm men trắng thời Trần thuộc thế kỷ 13-14
Chân đèn bằng gốm hoa nâu thời Lê sơ từ thế kỷ 15
Từ trái sang: chân đèn bằng gốm hoa lam và đèn chạm nổi
hoa sen bằng đồng.
Cả hai đều có từ thời Lê sơ thế kỷ 15
Phần dưới chân đèn gốm hoa lam thời Mạc (thế kỷ 16)
Chân đèn hình nghê đội chữ Thọ bằng gốm men trắng thời
Lê Trung Hưng, thế kỷ 17
Chân nến đế hình nghê bằng gốm men rạn thời Lê Trung
Hưng niên hiệu Vĩnh Thịnh (1705-1719)
Chân đèn đế hình nghê, gốm men trắng thời Lê Trung Hưng
(thế kỷ 17)
Tượng phỗng dâng đèn bằng đồng (hai chiếc bên trái) và đá
(chiếc bên phải)
thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17-18)
Tượng phỗng dâng đèn bằng đồng, thời Lê Trung Hưng thế
kỷ 17-18
Chân đèn có từ thời Mạc
Đèn trang trí mai, sen, rồng, phượng bằng gỗ sơn thếp, thời
Nguyễn (thế kỷ 19-20)
Chân nến trúc hóa rồng bằng gốm men rạn thời Lê Trung
Hưng, thế kỷ 18-19
Chân đèn hình tòa Cửu Long bằng sắt thuộc thời Nguyễn
(thế kỷ 19-20)
Cấu tạo cơ bản của một chiếc đèn cổ
Du khách thích thú với những cây đèn cổ