1/ Ba vấn đềkinh tế: sản xuất cái gì? sản xuất nhưthếnào và sản xuất cho ai sẽáp dụng
aChỉáp dụng cho xã hội kém phát triển
bCho tất cảcác xã hội, trong mọi giai đoạn phát triển hay mọi chế độchính trị
cChỉáp dụng cho xã hội tưbản chủnghĩa
dChủyếu cho các xã hội mà nền kinh tếhoạt động theo nguyên tắc kếhoạch hoá tập
trung
2/ Đường cầu hàng hoá X cho biết
aBao nhiêu hàng hoá X sẽ được chi mua tại mức giá cân bằng
bSốlượng hàng hoá X được mọi người mua trong từng thời kỳtheo mỗi mức giá khi các
nhân tốkhác tác động đến cầu không đổi
cSốlượng hàng hoá X được cung cấp trong từng thời kỳtheo mỗi mức giá khi các nhân
tốtác động đến mỗi mức giá được giữnguyên
dSốtiền chi mua hàng sẽthay đổi nhưthếnào khi giá của nó thay đổi
39 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2813 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ngân hàng đề thi Kinh tế vĩ mô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Km10 Đường Nguyễn Trãi, Hà Đông-Hà Tây
Tel: (04).5541221; Fax: (04).5540587
Website: E-mail: dhtx@e-ptit.edu.vn
NGÂN HÀNG ĐỀ THI
Môn: KINH TẾ VĨ MÔ
Số tín chỉ : 4
SỬ DỤNG CHO NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
HỆ ĐẠI HỌC TỪ XA
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA KINH TẾ HỌC
1/ Ba vấn đề kinh tế : sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai sẽ áp dụng
a Chỉ áp dụng cho xã hội kém phát triển
b Cho tất cả các xã hội, trong mọi giai đoạn phát triển hay mọi chế độ chính trị
c Chỉ áp dụng cho xã hội tư bản chủ nghĩa
d Chủ yếu cho các xã hội mà nền kinh tế hoạt động theo nguyên tắc kế hoạch hoá tập
trung
2/ Đường cầu hàng hoá X cho biết
a Bao nhiêu hàng hoá X sẽ được chi mua tại mức giá cân bằng
b Số lượng hàng hoá X được mọi người mua trong từng thời kỳ theo mỗi mức giá khi các
nhân tố khác tác động đến cầu không đổi
c Số lượng hàng hoá X được cung cấp trong từng thời kỳ theo mỗi mức giá khi các nhân
tố tác động đến mỗi mức giá được giữ nguyên
d Số tiền chi mua hàng sẽ thay đổi như thế nào khi giá của nó thay đổi
3/ Đường cung hàng hoá X cho biết
a Số lượng hàng hoá X được sản xuất ra tương ứng với từng mức giá trong một khoảng
thời gian với các nhân tố khác ảnh hưởng tới cung không thay đổi
b Là lượng hàng hoá X tưng ứng với từng mức giá
c Lượng cung thay đổi khi giá cả thay đổi
d Số lượng hàng hoá X được sản xuất ra trong một khoảng thời gian nhất định
4/ Lượng cầu hàng biểu thị
a Lượng cầu hàng hoá X tỷ lệ nghịch với giá cả
b Là lượng hàng hoá mà người tiêu dùng mua tại mức giá cân bằng
c Giá cả thay đổi thì lượng cầu thay đổi
d Số lượng hàng hoá X được người tiêu dùng mua tại một mức giá trong một khoảng thời
gian nhất định
5/ Nếu đường cầu hàng hoá X dịch chuyển sang phải, thì một cách giải thích hợp lý nhất đối
với sự dịch chuyển đó là
a Mức giá hàng hoá X giảm xuống làm cho người tiêu dùng mua nhiều hàng hoá X hơn
b Vì Giá hàng hoá X tăng lên làm cho người tiêu dùng mua ít hàng hoá này hơn
c Thị hiếu người tiêu dùng thay đổi theo hướng họ thích hàng hoá này hơn và họ muốn
mua so với trước tại mọi mức giá
d Về một lý do nào đó làm cho cung hàng hoá giảm xuống
6/ Đường cầu hàng hoá X dịch chuyển sang trái là do
a Vì lượng cung hàng X đã giảm xuống
1
b Người tiêu dùng thích mua hàng hoá thay thế với sản phẩm X hơn tại mỗi một mức giá
c Giá cả của hàng hoá X tăng lên làm cho người tiêu dùng mua ít hàng hoá này hơn so
với trước
d Vì thị hiếu người tiêu dùng đã thay đổi
7/ Sự kiện không làm dịch chuyển đường cầu về thịt bò là:
a Thu nhập bằng tiền của người sử dụng thịt bò tăng lên
b Một sự thay đổi về sở thích của người tiêu dùng đối với thịt bò
c Một sự quảng cảo mạnh mẽ của những người bán sản phẩm cạnh tranh với thịt bò
d Giá thịt bò giảm xuống
2
CHƯƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA KINH TẾ HỌC VĨ MÔ
1/ Kinh tế vĩ mô là môn khoa học nghiên cứu:
a Các quan hệ kinh tế của các ngành trong nền kinh tế
b Một hệ thống kinh tế thống nhất
c Nền kinh tế với tư cách một tổng thể, một hệ thống lớn, các tổng lượng phản ánh hoạt
động của một nền kinh tế tổng thể
d Các thị trường từng ngành
2/ Kinh tế vĩ mô nghiên cứu
a Tổng sản lượng hàng hoá và dịch vụ, Mức giá cả chung, lạm phát; tỷ lệ thất nghiệp và
cán cân thanh toán; tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế
b Tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ tăng trưởng
c Mức giá cả chung và lạm phát
d Tổng sản lượng hàng hoá và dịch vụ
3/ Tổng cầu hàng hoá và dịch vụ của một nước không phụ thuộc vào các quyết định của
a Chính phủ và các hãng sản xuất
b Các nhà cung ứng hàng hoá và dịch vụ
c Các hộ gia đình
d Người nước ngoài
4/ Biến số nào sau đây có thể thay đổi không gây ra sự dịch chuyển của đường tổng cầu
a Mức giá
b Lãi suất
c Thuế suất
d Kỳ vọng về lạm phát
5/ Biến số nào sau đây có thể thay đổi không gây ra sự dịch chuyển của đường tổng cung
a Các chính sách của chính phủ thay đổi
b Lãi suất
c Giá cả các yếu tố đầu vào
d Mức giá cả chung
6/ Vì đường tổng cung trong dài hạn là thẳng đứng, do đó trong dài hạn
a Thu nhập quốc dân thực tế và mức giá được quyết định bởi tổng cầu
b Thu nhập quốc dân thực tế và mức giá được quyết định bởi tổng cung dài hạn
c Thu nhập quốc dân thực tế được quy định bởi tổng cung, còn mức giá được quy định
bởi tổng cầu
d Thu nhập quốc dân thực tế được quy định bởi tổng cầu, còn mức giá được quyết định
bởi tổng cung
7/ Đường tổng cung thẳng đứng hàm ý rằng
a Tăng giá sẽ khuyến khích đổi mới công nghệ và do vậy thúc đẩy tốc độ tăng trưởng
kinh tế
b Không thể có được tốc độ tăng của sản lượng trong ngắn hạn lớn hơn tốc độ tăng trung
bình của sản lượng trong dài hạn
c Tăng giá sẽ không ảnh hưởng gì đến sản lượng của nền kinh tế
d Tăng giá sẽ cho phép nền kinh tế đạt được mức sản lượng cao hơn
8/ Đường tổng cung ngắn hạn không dịch chuyển lên phía trên vì lý do sau:
a Giá cả nguyên liệu thô thiết yếu tăng
b Giảm năng suất lao động
c Mức giá tăng
d Tiền lương tăng
3
9/ Khi Chính phủ đánh thuế vào hàng tiêu dùng xuất khẩu
a Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải
b Đường tổng cầu dịch chuyển sang trái
c Đường tổng cung dịch chuyển sang phải
d Đường tổng cung dịch chuyển sang trái
10/ Khi Chính phủ giảm thuế đánh vào các nguyên liệu nhập khẩu thì:
a Đường tổng cầu dịch chuyển sang trái
b Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải
c Đường tổng cung dịch chuyển sang phải
d Đường tổng cung dịch chuyển sang trái
11/ Chỉ tiểu nào dưới đây được coi là quan trọng nhất để đánh giá thành tưu kinh tế của một
nền kinh tế trong dài hạn
a Tăng trưởng GNP danh nghĩa
b Tăng trưởng GNP thực tế bình quân đầu người
c Tăng trưởng GNP tiềm năng
d Tăng trưởng GNP thực tế
12/ Trong mô hình AD -AS đường tổng cầu phản ánh mối quan hệ giữa
a Thu nhập thực tế và GNP thực tế
b Mức giá cả chung và tổng lượng cầu
c Tổng chi tiêu thực tế và GNP thực tế
d Mức giá chung và GNP danh nghĩa
13/ Trong mô hình AD - AS đường tổng cung phản ánh mối quan hệ giữa
a Mức giá cả chung và tổng lượng cung
b Mức giá cả chung và sản lương thực tế
c Tổng sản lượng thực tế
d Thu nhập thực tế
14/ Chính sách tài khoá và tiền tệ thắt chặt sẽ làm cho
a Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải
b Đường tổng cung dịch chuyển sang phải
c Đường tổng cung dịch chuyển sang trái
d Đường tổng cầu dịch chuyển sang trái
15/ Chính sách tài khoá và tiền tệ mở rộng sẽ làm cho
a Đường tổng cung dịch chuyển sang trái
b Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải
c Người tiêu dùng và doanhnghiệp chi tiêu ít hơn
d Sản lượng được sản xuất ra có xu hướng giảm
16/ Trong mô hình AD -AS, sự dịch AD sang trái có thể giải thích bởi
a Tăng chi tiêu của chính phủ
b Giảm mức giá cả chung
c Giảm mức lương
d Sự bi quan của giới đầu tư
17/ Trong mô hình AD -AS, sự dịch AD sang trái có thể làm cho
a Sản lượng tăng và tiền lương thực tế giảm
b Sản lượng giảm và tiền lương thực tế tăng
c Cả sản lương và tiền lương thực tế đều giảm
d Cả sản lượng và tiền lương thực tế đều tăng
4
18/ Trong mô hình AD - AS, sự dịch chuyển đường tổng cung lên trên sang trái có thể do:
a Áp dụng công nghệ tiên tiến hơn
b Giá các yếu tố đầu vào cao hơn
c Tăng mức giá cả chung
d Tổng cầu tăng
19/ Khi OPEC tăng giá dầu thì
a Thu nhập quốc dân được phân phối lại từ các nước nhập khẩu dầu sang các nước xuất
khẩu dầu
b Tỷ lệ lạm phát ở các nước nhập khẩu dầu tăng
c GDP thực tế của các nước nhập khẩu dầu giảm
d Tỷ lệ lạm phát ở các nước nhập khẩu dầu tăng, GDP của các nước nhập khẩu dầu có
xu hướng giảm và thu nhập quốc dân được phân phối lại từ các nước nhập khẩu dầu
sang các nước xuất khẩu dầu
20/ Sự kiện nào dưới dây sẽ làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn nhưng không làm
dịch chuyển đường tổng cung dài hạn
a Sự thay đổi khối lượng tư bản
b Sự thay đổi tiền lương danh nghĩa
c Sự thay đổi công nghệ
d Sự thay đổi cung về lao động
21/ Một lý do làm cho đường tổng cầu có độ dốc âm là
a Các hãng sẽ tăng lượng cung khi giá cả tăng
b Dân cư trở nên khá giả hơn khi giá cả giảm và do đó sẵn sàng mua nhiều hàng hoá
hơn
c Giống với lý do làm cho đường cầu của một hàng hoá cá biệt có độ dốc âm
d Mọi người tìm thấy những hàng hoá thay thế khi giá cả của một loại hàng hoá nào đó
đang tiêu dùng tăng
22/ Một lý do làm cho đường tổng cung có độ dốc dương là:
a Nhu cầu của các tác nhân trong nền kinh tế tăng khi mặt bằng giá cả tăng
b Các doanh nghiệp sẽ bán được nhiều sản phẩm hơn khi giá cả tăng
c Lợi nhuận của các doanh nghiệp tăng thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất nhiều hơn
d Các hãng kinh doanh sẽ có xu hướng tăng sản lượng khi giá cả tăng
23/ Trong mô hình AD - AS sự dịch chuyển sang trái của đường AD có thể gây ra bởi:
a Giảm chi tiêu của chính phủ
b Giảm thuế
c Tăng niềm tin của người tiêu dùng và các doanh nghiệp vào triển vọng phát triển của
nền kinh tế trong tương lai
d Giảm mức cung tiền danh nghĩa
24/ Trong mô hình AD -AS sự dịch chuyển sang phải của đường AD có thể là do nguyên
nhân
a Thu nhập bình quân của dân chúng tăng lên
b Mức giá cả chung giảm xuống
c Tăng mức cung tiền doanh nghĩa
d Số lượng hàng hoá được sản xuất ra trong nền kinh tế nhiều hơn
25/ Sự dịch chuyển của đường AD trong mô hình AD -AS sang phải có thể gây ra bởi
a Giảm thuế thu nhập
b Người tiêu dùng thấy rằng trong tương lai nền kinh tế sẽ gặp phải những vấn đề bất lợi
c Giảm chi tiêu của doanh nghiệp
5
d Giảm chi tiêu của chính phủ
26/ Trong mô hình AD - AS, sự giảm giá làm tăng cung tiền thực tế và tổng cầu được biểu
diễn bằng
a Sự di chuyển dọc theo đường tổng cầu xuống phía dưới
b Sự dịch chuyển của đường tổng cầu sang phải
c Sự dịch chuyển của đường tổng cầu sang trái
d Giảm độ dốc của đường tổng cầu
27/ Đường tổng cung ngắn hạn được xây dựng dựa trên giả thiết
a Mức giá cố định
b Mức sản lượng cố định
c Giá cả các yếu tố sản xuất cố định
d Mức lợi nhuận cố định
28/ Độ dốc của đường tổng cung ngắn hạn có xu hướng
a Tăng khi sản lượng tăng
b Giảm khi sản lượng tăng
c Tăng, không đổi hoặc giảm khi sản lượng tăng
d Không thay đổi khi sản lượng tăng
29/ Sự phát triển của tiến bộ khoa học công nghệ sẽ làm thay đổi
a Sẽ làm dịch chuyển cả đường tổng cung ngắn hạn và tổng cung dài hạn sang trái
b Đường tổng cung dài hạn sang phải cò đường tổng cung ngắn hạn không đổi
c Sẽ làm dịch chuyển cả đường tổng cung ngắn hạn và dài hạn sang phải
d Sẽ làm dịch chuyển cả đường tổng cung ngắn hạn và tổng cầu sang phải
30/ Sự gia tăng của tổng cầu không ảnh hưởng tới mức giá hàm ý rằng
a Đường tổng cung nằm
b Đường tổng cung thẳng đứng
c Sản lượng lớn hơn mức sản lượng tiềm năng
d Đường tổng cầu thẳng đứng
6
CHƯƠNG III: TỔNG SẢN PHẨM QUỐC DÂN VÀ THU NHẬP QUỐC DÂN
1/ Tổng sản phẩm quốc nội ( GDP) là
a Giá trị hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định
b Tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được tạo ra trong lãnh thổ kinh tế của một
nước trong một thời kỳ nhất định
c Tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ cối cùng do công dân nước đó tạo ra trong một thời kỳ
nhất định
d Tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ tạo ra trên lãnh thổ của một nước trong một thời kỳ
nhất định
2/ Khoản mục nào dưới đây được tính vào GDP năm nay
a Một chiếc ô tô mới được nhập khẩu từ nước ngoài
b Máy in được sản xuất ra trong năm được một công ty xuất bản mua
c Một chiếc máy tính sản xuất ra năm trước năm nay mới bán được
d Một ngôi nhà cũ được bán trong năm nay
3/ Hàng hoá trung gian được định nghĩa là hnàg hoá mà chúng
a Được mua trong năm nay nhưng sử dụng cho những năm sau
b Được sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ khác
c Được tính trực tiếp vào GDP
d Được bán cho người sử dụng cuối cùng
4/ Sự khác nhau giữa giá trị thị trường và chi phí nhân tố là
a Thuế thu nhập cá nhân
b Xuất khẩu
c Khấu hao
d Thuế gián thu
5/ Giả sử rằng khối lượng tư bản trong năm của một nền kinh tế tăng lên chúng ta có thể kết
luận rằng
a Khấu hao lớn hơn tổng đầu tư
b Đầu tư ròng là một số dương
c Khấu hao lớn hơn đầu tư ròng
d Đầu tư ròng lớn hơn tổng đầu tư
6/ Khoản mục nào sau đây được coi là một khoản đầu tư trong hệ thống tài khoản thu nhập
quốc dân
a Mua trái phiếu Chính phủ
b Mua 100 cổ phiếu trên thị trường chứng khoán
c Mua một ngôi ngà 100 năm tuổi ở khu di tích lịch sử
d Một người thợ gốm mua một chiếc xe tải để trở hàng và đi dự các buổi trưng bày nghệ
thuật vào cuối tuần
7/ GDP danh nghĩa
a Là một khái niện được sử dụng để phân biệt giữa những thay đổi của giá cả và những
thay đổi của sản lượng được sản xuất ra trong một nền kinh tế
b Được tính theo giá hiện hành của năm gốc
c Được sử dụng để phản ánh sự thay đổi của phúc lợi kinh tế theo thời gian
d Được tính theo giá hiện hành
8/ GDP thực tế bằng
a GDP danh nghĩa trừ đi giá trị hàng hoá xuất khẩu
b GDP danh nghĩa trừ đi giá trị trung gian
c GDP danh nghiã trừ đi khấu hao
7
d GDP danh nghã được điều chỉnh theo lạm phát
9/ GDP danh nghĩa sẽ tăng
a Khi mức giá trung bình tăng hoặc số lượng hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra nhiều
hơn
b Chỉ khối lượng hàng hoá được sản xuất ra nhiều hơn
c Chỉ mức giá trung bình tăng và khối lượng hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra nhiều
hơn
d Chỉ mức giá trung bình tăng
10/ Khoản mục nào sau đây không phải là một thành phần của GDP theo luồng chi phí
nhân tố:
a Thu nhập của người nông dân
b Xuất khẩu ròng
c Tiền công tiền lương và thu nhập của các lao động phụ khác
d Lợi nhuận công ty
11/ Giá trị sản lượng của một hãng trừ đi chi phí về các sản phẩm trung gian được gọi là:
a Sản xuất gián tiếp
b Lợi nhuận ròng
c Xuất khẩu ròng
d Giá trị gia tăng
12/ Giá trị của hàng hoá trung gian không được tính vào GDP
a Nhằm tránh tính nhiều lần giá trị của chúng và do vậy không phóng đại giá trị của GDP
b Bởi chúng chỉ bán trên thị trường các nhân tố sản xuất
c Nhằm tính những hàng hoá làm giảm phúc lợi xã hội
d Bởi vì khó theo dõi tất cả các hàng hoá trung gian
13/ Sự chênh lệch giữa tổng đầu tư và đầu tư ròng
a Giống như sự chênh lệc giữa GNP và GDP
b Giống như sự khác nhau giữa GNP và thu nhập quốc dân có thể sử dụng
c Giống như sự chênh lệch giữa xuất khẩu và xuất khẩu ròng
d Giống như sự khác nhau giữa GNP và GDP
14/ Khi tính GDP hoặc GNP thì việc công hai khoản mục nào dưới đây là không đúng?
a Lợi nhuận của công ty và lợi tức mà công ty nhân được khi cho vay tiền
b Chi tiêu cho đầu tư và chi tiêu của chính phủ
c Tiêu dùng của dân cư và chi tiêu của chính phủ
d Chi tiêu của chính phủ với tiền lương
15/ Muốn tính GNP từ GDP chúng ta phải
a Cộng với thu nhập ròng của dân cư trong nước kiếm được ở nước ngoài
b Cộng với xuất khẩu ròng
c Trừ đi thanh toán chuyển khoản của chính phủ
d Cộng với thuế gián thu ròng
16/ Lợi nhuận của hàng Honda tạo ra ở Việt Nam sẽ được tính vào:
a GDP của Việt Nam
b GDP của Việt Nam và GNP của Nhật Bản
c GNP của Nhật Bản
d GNP của Việt Nam
17/ Muốn tính thu nhập quốc dân từ GNP, chúng ta phải khấu trừ
a Khấu hao, thuế gián thu, lợi nhuận công ty và đóng bảo hiểm xã hội
8
b Khấu háo và thuế gián thu ròng
c Khấu hao, thuế gián thu và lợi nhuận
d Khấu hao
18/ Khoản mục nào trong số các khoản mục dưới đây không được xếp vào cùng một nhóm
với các khoản mục còn lại
a Tiền công và tiền lương
b Thanh toán chuyển khoản của chính phủ
c Thu nhập từ tiền cho thuê tài sản
d Lợi nhuận của công ty
19/ Nếu thu nhập quốc dân không đổi, thu nhập có thể sử dụng tăng khi
a Tiêu dùng giảm
b Tiết kiệm tăng
c Thuế thu nhập giảm
d Tiêu dùng tăng
20/ Điều nào dưới đây không phải là cách mà ccs hộ gia đình sử dụng tiết kiệm của mình?
a Cho các doanh nghiệp vay
b Cho người nước ngoài vay
c Đóng thuế
d Cho chính phủ vay
21/ Câu bình luận nào về GDP sau đây là sai?
a GDP có thể được tính bằng giá cả hiện hành và giá cả của năm gốc
b Chỉ tính những hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra trong thời kỳ nghiên cứu
c GDP danh nghĩa được điều chỉnh theo lạm phát là GDP thực tế
d Các hàng hoá trung gian và hàng hoá cuối cùng đều được tính vào GDP
22/ Để tính được phần đóng góp của một doanh nghiệp vào GDP theo phương pháp giá trị
gia tăng, chúng ta phải lấy giá trị tổng sản lượng của doanh nghiệp trừ đi
a Giá trị những yếu tố đầu vào chuyển hết vào sản phẩm
b Toàn bộ khoản lợi nhuận không chia
c Toàn bộ thuế gián thu
d Khấu hao
23/ Nếu bạn muốn kiểm tra xem có nhiều hàng hoá và dịch vụ được sản xuất hơn trong nền
kinh tế trong năm 2004 so với năm 2003, thì bạn nên xem xét
a GDP thực tế
b Giá trị sản phẩm trung gian
c GDP tính theo giá hiện hành
d GDP danh nghĩa
24/ Câu nào dưới đây phản ánh sự khác nhau giữa GDP danh nghĩa và GDP thực tế
a GDP thực tế tính theo giá cố định của năm gốc, trong khi GDP danh nghĩa được tính
theo giá hiện hành
b GDP thực tế bao gồm tất cả hàng hoá, trong khi GDP danh nghĩa bao hàm của hàng
hoá và dịch vụ
c GDP thực tế bằng GDP danh nghĩa nhân vớ CPI
d GDP thực tế bằng GDP danh nghĩa trừ đi khấu hao
25/ Nếu mức giá sản xuất không thay đổi, trong khi đó giá của mọi hàng hoá đều tăng gấp
đôi, khi đó
a GDP thực tế không đổi còn GDP danh nghĩa giảm đi một nửa
b Cả GDP thực tế và GDP danh nghĩa đều không thay đổi
9
c GDP thực tế không đổi và GDP danh nghĩa tăng gấp đôi
d GDP thực tế tăng gấp đôi cong GDP danh nghĩa thì không đổi
26/ Nếu mức sản xuất không thay đổi và mọi mức giá cả đều tăng gấp đôi so với năm gốc,
khi đó chỉ số điều chỉnh GDP là:
a Chưa đủ thông tin để đánh giá
b 50%
c 100%
d 200%
27/ Giả sử năm 1995 là năm cơ sở và trong thời gian qua tỷ lệ lạm phát hàng năm của Việt
Nam đều mạng giá trị dương Khi đó
a GDP thực tế lớn hơn GDP danh nghĩa
b GDP thực tế lớn hơn GDP danh nghĩa trước năm 1995 và điều ngược lại xẩy ra sau
năm 1995
c GDP thực tế nhỏ hơn GDP danh nghĩa
d GDP thực tế nhỏ hơn GDP danh nghĩa trước năm 1995 và điều ngược lại xẩy ra sau
năm 1995
28/ Nếu bạn quan sát sự biến động của GDP thực tế và GDP danh nghĩa bạn nhận thấy
rằng trước năm 1995, GDP thực tế lớn hơn GDP danh nghĩa, những sau năm 1995, GDP
danh nghĩa lại lớn hơn GDP thực tế Tại sao lại như vậy
a Vì năm 1995 là năm cơ sở
b Năng suất lao động tăng mạnh sau năm 1995
c Lạm phát giảm từ năm 1995
d Lạm phát tăng từ năm 1995
29/ Nếu GDP danh nghiã là 2000 tỷ đồng năm 1 và 2150 tỷ đồng năm 2 và giá cả của năm
2 cao hơn năm 1, khi đó
a GDP thực tế năm 2 lớn hơn năm 1
b GDP thực tế năm 1 lớn hơn năm 2
c Chúng ta chưa đủ thông tin để kết luận chính xác khi so sánh GDP NNP hoặc GNP
thực tế giữa hai năm này
d NNP thực tế năm 1 lớn hơn năm 2
30/ Giả sử chính phủ trợ cấp cho hộ gia đình một khoản tiền là 100 triệu đồng, sau đó các
hộ gia đình dùng khoản tiền này để mua thuốc y tế Khi hạch toán theo luồng hàng hoá và
dịch vụ cuối cùng thì khoản chi tiêu trên sẽ được tính vào GDP
a Đầu tư của chính phủ
b Trợ cấp của chính phủ cho hộ gia đình
c Chi tiêu mua hàng hoá và dịch vị của chính phủ
d Tiêu dùng của hộ gia đình
31/ Trong năm 2000 ông T đã bán chiệc xe máy với giá 20 triệu đồng Hai năm trước ông đã
mua chiếc xe đó với giá 23 triệu đồng Để bán được chiếc xe này ông T đã phải trả cho môi
giới 100 ngàn đồng Việc bán chiếc xe nay ông T làm GDP của năm 2000:
a Tăng 20 triệu đồng
b Tăng 100 ngàn đồng
c Tăng 23 triệu đồng
d Giảm 3 triệu đồng
32/ Giả sử người nông dân trong lúa mỳ và bán cho người sản xuất bánh mỳ với giá 1 triệu
đồng, người sản xuất bánh mỳ làm bánh mỳ và bán cho cửa hàng với giá 2 triệu đồng, và