TÓM TẮT
Ngày 4-8-1964, Mĩ đã dựng lên cái gọi là “Sự kiện Vịnh Bắc bộ” để leo thang, mở rộng cuộc chiến
tranh xâm lược ra miền Bắc Việt Nam. Mặc dù đây là “sự lừa dối” của chính quyền Lyndon B.Johnson
nhưng sự kiện này trở thành duyên cớ để Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam
lần thứ nhất và chuyển sang chiến lược Chiến tranh cục bộ ở miền Nam Việt Nam. Sự kiện này cũng
mở đầu cho quá trình “sa lầy” của Mĩ trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Theo thời gian, nhiều tư liệu
liên quan đã được công khai và sự thật xoay quanh sự kiện này cũng dần được bộc lộ. Bài viết nhằm
góp phần làm rõ nguồn gốc và tác động của sự kiện này sau 55 năm đã diễn ra.
10 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 628 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự kiện vịnh Bắc Bộ năm 1964: Nguồn gốc và tác động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY
Số 67 (01/2020) No. 67 (01/2020)
Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website:
12
SỰ KIỆN VỊNH BẮC BỘ NĂM 1964: NGUỒN GỐC VÀ TÁC ĐỘNG
The Gulf of Tonkin Incident in 1964: Origin and impacts
TS. Lê Tùng Lâm
Trường Đại học Sài Gòn
TÓM TẮT
Ngày 4-8-1964, Mĩ đã dựng lên cái gọi là “Sự kiện Vịnh Bắc bộ” để leo thang, mở rộng cuộc chiến
tranh xâm lược ra miền Bắc Việt Nam. Mặc dù đây là “sự lừa dối” của chính quyền Lyndon B.Johnson
nhưng sự kiện này trở thành duyên cớ để Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam
lần thứ nhất và chuyển sang chiến lược Chiến tranh cục bộ ở miền Nam Việt Nam. Sự kiện này cũng
mở đầu cho quá trình “sa lầy” của Mĩ trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Theo thời gian, nhiều tư liệu
liên quan đã được công khai và sự thật xoay quanh sự kiện này cũng dần được bộc lộ. Bài viết nhằm
góp phần làm rõ nguồn gốc và tác động của sự kiện này sau 55 năm đã diễn ra.
Từ khóa: Chiến tranh cục bộ, Chiến tranh Việt Nam, Mĩ, Vịnh Bắc Bộ
ABSTRACT
On August 4, 1964, the US erected the so-called "Gulf of Tonkin Incident" to escalate and expand the
aggression war into North Vietnam. Although it was a "deceit" by the Lyndon B. Johnson
administration, this event became an excuse for the US to wage the first North Vietnam destruction war
and move to the Local War Strategy in South Vietnam. It also opened the US "bogs" process during the
Vietnam War. Over time, many documents related to "The Gulf of Tonkin" have been made public and
the truth surrounding this incident has gradually been revealed. The article aims to clarify the origin and
impacts of this event after 55 years it took place.
Keywords: Local War, Vietnam War, US, The Gulf of Tonkin
Đặt vấn đề
Ngày 2-8-1964, Hải quân Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) đụng độ
với tàu khu trục Maddox trong Vịnh Bắc
bộ. Chính quyền Mĩ không có phản ứng gì
về sự kiện này. Tuy nhiên, đêm ngày 4-8-
1964, Mĩ dựng lên “Sự kiện Vịnh Bắc bộ”
khi cho rằng hai tàu khu trục của Mĩ bị Hải
quân VNDCCH “tấn công” trong hoàn
cảnh trời tối hơn đêm 30. Ngày 5-8-1964,
lấy cớ “trả đũa” cho sự kiện Vịnh Bắc bộ,
Không quân và Hải quân Mĩ đã tiến hành
cuộc ném bom, bắn phá nhiều mục tiêu
kinh tế, quân sự ở miền Bắc Việt Nam, mở
đầu cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc
Việt Nam lần thứ nhất. Đầu năm 1965, Mĩ
tiến hành “cuộc chiến tranh kép” (Double
War) ở cả hai miền Nam – Bắc Việt Nam.
Có thể nói, sự kiện Vịnh Bắc bộ đã tác
động trực tiếp đến quyết sách của
Washington đối với Việt Nam. Vậy nguồn
gốc của sự kiện này là gì và tác động của
nó như thế nào đến chính sách của Mĩ?
Email: letunglam@sgu.edu.vn
LÊ TÙNG LÂM TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
13
1. Nguồn gốc sự kiện Vịnh Bắc bộ
(4-8-1964) và sự lừa dối của Chính quyền
Johnson
Ở Việt Nam, sự kiện Vịnh Bắc Bộ
được xem là do Mĩ dựng lên ngày 4 và
ngày 5-8-1964 để có cớ mở rộng chiến
tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ
nhất. Đối với giới cầm quyền Mĩ, bất kì
một sự kiện nào cũng được chuẩn bị từ rất
lâu. Ở đây, chúng tôi sẽ tìm hiểu quá trình
chính phủ Mĩ chuẩn bị (nguồn gốc) cho sự
kiện này.
Trong giáo trình hay sách giáo khoa
Lịch sử (dùng cho học sinh) thường đề cập
quá trình Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại
miền Bắc Việt Nam là từ cuối năm 1964
đến đầu năm 1965. Tuy nhiên, sự thật từ
những năm 60, Mỹ đã bí mật tiến hành
những cuộc tấn công lén lút vào miền Bắc
Việt Nam. Từ đầu, người Mĩ đã nhận thấy
được mối liên hệ mật thiết giữa VNDCCH
với lực lượng Quân giải phóng miền Nam
(LLQGPMN) Việt Nam. Vì thế, chính
quyền Mĩ đã tiến hành nhiều hoạt động bí
mật nhằm kiểm soát và ngăn chặn sự chi
viện của miền Bắc cho Quân giải phóng
miền Nam.
Theo các tài liệu mật của Mĩ đã được
giải mật, từ tháng 2-1961, toán lính biệt
kích đầu tiên (do CIA huấn luyện) mang
mật danh Ares đã mang theo máy truyền
tin và xâm nhập vào miền Bắc Việt Nam
một cách “an toàn”. Sự kiện này mở đầu
quá trình tiến hành chiến tranh lén lút của
Mĩ tại miền Bắc Việt Nam. Từ năm 1962,
“CIA bàn giao việc tổ chức các hoạt động
thâm nhập ở Đông Nam Á lại cho quân đội
Mĩ triển khai trong vòng 18 tháng” (Vũ
Đình Hiếu, 2011, tr.9). Từ tháng 2-1961
đến tháng 10-1967 đã có 52 toán biệt kích
được tung vào các vùng Tây Bắc, Đông
Bắc cho đến Nghệ Tĩnh, biển Quảng Bình
và cả Khe Sanh, Hạ Lào để đột kích miền
Bắc Việt Nam. Kết quả, khoảng 500 lính
biệt kích bị mất tích (chết, lạc trong rừng
sâu do xác định sai toạ độ, hoặc bị bắt)
(Vũ Đình Hiếu, 2011, tr.66). Nhiệm vụ của
những toán biệt kích là xâm nhập bí mật
vào miền Bắc Việt Nam để thu thập thông
tin tình báo và gây rối trong nhân dân.
Đồng thời, Bộ trưởng Ngoại giao
McNamara cũng xác nhận: “các kế hoạch
hoạt động bí mật ở Bắc Việt Nam đã được
chuẩn bị tốt. Các kế hoạch này đã đề ra rất
nhiều hoạt động phá hoại và hoạt động tâm
lý chống lại miền Bắc Việt Nam” (Neil
Sheehan, H.Smith, E.W.Kenworthy, and
F.Butterfield, 1971, tr.273). Không những
thế, Mĩ còn thực hiện nhiều kế hoạch xâm
nhập vào miền Bắc Việt Nam như:
Ngày 15-12-1963, Kế hoạch Tác chiến
34A (OPLAN 34A) được Tổng thống
Johnson phê chuẩn ngày 24-1-1964. Ngày
1-2-1964, Kế hoạch Tác chiến 34A được
triển khai. Hoạt động của Nhóm tác chiến
đặc biệt (SOG) được chia làm 4 nhóm:
nhóm biệt kích dù (vận chuyển bằng đường
không); nhóm yểm trợ đường không; nhóm
biệt hải (vận chuyển bằng đường biển) và
nhóm tâm lý chiến (Sedgwick Tourison,
2004, tr.214). Trên lý thuyết, SOG sử dụng
chiến thuật chiến tranh không quy ước để
vừa quấy rối, làm suy yếu nền kinh tế miền
Bắc Việt Nam, vừa tổ chức xâm nhập, bắt
cóc con tin khai thác tin tức, phá hoại,
tuyên truyền, thu thập tin tức tình báo và
phản gián.
Trong Bị vong lục gửi Tổng thống
Johnson ngày 7-1-1964, McBundy đã nêu
lên một Kế hoạch cho các hoạt động bí mật
nhằm “Tăng cường các hoạt động phá hoại
ở miền Bắc Việt Nam bằng lực lượng
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 67 (01/2020)
14
của Việt Nam Cộng hòa (VNCH)” (John
P.Glennon (General Editor), 1992, tr.4). Rõ
ràng, từ đầu những năm 1960, Mĩ và Chính
quyền Sài Gòn (CQSG) đã lén lút tiến hành
cuộc chiến tranh phá hoại tiềm lực kinh tế,
gây rối xã hội ở miền Bắc Việt Nam. Mục
tiêu của Mĩ cùng CQSG là làm giảm nhuệ
khí của quân và dân miền Bắc Việt Nam.
Không những thế, các Kế hoạch tấn
công bí mật trên biển (DESOTO) được Mĩ
thực hiện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban
cố vấn Hải quân Mĩ (AND). Mục tiêu
chính của DESOTO là “xác định tất cả
radar ven biển, giám sát con đường viện
trợ, xâm nhập của VNDCCH cho Việt
cộng ở miền Nam”(The Truth Abouth
Tonkin) dọc theo bờ biển Bắc bộ. Theo kế
hoạch DESOTO, Mĩ dùng tàu hải quân
tuần tra ở Vịnh Bắc bộ nhằm thu thập
thông tin về hệ thống radar của miền Bắc
Việt Nam, thu thập thông tin của tình báo
quân đội, và tiến hành một cuộc "biểu
dương lực lượng" (Sanford Wexler, 1990,
tr.82). Như vậy, âm mưu tấn công ra miền
Bắc Việt Nam nhằm phá hoại từ bên trong
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và
ngăn chặn sự chi viện về mọi mặt của
VNDCCH cho LLQGPMN Việt Nam đã
được tiến hành từ rất sớm. Hàng trăm toán
biệt kích, những hoạt động Biệt Hải
(OPLAN 34A), tâm lý chiến, tuần tra
DESOTO được Mĩ và CQSG lén lút
thực hiện nhằm chống lại cuộc kháng chiến
của nhân dân Việt Nam và bảo vệ cho
CQSG.
Tuy nhiên, kết quả mong đợi của
người Mĩ đã không thành hiện thực. Cuộc
kháng chiến của nhân dân miền Nam giành
nhiều thắng lợi quan trọng từ Phong trào
Đồng Khởi (đầu năm 1960) đến chiến
thắng Ấp Bắc (tháng 1-1963) cùng nhiều
thắng lợi khác trên mặt trận chống, phá Ấp
Chiến lược. Thực tế này đặt Chính quyền
Sài Gòn trước nguy cơ thất bại. Tháng 8-
1961, Theodore H.White cho rằng “tình
hình (Nam Việt Nam - ND) xấu đi hầu như
mỗi tuần. Du kích giờ đây kiểm soát toàn
bộ vùng đồng bằng phía Nam, đến nỗi tôi
không tìm thấy một người Mĩ nào muốn
dùng xe chở tôi ra ngoài phạm vi Sài Gòn
(cho dù vào ban ngày) mà không có sự hộ
tống của quân đội” (Lê Phụng Hoàng,
2008, tr.219). Thậm chí, Mc Namara còn bi
quan khi cho rằng, “khả năng nắm giữ
quyền lực của Khánh (1) chỉ là 50/50,
CQSG mang nhiều triệu chứng của chủ
nghĩa thất bại (Defeatism)” (Mc Namara,
1995, tr.157). Quân đội Sài Gòn đào ngũ
với số lượng lớn và không ngừng tăng lên.
Trong khi đó, LLQGPMN đang ngày càng
lớn mạnh. Trong số đất của 22/43 tỉnh ở
Nam Việt Nam, Việt cộng kiểm soát đến
50% hoặc nhiều hơn thế, bao gồm 80% ở
Phước Tuy, 90% ở Bình Dương, 75% ở
Hậu Nghĩa, 90% ở Long An (John
P.Glennon (General Editor), 1992, tr.155).
Như vậy, những hoạt động lén lút đã không
mang lại kết quả nào đáng kể. Ngược lại,
hầu như những lực lượng xâm nhập vào
miền Bắc Việt Nam đều bị bắt, bị xử tội và
gây ra thiệt hại nặng nề cho Mĩ và CQSG.
Trước tình hình này, giới quân sự Mĩ
mong muốn Tổng thống Lyndon B.Johson
phải có những chính sách quyết liệt hơn đối
với VNDCCH. Họ muốn Tổng thống cho
mở cuộc tấn công công khai ra miền Bắc
Việt Nam. Ngày 16-3-1964, McNamara -
Bộ trưởng Quốc phòng Mĩ đã gửi cho Tổng
thống Johnson một báo cáo và nêu rõ Mĩ
cần phải “chuẩn bị ngay lập tức để có được
tư thế khi được báo cáo trước 72 giờ là có
thể tiến hành toàn bộ các “hoạt động kiểm
LÊ TÙNG LÂM TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
15
soát biên giới” (Border Control Actions)
với Lào và Campuchia, các “hoạt động trả
đũa” (Retaliatory Actions) chống miền Bắc
Việt Nam và chuẩn bị tư thế khi được báo
trước 30 ngày là có thể tiến hành chương
trình “gây sức ép” quân sự công khai từng
bước chống miền Bắc Việt Nam” (Neil
Sheehan, etc..1971; John P.Glennon
(General Editor), 1992, tr.167).
Ngay hôm sau, ngày 17-3-1964, trong
Bị vong lục Hành động An ninh Quốc gia
(NSAM) 288, Mĩ muốn cho VNDCCH biết
“họ phải trả giá đắt nếu tiếp tục can thiệp
vào miền Nam Việt Nam” (George
Herring, 1996, tr.131). Bên cạnh đó, các
quan chức dân sự cũng cho rằng “một nước
nhỏ bé như Việt Nam, với một nền công
nghiệp nhỏ xíu vừa ra khỏi chiến tranh
Đông Dương lần thứ nhất, sẽ không muốn
hi sinh sức sống của nền kinh tế non trẻ để
hỗ trợ cuộc nổi dậy ở miền Nam” (Earl
H. Tilford, 1991, tr.92). Như vậy, chúng ta
nhận thấy hầu như cả giới quân sự, dân sự
của Mĩ đều muốn mở rộng việc tiến hành
ném bom miền Bắc Việt Nam để góp phần
quan trọng làm suy giảm sự chi viện của
VNDCCH cho LLQGPMN. Vấn đề chính
bấy giờ là Mĩ phải tạo ra một cái cớ để phá
hoại miền Bắc Việt Nam. Hội đồng Tham
mưu trưởng Liên quân Mĩ đề nghị Tổng
thống Johnson nên có “một chiến dịch
khiêu khích Bắc Việt Nam” (Mai Thắng,
2011) để có thể công khai tấn công vào
VNDCCH.
Từ tháng 7-1964, Mĩ phái các tàu
chiến đến Vịnh Bắc Bộ để “tuần tra”. Ngày
1 và ngày 2-8-1964, Tàu khu trục hạm
Maddox 731 tiến qua khu vực Đèo Nga,
Hòn Ngư và tiến vào vùng biển thuộc hải
phận của VNDCCH, lực lượng Hải quân
VNDCCH gồm các đội tàu phóng lôi đã
trực tiếp tiến ra nghênh chiến khi USS
Maddox tiến đến vùng biển Thanh Hóa.
Sau đó, đụng độ đã diễn ra, kết quả mà hai
bên đều xác nhận, có một chiếc ca nô tuần
duyên của Việt Nam đã bị loại khỏi vòng
chiến, còn khu trục hạm Mỹ thì chẳng hề
xây xước thiệt hại gì, chính phủ Mỹ quyết
định không phản ứng về vụ việc này. Thế
nhưng, ngày 4 và 5-8-1964, Mĩ đã dựng lên
“một cuộc tấn công giả tạo” trong Vịnh
Bắc bộ khi cho rằng hai tàu khu trục
Maddox và Turner Joy đang hoạt động trên
vùng biển cách bờ biển miền Bắc Việt
Nam 100km thì bất ngờ bị tấn công trong
hoàn cảnh trời “tối hơn đêm 30” và những
chứng cứ về một cuộc tiến công vẫn chưa
đủ chính xác. John J. Herrick - Thuyền
trưởng tàu Maddox cho rằng, trong hoàn
cảnh “sấm sét và mưa gió giật làm giảm
tầm nhìn và tăng chiều cao những con
sóng đến 6 feets thì hoạt động tầm xa
để tìm kiếm trên không của radar tàu
Maddox và cả radar kiểm soát hỏa lực của
tàu Turner Joy đều không hoạt động” (The
Truth Abouth Tonkin). James B.Stockdale
- phi công trên máy bay Ticonderoga đang
bay trên tàu Maddox (năm 1964) ở độ cao
dưới 2.000 feets cũng tuyên bố rằng “tôi đã
có chỗ ngồi tốt nhất trong buồng lái để
quan sát sự kiện và tàu khu trục của chúng
tôi chỉ bắn vào các mục tiêu ảo Không
có gì ở đó ngoài nước đen và hỏa lực Mĩ”
(The Truth Abouth Tonkin). Thậm chí,
John J.Herrick cũng thấy “nghi ngờ về tin
tức đã báo cáo về các vụ nổ ngư lôi. Thực
tế, tàu Maddox không nhìn thấy gì” (Peter
A. Poole, 1986, tr.160; Nguyễn Phương
Nam, 2010, tr.175). Cuối cùng, J.Herrick
và B.Stockdale đã kết luận “không có nghi
ngờ gì về những gì đã xảy ra, chúng tôi đã
về để khởi động một cuộc chiến tranh giả
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 67 (01/2020)
16
tạo” (The Truth Abouth Tonkin). Tháng
12-1967, Ủy ban đối ngoại của Thượng
viện Mĩ đã kết luận rằng “sự kiện Vịnh Bắc
bộ do phía Mĩ bày đặt ra thì đúng hơn”
(Anatoly Dobrynin, 2001, tr.210). Như
vậy, những người trong cuộc và Ủy ban
Đối ngoại Thượng viện Mĩ đều phủ nhận
cái gọi là “cuộc tấn công” của VNDCCH
vào hai tàu Maddox và Turner Joy của Mĩ
trong Vịnh Bắc Bộ (ngày 4 và 5-8-1964).
Thậm chí, McNamara khi được hỏi về sự
kiện này thì ông ta cũng hoài nghi về khả
năng xảy ra của nó. Đây là một cái cớ để
Mĩ công khai ném bom phá hoại miền Bắc
Việt Nam. Tuy nhiên, sự kiện Vịnh Bắc Bộ
vẫn được giới cầm quyền và Quốc hội Mĩ
xem là “sự thật” và họ đã sẵn sàng cho một
cuộc ném bom trả đũa miền Bắc Việt Nam.
2. Tác động của sự kiện Vịnh Bắc bộ
tháng 8-1964
Từ đầu năm 1964, giới chức Mĩ đã đặt
vấn đề phải mở rộng cuộc chiến tranh ra
miền Bắc Việt Nam. Ngày 22-1-1964,
Tham mưu trưởng liên quân (TMTLQ) quả
quyết rằng “để giành thắng lợi, Mĩ phải sẵn
sàng gạt sang một bên những áp đặt đang
hạn chế cố gắng của chúng ta, và phải có
những hành động táo bạo hơn dù có thể có
những rủi ro lớn hơn” (Neil Sheehan,etc,
1971, tr.274). Hành động táo bạo hơn mà
giới cầm quyền Mĩ muốn là phải tăng
cường lực lượng quân sự Mĩ tại miền Nam
Việt Nam và ném bom phá hoại miền Bắc,
từng bước leo thang và mở rộng cuộc chiến
tranh Việt Nam. Do đó, lấy cớ sự kiện
Vịnh Bắc Bộ, Tổng thống Johnson và các
cố vấn đều nhất trí rằng Mĩ phải nhanh
chóng quyết định thực hiện “một trận ném
bom trả đũa chớp nhoáng nhưng kiên
quyết” nhằm vào các căn cứ của các tàu
phóng ngư lôi của miền Bắc Việt Nam
(Charles Fourniau, 2007, tr.122). Thậm
chí, Johnson còn đỗ lỗi hoàn toàn cho
VNDCCH khi tuyên bố “những hành động
mới nhất của Bắc Việt đã đưa ra một sự
thay đổi nghiêm trọng đối với tình hình ở
Đông Nam Á và khẳng định rằng tất cả các
cuộc tấn công như vậy sẽ được đáp trả”
(The Tonkin Gulf Incident). Rõ ràng, chính
quyền Johnson đã dàn dựng lên Sự kiện
Vịnh Bắc Bộ để từ lấy lý do tấn công, mở
rộng chiến tranh ra miền Bắc Việt Nam.
Ngày 5-8-1964, lấy cớ “trả đũa” cho
sự kiện Vịnh Bắc bộ, Không quân và Hải
quân Mĩ đã tiến hành các cuộc ném bom,
bắn phá nhiều mục tiêu kinh tế, quân sự ở
miền Bắc Việt Nam. Hành động này được
xem là “sự trả đũa thận trọng" tức thì và
hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu chiến
dịch của Tổng thống để tranh thủ các lá
phiếu và sự ủng hộ của hai đảng cho hành
động của Tổng thống Johnson (Daniel
Ellsberg, 2006, tr.84). Từ trưa ngày 5-8-
1964, nhiều tốp máy bay Mĩ đã ném bom
khu vực Cảng Gianh (Quảng Bình), Lạch
Trường (Thanh Hóa), Cửa Hội (Nghệ An),
Hòn Gai, Bãi Cháy (Quảng Ninh), vv.
Sáng ngày 7-8-1964, Nghị quyết Vịnh
Bắc bộ được Thượng nghị viện thông
qua với 88 phiếu thuận và 02 phiếu chống.
Hai Thượng Nghị sĩ Wayne Morse và
Ernest W.Gruening (Đảng Dân chủ) bỏ
phiếu chống lại; Hạ nghị viện đã nhất trí
thông qua, 416/416 (Sedgwick Tourison,
2004, tr.147). Như vậy, Tổng thống
Johnson đã tranh thủ được sự ủng hộ gần
như tuyệt đối của Quốc hội về chiến tranh
Việt Nam với số phiếu áp đảo 504/506
phiếu. Sự kiện Vịnh Bắc Bộ còn tạo ra một
sự thay đổi quan trọng trong chính sách và
thực trạng chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam.
Thứ nhất, quyền lực của Tổng thống
LÊ TÙNG LÂM TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
17
Johnson được tăng cao khi Quốc hội đồng ý
cho phép Tổng thống Johnson áp dụng mọi
bước đi cần thiết, kể cả sử dụng lực lượng
vũ trang, để chi viện cho bất kì thành viên
hoặc quốc gia nào ở Đông Nam Á. Đây là
lần thứ hai sau sự kiện Trân Châu Cảng
(12-1941), Quốc hội đã thông qua một
Nghị quyết quân sự nhanh chóng và đồng
thuận gần như tuyệt đối. Rõ ràng, sự kiện
Vịnh Bắc Bộ đã góp phần quan trọng tạo
nên một “sự đoàn kết” trong nội bộ chính
quyền Mĩ (vốn đã bất ổn vì chiến tranh Việt
Nam). Tổng thống Johnson được toàn
quyền quyết định trong việc mở rộng chiến
tranh ở Việt Nam nói riêng và Đông Nam
Á nói chung. Đây là điều kiện tiên quyết để
Tổng thống Johnson và nội các công khai
tấn công miền Bắc Việt Nam.
Thứ hai, Mĩ được quyền công khai mở
rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt
Nam. Giới quân sự Mĩ xem việc tấn công
miền Bắc Việt Nam là điều kiện thành hay
bại của Mĩ tại Việt Nam. Ngày 27-1-1965,
McNamara và Mc George Bundy gửi Tổng
thống Johnson một bản báo cáo và nhấn
mạnh rằng “kế hoạch hành động kém hiệu
quả nhất là tiếp tục duy trì vai trò rất thụ
động hiện nay mà cuối cùng chỉ dẫn đến
thất bại và thoát ra khỏi tình cảnh nhục nhã
này trừ khi Mĩ thay đổi chính sách và
các ưu tiên của chúng ta” (Robert
S.McNamara, 1995, tr.171). McBundy và
McNamara cho rằng “đã đến lúc thực hiện
những lựa chọn triệt để hơn” (Robert
S.McNamara, 1995, tr.172). Có thể nói,
bản báo cáo này xác định một đường lối
hành động quyết liệt của Mĩ tại Việt Nam.
Ngày 7-2-1965, McGeorge Bundy đã
gởi cho Tổng thống Johnson một Bị vong
lục cho rằng “cách tốt nhất để tăng thêm cơ
hội thành công ở Việt Nam là phát triển và
thi hành một chính sách trả đũa liên tục
chống lại miền Bắc Việt Nam - bao gồm cả
hành động của không quân và hải quân.
Tuy thương vong của Mĩ có thể nặng
nhưng so với cái giá của sự thất bại ở Việt
Nam thì chương trình này rõ ràng rẻ hơn và
thậm chí giá trị đạt được của cố gắng này
vượt quá tốn kém của nó” (Neil Sheehan,
etc..,1971, tr.423). Như vậy, McBundy đã
phân tích cho Tổng thống thấy được sự lợi
và hại trong các hành động chống lại miền
Bắc Việt Nam. M.Taylor triệu tập các nhà
lãnh đạo chính trị và quân sự chóp bu của
VNCH và thông báo rằng Mĩ sẽ xem xét
đến việc “leo thang” chiến tranh nếu họ có
thể đoàn kết với nhau và ổn định chính
quyền Sài Gòn (George Herring, 1996,
tr.141). Đồng thời, Tổng thống Johnson
còn phê chuẩn việc sẽ tiến hành chiến dịch
ném bom kéo dài miền Bắc Việt Nam với
mật danh Sấm Rền (Rolling Thunder) vào
ngày 20-2-1965.
Ngày 15-2-1965, Tổng thống Johnson
chính thức cho phép chương trình ném
bom kéo dài với mật danh Sấm Rền và
xem “đó là giải pháp duy nhất để nâng cao
tinh thần chiến đấu của quân đội Sài Gòn”
(Tường Hữu, 2005, tr.199). Sấm Rền là
một chiến dịch không kích miền Bắc kéo
dài, cách quãng và tuân theo một số mục
tiêu hạn chế do Tổng thống Johnson
và McNamara đặt ra. Ngày 18-2-1965,
William Bundy cho rằng “một chương
trình tiến công bằng máy bay có mức độ,
có giới hạn và cách quãng cùng tiến hành
với CQSG chống lại khu liên hợp thâm
nhập của VNDCCH” (Neil Sheehan,
etc,1971, tr.429) là một hành động phù
hợp nhất lúc này. Tuy nhiên, Mĩ cũng cho
rằng, “nếu phong trào nổi dậy ở miền Nam
vẫn tiếp diễn với sự hỗ trợ của VNDCCH
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 67 (01/2020)
18
thì các cuộc không kích sẽ được kéo dài
với các nỗ lực cao hơn nữa để chống lại
các mục tiêu phía Bắc vĩ tuyến 19”
(H.R.McMaster, 1997, tr.226), tin rằng
việc gây áp lực có chọn lọc kết